QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Friday, April 21, 2017

Là người Việt Nam hãy ghi nhớ ngày Quốc Hận 30 tháng Tư


 
Là người Việt Nam hãy ghi nhớ ngày Quốc Hận 30 tháng Tư

Lão Ngoan Đồng


Nước đã mất, nhà đã tan, gia đình ly tán! Ý nghĩ nầy in sâu vào trong trí não của những người đang lênh đênh trên biển cả, trong những chiếc thuyền nhỏ bé mong manh, phú thác mạng sống của mình cho vận mệnh rũi may, những mong thoát khỏi ngục tù của những người cộng sản từ miền bắc, đang xây cất trên toàn cõi quê hương yêu dấu.


Người dân trốn chạy quân Bắc cộng

Trên đường trốn chạy, lìa bỏ quê cha đất tổ, đã có hàng trăm ngàn người vùi thây trong biển cả, trong bụng cá, trong bàn tay sát nhân của bọn hải tặc khát máu. Cũng có những người vượt thoát bằng đường bộ, xuyên qua ngã Cambochia, Lào, và cũng không ít người đã chết đói vì lạc đường, hoặc bị giết bởi bọn Miên cộng, Lào cộng. Số còn lại, hơn 2 triệu người đã đến được bến bờ tự do với hai bàn tay trắng, và có rất nhiều người bỏ lại sau lưng những người thân yêu trong gia đình, dòng họ. Hầu hết những thuyền nhân đó đã nói với các phái đoàn tiếp nhận định cư của các nước: “Thà chết trên biển cả còn hơn sống trong chế độ của Việt cộng (tạm dịch: Rather die on the high sea than live under the Vietnamese communist regime). Điều đó đã nói lên cái ý chí liều chết để đi tìm TỰ DO.

Thảm cảnh đó đã làm cho thế giới bàng hoàng, xúc động. Họ đã gọi những ngưòi trốn chạy khỏi quê hường nầy bằng một biệt danh, mà trong lịch sữ loài người chưa từng có: “BOAT PEOPLE” (Thuyền Nhân).

Thảm cảnh đó khởi đầu vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày mà bọn cộng sản Việt Nam, từ miền Bắc, đã bất chấp hiệp định Paris 1973, với sự trợ gíúp của khối cộng sản quốc tế, đã tấn công và cưỡng chiếm miền Nam, nước Việt Nam Cộng Hòa, với sự hững-hờ của thế giới không cộng sản.

Cái hận đã mất nước và cái hận đã bị đồng minh phản bội, đưa đến cảnh nước mất nhà tan, gia đình phân cách, chia ly, đã tạo nên sự thống hận trong lòng người dân Việt kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Từ đấy, chúng ta, những người Việt hải ngoại và kể cả đồng bào quốc nội, gọi ngày 30 tháng tư hàng năm là NGÀY QUỐC HẬN.


Không có từ ngữ nào để diễn tả ngày đó chính xác hơn từ ngữ Ngày Quốc Hận. Nó diễn tả không những đúng về mặt hiện thực mà còn đúng về mặt tâm linh. Ngày đó, đời sống của những con người Việt Nam trên toàn quốc đã bị thay đổi một cách toàn diện, từ tốt đẹp biến thành cùng khổ; từ tương lai trong sáng trở thành tăm tối, không có ngày mai. Trong lòng mỗi người đều bị đè nặng bởi nỗi niềm u uất, căm phẩn vì đang bị một lũ người vong bản, tay sai của ngoại bang, dốt nát, tàn ác cai trị bằng chánh sách vô nhân nhứt trần gian. Đời sống của người Việt Nam không hơn không kém gì với đời của một con vật: ngoan ngoản thì được cho ăn, bằng không thì bị bỏ đói cho đến ngày tàn tạ.

Trong lòng mỗi con dân Việt, ai mà không nhớ đến ngày 30 tháng Tư, ngày đổi đời đó?

Tuy nhiên, mỗi người nhớ đến nó một cách khác nhau.

Cái nhớ sâu sắc nhất, không bao giờ quên là tuổi thanh niên đã bị hủy hoại trong các nhà tù gọi là trại “cải tạo”. Những rường cột của Quốc Gia đã bi kềm hãm trong ngục tù khổ sai, ăn không đủ no, bệnh không thuốc chữa. Bọn người ác độc lợi dụng sức người hom hem yếu đuối đó, bắt họ đi làm mướn, làm thuê, làm những việc khổ sai, chúng lấy tiền bỏ vào những cái túi tham không đáy. Những người tù “cải tạo” đó, bị hành hạ không những trên thể xác, mà cả tinh thần của họ cũng bị dày vò cả ngày lẫn đêm, bằng những lời chửi bới, hăm dọa, kể cả những đòn thù bằng đánh đập, biệt giam trong những thùng sắt ngột ngạt, nóng bỏng khi nắng lên, không cho nước uống, và còn nhiều trường hợp đem người chống đối bọn chúng ra xử bắn tại nơi đông người. Những hành động nầy, bọn cai tù tàn ác, gọi là những “bài học chính trị do Bác và Đảng chủ trương” đối với những người sa cơ, thất thế.

Những người tù khốn khổ đó là ai?

Họ là những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, đã xả thân mình để bảo vệ phần đất miền Nam củaTổ Quốc, giữ gìn an ninh cho ngưòi dân miền Nam được sống một đời sống thanh bình, an cư lạc nghiệp.

Họ là những công chức phục vụ cho chánh quyền Việt Nam Cộng Hòa, để xây dựng một quốc gia hùng mạnh phú cường, có phần trội hơn so với các nước lân bang như Phi Luật Tân, Tân Gia Ba, Thái Lan, Đại Hàn, Đài Loan...

Họ là những nhà tư bản đã góp công xây dựng nền kinh tế phồn thịnh cho nước Việt Nam Cộng Hoà.

Họ là những người trong ngành giáo dục, đã tận tụy và miệt mài với trách nhiệm mở mang trí óc cho những thanh thiếu niên, mong xây dựng nên một thế hệ kế tiếp, văn minh, thông thái hữu dụng cho quốc gia.

Những người tù khốn khổ nầy đã bị buộc tội là đã phục vụ cho chánh quyền trước, đã gíup đỡ cho “Ngụy Quân, Ngụy Quyền chống phá lại cách mạng của nhân dân” (sic).

