QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Thursday, March 30, 2017

Những đoạn rời nhân Tháng Tư buồn


 

Những đoạn rời nhân Tháng Tư buồn

Nguyễn Mạnh An Dân
Image result for Những đoạn rời nhân Tháng Tư buồn

 - ...Ai biết được, về đâu, hàng hàng lớp lớp những xác thân quấn vội poncho để lại bên lề đường, dưới lùm cây, bên bờ suối, trong rừng, trên núi, giữa kinh rạch, trong bưng biền với bao cơm sấy có tấm giấy nhàu nát viết vội: Đây là binh nhì..., binh nhất..., hạ sĩ..., thiếu úy..., đại úy... nhờ quí vị hảo tâm nhắn tin về địa chỉ… như một cố gắng cuối cùng của đồng đội dành cho nhau. Ai biết được ra sao, những đơn vị, những người lính, chiến đấu đơn độc, và chết thầm lặng ở một nơi nào. Ai biết được ra sao, bây giờ, những mồ hoang bên bờ rào trại giam ở Cổng Trời, Sơn La, Vĩnh Phú, Kum Tum, La Hai, Đồng Phú... Nhiều lắm, nhiều lắm, những người lính không biết nghĩa trang, những người lính không kịp về nằm cạnh bạn bè ở quê hương cuối cùng của mình. Những người lính sống lặng lẽ và chết vô danh. Người lính. Bao năm qua, giờ này, anh ở đâu?...

1.
Ở đâu đó, tôi có đọc một mẫu tin nhỏ đăng mờ lấp trong vô số những tin tức khác trên một tờ báo Mỹ. Mẫu tin không phải là một loại Hot News gây sự chú ý của nhiều người nhưng chắc chắn nó có thể làm ấm lòng những người lính, làm ứa lệ những người từng là lính, nhất là những người lính của cái quân đội hào hùng và bi uất của chúng ta: Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Mẫu tin cho biết đại khái là: Trên một chuyến bay dân sự từ phi trường của một quốc gia vùng Trung Đông về Mỹ, lúc phi cơ sắp cất cánh, có 11 binh sĩ Hoa Kỳ vừa hoàn tất nhiệm vụ ở chiến trường hồi hương lên tàu. Những người lính trẻ này lầm lũi đi qua khoang tàu "First Class" đắt giá dành cho những khách đặc biệt và hướng về phía cuối tàu, nơi mà họ nghĩ chỗ của họ đã được dành sẵn ở đó. Một người khách ở khoang đặc biệt rời chỗ ngồi, đứng lên tươi cười nắm tay một người lính trẻ và nói: Bạn trẻ, bạn xứng đáng ngồi ở đây. Ông hơi nghiêng người, tay phải đưa lướt qua chổ ngồi của mình trong tư thế mời, vừa lịch sự vừa trân trọng. Mười người khách khác cũng đứng lên và 11 người lính trẻ đã trở thành những VIP trên chuyến tàu hồi hương của mình. Thái độ của 11 vị khách kể trên thật ra không phải là điều gì lớn lao lắm nhưng nó mang một ý nghĩa tinh thần rất lớn: Sự trân trọng và lòng biết ơn của những người ở hậu phương đối với những chiến sĩ ngoài tiền tuyến, những người đã anh dũng chiến đấu và sẵn sàng hy sinh vì những mục tiêu cao cả mà tổ quốc và quân đội đã trao phó cho họ. Người lính không bao giờ bị lãng quên, họ xứng đáng để được nhớ tới, họ xứng đáng để có một chỗ đứng trang trọng trong lòng những chiến hữu và đồng bào họ.

Lại xin kể về một bản tin cũ: Rất muộn màng, 34 năm sau những gì đã làm trên chiến trường Việt Nam, vào những ngày cuối năm 2000, một cựu chiến binh Hoa Kỳ đã được Tổng Thống Bill Clinton trao tặng huân chương danh dự tại Tòa Bạch Ốc: Hạ sĩ quân y Alfred Rascon.

Ngày 16 tháng 3 năm 1966, tiểu đội của Hạ sĩ Rascon, thuộc lữ đoàn 173 Không vận Hoa Kỳ được điều động tới tăng viện cho một tiểu đoàn dù. Trong trận chiến này Hạ sĩ Rascon đã làm quá những gì mà đơn vị mong chờ và đòi hỏi ở một người lính. Vào đầu trận đánh, nghe tiếng kêu cứu, Rascon đã nhào lên và thấy binh nhì William Thompson, xạ thủ đại liên bị thương nặng. Rascon nằm phủ lên người thương binh và liền hứng một mảnh lớn của quả đạn pháo vào hông. Anh kéo Thompson lùi lại phía sau chỉ để nhận ra anh này đã chết. Khi biết binh nhất Larry Gibson hết đạn, Rascon bò lên kéo dây đạn của Thompson cho Larry, hai trái lựu đạn nổ trước mặt chát chúa, mảnh bay trúng mặt Rascon. Thấy binh nhất Neil Haffey bị trúng thương, Rascon lại nằm phủ người trên người thương binh và lãnh đủ phát nổ. Thấy quân địch bò đến gần khẩu đại liên và hai thùng đạn, mặc đầu đã bị thương nhiều chổ, Rascon lại vùng lên chạy tới kéo khẩu đại liên và số đạn còn lại cho đồng đội trước khi ngất đi. Thành tích của Alfred Rascon được phúc trình lên thượng cấp và được đề nghị Huân Chương Danh Dự (Medal Of Honor), huân chương cao quí nhất của quân đội Mỹ. Thật đáng tiếc, giấy tờ thất lạc và tấm huân chương đã không đến tay người lính can trường này. Tuy nhiên, hành động dũng cảm và sự hy sinh vô bờ của người lính luôn sống trong lòng các đồng đội của anh, và nhiều người đã vận động liên tục để sự hy sinh của người lính không bị lãng quên. Trong lễ tuyên dương, người lính già 54 tuổi Rascon đã nói: “Không có sự phân biệt sắc tộc, màu da trong tiểu đội sát cánh chiến đấu bên nhau. Trong quân đội, những gì anh làm mỗi ngày là nhiệm vụ, danh dự và can đảm.”

Nói sao hết về sự hy sinh và lòng can trường của người lính. Tác giả Kathy Trần, trong một bài viết của bà đã kể cho chúng ta nghe về một người lính khác: Cựu Thiếu tá Thủy Quân Lục Chiến Mike Corrado, phục vụ quân đội từ năm 1992 đến năm 1997. Ông giải ngũ nhưng trái tim của ông luôn hướng về những anh em đồng đội của mình và với tư cách là một nhạc sĩ, ông đã thực hiện đĩa nhạc “My Watch” để nói về những người lính đang chiến đấu, về những đóng góp và hy sinh của họ đối với tổ quốc.

Nhiều đoạn trong bài hát đã làm chúng ta bồi hồi, xúc động:

“...And my blood runs red, white and blue.
I’ll brave the cold, the rain, the pain and the bullets, so you don’t have to”

Tạm dịch:

“...Và dòng máu tôi mang màu đỏ, trắng và xanh.
Tôi sẽ can đảm chịu đựng lạnh lẽo, mưa dầm, đớn đau và bom đạn để bạn được bình an.”

Hoặc

“...Don’t worry about me. I’ll be all right... Just care your children and sleep tight. I’ll keep you safe on my watch tonight...”

“...There’s a promise I need you to make. While I’m gone, you take care of the love and I’ll deal with the hate...”

Tạm dịch:

“...Xin đừng lo cho tôi, tôi sẽ bình yên. Hãy lo cho bầy trẻ và hãy ngủ ngon. Tôi sẽ giữ cho mọi người an toàn trong phiên gác đêm nay...”

“... Tôi chỉ muốn bạn hứa với tôi một điều: Khi tôi đi rồi, bạn hãy lo chuyện yêu thương, hãy để tôi chiến đấu chống hận thù...” (Kathy Trần).

Tôi đã viết khá nhiều về những người lính, nhưng tôi không có lời nào để nói về người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cả. Tôi muốn như vậy vì tôi biết những người lính đó đã ở trong lòng chúng ta, đang và sẽ mãi mãi như vậy và đó là điều trân quí nhất, trân quí hơn tất cả mọi lời nói. Dẫu sao cũng xin mượn mấy lời tâm huyết của cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng để kết luận cho đoạn viết ngắn này:

“Cám ơn anh, những người của từng thế hệ, những người đã chết trong quên lảng hay đang sống thiệt thòi trầm mặc trong nỗi đớn đau riêng.

Đừng đợi thấy vinh quang từ chiến thắng, xin hãy ngưỡng mộ và tri ân ngay từ buổi ban đầu của sự góp mặt đầy quả cảm...”

2.
Khá lâu trước đây, tôi có được nghe đâu đó một bản nhạc buồn, rất hay nhưng buồn. Bản nhạc đại khái có những câu như sau:

“Tôi biết tôi sẽ buồn, khi một mình lang thang trên đất khách, tôi biết tôi sẽ buồn, khi một mình sống với cô đơn...”
... 
“...Đi, tôi vẫn đi, dầu gì tôi vẫn đi, đi để được nói tiếng yêu thương, đi để được nói những sự thật. Đi, dầu gì tôi vẫn đi...”

Đi, tôi vẫn đi, dầu gì tôi vẫn đi. Những lời xé lòng trên không chỉ của nhân vật xưng tôi trong bản nhạc mà nó là tiếng kêu trầm thống của ngàn người, vạn người, triệu người, của cả một dân tộc. Mới đây, tại thành phố Houston Hoa Kỳ, đã có hơn một trăm người tham gia vào đoàn quay phim của đài BBC để dựng lại cảnh ra đi nát lòng này vào những ngày cuối cùng của Sài Gòn trong cơn hấp hối.