Ngoài những người đã bị bắt đi làm “tù cải tạo”, những người dân thường sống tại các đô thị cũng bị đày đọa không kém. Họ đã bị ép buộc đi đến những nơi hoang dã, thâm sơn cùng cốc, mà bọn cầm quyền ác ôn là “nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” (hiện giờ là “cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”), gọi là “vùng kinh tế mới”. Nơi đây chỉ với hai bàn tay trắng, không thể nào tìm được cách sinh nhai. Sau khi đuổi họ đi “vùng kinh tế mới”, “nhà nước” đã tịch thu tất cả tài sản, cơ ngơi của họ để phân phát cho những cán ngáo, đã có công với nhà nước trong viêc cưỡng chiếm miền Nam.

 

Ở nông thôn, không còn ai có quyền có ruộng đất, dù rằng những mảnh đất do ông cha từ nhiều đời trước để lại cho con cháu. Tất cả ruộng đất đều quy về “hợp tác xã”. Người nông dân canh tác trên những mảnh đất ruộng vườn đó, được thu hoạch do quyết định của bọn đầu sỏ xã ấp, bằng một chính sách gọi là “bảng chấm công”. Ai nịnh bợ hay theo phe chúng thì được chia nhiều hơn. Do vậy, đời sống của người ở nông thôn thiếu thốn rất trầm trọng, có nơi đã có người chết vì đói, mà điều nầy chưa hề xảy ra trong lịch sử của miền Nam Việt Nam: VNCH.

Tóm lại, sau khi bọn cường đạo cộng sản Việt Nam nhờ súng đạn của Trung cộng, của Liên sô, đã xâm lăng và cưỡng chiếm được nước Việt Nam Cộng Hòa, thì toàn thể trên 26 triệu người dân miền Nam, bị cướp giựt một cách trắng trợn, không khoan nhượng, bị nhốt trong một nhà tù vĩ đại, đó là quê hương của mình, bị đày đọa vô cùng tàn ác, sống như một con thú không hơn không kém.

Tình cảnh của người dân Việt Nam hiện nay, năm 2014, đã qua 39 năm, không khác gì ngày bắt đầu cuộc đổi đời 30 tháng 4 năm 1975. Có khác chăng là lối sống giàu sang, xa hoa, trụy lạc của những tên “cán bộ” Việt cộng và gia đình họ. Còn người dân ngày càng bị đàn áp mạnh mẽ hơn, bằng những thủ đoạn, bằng những xảo thuật nghề nghiệp, gian manh hơn, ác độc hơn...

Đã là người Việt Nam thì không ai có thể quên, trong lòng ai cũng đang âm ỉ một nổi hận. Những kẻ nào quên đi là họ cố ý bị “bịnh quên” để đổi lấy những đồng tiền dơ bẩn, đẫm ướt máu của đồng bào quốc nội. Họ đã quên đi ơn nghĩa của quốc gia cưu mang họ như một người tỵ nạn. Họ đã quên đi lòng bao dung của cộng đồng tỵ nạn đã đùm bọc, giúp đỡ họ, đến khi họ thành tài, nổi tiếng, thì vì họ xem đồng tiền lớn hơn bánh xe trâu (câu nói khinh miệt của dân miền Nam), họ phủi hết đi ơn nghĩa, trở lại hợp tác với kẻ thù, tiếp tay với bọn Cộng Phỉ, đàn áp ngược lại đồng bào của mình.

Để kết luận, cầu mong tất cả đồng bào Việt Nam hãy ghi nhớ, ngày Quốc Hận 30 tháng 4, bởi vì ngày đó là ngày mang đến nỗi uất hận, xót xa cho cả nước, chúng ta hãy tưởng niệm đến quê hương đã mất đi, tưởng nhớ và tri ơn đến những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, đã hy sinh mạng sống để bảo vệ tự do cho quê hương và đồng bào. Hãy tưởng nhớ đến những người tỵ nạn cộng sản kém may mắn đã chết trên đường đi tìm tự do. Và quan trọng nhất là hãy làm một vài việc gì đó mà mình có thể, để góp bàn tay với đồng bào quốc nội, đập nát chế độ Việt cộng, để sớm gây dựng lại một Nước Việt Nam Tự Do Nhân Bản và Phồn Vinh, để cho ngày quốc hận trở thành không còn hận nữa, mà chỉ còn là ngày đen tối nhất được ghi lại trong lịch sử Việt Nam.


Lão Ngoan Đồng
__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay" <

Wednesday, April 19, 2017

Cựu nữ Trung Tá VNCH Nguyễn Thị Hạnh Nhơn từ trần


Cựu nữ Trung Tá VNCH Nguyễn Thị Hạnh Nhơn từ trần
Image result for Cựu nữ Trung Tá VNCH Nguyễn Thị Hạnh Nhơn từ trần
                                                                                     Ảnh: Báo Trẻ Online

Cộng đồng Người Việt Tự Do tại Hoa Kỳ và khắp nơi trên thế giới, đại gia đình cựu chiến sĩ VNCH, các anh em thương phế binh VNCH còn ở lại quê nhà đã mất đi một trong những con người biểu tượng đáng kính của cộng đồng: nữ cựu Trung Tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn, Hội Trưởng Hội HO Cứu Trợ Thương Phế Binh và QP VNCH.

Theo tin từ nhạc sĩ Nam Lộc cho biết, nữ cựu Trung Tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn- người phụ nữ gắn liền lòng bác ái, gắn liền với những chương trình đại nhạc hội Cám Ơn Anh- đã chính thức vĩnh viễn ra đi vào lúc 1:43 phút sáng THứ Ba, 18/04/2017, tại bệnh viện Fountain Valley, Nam California.
Sau đây là nguyên văn thư của nhạc sĩ Nam Lộc gởi cho SBTN và bằng hữu vào 3 giờ sáng nay 18/04:

Tôi vừa từ bệnh viện Fountain Valley trở về nhà, sau khi chứng kiến giờ phút lâm chung của người chị dấu yêu, cựu Trung tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn, Hội Trưởng Hội HO Cứu Trợ Thương Phế Binh và QP VNCH.

Tôi may mắn là thành viên duy nhất của hội được có mặt cùng với 8 người con cùng hàng chục dâu rể và các cháu nội ngoại của bà Hạnh Nhơn chứng kiến giờ phút bà trút hơi thở cuối cùng và đã được bệnh viện chính thức ghi nhận là 1:43AM sáng Thứ Ba, April 18, 2017.   

Vì phải đi lưu diễn xa nên mãi đến 8 giờ tối hôm qua tôi mới về lại Orange County và đi thẳng từ phi trường đến bệnh viện thăm chị, được nắm bàn tay mềm mại và ấm cúng của chị và đọc kinh, niệm Phật cầu nguyện cho chị.
Đến 9 giờ tối thì tôi từ giã chị và hẹn với các cháu trong gia đình là sẽ trở lại vào chiều mai khi người con thứ 9 của chị từ xa bay về để cùng gia đình đọc chúc thư do chị để lại.
Tuy nhiên khoảng nửa đêm, thì cháu Huy, người con trai trưởng của chị gọi tôi cho biết là bà đang hấp hối và có thể ra đi bất cứ giờ phút nào. Tôi chạy vội vào bệnh viện và cùng toàn thể gia đình chứng kiến giờ phút lâm chung của một trong số những người phụ nữ đáng kính nhất của cộng đồng người Việt tại hải ngoại và của tập thể TPB QLVNCH.

Tôi cùng xin mạn phép được thay mặt gia đình để chia sẻ cùng quý anh chị, và thân hữu, đặc biệt là các chiến hữu cũng như một số cơ quan, đoàn thể đã từng cộng tác với bà Hạnh Nhơn nói riêng và Hội HO Cứu Trợ TPB nói chung một vài chi tiết khá quan trọng sau đây:

1/ Dựa theo chúc thư để lại thì bà Hạnh Nhơn xin yêu cầu đừng làm lễ phủ cờ, mà thay vào đó chỉ xin đặt hai lá cờ nhỏ VNCH và Hoa Kỳ trên quan tài của bà mà thôi. (Cháu Huy trong gia đình cho biết lý do bà viết trong chúc thư “xin không được phủ cờ” vì bà cho rằng vinh dự này chỉ dành cho các chiến sĩ hy sinh ngoài trận tuyến mà thôi!).

2/ Gia đình đã chọn nhà quàn Peek Family ở Westminster để cử hành tang lễ và dự định sẽ diễn ra trong 3 ngày Thứ Sáu 28, Thứ Bẩy 29 và Chủ Nhật 30 Tháng Tư, 2017…”

Đoàn Hưng / SBTN
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
(543)

Virus-free. www.avastcom
__._,_.___

Posted by: "Nhat Lung" 

Bài học ngày Quốc Hận 30/4/1975


Bài học ngày Quốc Hận 30/4/1975

Châu Văn Thịnh

"Đồng bào ta khổ, thì chúng ta phải cùng nhau cứu khổ; còn Quốc Hận, thì chúng ta phải cùng nhau Rửa Hận!"

 
 


Quốc Hận, nghĩa là Hận Nước. Hận vì nướcViệt Nam Cộng Hòa đã bị đảng cộng sản của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cướp mất. Hận vì những nỗi đau thương của hàng triệu người dân vô tội đã bị bọn cộng sản giết chết, bỏ tù. Hận vì bị cướp nhà, cướp của, Hận vì những đồng bào của mình đã bị bỏ mình dưới biển Đông, hay trên rừng khi trốn chạy giặc cộng  v...v... Hận, Hận đến vô bờ, vô bến; thế nhưng, cho đến hôm nay, ngày Quốc Hận lần thứ ba mươi bảy lại sắp đến, mà chúng ta, những người Việt Nam không cộng sản; đặc biệt là Dân, Quân, Cán, Chính Việt Nam Cộng Hòa cũng vẫn chưa có một kế cách gì để rửa cho sạch mối Hận nước, mà chỉ biết tổ chức lễ Tưởng niệm ngày Quốc Hận 30/4 mà thôi !

Nói ra những điều này, thì thật đáng buồn, vì nếu cứ ngày lại ngày qua, năm này sang năm khác, vẫn không có gì thay đổi, thì e rằng, đã 37 năm qua, rồi còn bao nhiêu lần Tưởng Niệm ngày Quốc Hận 30/4 nữa, khi chúng ta, những người thuộc thế hệ cha anh sẽ lần lượt trở về với bụi tro, thì liệu lớp người trẻ tuổi ở các thế hệ sau, có còn nhớ, còn nghĩ đến chuyện phải giành lại đất nước đang nằm trong tay của Việt cộng và Tầu cộng hay không?!

Câu hỏi ấy, có lẽ không phải của riêng ai, mà chắc những người lớn tuổi cũng cùng ý nghĩ như thế khi nhìn về quê hương với những cảnh sống cơ cực của đồng bào, với hình ảnh của bọn giặc Tầu đang tung hoành ở khắp nơi, mọi chốn cả ba miền đất nước, thì có ai mà không khỏi đau buồn. Nhưng đau buồn, khóc than, cũng không làm thay đổi được hiện tình của đất nước. Do vậy, nên chúng ta, những người đi trước đã có được những bài học máu xương, những kinh nghiệm đầy nước mắt, thì không thể làm ngơ trước đại họa Bắc thuộc, mà không biết phải còn chịu bao nhiêu năm, hay vĩnh viễn phải hoàn toàn bị Hán hóa theo như sách lược của Tầu cộng và Việt cộng, mà con đường ngắn nhất và hữu hiệu nhất là Hán hóa qua các chương trình học tiếng Tầu cho trẻ em từ bậc tiểu học.

Con đường mà cả dân tộc Việt phải đi đến là như thế, chứ không thể thay đổi, nếu như chúng ta vẫn cứ ngồi nhìn nhau, khóc than qua những lần Tưởng niệm ngày Quốc Hận 30/4/1975, qua những nghi thức chào cờ Vàng ba Sọc Đỏ, hô những câu khẩu hiệu, rồi ôm nhau khóc, và lại cứ "hẹn gặp lại trong cuộc biểu tình năm sau nhé" ! Nghĩa là chỉ có biểu tình ngày Quốc Hận 30/4 hàng năm, chứ không thể nào thay đổi !

KHÔNG ! Chúng ta" không thể ngồi yên khi nước Việt đang ngả nghiêng, dân tộc ta sắp phải đắm chìm..."; mà chúng ta phải đồng tâm, hiệp ý để mưu tìm cho ra những kế sách để giành lại đất nước, để cùng nhau trở về, đem cắm những lá Cờ Vàng ba Sọc đỏ, và chào Cờ Vàng Chính Nghĩa Quốc Gia ngay trên đất nước Việt Nam, chứ không phải chỉ cầm những lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ trên tay trong những cuộc biểu vào ngày Quốc Hận 30 tháng Tư hàng năm nữa.