Từng đoàn người hớt hải chạy vào phi trường Tân Sơn Nhất, tường đoàn người thất tán túa xuống bến Bạch Đằng; từng đoàn người chen lấn vào khuôn viên tòa đại sứ Hoa Kỳ. Những chiếc trực thăng cất lên, có người bám được lên tàu, có người kẹt lại thê thảm, cả người trên tàu và người ở lại đều chảy nước mắt. Chuyện đã cũ rồi, nhưng cảnh dựng lại cũng làm chảy nước mắt nhiều người Nước mắt không chỉ có trên mặt những người Việt Nam chua xót với cuộc bể dâu mà chính mình là những nạn nhân trong cuộc, mà nước mắt còn ngập tràn trên mi những nhân viên ngoại quốc bàng quang. Nỗi đau quá lớn của cả một dân tộc đủ để làm mủi lòng tất cả mọi người hiện diện.

Đoạn phim tiếp nối với những đọa đày của người ở lại, những cô đơn, lạc lõng, những tất bậc áo cơm để xây dựng lại cuộc đời từ con số không, từ bàn tay trắng của những người di dân tỵ nạn lạc loài.

Hàng trăm “diễn viên” dù không chuyện nghiệp nhưng đã làm hết sức mình để làm sống lại những hình ảnh đau thương về một giai đoạn đầy bất hạnh của chính mình, của đồng bào mình, của dân tộc mình. Họ làm việc có lẽ không vì món thù lao khiêm tốn mà đoàn làm phim chi trả mà họ làm việc vì muốn góp phần nói lên cho toàn thế giới hiểu được người Việt Nam đã tha thiết với tự do như thế nào và đã phải trả những gì để đạt được điều đó.

Đời anh gắn liền đám đông.
Tự do hoặc chết chứ không cúi đầu
Người mà chẳng khác ngựa trâu
Hỏi em mơ ước sống lâu làm gì
Sống hèn thà chết ngay đi...
(Nguyễn Hữu Nhật)

Người tỵ nạn Việt Nam, những người có truyền thống lâu đời gắng liền với quê hương, nguồn cội đã đứt ruột lìa xa cố hương, làm thành một làn sóng tỵ nạn lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Họ cần cơm áo ư! Không phải. Họ cần ngọc ngà châu báu, nhà cao cửa rộng ư! Không phải. Cái mà họ cần quí giá hơn mọi giá trị vật chất trên cõi đời này: Tự Do.

Anh em chúng tôi
Những người Việt Nam mất nước
Chúng tôi mất quê hương nhưng thừa đảm lược
Chúng tôi mất tư do nhưng dư nhân phẩm làm người
Ôi! Những con người thừa mứa an vui
Hiểu sao được dân tôi khổ đau và kiêu hãnh
Chúng tôi có trái tim nồng nàn ngay thẳng
Chúng tôi có trái tim bất khuất quật cường
Có sá gì một chút áo cơm
Có tiếc gì một chút sống thừa nhục nhã
Ngày hôm nay chúng tôi muốn thét to cùng tất cả
Chúng tôi là con người
Bao năm rồi vì thế giới an vui
Đã nhận cho mình vòng gai khổ hận
Hai mươi năm đâu tiếc máu xương ngoài mặt trận.
Mười lăm năm nào thiếu hùng tâm ngay chốn ngục tù
Có ai như chúng tôi xứng đáng làm người
Có ai như chúng tôi dám đổi tự do bằng mạng sống
Chúng tôi ngẩn cao đầu giữa trời cao đất rộng.
Kiêu hãnh đạp lên dĩ vãng muộn phiền.
(Nguyễn Mạnh An Dân)

Hơn ba mươi năm đã qua kể từ ngày tháng tư bi thảm đó, cộng đồng người Việt ty nạn đã trở mình, đã lớn mạnh. Thế hệ thứ nhất đã ổn định, đã vươn lên trong mọi lãnh vực. Thế hệ thứ hai đã thành đạt và thăng tiến. Nhiều trăm ngàn chuyên viên ưu tú các ngành. Nhiều cơ sở sản xuất và kinh doanh to lớn và thịnh đạt do người Việt làm chủ ở khắp mọi nơi. Nhiều nhân tài người Việt đã góp mặt trong guồng máy chính quyền các cấp ở các quốc gia tạm dung. Người tỵ nạn Việt Nam đã có gần như đầy đủ những gì con người mơ ước nhưng họ vẫn thiếu một thứ mà họ cần: Quê hương và người tỵ nạn vẫn luôn là những người “di tản buồn” bởi quê hương họ, đồng bào họ không vui. Biết bao tiếng gọi thiêng liêng đã và đang thôi thúc người tỵ nạn nỗ lực hết sức mình để hy vọng một ngày quê hương thực sự có tự do, dân chủ và nhân quyền, khi ấy, niềm vui của người tỵ nạn mới trọn vẹn bởi đồng bào họ sẽ có những gì họ đã có.

Hãy ước mơ và hy vọng. Hãy cùng nhau biến ước mơ thành hiện thực.

3. 
...Nhớ nghĩa trang quê bạn bè
Nhớ pho tượng lính buồn se bụi đường
(Du Tử Lê).

Cô xướng ngôn viên còn trẻ, rất trẻ; chắc chắn cô chưa có mặt trên cõi đời này khi pho tượng tiếc thương được dựng lên trước nghĩa trang quân đội Biên Hòa. Không chừng cô còn chưa có mặt khi bức tượng đó bị giật sập xuống. Tuy nhiên cô đã nhỏ lệ khi đọc hai câu thơ nhắc về pho tượng, nhắc về những người lính. Nét mặt cô, giọng nói của cô không mang vẻ nhập vai, đóng kịch, nước mắt có từ một đau xót thật, một tiếc thương thật từ tận trái tim người. Cảm ơn cháu gái, cảm ơn những tấm lòng Việt Nam. Cô xướng ngôn viên ngừng lại một chút, có lẽ để tự dằn cơn xúc động, có lẽ để nỗi xúc động đủ thời gian trùm tỏa trong lòng những người hiện diện rồi cô nghẹn ngào nói tiếp: Bức tượng ngày nay đã không còn, nó đã bị xóa đi sau tháng tư buồn nhưng hình ảnh những người lính luôn sống trong lòng chúng tôi, trong lòng quí vị, trong lòng mỗi chúng ta, những người Việt Nam.

Pho tượng đã không còn, nghĩa trang - quê của bạn bè ta - cũng không còn. Đau đớn lắm nhưng đó chưa phải là tất cả. Ai biết được, về đâu, những người lính nằm lại trên đỉnh đèo Hải Vân, trên đường 19, trên bờ biển Qui Nhơn, trên Tỉnh lộ 7, ở Phan Rang, ở Bình Long, ở Xuân Lộc, ở khắp các mặt trận lớn, nhỏ, có tên, không tên trong những giờ phút sinh tử cuối cùng. Ai biết được, về đâu, hàng hàng lớp lớp những xác thân quấn vội poncho để lại bên lề đường, dưới lùm cây, bên bờ suối, trong rừng, trên núi, giữa kinh rạch, trong bưng biền với bao cơm sấy có tấm giấy nhàu nát viết vội: Đây là binh nhì..., binh nhất..., hạ sĩ..., thiếu úy..., đại úy... nhờ quí vị hảo tâm nhắn tin về địa chỉ… như một cố gắng cuối cùng của đồng đội dành cho nhau. Ai biết được ra sao, những đơn vị, những người lính, chiến đấu đơn độc, và chết thầm lặng ở một nơi nào. Ai biết được ra sao, bây giờ, những mồ hoang bên bờ rào trại giam ở Cổng Trời, Sơn La, Vĩnh Phú, Kum Tum, La Hai, Đồng Phú... Nhiều lắm, nhiều lắm, những người lính không biết nghĩa trang, những người lính không kịp về nằm cạnh bạn bè ở quê hương cuối cùng của mình. Những người lính sống lặng lẽ và chết vô danh. Người lính. Bao năm qua, giờ này, anh ở đâu?

4.

“Hạ kỳ!’. Súng bắt đều tay
Xin chào đất nước lần này nữa thôi!...
(Nguyễn Tư - Hạ Kỳ Lần Cuối)

Nhiều chục năm trước, từ một doanh trại buồn thảm nào đó trong những giờ phút bi uất cuối cùng của đời binh nghiệp đang bị bức tử, người lính Nguyễn Tư đã nhỏ lệ. Rất nhiều người đã nhỏ lệ, cả một dân tộc đã nhỏ lệ và đều xé lòng trong giờ phút “Hạ Kỳ Lần Cuối”.

Quốc kỳ được hạ xuống nhưng nó không mất đi, nó luôn sống trong lòng, nó mãi bay trong tim mọi đứa con Việt Nam, như một lời hịch, như một tiếng gọi thiêng liêng, nó truyền lan từ thế hệ này đến thế hệ kế tiếp. Người trẻ Lữ Anh Thư, cô sinh viên dấn thân, một trong những người đầu tiên khơi dậy phong trào tranh đấu cho cờ Vàng trở thành biểu tượng của người Việt tự do trên thế giới; người trẻ Lê Cung, võ sĩ ba lần vô địch thế giới, luôn xuất hiện trong y phục cờ vàng và luôn khoát lá cờ biểu tượng của tổ quốc trong những giờ phút vinh dự nhận giải vô địch, người trẻ Bùi Thanh Thảo, người chiến binh trong quân lực Hoa Kỳ đã thượng cờ vàng trong ngày lễ Lao Động tại Thủ Đô Baghdah. Hiện đã có 8 tiểu ban, 56 thành phố, quận hạt thuộc 24 tiển ban khác nhau công nhận cờ vàng ba sọc đỏ như là biểu tượng của người Việt tự do.

Anh Nguyễn Tư, có lẽ sẽ có ngày chúng ta nhỏ lệ thêm một lần nữa trước lá cờ tổ quốc, không phải là giọt lệ buồn như ngày nào mà là giọt lệ vui mừng ngày được nhìn thấy biểu tượng của tự do, dân chủ và nhân quyền tung bay khắp trời quê hương. Chúng ta có quyền ước mơ và hy vọng. Phải không?


















29.03.2017

Nguyễn Mạnh An Dân
__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay

Wednesday, March 29, 2017

Cuộc di tản của trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam và người thương binh


...ngày 30 tháng 4 khi VC vào Saìgòn, chúng đã đuổi tất cả thương bệnh binh VNCH ra khỏi bệnh viện.

Cuc di tn ca trường Võ B Quc Gia Vit Nam và người thương binh

Trong buổi tiệc của Hội Võ Bị Âu Châu, niên trưởng Nguyễn Thanh Đoàn K21, thuộc Bộ Chỉ Huy trường Võ Bị, kể cho Phạm Xuân Sơn K30 nghe việc trường Võ Bị di chuyển khỏi Đà lạt vào những ngày cuối tháng 3/1975. 

Khi di chuyển về đến Bình Tuy thì có một SVSQ khóa 30 bị thương nặng, khó sống được trong hoàn cảnh hỗn độn thiếu thốn trăm bề, nhưng NT Đoàn vẫn cầu nguyện xin ơn trên ban cho người SVSQ đó được tai qua nạn khỏi. Cho đến ngày hôm nay trong lòng niên trưởng vẫn nghĩ đến người SVSQ bị thương đó và không biết sống chết thế nào? Niên trưởng Đoàn hỏi Sơn có biết tin tức về người bạn đồng khóa đó không? Cảm động trước tấm lòng của người sĩ quan đàn anh, Sơn đã cho NT Đoàn biết người bị thương đó là Phan Văn Lộc, còn sống và hiện đang ở Mỹ. 

Đó là tóm tắt nội dung email của Sơn gửi cho tôi kèm theo số phôn và địa chỉ email của niên trưởng Đoàn. Tôi, Phan Văn Lộc, khóa 30 rất xúc động trước tấm chân tình của niên trưởng Nguyễn Thanh Đoàn K21 nên đã tiếp xúc ngay với NT. Chuyện bị thương và tử thương trên chiến trường, trên đường đi tản là quá bình thường, hơn nữa sự việc đã xảy ra cách nay ba mươi mấy năm đi vào quên lãng là chuyện thường tình. Nhưng một sĩ quan còn nhớ tới vết thương của một SVSQ mà ông không biết tên, thì quả thật không bình thường chút nào mà đầy lòng nhân ái.

Là em áp út trong một đại gia đình có truyền thống tôn ti, tôi xin cám ơn tấm lòng của niên trưởng Nguyễn Thanh Đoàn, của các niên trưởng K21, của tất cả quý niên trưởng. Xin cám ơn trường Mẹ, trường VBQGVN đã sản sinh ra những người con đầy “tình tự Võ Bị” và rồi trở thành những cấp chỉ huy đầy ắp tình đồng đội, tình chiến hữu ngoài chiến trường. 

Câu chuyện xảy ra đã hơn ba mươi mấy năm, giờ đây nhờ những buổi họp mặt, nhờ nhắc lại kỷ niệm cũ, chiến trường xưa của niên trưởng Đoàn khiến dĩ vãng trở về như một cuốn phim quay lại trước mắt tôi, xin phép quý huynh đệ cho tôi kể lại chuyện xưa, chuyện những SVSQ bỏ trường mà ra đi vào nơi lửa đạn.

Sau khi mãn mùa quân sự năm thứ hai và bước vào mùa văn hóa, khóa 30 cũng như các khóa khác khi đi học văn hóa vẫn phải trang bị vũ khí đầy đủ để sẵn sàng tác chiến vì tình hình chiến sự bên ngoài càng ngày càng trở nên khốc liệt. Ngày 30 tháng 3 năm 1975, lúc 3 giờ chiều Trung Đòan SVSQ được lệnh trở về doanh trại để chuẩn bị cuộc di hành xa với đầy đủ hỏa lực tác chiến. Khỏang hơn 4 giờ chiều, liên đội G, H rời khỏi trường Mẹ bằng cổng Nam Quan trên 4 chiếc GMC. Ra đi lần nầy chúng tôi không ngờ đây là lần vĩnh biệt ngôi trường thân yêu mà chúng tôi đã sống một năm 4 tháng 4 ngày 15 giờ.

Liên đội G, H chúng tôi được đưa xuống bảo vệ Cầu Đất, còn các liên đội khác thì trải dài cho đến đập thủy điện Đa Nhim. Ngày hôm sau dân cư trong thị xã Đà Lạt biết được các SVSQ đã rời trường Võ Bị nên họ bắt đầu bỏ Đà Lạt để ra đi. Đến 7 giờ tối chúng tôi được lệnh của Trung Đoàn di chuyển theo hai bên lề đường để bảo vệ cho dân Đà Lạt di tản, chúng tôi đi bộ suốt đêm mãi đến 5 giờ sáng hôm sau chúng tôi mới qua khỏi đèo Sông Pha thuộc quân Đơn Dương và dừng quân tại đây chờ các liên đội khác tập hợp đầy đủ.

Vì liên đội G, H đi đầu nên chúng tôi có thời giờ nghỉ chân chờ cho cả Trung Đòan tập hợp đầy đủ dưới chân đèo Sông Pha. Tôi nằm đại bên lề đường, đầu gác lên balo đưa mắt nhìn chung quanh, bạn bè trong đại đội nằm rải rác khắp nơi, xa xa từng đoàn người di tản từ Đà Lạt, theo quốc lộ hướng về Bình Tuy. Cả một đoàn người hỗn độn, nào là tiếng động cơ của GMC, xe dân chính và tiếng người hoà lẫn nhau như một điệu nhạc quay cuồng mặc dù trong tâm tư của tôi trầm lắng và buồn bã về cuộc di tản nầy. 

Tôi nghĩ là chúng tôi không thể nào trở về ngôi trường thân yêu đựơc nữa, rồi giấc ngủ đã đến với tôi lúc nào tôi không hay, mãi cho đến khi bị cái đá của một người bạn đồng khóa vào chân tôi mới chợt tỉnh dậy thì trời đã sáng. Nhìn đồng hồ tay tôi thấy kim chỉ 7 giờ 30 sáng, cả Trung Đoàn SVSQ được lệnh tập hợp và lần lượt lên xe GMC để tiếp tục cuộc hành trình hướng về Bình Tuy. Lần nầy cuộc hành trình của Trung đòan SVSQ không lẻ loi vì có thêm vị Chỉ huy trưởng khả kính của chúng tôi là Thiếu Tướng Lâm Quang Thơ dẫn đầu mặc dù ông có sẳn trực thăng dành riêng cho ông.

Đòan xe ca chúng tôi đi đầu, theo sau là cả một đòan người di tản, hễ xe của chúng tôi đi đến đâu là dân chúng bỏ nhà đi theo bằng đủ mọi phương tiện mà họ có thể dùng, kể cả xe bò tạo nên một làn sóng người khổng lồ di tản xuôi Nam. Xe chúng tôi chạy qua Phan Rí. Tôi nhận thấy nơi đây không còn chính quyền kiểm soát nữa, cướp bóc nổi lên khắp nơi. Mãi đến chiều ngày hôm đó, chúng tôi được lệnh dừng quân tại Phan Thiết và Trung Đòan SVSQ đóng quân phòng thủ trong trường Tiểu Học cách toà tỉnh trưởng không xa.

Một đêm an lành trôi qua. Đang đắm chìm trong giấc ngủ, quên hết cả trời đất sau một cuộc hành trình mệt mỏi thì chúng tôi bị đánh thức bởi một tiếng nổ long trời lở đất. Bừng tỉnh dậy tôi mới biết Việt Cộng đang pháo kích vào Phan Thiết, một trái đã rơi trúng hầm xăng của toà Hành Chánh tỉnh, tôi thấy một cụm lửa bốc cao hơn 20 thước mặc dù tôi đứng tại trường tiểu học. 

Ngay lúc đó chúng tôi được lệnh phân tán mỏng, vì sợ sau khi pháo kích Việt Công sẽ tấn công. Chờ mãi không thấy động tỉnh gì trung đòan được lệnh tập hợp và lên xe tiếp tục cuộc hành trình tiến về Bình Tuy.Lúc ny trên quc l v Bình Tuy chúng tôi di chuyển rất khó khăn vì làn sóng người di tản quá đông kể cả dân chúng cùng quân đội từ vùng 1 chạy về tạo nên một đoàn người di tản vô trật tự. Biết bao nhiêu cảnh thương tâm đã xảy ra trước mắt tôi. Nào cha mẹ lạc mất con, vợ mất chồng, người chết vì đạn lạc, kẻ chết vì bị rơi xuống đường bị xe cán, thân xác họ được người đồng hành mang để đại bên lề đường!

Xế chiều, đòan xe của chúng tôi đến ngã ba Bình Tuy, nơi đây có một chiếc cầu bắc qua con kinh nhỏ nhưng mùa này không có nước chảy qua và cầu đã bị VC giựt mìn xập từ lâu, được công binh sửa chửa tạm bằng những vỉ sắt của phi đạo để cho xe qua tạm. Kế bên cầu có một ngọn đồi, địa phương quân đóng giữ để bảo vệ cầu. Khi đòan xe của chúng tôi qua cầu thì bị địa phương quân bắn xuống không cho qua nên Tướng Thơ điện vào Bình Tuy hỏi thì được Tướng Nhật (K10) tư lệnh chiến trường Bình Tuy cho biết vì giữ an ninh cho tỉnh ông không cho lệnh vào Bình Tuy khi trời tối nên Tướng Thơ ra lệnh cho Trung Đòan SVSQ nghỉ lại qua đêm, chờ sáng sẽ tính sau.

Hôm sau, 5 giờ sáng, được lệnh của Tướng Thơ, Trung Đòan SVSQ bắt đầu di chuyển vào Bình tuy, dẫn đầu là thiết giáp M113, một xe jeep, một chi đội Thiết Giáp, một đại đội Biệt Động Quân, tất cả đều chịu dưới quyền chỉ huy của Tướng Thơ. Không ngờ khi chiếc xe jeep đã qua được bên kia cầu, xe M113 còn đang ở giữa cầu thì bị 2 trái B40 của VC từ trên đồi bắn xuống, một trái làm cháy chiếc M113, trái khác làm lật chiếc xe jeep. 