Tuy nhiên, chúng ta, những người đi trước, đã từng chiến đấu dưới lá cờ Chính Nghĩa, nhưng bây giờ do tuổi đời đã già, sức đã yếu, khó có thể đạt thành ý nguyện; vì thế, chúng ta phải đem những kinh nghiệm, những bài học quý giá của mình mà truyền đạt lại cho những lớp người trẻ tuổi hơn, họ là những người có kiến thức thuộc hàng ngũ Dân, Quân, Cán , Chính Việt Nam Cộng Hòa. Những người này họ còn đủ sức khỏe sẽ cùng lớp thanh niên trẻ tuổi, để cùng ngồi lại với nhau, để tìm cho ra những kế sách mà giành lại quê hương. Chúng ta không thể chần chờ gì nữa, để rồi sau khi chúng ta nằm xuống, thì biết đâu đất nước Việt Nam đã không còn trên bản đồ của thế giới nữa!

Xin mọi người hãy hướng về quê cha, đất tổ, để thấy được rằng, bọn Việt cộng, mỗi ngày chúng lại càng thêm tàn ác với đồng bào, và chúng lại càng thêm những mưu ma chước quỷ, như năm nay, vì thấy được những sự phản kháng của người dân, nên chúng càng cần phải bảo vệ cho cái đảng cướp cộng sản, bảo vệ bộ máy cầm quyền, nên chúng đã thực hiện đủ hết cả 36 chước của chúng. Như tôi đã đề cập đến, những ngày này, bọn chúng đang quảng cáo rầm rộ cho những chuyến du lịch có giá rất rẻ từ trong đất liền ra hải đảo như Phú Quốc, có cả những "dịch vụ câu cá, vui chơi, văn nghệ ..."   từ các khu du lịch đến các ngôi chùa cổ, đúng vào ngày 30/4/2012. Cùng lúc, hôm nay, chúng còn quảng cáo cho ngày "đại hạ giá" vừa bán vừa cho cũng đúng vào ngày 30/4/2012.

Mặt khác, tại hải ngoại, thì lũ tay sai Việt cộng lại cố bôi xóa cho được Ngày Quốc hận 30/4, để biến thành những ngày vui chơi, hoặc vô thưởng, vô phạt: "ngày thuyền nhân - ngày tự do". Đó là những cách mà bọn Việt cộng tay sai của Tầu cộng đã làm từ trong cho đến ngoài nước, để cố làm cho mọi người, đặc biệt là cho đồng bào miền Nam phải quên đi một ngày đau thương nhất, là ngày Quốc Hận 30 tháng Tư năm 1975 !

Quốc Hận ! Chúng ta Hận vì mất nước, vì nước Việt Nam Cộng Hòa của chúng ta đã bị cướp đoạt. Do vậy, bằng mọi giá, chúng ta phải giành lại, chứ không phải chỉ có tổ chức những cuộc biểu tình, mà chúng ta phải cùng nhau kết hợp những cuộc biểu tình song song với những hành động thực tiễn, cùng hướng về quê hương để hỗ trợ cho tất cả đồng bào hiện đang công khai hoặc âm thầm tranh đấu cho một nước Việt Nam tự do,dân chủ, nhân quyền để mong sớm thoát khỏi những bàn tay hung tàn của hai kẻ thù chung là Việt cộng và Tầu cộng.

Lịch sử đã cho chúng ta những bài học vô cùng quý giá, mà một trong những bài học ấy, là bài những lời của trung thần Nguyễn Phi Khanh lúc bị giặc Tầu bắt, khi bị giải đến Ải Nam Quan, thấy Nguyễn Trãi theo sau Cha mà khóc lóc, thì Nguyễn Phi Khanh đã quay lại và nói:

"Con đừng khóc lóc mà làm gì, mà hãy quay về lo  Rửa Hận cho Nước, trả thù cho Cha, đó mới là đại trung đại hiếu".

Và vâng lời Cha dặn dò, Nguyễn Trãi đã giữ trọn vẹn  hai chữ Hiếu-Trung. Còn chúng ta, không thể vì một lý do gì mà không thể Rửa Hận Nước, trả thù nhà. Chúng ta là những công dân của nước Việt Nam Cộng Hòa đã từng được sống dưới thể chế Cộng Hòa tự do, dân chủ tại miền Nam; nhưng cũng  vào thời ấy, thì tại miền Bắc, đồng bào ruột thịt của chúng ta đã phải chịu biết bao những đau thương và mất mát qua những "Cuộc cải cách ruộng đất - Nhân Văn Giai Phẩm...". Chính vì thế, cho nên cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã từng chủ trương Bắc tiến để giải phóng tất cả đồng bào ở bên kia vĩ tuyến. Nhưng tiếc rằng, những điều ấy không trở thành sự thật, thì người khai sáng thể chế Cộng Hòa tại miền Nam đã bị bọn đâm thuê chém mướn sát hại, trong lúc sự nghiệp hãy đang còn dang dở !

Ngày hôm nay, khi hướng về quê cha đất tổ, là chúng ta đều thương cảm cho tất cả đồng bào ruột thịt của chúng ta ở cả ba miền Trung-Nam-Bắc. Chúng ta đã thấy một gia đình nạn nhân của đảng cộng sản VN, là gia đình anh em ông Đoàn Văn Vươn, họ đã lâm nạn từ những ngày Tết Nhâm Thìn, 2012, cho đến hôm nay mà cả ba anh em họ Đoàn vẫn còn nằm trong khám lạnh,  bọn Việt cộng đã không cho vợ con, gia đình thăm viếng. Chẳng những vậy, mà bọn chúng còn ghép họ vào những "tội giết người - chống người thi hành công vụ - sai phạm ...", nữa, và vợ con của  họ vẫn còn phải sống trong lo âu, sợ hãi!

Chúng ta hãy nhìn xem những hình ảnh, trong đó có những trẻ em, và của những người dân vô tội, đã bị bọn công an Việt cộng dã man giết chết, hoặc đánh đập đến trọng thương, tàn phế, họ đã nằm chết trên những vũng máu, miệng của họ đã trào ra những dòng máu oán hờn tức tưởi, họ đang rên xiết quằn quại trong những cơn đau đớn tột cùng cả thể xác đến tinh thần. Thế nhưng, bọn công an man rợ này, đã có tên nào bị kết tội là "giết người" hay không ? !

KHÔNG! Chúng ta không thể ngồi yên. Chúng ta phải Rửa Hận cho Nước, phải giải hết những oán cừu cho những đồng bào nạn nhân khốn khổ ấy.

Chúng ta hãy lắng nghe những lời của trung thần Nguyễn Phi Khanh đã nói, phải nén những đau thương, nuốt những dòng nước mắt vào trong tim, để lo rửa thù cho nước, và trả hận cho đồng bào ruột thịt của chúng ta ở cả ba miền Trung-Nam-Bắc. Nước đã mất về tay của kẻ thù truyền kiếp là lũ giặc Tầu, thì chúng ta phải cùng nhau giành lại đất nước.

Đồng bào ta khổ, thì chúng ta phải cùng nhau cứu khổ; còn Quốc Hận, thì chúng ta phải cùng nhau Rửa Hận!


Huntington Beach, CA 92649,
5/4/2012
Châu Văn Thịnh


__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay"

Sunday, April 16, 2017

Nhiếp ảnh gia quân đội Nguyễn Ngọc Hạnh qua đời


Nhiếp ảnh gia quân đội Nguyễn Ngọc Hạnh qua đời

12/04/2017

Nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh và tác phẩm “Vá Cờ.” (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)
Một nhiếp ảnh gia mà tên tuổi gắn liền với những bức ảnh nổi tiếng về chiến tranh Việt Nam vừa qua đời.

Nhiếp ảnh gia quân đội Việt Nam Cộng Hòa, Trung Tá Nguyễn Ngọc Hạnh, thuộc Binh chủng Nhảy dù, từ trần vào lúc 5 giờ 30 sáng thứ Ba 11 tháng 4, 2017 tại San Jose Health Care and Wellness Center, thọ 90 tuổi, theo tin của báo Người Việt.
Ông Hạnh được thế giới biết đến vì những bức ảnh về chiến tranh Việt Nam. Ông được nhiều giải thưởng cao quý do các hội nhiếp ảnh trên thế giới trao tặng. Là một quân nhân trong một binh chủng lừng danh của Việt Nam, ông đã chứng kiến nhiều cảnh tượng hào hùng và đau thương của người lính cũng như dân chúng trong vùng lửa đạn, nên những bức ảnh qua ống kính của ông làm xúc động hàng triệu người trên thế giới.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, cũng như các quân cán chính cao cấp của Việt Nam Cộng Hòa, ông bị cầm tù hơn 8 năm trong các trại tù ở cả hai miền nam, bắc. Những người từng ở tù chung với ông tại trại Nam Hà A, trên đường đi từ Phủ lý (Nam Định) đến Chi Lê (Ninh Bình) vẫn chưa quên một Nguyễn Ngọc Hạnh giàu lòng nhân ái. Ông thường đi xin khoai sắn của những anh em tù vừa mới được thăm nuôi, không ăn thức ăn trại phát, để mang cho các tù hình sự, bệnh hoạn, ốm đói, bị nhốt riêng trong một phòng gần bệnh xá của trại.
Được trả tự do về lại miền Nam nhờ sự can thiệp của các hội nhiếp ảnh và các tổ chức nhân quyền quốc tế, nhiếp ảnh gia quân đội Nguyễn Ngọc Hạnh đã từ chối lời mời cộng tác của hội nhiếp ảnh thành phố và kiếm sống bằng nghề đạp xích lô.
Sang Mỹ định cư, ông bắt tay ngay vào việc tổ chức các lớp nhiếp ảnh và thành lập Hội Nhiếp ảnh Việt Nam tại San Jose vào năm 1990, đến năm 2000 trở thành Hội Nhiếp ảnh Việt Nam Bắc California.
Ông từng chia sẻ với đài VOA rằng nhờ đạp xích lô đi các nơi trong thành phố, ông gặp những bạn tù cũ và cùng nhau tổ chức vượt biên thành công đến Philippines vào năm 1989 và sau đó định cư tại Mỹ.
Ông say mê nhiếp ảnh đến nhiều khi quên cả gia đình. Ông Đỗ Lịnh Dzũng, chủ tịch Hội Nhiếp ảnh Việt Nam thời bấy giờ cho biết: “Một lần ông tâm sự với tôi là nghề nhiếp ảnh không phải là nghề làm giàu, ông kể là lúc trước ông đam mê nhiếp ảnh bỏ bê cả gia đình. Ông say mê quá sức, bao nhiêu tiền của đổ vào máy ảnh, thi cử, in ảnh. Có một hôm ông đi chụp về ông hỏi vợ hôm nay có gì ăn không thì bà mới lấy một rổ huy chương của ông bà gom hết, đổ vào chảo và nói ‘Đây này ăn đi.’”
Trong lời phát biểu tại Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Hội Nhiếp ảnh vùng Hoa Thịnh Đốn 4/11/2012, ông Hạnh từng chia sẻ:
“Lời nhắn của tôi sau chót hết, là yêu ảnh phải đồng nghĩa với yêu quê hương đất nước. Quốc gia ta đang cần gì trong giai đoạn này? Quốc gia đang cần những trang thanh niên có tấm lòng son dạ sắt hòng nâng đỡ quốc gia đang nghiêng ngã. Tôi xin nhắn lại quý vị nhiếp ảnh gia của VNPS vùng Hoa Thạnh Đốn rằng một cái click máy ảnh của quý vị có thể cứu quê hương trong 5 phút cuối cùng. Xin quý vị quan niệm như vậy và tôi nhắn đi nhắn lại ban quản trị rằng phong cách của một người nhiếp ảnh phải đi kèm theo phong cách của một người Việt Nam yêu nước vì quốc gia ta đang nghiêng ngã. Tâm huyết của tôi là các anh đã được trời phú cho nhìn ra cái đẹp, những cái đẹp của quê hương, của cô gái đồng ruộng, của thành phố. Tốt! Nhưng phải kèm theo cái đẹp điêu linh của quê hương hiện tại. Mất nước đến nơi rồi, thức tỉnh lại vì một cái click của anh cứu được quê hương hay mất quê hương.”
Chắn chắn lời nhắn nhủ của nhiếp ảnh gia quân đội Nguyễn Ngọc Hạnh sẽ mãi mãi ở trong lòng những người bạn say mê nhiếp ảnh dù giờ đây ông không còn bên cạnh các học trò mến yêu của ông nữa.
Theo tờ Người Việt, linh cữu của ông hiện được quàn tại Oak Hill Memorial Park, thành phố San Jose, bang California và sẽ được an táng vào khoảng cuối tháng Tư vì gia đình còn phải chờ một vài người con từ Na Uy về Mỹ dự tang lễ.

·         Hà Vũ


Cựu Trưởng ban Việt ngữ VOA từ trần

11/04/2017

Cựu trưởng ban Việt ngữ VOA, ký giả Nguyễn Đình Vinh
Cựu Trưởng ban Việt ngữ đài Tiếng nói Hoa Kỳ, ông Nguyễn Đình Vinh, vừa qua đời, hưởng thọ 78 tuổi.