Tôi đứng trên chiếc xe GMC cách xa hơn 200 thước. Trước xe GMC là xe của Tướng Thơ và chiếc thiết giáp của trường do Đại Úy Lập chỉ huy.Trước sự việc xảy ra như vậy Tướng Thơ mới ra lệnh cho NT Cần, thủ khoa K20 là giáo sư của Trường gọi điện vào Bình Tuy thì được biết đồn Đia Phương Quân trú đóng trên đồi đã bị mất liên lạc hồi 12 giờ đêm hôm qua. Phải diệt chốt để vượt qua, Tướng Thơ ra lệnh phá chốt để vào Bình Tuy, những chiếc thiết giáp được dàn hàng ngang và SVSQ cùng Biệt Động Quân từng chiếc tiến lên chiếm đồi. VC từ trên đồi bắn xối xả xuống, nào là đại liên, B40, và AK47, cho nên tôi, NT Xù K28 cùng NT Hoà K27 (SĐI, từ vùng 1 về, gặp trường di tản nên đi chung luôn) nhảy xuống mô đất gần đó để tránh đạn. Chúng tôi nghe một tiếng nổ thật lớn, buị cát bay mịt trời, sau đó chúng tôi kiểm soát lại coi có ai bị thương không? Nhìn qua NT Xù tôi thấy tay của NT bị một mảnh đạn trúng chảy máu, tôi nói:
_ Tay của NT bị thương rồi, để tôi băng cho.
Tôi lấy băng cá nhân trên nón của NT Xù để băng cho anh. Trong lúc tôi đang băng thì NT Xù nhìn nơi ngực của tôi có vết máu chảy ra, NT la lên:
_ Ngực anh Lộc cũng bị thương.

Tôi vội vạch áo ra thì thấy ở ngực bên phải có một lỗ nhỏ và máu đang chảy ra, NT Hoà nghe được vội chạy tới bắt tôi nằm xuống và băng vết thương cho tôi, đồng thời NT la lớn lên:
_ Lộc đã bị thương nặng, có y tá nào gần đây xin tiếp cứu.
May có một anh y tá của trường ở gần đó chạy đến và băng bó cho tôi, có lẽ do kinh nghiệm cứu thương, anh thấy tôi bị ở ngực lại thở khò-khè nên anh biết tình trạng của tôi, anh vội ta la lên:
_ Anh nầy bị thương xuyên qua phổi, cần phải đưa vào bệnh viện gấp, nếu không máu sẽ đông lại rất nguy hiểm đến tính mạng.

May cho tôi, có một NT K26 (tôi quên tên) mang được một chiếc xe jeep từ trường về, NT vội chạy đến dìu tôi lên xe và la to:
_ Có anh SV nào theo tôi đưa anh nầy vào bệnh viện không?
Người bạn thân cùng trung đội là Võ Đình Nhân nhảy lên xe ôm tôi cho NT chạy xe về hướng Bình Tuy.

Mặc dù nửa người của tôi tê cứng, nhưng đầu óc tôi vẫn còn tỉnh táo, tai tôi vẫn con nghe tiếng đạn hai bên nổ dòn …rồi dần dần tôi thiếp trong hôn mê không còn biết gì nữa….Tôi bừng tỉnh dậy khi ai nắm vai lay động và nghe tiếng Võ Đình Nhân nói:
_ Lộc! Lệnh trên không cho lính đi tản lẻ tẻ vào Bình Tuy nên tao chỉ được đưa mầy đến đây, NT K26 và tao sẽ đỡ mầy xuống đây để chờ xe cứu thương đưa mầy vào bệnh viện. Mầy yên tâm, NT Nhật đã gọi xe cưú thương tới rồi. Tao phải trở lại chỗ cũ để di chuyển theo trường, chúc mầy bình an.

Tôi nhờ Nhân lấy sợi dây chuyền tôi đang đeo trong cổ ra, sợi dây chuyền có tượng Phật mà bà nội tôi đã đeo vào cổ tôi trước khi từ giã gia đình để vào trường Võ Bị. Cầm tay Nhân tôi nói:
_ Nhân, mày giúp tao, đưa sợi dây chuyền nầy cho bà nội tao, nói với bà nếu tao không về là tao đã chết, bà đừng ra đây tìm xác tao rất nguy hiểm, tao cảm ơn mầy, tạm biệt…
Chưa nói hết câu tm bit mày và niên trưởng..” thì tôi thiếp đi, hồn lâng lâng như đi vào khoảng không, tất cả những hình ảnh từ thời ấu thơ, hình ảnh những người thân yêu trong gia đình kể cả hình ảnh của người yêu lần lượt hiện ra trong trí tôi. 

Sau nầy khi nghe tôi kể lại, những người lớn tuổi cho biết đó là sự việc xảy ra cho người sắp lìa đời. Thm nhuần triết lý của đạo Phật do ông bà nội tôi thường giảng dạy, tôi nghĩ đời sống con người có sinh thì phải có tử, đó là định luật tự nhiên của tạo hoá cho nên lúc đó lòng tôi rất bình thản, cũng may vì nửa bên người không còn cảm giác nên tôi không cảm thấy đau đớn vì vết thương.

Tôi bị đánh thức bởi một tiếng nói rất to:
_ Các anh đưa anh SV nầy đến bệnh viện ngay.
Tôi vội đưa mắt nhìn về phía phát ra tiếng nói, tôi nhìn thấy một quân nhân đứng trên thiết vận xa M113, trên nón sắt của ông có 2 ngôi sao, bảng tên là Trần Văn Nhật. Sau nầy tôi mới biết là Tướng Trần văn Nhật K10 xuất thân từ trường VBQGVN, lúc đó ông là Tư Lệnh chiến trường Bình Tuy.

Người đứng đối diện với Tướng Nhật là một vị Đại Uý Quân y, ông chào đáp lễ Tướng Nhật rồi quay qua giúp anh y tá đưa tôi lên xe cứu thương, hối anh tài xế chạy lẹ lên.

Tôi chợt thấy niên trưởng K26 và Nhân còn tần ngần đứng đó, họ chưa đi mà còn ở lại với tôi cho tới khi xe cứu thương từ trong Bình Tuy đến. Xúc động biết chừng nào, có lẽ tim tôi bóp mạnh và mắt tôi mờ đi, tôi chỉ kịp nhận ra những bàn tay huynh đệ trường mẹ vẫy vẫy khi xe tải thương rồ máy, tôi muốn vẫy tay lại “vĩnh biệt” các anh nhưng đưa tay lên không được khiến tôi nấc lên mấy lần. Thấy vậy người bác sĩ ngồi bên cạnh vỗ vỗ nhẹ lên ngực tôi an ủi:
_ Trước đây tôi có phục vụ tại Trường Võ Bị một thời gian nên tôi xem anh như người thân, anh đừng lo, tôi sẽ tận tình giúp anh.

Đến bệnh viện, ông tìm Đại Úy Bác sĩ Trưởng ngay để chữa cho tôi. Lúc đó miệng tôi cứng lại, không nói được nhưng đầu óc vẫn còn tỉnh táo. Bác sĩ lấy tên và loại máu trên thẻ bài của tôi xong gọi 2 y tá đưa tôi vào phòng cấp cứu và chính tay ông đã giải phẫu thông phổi cho tôi.

Xong phần giải phẫu và băng bó vết thương, ông nói sẽ tiếp máu cho tôi, vì tôi bị mất máu nhiều quá nhưng rất tiếc loại máu của tôi không còn, ông nói sẽ cố gắng tìm kiếm những quân nhân và thương binh nhẹ trong bệnh viện có cùng loại máu .
Nghe BS nói mà tôi lòng tôi vẫn bình thản, tôi nghĩ nếu số tôi còn sống thì ơn trên sẽ giúp cho tôi tìm được người cùng máu. Một lúc sau BS trở lại nói:
_ Mạng anh lớn lắm vì có một anh lính TQLC bị thương nhẹ có cùng loại máu với anh và chịu hiến máu cho anh, tôi cảm ơn dùm anh rồi

Tôi đã nhận máu của một người lính mà tôi không biết mặt biết tên, ơn nghĩa nầy tôi không biết sao đền đáp chỉ biết cầu Trời Phật cho anh vạn sự an lành. Sau đó tôi đã thiếp đi, khi tôi tỉnh dậy thì trời đã tối, nhìn đồng hồ trên tường, kim chỉ 9 giờ tối, đảo mắt nhìn quanh tôi thấy thương binh nằm chật kín cả phòng, không đủ chỗ phải nằm trên băng ca

Một đêm an bình trôi qua tại bệnh viện Bình Tuy, khỏang 10 giờ sáng, một bác sĩ đến thăm tôi và kể cho tôi biết ông tốt nghiệp trường Quân Y, mỗi năm khi đến mùa quân sự, khóa của ông phải ra Đà Lạt thụ huấn chung với khoá 19 Võ Bị do đó ông luôn nghĩ ông cũng xuất thân từ trường Võ Bị nên ông tận tình với tôi như đàn em. Tôi và ông tâm sự với nhau, một lúc sau ông nói:
_ Tôi sẽ tìm một cô y tá có gia đình ở Saì Gòn để cho theo anh về Tổng Y Viện Cộng Hoà nội trong chiều nay, 3 giờ chiều sẽ có chuyến bay chở thương binh về bệnh viện Cộng Hoà. Tôi nghĩ Bình Tuy sẽ mất, với tình trạng vết thương quan trọng này, anh sẽ gặp nguy hiểm lắm nếu không được tiếp tục săn sóc.

Nói xong ông cầm tay tôi thật lâu, lắc lắc như muốn nói thêm rồi ra đi. Tôi nhắm mắt ngủ một giấc cho đến khi nghe một giọng nói trong trẻo của một người con gái đánh thức tôi dậy. Trước mắt tôi là bác sĩ và một cô y tá đứng kế bên, ông giới thiệu cô tên là Hồng, cô sẽ săn sóc và theo tôi về Saì Gòn và cô sẽ ở lại Sài Gòn. À ra thế, nhất cử lưỡng tiện, chứ mạng sống của một SVSQ chưa một ngày ra trận dễ gì được ưu đãi đặc biệt như thế. Nhưng tôi vẫn thấy vui nên nói lời cám ơn vị bác sĩ và cô y tá Hồng .