Gia đình cho biết ông Vinh (pháp danh Thiện Hạnh) từ trần lúc 11:30 tối ngày 7 tháng 4, năm 2017, nhằm ngày 11 tháng 3 năm Đinh Dậu, tại thành phố Annandale, bang Virginia, vì căn bệnh ung thư.
Ông là một trong những thành viên kỳ cựu của VOA Việt ngữ, với nhiều chục năm thâm niên cống hiến cho Đài Tiếng nói Hoa Kỳ trong tổng chiều dài trên dưới nửa thế kỷ ông làm việc cho chính phủ liên bang Hoa Kỳ.
Ông từng là phát thanh viên, biên tập viên, trưởng ban biên tập, trước khi trở thành người đứng đầu VOA Việt ngữ vào năm 2007.
Ông là người đầu tiên 'rẽ ngoặt', mở đường chiều hướng truyền thông đa phương tiện cho VOA tiếng Việt, và cũng là người đề xuất ý tưởng lập chuyên mục Blogger cho VOA Việt ngữ, làm phong phú nội dung chương trình với các bài phân tích, nhận định của các chuyên gia trong và ngoài nước về nhiều lĩnh vực khác nhau.
Ông về hưu cuối tháng 5 năm 2010 để ‘vui thú điền viên’ và quây quần cùng con cháu.
Với lòng yêu nghề và kiến thức hiểu biết uyên bác, hai năm sau, ông trở lại với VOA trong tư cách ‘một cố vấn’, phụ trách biên tập nội dung các bài viết từ các blogger đóng góp cho Blog và Diễn Đàn của VOA Việt ngữ. Từ năm 2012, mỗi tuần ông vẫn đều đặn trau chuốt, chỉnh sửa từng bài viết cho hai chuyên mục đó đến tận đầu tháng này, khi ông đột ngột thông báo ngưng hợp đồng làm việc vì lý do sức khỏe.
Ông Jing Zhang, chủ bút phụ trách khu vực Đông Á-Thái Bình Dương của đài VOA, một trong những cấp trên trực tiếp của 10 trưởng ban ngôn ngữ bao gồm tiếng Việt, Thái, Lào, Campuchea, Indonesia, Miến Điện, Tây Tạng, tiếng Hàn, tiếng Quan Thoại, và tiếng Quảng Đông, nhận xét về cựu đồng nghiệp của mình:
“Ông Vinh là một người bạn gần gũi. Đối với tôi, ông ấy là một nhà ngôn ngữ xuất sắc cũng như một nhà báo có hiểu biết rộng. Ông ấy hiểu biết sâu sắc về lịch sử, văn hóa, chính trị Việt Nam. Thời ông ấy còn làm việc với VOA, tôi đã học hỏi nhiều điều từ ông ấy. Tôi cũng rất ấn tượng về phong cách lịch lãm của ông ấy, điềm tĩnh và nhẹ nhàng, rất tử tế lịch sự. Ông là người rất tử tế. Trong suốt thời gian dài, ông ấy là một biên tập giỏi cho VOA Việt ngữ, là người coi sóc nhiều nội dung mà chúng tôi đưa lên sóng, lên web. Ông ấy là một biên tập viên rất kỹ lưỡng và chuyên nghiệp.”
Tác giả Thiện Ý, một trong những ngòi bút thường xuyên đóng góp bài vở cho trang Diễn Đàn của VOA, trong dòng tâm sự gửi VOA viết rằng: “Tôi vô cùng sửng sốt và xúc động…Thế là từ nay tôi mất một người bạn tâm giao mà cho đến nay tôi vẫn chỉ biết tên mà không biết mặt, mặc dù trong hơn ba năm qua, từ khi gửi bài cho đài VOA, chúng tôi đã có dịp thư từ qua lại.”
Trong đoạn đường hưu trí ngắn ngủi cuối đời, ông Vinh không quên dành thời gian tiếp tục đóng góp cho cộng đồng người Việt nói riêng, và cho đất nước Hoa Kỳ nói chung, bằng cách thiện nguyện giúp đỡ những người nghèo khó, già yếu, neo đơn, bệnh tật.
Ông rất ít góp mặt trong các sự kiện hội hè của cộng đồng, nhưng người ta lại thấy ông tại các bệnh viện trong vùng, thông dịch miễn phí cho các bệnh nhân gốc Việt không rành tiếng Anh. Người ta vẫn bắt gặp ông hay lui tới các nhà dưỡng lão hay các khu sinh sống của những người hưu trí, cao niên trong tư cách người tình nguyện giao bữa ăn miễn phí do chính phủ trợ cấp.
“Có nhận ắt phải có cho đi. Sức mình làm được gì thì làm cho xã hội. Mình may mắn hơn nhiều người thì giúp lại những người kém may mắn. Tuổi xế chiều lấy đó làm niềm vui,” ông Vinh từng chia sẻ như thế.
Trong thời chiến tranh Việt Nam, ông Vinh từng phục vụ trong quân đội Việt Nam Cộng hòa từ năm 1957 đến 1964. Một năm sau, ông làm việc cho Văn phòng Phủ Tổng thống đến giữa năm 1966 thì chuyển sang công tác cho Không quân Mỹ tại Bangkok, Thái Lan. Từ năm 1968 đến năm 1991, ông làm việc cho Cục Thông tin Truyền thông Nước ngoài thuộc đại sứ quán Mỹ ở Bangkok trước khi gia nhập đài VOA năm 1993.
Ông ra đi lặng lẽ trong vòng tay yêu thương của vợ con và các cháu. Lời ông nói sau cùng với gia đình, theo lời người vợ: "I'm happy."
Linh cửu ông được quàn tại nhà tang lễ National Funeral Home, số 7482 đường Lee Highway, thành phố Falls Church, bang Virginia.
Lễ phát tang diễn ra từ 8 đến 9 giờ sáng, ngày thứ Bảy, 15/4/2017.
Lễ viếng bắt đầu từ 9 giờ sáng đến 1 giờ chiều.
  • 16x9 Image

Trà Mi-VOA

 

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Tìm về những ngôi mộ thuyền nhân


Tìm về những ngôi mộ thuyền nhân

THIÊN Y

 

Thuyền nhân vượt biển trong trại tị nạn ở Galang, Indonesia 1986. (Hình: Bùi Văn Phú)