Khi về đến Tổng Y viện Cộng Hoà tôi được đưa vào phòng cấp cứu để BS giải phẫu lại một lần nữa.Tôi mê man và khi tỉnh dậy thấy mình đang nằm phòng khác là phòng hồi sinh ở tầng hai, đó là ngày 5 tháng 4 năm 1975, ngày mà tôi không bao giờ quên được vì khoảng 9 giờ 30 sáng tên phản bội Nguyễn Thành Trung đã dội bom vào dinh Độc Lập.

Tôi nằm ở đây được một tuần, trong thời gian nầy tôi nhờ người báo tin cho gia đình lên thăm. Sau đó tôi được chuyển qua khu phục hồi của sĩ quan. Vì thiếu phòng nên 3 người ở chung một phòng. Trong phòng tôi gồm có một chuẩn uý Địa Phương Quân bị thương ở bụng, ruột già phải cho ra ngang hông, một thiếu uý Lôi Hổ bị đạn xuyên từ cằm lên đầu, anh nằm đây hơn 3 tháng để chờ tái giải phẩu. Lúc nào trên môi anh cũng nở nụ cười và luôn miệng hát:
Trên nòng súng quê hương…tổ quốc đã nghiêng mình…

Đến hôm nay tôi không biết vị thiếu úy đó còn sống hay đã chết vì
ngày 30 tháng 4 khi VC vào Saìgòn, chúng đã đuổi tất cả thương bệnh binh VNCH ra khỏi bệnh viện. Những ngày sau đó tình hình Sài Gòn thêm sôi động, gia đình tôi ở Sài Gòn đã đưa tôi về nhà, mời y tá đến săn sóc vết thương cho tôi…
Tôi chỉ là một người lính chưa ra trận mà đã bị trọng thương và đã may mắn được mọi người thương, cứu tôi khỏi bàn tay của tử thần trong khi những quân nhân chiến đấu thực sự trên chiến trường thì không được may mắn như tôi, biết bao các anh đã nằm xuống bên vệ đường, trong rừng sâu, trên đồi cao để đồng bào được bình an. 

Đã ba mươi mấy năm qua, vết thương trên da thịt tôi đã lành nhưng vết thương lòng vẫn còn đang rỉ máu. Tôi không bao giờ quên được ngày 30 tháng 4, lúc 9 giờ sáng, tôi chết lặng người khi nghe trên đài phát thanh tiếng của Tổng Thống Dương Văn Minh ra lệnh cho quân nhân các cấp buông súng đầu hàng!!!
Gần đến ngày đau buồn của đất nước, tôi xin chia sẻ niềm đau cùng những người trai trẻ như tôi với bầu nhiệt huyết và mộng tang bồng hồ thỉ mang hoài bão lấp biển vá trời phải đành gián đọan nửa đường với lòng uất hận…

Tôi viết lên nhng dòng ch ny để gi li tri ân đến các niên trưởng, bác sĩ, y tá, bạn cùng khóa, những quân nhân các đơn vị bạn đã giúp đở, cứu mạng sống của tôi. Những tấm chân tình đó đã nói lên tình tự Võ Bị của các cưụ SVSQ cũng như những người đã từng một thời đến với Trường Mẹ, của những người cùng chung chiến tuyến. Tôi rất hãnh diện là một cưụ SVSQ của Trường VBQGVN, là một người lính của QLVNCH, hiện tại cũng như mãi mãi về sau…

Phan Văn Lộc (Cựu SVSQ K30 TVBQGVN)


--

QLAC260
.





__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay"

Tuesday, March 28, 2017

Lại một năm nữa tháng Tư đen



...Chúng ta hãy cùng nhau tưởng nhớ ngày Quốc Hận 30/4 để lưu truyền cho những thế hệ sau này cái nhục mất nước để giới trẻ khỏi bị CS bóp méo sự thật và bị nhồi sọ. Hãy cho giới trẻ biết thế nào là Cộng sản, thế nào là Quốc Gia Tự Do, Dân Chủ để hậu thế có thể nhận thức được đâu là chánh đâu là tà. Đó là bổn phận của chúng ta đối với thế hệ con cháu sau này./.

 
Lại một năm nữa tháng Tư đen

Image result for Lại một năm nữa tháng Tư đen
Cánh dù lộng gió

Image result for Lại một năm nữa tháng Tư đen
Chỉ còn vỏn vẹn 1 tháng nữa là tới ngày Quốc Hận 30/4/1975. 42 năm đã trôi qua dưới sự thống trị của đảng CSVN với những mỹ từ “Chống Mỹ cứu nước, thống nhất đất nước”.

Miền Nam chúng ta đã kiên cường chống lại bọn giặc xâm lăng cho đến khi có lời kêu gọi của tướng Dương Văn Minh sau đó Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vì tuân lệnh cấp trên đã buông súng để tránh cho phần đất còn lại khỏi đổ máu. Để sau năm 1975 CSVN đã rêu rao là QLVNCH “đã cởi quần áo bỏ chạy”, sự sỉ nhục này những người lính bảo vệ miền Nam VN đã cắn răng chịu nhục 42 năm tròn.

Ngay sau khi chiếm được miền Nam Cộng sản Việt Nam đã 3 lần đổi tiền cướp sách túi người Dân. Đau đớn thay, sau “đại thắng mùa xuân” cộng sản đã thi hành triệt để câu nói “Nhà Ngụy ta chiếm, vợ Ngụy ta xài, con Ngụy ta sai” của Nguyễn Hộ (Chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam thành Hồ lúc bấy giờ), chúng chiếm hết những cao ốc nhà cửa của các đơn vị hành chánh và quân sự của VNCH, những người bỏ nước ra đi, những gia đình có cha, hoặc chồng là Sĩ Quan QLVNCH cũ, sau khi đã kêu gọi họ đi trình diện học tập cải tạo, thực tế là đem đi đày đọa cho đến chết, nếu không có chương trình HO do chính phủ Mỹ can thiệp để họ và gia đình họ được xuất ngoại đi đoàn tụ tại Hoa Kỳ.

Chính Đỗ Mười là người đứng ra tổ chức đánh Tư Sản Mại Bản, triệt thu tài sản của các công xưởng tư nhân để đem vào Quốc Doanh hóa, Hợp Tác Xã và đánh đổ những người giàu có ở khắp miền Nam nhất là tại Sài Gòn. Sau khi tịch thu toàn bộ tài sản của họ khiến họ sống dở, chết dở, nhiều người uất ức đã tự tử, tìm đường xuống tàu vượt biên, lớp chết dưới biển làm mồi cho cá, lớp bị bắt, bị tù đày vì tội “phản quốc”. Nhà cửa bị chiếm sạch phải cuốn gói bồng bế nhau lôi lai lên vùng “kính tế mới”, nơi nước mặn, đồng chua, rừng núi hoang vu để khai đất trồng trọt sống qua ngày với những cơn sốt rét rừng ập đến không thuốc men, không lương thực, không quần áo lành lặn, mỗi năm 2m vải thô, lấy đâu ra áo quần lành lặn, vì phải đi nương đi rẫy, làm “thủy lợi” không công cả tháng, vì đảng CS tuyên truyền “lao động là vinh quang, lang thang là chết đói”, Cắm đầu cắm cổ cuốc đất chai cả tay, đổ mồ hôi, sôi nước mắt, để tìm cái cục “vinh quang” mà chẳng thấy nó đâu. Lớp chết vì bệnh tật không thuốc thang, không đầy đủ lương thực vì suy dinh dưỡng, chính tôi cũng đã được cái hân hạnh đảng CS “ban cho” ăn cơm tứ quý, gia đình 5 người, mỗi bữa một lon gạo, một ít củ mì, một ít củ khoai, một ít bo bo, thức ăn dành riêng cho bao tử con ngựa ở các nước Liên Sô cũ viện trợ cứu đói cho “XHCNVN anh em”, 2 năm tròn khi mới lên vùng “kinh tế mới”..

Sau 42 năm ròng rã khai phá đất bỏ roang, rừng núi có cơ sở, có nhà cửa khang trang đâu vào đó, nhiều người đã bị đảng CS quay lại tịch thu cái “vinh quang” hết sạch không còn miếng đất cắm dùi, phải lang thang đầu đường, xó chợ xách đơn đi khiếu kiện từ Nam chí Bắc.

Các “bà mẹ VN Anh Hùng” giờ cũng không còn đất sống với đảng CS khi đã đề ra mỹ từ “Mẹ VN Anh Hùng”. Nói chung, đảng thích chỗ nào, nhắm chỗ nào là đảng trưng dụng ngay, vì “đất đai là của Dân nhưng mà nhà nước quản lý”. Các Mẹ nuôi dưỡng “cán bộ” hoặc có con đi theo đảng CS giờ đã sáng mắt sáng lòng hầu hết.

Năm nay 2017 đảng CSVN đang chuẩn bị ăn mừng năm thứ 42 ngày “thống nhất đất nước, phỏng hết miền Nam” như đảng hằng tuyên truyền.

Sẽ có vạn người vui và triệu người buồn như cựu TTg Võ Văn Kiệt đã từng tuyên bố trước khi đoàn tụ với Boác Hù Vĩ Đại.

Ngày đó mọi người dân miền Nam bùi ngùi thương tiếc một chế độ nhân bản Việt Nam Cộng Hòa đã bị chôn vùi, nhưng chưa chết trong lòng mỗi người Dân miền Nam. Chúng ta hãy cùng nhau tưởng nhớ ngày Quốc Hận 30/4 để lưu truyền cho những thế hệ sau này cái nhục mất nước để giới trẻ khỏi bị CS bóp méo sự thật và bị nhồi sọ. Hãy cho giới trẻ biết thế nào là Cộng sản, thế nào là Quốc Gia Tự Do, Dân Chủ để hậu thế có thể nhận thức được đâu là chánh đâu là tà. Đó là bổn phận của chúng ta đối với thế hệ con cháu sau này./.

Ngày 27/03/2017


Cánh dù lộng gió
__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay" 

Monday, March 27, 2017

*JEAN-MARIE-THÉRÈSE VŨ THÀNH AN*


From: 
 

Kính chuyển để tùy nghi nhận định, đặc biệt quý vị đã ở tù chung với VTA.

Bài viết của ông Phạm Liễn về nhạc sĩ Vũ Thành An rất rõ ràng, quá nhiều nhân chứng sống, rất đáng tin cậy Ở trại cải tạo tôi có viết một bài thơ về VTA. Qua Mỹ đã sửa lại một vài chi tiết cho phù hợp với những tin tức mới nhận được về ông nhạc sĩ một thời tôi đã yêu mến này. Nhân tiện xin gởi đến quý anh chị đọc để vui buồn tùy ý.

Bài thơ ở cuối trang.
Phạm Đức Nhì
                                  -   -   -   -    -

*JEAN-MARIE-THÉRÈSE  VŨ THÀNH AN*
Phạm Liễn

  *Cuộc Rửa Tội Chui.*
Đầu năm 1981, vào một buổi chiều khi các tù nhân trong trại đã bị lùa vào "chuồng", VŨ THÀNH AN được Bộ Nội Vụ Cộng sản Hà
Nội cấp riêng cho một mình một chiếc "ô tô con" (xe Jeep) chở đến trại Hà Tây. Điều đó nói lên niềm ưu đãi của Việt cộng đối vói một tù cải tạo thuộc loại VIP. VŨ THÀNH AN(VTA) được Ban giám thị trại Hà Tây tiếp nhận và đưa thẳng về Ban Trật Tự Thi Đua ở góc trại, nơi mà những thành phần tự giác (free man) được sống thoải mái, được tự do đi lại ngày đêm trong vòng tường đai của trại tù.Theo tên thiếu úy Kế, cán bộ giáo dục việt cộng lúc ấy cho biết thì AN có giấy của Bộ Nội Vụ đưa về để trại sắp xếp cho anh ta làm Trật Tự  Thi Đua trại cải tạo Hà Tây. Thông thường thì việc di chuyển tù từ trại nọ đến trại kia, Việt cộng thường dùng xe môlôtôva của Liên Xô hoặc xe tải của Trung cộng, bắt tù đi bộ hoặc đi bằng xe trâu, trường hợp  đi bằng "ô tô con" là rất hiếm thấy.

Hai ngày sau, từ nhóm tự giác VŨ THÀNH AN về nhập đội cải thiện và văn nghệ ở buồng giam số 1.
Tình hình sinh hoạt chung, về mặt nội qui kỷ luật thì lúc này VC có chiều hướng nới lỏng không như cách đây một năm. Không còn cảnh truy lùng bắt bớ nấu nướng linh tinh,  nói tiếng nước ngoài, ca hát nhạc vàng, làm cây Noen, vui đùa tụ tập đọc sớ táo quân hay hội họp nhau để hát xướng cầu nguyện.
Bọn cai tù thì mặc kệ còn đám chó săn ăng ten cũng không lai vãng rình mò như trước
Luồng gió mới thực sự đang xoay chiều. Nhiều tin vui cho tù dồn đến trại do các thân nhân  thăm nuôi từ Miền Nam ra. Lúc này các phái đoàn Ân xá Quốc tế, Hồng Thập Tự Quốc Tế, các phái đoàn Công Giáo và Tin Lành của Hoa Kỳ và các nước trên thế giới như Thụy Điển, Ba Lan, Tây Đức, Pháp, Anh, Ái Nhĩ Lan, Gia Nã Đại, Úc, kể cả Liên Sô v.v ra vào tấp nập như đi chợ, đến trại tù quan sát. Thân phận người tù đang được xem như món hàng chiến lược sắp đem xuất cảnh. Người ta tin rằng sắp có những cuộc trả giá để cho các tù nhân chính trị được thả ra và cho đi định cư ở ngoại quốc . Tù nhân đang chuẩn bị tinh thần, đua nhau học sinh ngữ và định hướ́ng cho mình một "đường binh" tương lai gần như trong tầm tay.  Đối với những người chưa theo đạo, họ đang đắn đo giữa ngã ba đường để chọn cho mình một đức tin tôn giáo. Khi đội Tuyên úy ở Thanh Phong chưa chuyển về Hà Tây thì các anh em công giáo vẫn âm thầm truyền đạo và rửa tội lẫn cho nhau. Cao trào theo đạo xem như đang nở rộ như nấm gặp mưa, ai cũng đinh ninh sửa soạn ngày mai sẽ đi định cư ỏ Hoa Kỳ hay những nước tự do trên thế giới.  
  Tin tức từ khu F, biệt giam các tướng lãnh vượt ra khỏi bức tường ngăn là linh mục Phan Phát Huồn mớí bị đưa vào khu F cách ly khỏi đội Tuyên úy mấy hôm, ông đã cấp kỳ rửa tội cho 3 ông tướng theo đạo công giáo gồm các ông Lê Minh Đảo, Lê Văn Tư và Phan Đình Thứ tự Lam Son. Trong khi đó, các tướng khác như Nguyễn Hữu Có, Lê Trung Trự̣c, Lý Bá Hỷ đang tiếp xúc với mục sư Dương Kỳ để xin theo đạo Tin Lành. Còn ở khu giam bên ngoài thì có Đại tá Dương Quang Tiếp Cảnh sát Quốc gia, Đại tá Phùng Ngọc Ẩn Không Quân cũng vừa gia nhập vào đại gia đình công giáo...     Nếu nói rằng đây là Ơn Thiên Triệu hay nói cách khác là Ơn Thiêng Liêng từ trời thì cũng chỉ đúng nửa phần vì cũng có kẻ cơ hội chủ nghĩa xin vô đạo không phải vì Chúa mà là vì một dụng ý khác đầy tính toán. Nhũng tên ăng ten chó săn khét tiếng tại Hà Tây như Đỗ Công Thành, Phạm Thái bây giờ bị co cụm lại với nhau và run sợ bị trả thù. Chúng báo cáo và xin cai tù bảo vệ nhưng dường như không được đáp ứng. Chúng đã bị vắt chanh bỏ vỏ và đang bị bỏ rơi gần như tuyệt vọng. Không những thế, bọn cai tù còn thẳng thừng trả lời với bọn ăng ten rằng chuyện của các anh thì các anh phải tự lo lấy Còn những loại  làm ăng ten nửa kín nửa hở thì đang rụt vòi trốn tránh. Nhũng trận đòn đánh ăng ten vừa diễn ra hôm qua là tấm gương trước mắt . Vừa đóng cửa buồng thì đội trưởng Phạm Thái đã bị nhóm Thành Đỏ cắt dây điện và trùm chăn bề hội đồng. Phạm Thái phải đưa sang buồng giam khác vì sợ mất mạng.Trước nguy cơ  này VŨ THÀNH AN rất lo sơ,̣ không dám gặp ai, không dám đi ra ngoài một mình, sợ nhất là hai nhóm tù biệt kích Yên Bái là thành phần còn sống sót trong những cuộc nhảy dù ra Bắc trước 1975 và nhóm Mỹ Phước Tây.
Sau cùng VTA đã tìm cách thoái thác không dám nhận làm Trật Tự Thi Đua nữa và xin về buồng 1 ở đội Cải Thiện và Văn Nghệ lân la làm quen và xin cầu cứu các anh em tù Công Giáo che chở. Đây là dịp VŨ THÀNH AN xin theo đạo. *Đêm 19 tháng 3 năm 1981, VŨ THÀNH AN được anh em tù "rửa tội chui " tại Buồng giam số 1 trại cải tạo Hà Tây.*
Đêm nay máy điện bị hư, những ngọn đèn dầu tù mù không nhìn rõ mặt người chỉ vừa đủ ánh sáng để khỏi va chạm
vào nhau. Tại một góc sàn trên, một nhóm tù Công giáo đang tụm đầu vào nhau cầu nguyện và làm lễ rửa tội cho VŨ THÀNH AN. Tham dự hôm ấy  có các tù nhân thuộc buồng giam số1 gồm các ông Nguyễn Văn Mân, ông Trần Cảnh Chung, ông Nguyễn Lý Tưởng, ông Nguyễn Văn Độ, ông Huỷnh Văn Trứ, ông Nguyễn Thành Tiên, ông Vũ Công
Định, ông Trần Khắc Khoan, ông Nguyễn Vạn Hùng ...Riêng ông Định là không thuộc Công Giáo. VŨ THÀNH AN hôm nay ngoan ngoãn như một con chiên hiền lành và chọn tên thánh của mình là :
*JEAN-MARIE-THÉRÈSE VŨ THÀNH AN*
Ông Nguyễn Văn Mân, người lớn tuổi
nhất  nhận cầm đầu . Người đổ nước trên đầu VŨ THÀNH AN và đọc kinh rửa tội  là ông Nguyễn Thành Tiên. Ông Nguyễn Thành Tiên, một người hiền lành như đất, cả trại tù ai cũng mến. Những anh em trong buồng bị mắc bệnh lao ai cũng tránh xa thì ông lại đến làm thân với họ, truyện trò, ăn uống và hút chung ống điếu với họ và không sợ lây lan. Ông đi tu sắp được làm linh mục thì xin về vì gia đình hiếm hoi. Trước năm 1975 ông là Tỉnh Đoàn Trưởng Xây Dựng Nông Thôn tỉnh Khánh Hoả có hai người con trai tu Dòng Châu Sơn Nha Trang và một người con gái là Dì Phước.. Sau vụ rử̉a tội cho VŨ THÀNH AN ông kể lại cảm nghĩ của ông như sau: *" Nước Trời chẳng đóng cửa ai. Khi có người lầm lỗi trở về  thì cả thiên đàng mở hội. Tôi thú thật rằng khi đổ nước trên đầu VŨ THÀNH AN và đọc câu* " Ego te baptizo in nomine Patris et Filii et Spiritu Santi "
*bất giác tôi nghĩ đến cố Đại Tá SƠN THƯƠNG nên trong lòng tôi
không được vui."* Thương thay, chẳng bao lâu sau, ông Nguyễn Thành Tiên  người rửa tội cho VTA đã qua đời tại Hà Tây khi đang lao động cuốc đất lúc 10 giò 30 sáng ngày 25 tháng 2 năm 1982.
Từ sau khi theo đạo Chúa, VŨ THÀNH AN tạm> kể như an lòng vì được nấp trong cái pháo đài của một số anh em công giáo. Thế nhưng dưới cái nhìn hoài nghi của nhiều tín hữu khác, VTA đáng sợ hơn Việt cộng. Có người thắc mắc tại sao VTA lại có đến 3 tên thánh?  Khi qua đời đọc kinh sẽ rắc rối. Chẳng hạn *"chúng con cậy vì danh Chúa nhân từ cho linh hồnGioan, Maria và Têrexa VTA được lên chốn
nghỉ ngơi* ...!" Tuy vậy những tù nhân trong trại Hà Tây nói chung, vẫn coi VŨ THÀNH AN là một đối tượng nguy hiểm cần phải đề phòng.
    Ngày 18 tháng 3 năm 1983, VŨ THÀNH A
N được chuyển về trại tù Nam Hà. An được đưa vào đội Văn nghệ của Phạm Kim Quy, cựu Đại tá Cảnh sát Quốc gia cũng ở tại buồng 1 cho tới ngày ra tù.
Trại Nam Hà lúc đó cũng sôi động về khí thế diệt ăng ten, tại đây có đội 20 quy tụ những thành phần "phục
quốc" rất trẻ từ Miền Nam.