Trong suốt tuần qua, đài phát thanh Saigon ở Houston, tiểu bang Texas, đã truyền đi các bản tường trình trực tiếp về chuyến đi thăm mộ phần những thuyền nhân Việt Nam đã bỏ mình ở Biển Ðông trên đường tìm tự do. Theo đó, một phái đoàn khoảng 60 người đến từ Hoa Kỳ, Canada và Úc Châu, phần nhiều là những thuyền nhân đã sống sót sau các cuộc vượt biển đầy hiểm nguy với sóng gió và hải tặc. Chuyến đi thăm này dự định kéo dài trong ba tuần đi đến một số hải đảo trong vịnh Thái Lan, Mã Lai và Nam Dương, nơi có nhiều xác thuyền nhân bị chôn vùi dưới ba tấc đất, không quan tài, không kim tĩnh!
Theo những thuyền nhân vượt thoát trong những khoảng thời gian khác nhau các năm trước đây, nay tham gia phái đoàn cho biết, mục đích và ý nghĩa chuyến đi này là để thăm viếng, tưởng niệm và cầu nguyện theo niềm tin tôn giáo cho các thuyền nhân có số phận không may đã bỏ mình trên biển cả do sóng dữ hay bị hải tặc sát hại trên đường vượt biển.Vì vậy trong phái đoàn này có sự tham gia của một số tu sĩ như một linh mục Công Giáo và một hòa thượng ở thành phố Houston, Hoa Kỳ và một linh mục Công Giáo đến từ Ðài Loan.
Ngoài ra còn có năm nhà sư và một số tu sĩ Phật Giáo Thái Lan tình nguyện tham gia phái đoàn đến các hải đảo để cầu nguyện cho linh hồn các thuyền nhân tử nạn còn vất vưởng nơi đây được sớm siêu thoát. Ðồng thời, phái đoàn cũng mang theo khoảng 70 bảng mộ bia đề tên những người mà thân nhân họ biết đã bị vùi chôn trên các hoang đảo mà họ từng trôi dạt vào bờ, đã chết đói chết khát hay bị hải tặc hãm hiếp, sát hại…
Chuyến đi này gợi nhớ thảm cảnh của những người Việt Nam tìm đường vượt biên, khởi sự chỉ vài năm sau ngày 30 Tháng Tư 1975, ngày Cộng Sản Bắc Việt cướp được chính quyền Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam Việt Nam, thiết lập chế độ độc tài toàn trị trên cả nước, khiến nhiều người phải liều thân bỏ nước ra đi tìm tự do. Hành động cướp chính quyền này của nhà cầm quyền CSBV 42 năm trước đây (1975-2017) từng bị coi là vi phạm trắng trợn Hiệp Ðịnh Paris ngày 27 Tháng Giêng 1973 do chính họ là một trong bốn bên đã hợp soạn và ký kết. Vì theo khoản (b) điều 9 Chương IV quy định “Việc thực hiện quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam” đã ghi như sau:
“b) Nhân dân Miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của Miền Nam Việt Nam thông qua tổng tuyển cử thực sự tự do và dân chủ, có giám sát quốc tế.”
Khoản (a) điều 11 thì ghi, “Ngay sau khi ngưng bắn, hai bên Miền Nam Việt Nam sẽ hiệp thương trên tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, tôn trọng lẫn nhau và không thôn tính lẫn nhau để thành lập Hội Ðồng Quốc Gia Hòa Giải và Hòa Hợp Dân Tộc gồm ba thành phần ngang nhau…”
Ðây là điều 15 của chương V Hiệp Ðịnh Paris quy định rất rõ ràng: “Việc thống nhất nước Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng phương pháp hòa bình trên cơ sở bàn bạc và thỏa thuận giữa Miền Bắc và Miền Nam Việt Nam, không bên nào cưỡng ép hoặc thôn tính bên nào… Thời gian thống nhất sẽ do Miền Bắc và Miền Nam thỏa thuận…”
Thế mà thực tế đã xảy ra hoàn toàn trái ngược trước sự làm ngơ của những cam kết quốc tế bảo đảm cho việc thực thi ghi trong bản “Hiệp Ðịnh Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình cho Việt Nam.” Hệ quả là, tuy chấm dứt được thảm trạng của cuộc chiến tranh “cốt nhục tương tàn,” nhưng đã xô đẩy cả một dân tộc vào nhiều thảm trạng khác trong hòa bình (theo nghĩa không còn tiếng súng) sau cuộc chiến. Vì sau khi nắm quyền thống trị độc tôn trên cả nước, đảng và cầm quyền CSVN đã thi hành các chủ trương, chính sách cực kỳ gian ác gây nhiều khổ lụy cho nhân cả nước, nhất là với dân Miền Nam mới “giải phóng” mà họ miệt thị gọi là “dân ngụy, ngụy quân, ngụy quyền.”
Ngay những ngày tháng năm đầu sau 30 Tháng Tư 1975, Việt Cộng đã thực hiện chủ trương chính sách tập trung lao động cải tạo hàng trăm ngàn sĩ quan quân đội và các viên chức chỉ huy hành chánh các cấp chính quyền Việt Nam Cộng Hòa; đưa đến thảm cảnh ly tán gia đình, đẩy những người vợ trẻ con thơ vào cuộc sống bơ vơ, quẫn bách đến cùng cực, phải bươm trả kiếm sống bằng đủ mọi nghề. Một số đông vợ con những người tù cải tạo không biết làm gì để sống ở các thành thị, đã phải tự nguyện hay bị dụ dỗ, cưỡng ép đi lập nghiệp các vùng kinh tế xa thành thị, ở những nơi rừng thiêng, nước độc, cực khổ, thiếu thốn trăm bề.
Nhiều người trong số họ đã chết vì thiếu ăn, thiếu thuốc điều trị khi bệnh hoạn. Tiếp theo sau là các cuộc đổi tiền, đánh tư sản đợt I, đợi II, hầu hết dân miền Nam dân thường cũng như những người bị ghép vào diện bị đánh tư sản đều trắng tay,… Nhưng đây mới chỉ là những thảm cảnh mà nhà cầm quyền Việt Cộng đã gây trước mắt cho những quân, dân, cán chính chế độ VNCH ở miền Nam, còn có một thảm trạng lâu dài khác sau hòa bình cho các thế hệ con cháu họ, được tóm gọn trong ba câu thơ (1)
“Hòa bình, thống nhất, tự do đâu?
Lý lịch bao đời đeo thân phận?
Con thơ cam chịu đến bạc đầu…”