VŨ THÀNH AN ở tù đúng 9
năm 6 tháng 17 ngày. Được tha ra khỏi trại ngày 12 tháng 1 năm 1985. Đợt tha này phần đông là những tù nhân có máu mặt hoặc thuộc loại con nhà giầu. Chỉ cần gọi gia đình đem một cây vàng( 1 lạng vàng) ra đặt cọc, nộp cho Việt cộng ở Hà nội rồi về chờ lệnh tha mà không cần xét hồ sơ ác ôn hay nợ máu. Khi được tha về sẽ có người đến tận nhà thu số tiền còn lại (4 lạng vàng nữa). Đây là đợt tháo khoán cuối cùng cho bọn tham nhũng Hà Nội vơ vét tài sản của tù cải tạo nếu muốn được về với gia đình sớm hơn người khác .Khiếu Thiện Kế (nghị sĩ) là kẻ mánh mung móc nối làm ăn trong vụ này vì y có người chị ruột rất có thế lực tại Hà Nội.
Con gái bà này là một nữ minh tinh điện ảnh Việt cộng và là con dâu của Lê Duẫn.
Được tha cùng ngày với VŨ THÀNH AN có
giám sát viên Đào Thanh Quế em rể Bộ trưởng Canh nông Tôn Thất Trình, đại úy ĐPQ Ngô Xuân Thu dân biểu Pleiku, trung tá Vũ Công Định Thiết Giáp,  và 62 viên chức khác. Đa số là khách hàng của Khiếu Thiện Kế.
Về chuyện đời tư, VŨ THÀNH AN dường như chưa hề hé lộ với ai và cũng chẳng ai thèm đề cập đến. Tại Hà Tây có một lần được gọi ra thăm nuôi. Một người đàn bà dắt đứa con trai từ Sàigòn đến thăm rồi từ đó không bao giờ gặp lại nữa .VŨ THÀNH AN có người chị ruột tên Liên làm công cho một bà có chồng lính Mỹ có 3 đứa con lai. Bà này có 2 tiệm photocopy ở ngã tư Bảy Hiền và trên đường Lý Thái Tổ Sàigòn.
VŨ THÀNH AN từ chối chương trình HO-8
để đi theo gia đình con lai này vào năm 1990 và phải ở lại Phi Luật Tân nửa năm sau mới được vào Hoa Kỳ tức là năm 1991 và hiện nay định cư tại Portland , Oregon.

  *Sang Hoa Kỳ, đội lốt thần linh, trốn vào nhà thờ**.*  Ai cũng biết VTA là một nhân vật rất nổi tiếng trong cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản tại Hoa Kỳ vì ông là một nhạc sĩ tên tuổi, một cựu tù nhân chính trị và hiện là một phó tế của giáo hội công giáo La Mã - địa phận Portland, Oregon - hơn nữa ông là giám đốc chương trình Bát Gạo cho các cụ già ở Việt Nam, có nhiều cơ sở hoạt động không những ở nhiều tiểu bang Hoa Kỳ và trên khắp thế giới, có nhiều cơ sở và tài sản ở Việt Nam, có biệt thự mua cho các cụ già ở thành phố nghỉ mát Đà Lạt v.v.
Ngay tại thành phố Houston Texas, ông có nhà để cho vợ chồng Trung sĩ Quẩn trông nom và cho thuê. Ông có cung nô bộc tốt cho nên không cần thuê mướn tà lọt để phục dịch và hầu hạ. Những cuộc quyên tiền nào cũng có vợ chồng Trung sĩ này "đeo bám ăn theo" vì lao tư> lưỡng lợi. Ngoài biệt tài chiêu dụ đồng hương quyên góp tiền bạc dưới mọi hình thức, từ tổ chức văn
nghệ gây quỹ tại các nhà hàng đến việc đi xin tiền các giáo hữu, các tín đồ tại các nhà thờ, họ đạo, các chùa chiền thánh thất, ông còn kinh doanh buôn bán dưới danh nghĩa Têrêxa Charity, thậm chí còn bán cả thẻ điện thoại và các loại thuốc dược thảo tăng cường sinh lý cho đàn ông và phụ nữ. Ai dám cả gan mà chọc tức VŨ THÀNH AN thì không chết cũng bị thương, chớ xem thường mà toi mạng !  Bây giờ VTA vững như bàn thạch, tiền tài, danh vọng dư thừa, còn sợ gì a
i nữa! Vừa ngồi đếm tiền đô la, vừa ca hát " *Xóa hận thù đi thôi. Hãy mở lời tha thứ.."* Miệng lưỡi y hệt như Vẹm, giết người xong còn muốn người chết phải lên tiếng. Thật là thâm ác!

VŨ THÀNH AN ngoài bảy bó, các bạn đồng tù với ông hôm nay cũng bằng hay hơn tuổi ông, có những người đã quá cố, có những người còn sống già nua tóc bạc răng long, mắt mờ tai điếc, kệ mặc thiên hạ sự, ai làm gì mặc nấy,  không thiết tha với chuyện đời quanh
mình.  Nhưng thưa ông AN, chuyện đâu còn đó, người sống có thể tha thứ cho ông nhưng đối với người đã chết thì hồn oan của họ vẫn còn đeo đẳng và không bỏ qua những tội ác của ông.
Từ hơn tháng nay, hầu như ngày nào cũng có e-mail đăng tấm hình của ông và bài viết của tác giả Trần Trung Chính với nhiều ý kiến không mấy thuận lợi cho VTA. Dường như có sự thôi thúc thiêng liêng nào đó của người đã khuất. Và xem trên TV hình ảnh ông VŨ THÀNH AN  mặc tu phục y hệt như mấy linh mục, áo đen cổ cồn trang trọng làm nhiều người tưởng lầm ông là những bậc tu hành thật sự. Ông đã bị chê bai và mất cảm tình vì ông là một kẻ ngạo mạn. Ông nên phân biệt tu phục và lễ phục. Lễ phục ông mặc trong nhà thờ như các cậu giúp lễ chứ không được mặc đi chơi ngoài phố. "Bay nâng mình lên thì Ta sẽ hạ bay xuống". Đó là lời Chúa.