Ðứng trước những thảm trạng sau chiến tranh, trong hòa bình trên, tất cả dân miền Nam như bị nhà cầm quyền chế độ mới dồn vào con đường cùng. Nhiều người đã tìm cách vượt thoát ra cảnh khốn cùng bằng cái chết hay tìm đường vượt biên bằng mọi cách và mọi giá, kể cả đánh đổi mạng sống để “tìm sự sống trong cái chết.” Chính hiền thê của tôi dã có lúc quẫn bách vì quá khổ cực kiếm sống nuôi ba con thơ dại với một mẹ chồng, đã có ý định bỏ lại tôi trong tù tìm đường vượt biên. Nếu ngày đó (1979), vợ con tôi đi vượt biển, liệu có đến được bến bờ tự do hay cùng chung số phân với hàng triệu thuyền nhân phải vùi thân trong bụng cá hay trong lòng biển cả? (2). Theo ước đoán của cơ quan tỵ nạn Liên Hiệp Quốc, thì có khoảng 5 triệu người việt Nam đã vượt biên sau ngày 30 Tháng Tư 1975, nhưng chỉ sống sót đến được các trại tỵ nạn trong vùng khoảng ba, bốn triệu; số còn lại mất mạng trong rừng sâu (một số ít vượt biên bằng đường bộ) hay bỏ xác trên biền cả hay bị nạn hải tặc sát hại (với đa số vượt biên bằng đường biển).
Thành ra, chuyến đi thăm mộ phần và cầu nguyện cho linh hồn các thuyền nhân Việt Nam bỏ mình trên Biển Ðông trên đường tìm tự do của phái đoàn 60 người lúc này, ngoài mục đích và ý nghĩa linh thiêng cao đẹp mà những người tham gia phái đoàn bày tỏ, thiết tưởng còn có ý nghĩa đặc biệt hơn. Vì nó diễn ra trong thời khoảng gần ngày 30 Tháng Tư 1975, ngày đánh dấu kết thúc cuộc chiến tranh “nồi da xáo thịt” để lại nhiều di hại cho dân tộc. Vì sự kết thúc này, nếu đã chấm dứt được những thảm cảnh trong chiến tranh, thì lại xô đẩy nhân dân cả nước Việt Nam vào một thảm trạng trong hòa bình mà thực tế còn tệ hại hơn nhiều, do chế độ độc tài toàn trị CSVN gây ra.
Giờ đây sau 42 năm kết thúc cuộc chiến tranh Quốc-Cộng (1975-2017), thiết tưởng phe Việt Cộng (đảng và nhà cầm quyền CSVN hiện nay) đã gây ra các thảm trạng trước và sau chiến tranh, trong hòa bình, cho nhân dân và đất nước, cần cúi mặt ăn năn thống hối, thay vì tiếp tục ăn mừng như một “chiến thắng” (mà thực chất chỉ là chiến thắng giả tạo); tuy có trễ nhưng chưa muộn. Ðồng thời, phe Việt Quốc (các chính đảng quốc gia, các tổ chức, cá nhân chống cộng vì dân chủ cho đất nước) cũng cần cúi mặt ân hận thay vì nuôi dưỡng hận thù. Vì trong quá khứ đã không làm được những điều cần làm để bảo vệ chế độ dân chủ pháp trị ở miền Nam, tạo cơ hội cho phe Việt Cộng có tư thế và điều kiện thủ ác, không chỉ gây ra những thảm trạng trước mắt mà còn di hại nhiều mặt lâu dài cho nhân dân và đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta.
———–
Chú thích:
(1) và (2): Là hai câu thơ trích trong một bài thơ vợ tôi là Liên Hương viết trong nhật ký khi tôi bị bắt cầm tù vì tội “phản động” (tham gia Mặt Trận Nhân Quyền Việt Nam 1978-1981).

__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay" <

Người Lính Già Vừa Chết Đêm Qua

Người Lính Già Vừa Chết Đêm Qua

Trần Trung Đạo


Người lính già Việt Nam
Vừa mới chết đêm qua
Trên đường phố San Jose bụi bặm
Anh đã đi bao nhiêu nghìn dặm
Ðến nơi đây chỉ để chết âm thầm
Không một phát súng chào
Không cả một người thân
Không ai nói với anh một lời tiễn biệt.Người lính già Việt Nam
Như con thú hoang lạc loài
Trên freeway nhộn nhịp
Một tiếng rên thảng thốt chảy trong mưa
Một chiếc lá cuốn đi theo cơn gió cuối mùa
Một tiếng nấc rã rời trong đêm vắng.Vợ anh đâu?
Sao không về đây vuốt mắt
Con anh đâu?
Sao không đến vấn khăn tang
Anh ra đi như anh đến
Rất vội vàng
Chẳng còn ai trên đời để khóc.Nhân loại văn minh có nhiều cách sống
Nhưng đồng bào tôi có những kiểu chết rất lạ đời
Người vợ mang thai
Ôm lấy chồng cùng nhảy xuống biển khơi
Ðể khỏi phải rơi vào tay giặc Thái
Cho sóng biển Ðông nghìn năm còn ru mãi
Một bài ca chung thủy vọng về Nam
Ðể mỗi sớm chiều khi thủy triều dâng
Tổ quốc sẽ được bồi thêm
Bằng máu anh thịt chị.Có những bà mẹ nửa đêm thức dậy
Ði bán máu mình mua gạo nuôi con
Ðường về chưa tới đầu thôn
Bà gục chết không kịp nhìn mặt con lần cuối
Ðứa con út cũng chết dần trong cơn đói
Miệng còn thì thào hai tiếng “Mẹ ơi !”
Những giọt máu tươi đã giết chết hai người
Sẽ đọng lại trong nghìn trang lịch sử
Cho nước sông Hồng bao giờ cũng đỏ
Như màu máu Mẹ Việt Nam.Ðêm qua thêm một đứa con
Vừa mới chết trên đường phố San Jose nhộn nhịp
Anh không chết ở Hạ Lào, Bình Long, Cửa Việt
Anh không chết ở Hàm Tân, Suối Máu, Hoàng Liên Sơn
Chết ở đây đất lạ sẽ thêm buồn
Trên mộ bia anh thêm một dòng chữ MỹMột người Việt Nam sinh nhầm thế kỷ
Và chết cũng nhầm nơi
Ðêm nay bên kia bờ trái đất xa xôi
Quê hương anh vẫn còn chìm trong lửa đỏ.Tôi gởi anh đôi dòng thơ
Từ trái tim của một thằng em nhỏ
Cũng lạc loài lưu lạc như anh
Chúng ta, hai chiếc lá chung cành
Bay phơ phất trước từng cơn bão tố
Ngủ đi anh bình yên nơi chín suối
Ðau thương nầy em sẽ viết thay anh.
 Trần Trung Đạo
__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay" 

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List