*VŨ THÀNH AN muốn trở thành tên cộng sản quốc tế : POPLOV !* Trong một tài liệu viết tay, nghị sĩ Trần tấn Toan là người ở cùng trại Phú Sơn 4 nhưng không ở cùng đội cùng buồng với VTA, ông Toan có những nhận xét như sau : (trích nguyên văn) *" Tôi không là "nạn nhân" cũng không quen thân ông AN. Những điều tôi biết về ông không do liên hệ cá nhân giữa ông với tôi mà có, nhưng do tôi quen lắng nghe, quan sát và suy nghĩ về nhũng điều xảy ra quanh mình, trong đó có trường hợp VTA.*
*Ông AN ở tù 10 năm*, *chuyển qua 5 trại (Long Thành, Phú Sơn 4, Thanh Phong, Hà Tây, Nam Hà). Ở Long Thành, ông làm Văn Nghệ/ Thi Đua,ở Phú Sơn 4 ông là đội trưởng la
o động sản xuất và một đôi lần được trại giao cho đặc trách dàn dựng chương trình văn nghệ ca nhạc kịch. Chính ỏ hai nơi này, từ 1975 đến 1979, mà những hành động của ông đã di lụy cho ông tới bây giờ.* *Hoạt động nổi bật của ông ở Long Thành là sáng tác các ca khúc chính trị. Chẳng phải một mình ông AN viết ca khúc chính trị nhưng vì ông làm Văn Nghệ/ Thi Đua nên cai tù chọn những bài của ông bắt anh em toàn trại tập hát. Mỗi lần hát ai cũng tức anh ách. Ông AN và nhũng lời hát chính trị của ông trở nên đề tài đàm tiếu trong anh em từ đó.* *Ra Bắc, tới Phú Sơn 4 (PS4) ông AN làm đội trưởng lao động. Trại PS4 kỷ luật khắt khe, lao động khổ cực, công an luôn luôn gây sức ép, anh em mệt mỏi thể xác, mệt mỏi tinh thần, mỗi giây phút thư dãn
đều quý như vàng mà cũng hiếm như vàng. **Ông AN thì có một niềm tin vào Xã Hội Chủ Nghĩa đã trở thành một thứ "Thép Đã TôiThế Đấy" ở Phú Sơn 4. Ông tin tưởng chấp nhận và tuân hành triệt để kỷ luật và nội quy của trại vốn đã sẵn hà khắc. Hình như ông cho rằng đó thực là chìa khóa của
giải phóng và tiến bộ. Tôi không cùng đội với ông nhưng hồi đó có dịp quan sát ông lâu dài ở một tầm gần, thấy ông giống như tên Paplov (!) bị mờ mắt vì cái hào nhoáng gỉa tạo của chủ nghĩa xã hội khoa học,triệt để dấn thân xây dựng Xã Hội Chủ Nghĩa.* *Như ở trên đã viết, không phải chỉ có một mình ông AN mà cũng có nhiều anh em khác rơi vào tình trạng "giác ngộ" chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên ông AN "nổi" nhất có lẽ vì ông thâm tín hơn nhũng người khác. Lại cũng vì ông là đội trưởng nên việc ông khắc nghiệt với bản thân mình đã ảnh hưởng bất lợi đến đời sống anh em đồng đội vốn đã sẵn cực khổ . Do đó ông bị nhiều nguòi oán hận
phê phán..."*
*Tội ác VTA ? Nguyên nhân nào khiến Đại tá
SƠN THƯƠNG tự vẫn ?*  Bài báo ANTENNA và CON NGƯỜI của tác giả Trần Trung Chính viết về VŨ THÀNH AN làm ăng ten ỏ trại tù Phú Sơn 4 tỉnh Bắc Thái ( Lạng Sơn ) có liên quan tới cái chết của cố Đại Tá SƠN THƯƠNG đã đăng trên các báo SÀIGÒN NHỎ của Bà Hoàng Dược Thảo cũng như báo DÂN VIỆT của Bà Đoan Trang năm 1995 và 1996, sau đó đã được sao chép lại và phát tán khắp nơi gây xôn xao> dư luận một thời trong cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng sản tại Hoa Kỳ và nhiều nước trên thế giới. Người ta không ngờ một nhạc sĩ tên tuổi có tước vị phó tế  như VŨ THÀNH AN hôm nay lại đốn mạt hèn hạ đến thế !
*Dù đúng hay sai, VŨ THÀNH AN vẫn là "bị cáo" trên dư luận và bị mang tiếng trong vụ tự vẫn của cố Đại Tá SƠN THƯƠNG.* Ông SƠN THƯƠNG được xem là người hùng sát Cộng của QLVNCH. Năm 1953 ông đã mang lon Thiếu Úy và có huy chương cao quý nhất từ Quân Đội Pháp. Chuyển sang Quân Đội Việt Nam ông được ưu tiên gửi vào Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt học bổ túc sĩ quan năm 1954. Ông là người Miên quê quán Trà Vinh. Khoảng đầu thập niên 1960, ông chỉ huy đại đội Biệt Động Quân vẫy vùng ở Khu
Chiến Thuật Tiền Giang, đánh đâu thắng đó. Lúc nào ông cũng đeo cái nanh heo Rừng cứu mệnh trên cổ theo phong tục của người Miên. Sau chiến thắng Ấp Bắc1 năm 1961, ông được thăng cấp đại úy và làm Tiểu Đoàn Truỏng BĐQ biệt phái cho Sư Đoàn 7 Bộ Binh. Tiểu Đoàn "Sơn Thương" được trang bị súng AR14 - AR15 cùng lúc với Đại úy Lý Tòng Bá chỉ huy thiết đội xe tăng lội nuóc M113 và với đội trực thăng H21 của không quân thực hiện nhũng cuộc hành quân "Lùng và Diệt" thống thuộc  SĐ7BB để trác nghiệm khả năng tác chiến.
Năm 1964, ông SƠN THƯƠNG nổi tiếng với những chiến thắng lẫy lừng ở Ba Gia - Thạch Trụ. Danh hiệu tiểu đoàn Sơn Thương đã một thời đối phương run sợ. Sau đó ông được đổi về làm Tiểu Khu Phó Tiêủ Khu Vĩnh Bình và chức vụ sau cùng là Giám Đốc Nha Miên Vụ thuộc Bộ Phát Triển Sắc Tộc. Dù ở cương vị nào, ông cũng khiêm nhường, sống hài hoà vói tất cả mọi người. Một cái may đến với VŨ THÀNH AN, ông AN phải cám ơn Linh Mục Nguyễn Hũu Lễ đã vô tình cứu ông trong thời gian này vì đem sự kiện BÙI ĐÌNH THI ra toà tước quyền tỵ nạn và trục xuất về Việt Nam vì y làm ăng ten tay sai cho Việt cộng, y đã sát hại Dân biểu Đặng Văn Tiếp và ông Lâm Thành Văn trong trại tù Thanh Cẩm. Vụ này được đồng hương chú ý hơn nên câu chuyện Antenna VŨ THÀNH AN còn treo lơ lửng như cái thòng lọng tại đó. Bùi Đình Thi đã bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ, trả về Việt Nam thì Việt cộng không nhận nên bị đưa đến một hòn đảo nào đó và y đã chết. LM Nguyễn Hửu Lễ đã viết cuốn Hồi Ký TÔI PHẢI SỐNG dầy 650 trang, mấy chục ngàn cuốn bán chạy như tôm tươi nhờ bức ảnh ông đứng chụp chung với vợ chồng Bùi Đình Thi ở Westminster California ngày 9-̣9-̣1996.
*Ai biết rõ vụ tự vẫn của Đại Tá SƠN THƯƠNG ở trại Phú Sơn 4 ?* Theo như các tài liệu ghi nhận thì khi xảy ra vụ tự vẫn của ông Sơn Thương, trong trại Phú Son 4 vẫn còn 200 tù nhân chính trị trong đó có 22 linh mục và một số viên chức chính quyền và quân đội được biết sau đây: Các qúy ông : Ông Trần Huỳnh Thanh Phủ Tổng Thống, Trung tá Nguyễn Lô Tiểu Đoàn Trưởng TĐ 7 ND, Thiếu Tá Văn Hiệp Vân Trưởng F Cần Thơ, Dân biểu Bác Sĩ Trần Cao Để
Vũng Tàu, Dân biểu Thiếu Tá Không Quân Nguyễn Văn Cử, Dân biểu Trương Vi Trí, Nghị sĩ Nguyễn Khoa Phước bào đệ của cố Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Nghị sĩ Trần Tấn Toan, Nghị sĩ Khiếu Thiện Kế, Thiếu tá Trần Văn Hên
khóa 19 VBQGVN, ông Nguyễn Bá Lộc Thanh Tra Kinh Tế Vùng 4 VNCH, ông Nguyễn Ngọc Diễm Bộ Ngọai Giao VNCH, ông Đỗ Duy Chí Bộ Kinh Tế VNCH, ông Nguyễn Hồng Nhuận Tâm... và còn nhiều quý ông đã một thời ở trại Phú Sơn 4 mà chúng tôi không biết tên.

    Năm 1982, chúng tôi gặp ông Nguyễn Ngọc Diễm Bộ Ngoại Giao VNCH ở Hà Tây. Ông Diễm nói chính ông là người cho Đại tá Sơn Thương mượn tiền lưu ký để mua khoai mì. Ông Sơn Thương bị làm nhục nên đã uống 20 viên Chloroquine tự tử. Ông đã gục ngã tại sân tập họp đi lao động và được anh em khiêng xuống bệnh xá. Lúc chết trong túi áo ông có bức thư tuyệt mạng.
Năm 1988, một nhân chứng nữa là ông Nguyễn Hồng Nhuận Tâm, con trai của cụ Thẩm Phán Nguyễn Mạnh Nhụ, Chưởng Lý Tòa Thượng Thẩm Sài Gòn đã lấy bóng đèn ra thề sống chết trước mặt vị Hoà Thượng và tôi tại ngôi chùa ở đường Trương Minh Giảng Sài Gòn rằng Đại Tá Sơn Thương đã chết vì Anten VŨ THÀNH AN. Hôm gặp tôi, ông Nguyễn Hồng Nhuận Tâm mới ở tù ra và đang đi bán ô mai cam thảo kiếm tiền nuôi gia đình.
   Vấn đề Antenna VŨ THÀNH AN và vụ tự vẫn của ĐT Sơn Thương cho đến nay vẫn chưa ai làm sáng tỏ . Trong THƯ NGỎ của VŨ THÀNH AN tung ra để chống đỡ dư luận thì ông AN cố bám víu vào ông Toan : "Nguyên Thượng nghị sĩ Trần Tấn Toan, người đã chúng kiến cái chết của Đại Tá Sơn Thương vì đã ở cùng đội
cùng phòng vói ông Sơn Thương lúc đó." Điều này ông Toan đã nói ở đoạn trên ông Toan phủ nhận ông không ở chung đội chung buồng vói ông Sơn Thương.
Đọc kỹ bài viết 18 trang của ông Toan, có một thắc mắc lớn của người đọc là không hiểu ông Toan ở đội nào trong trại Phú Sơn 4 ? Ông Toan cũng không nói  buồng trưởng, đội trưởng của ông Sơn Thương là ai? Trong suốt  bài viết của ông Toan không hề đề cập đến yếu tố mà mọi người cần biết đó là
cái nguyên nhân nào đã khiến ông Sơn Thương phẫn uất mà chết.   Ông Trần Tấn Toan là người Công Giáo và sinh hoạt chung ở cùng đội văn nghệ trại Nam Hà trong những tháng cuối cùng trước khi VŨ THÀNH AN  xuất trại cho nên ông Toan cũng có phần nào tình cảm dành cho AN, ông đã kết luận bài viết có tính cách bỏ ngỏ như để làm vui lòng một người bạn : (trích nguyên văn)
  "Ai muốn kiểm chứng việc ông AN không liên can gì đến vụ tự̣ vẫn của ông SƠN THƯƠNG thì tôi xin giói thiệu tìm hỏi hai người mà phẩm cách cá nhân và tư cách nhân chứng rất đáng tin cậy. Người thứ nhất là ông Nguyễn Ngọc Diễm...Âu Châu Sụ Vụ Bộ Ngoại Giao qua Mỹ năm 1991 ở tiểu bang Miền đông không rõ địa chỉ và người thứ hai là ông Đỗ Duy Chí ... hiện nay là EligibilityTechnician tại Santa Ana, California..." Ông Toan viết tiếp " Về vụ tự̣ vẫn của Đại Tá SƠNTHƯƠNG, tôi hy vọng rằng sẽ có lúc một anh em nào ở " đội 4 xây
cất " Phú Sơn 4 nêu ra để bạch hóa vấn đề trước công luận..."
............... Vài lời chia sẻ với ông AN :
Cái kim bọc giẻ lâu ngày cũng
lòi ra. Bàn tay con người không thể che nổi ánh sáng mặt trời. Tiếng lành đồn xa... và câu chuyện của ông từ Nam ra Bắc, từ Long Thành đến Phú Sơn 4 ngay cả các bà mẹ, bà vợ của các anh em tù nhân chính trị, thân cò lặn lội nuôi chồng nuôi con, hầu như cả nước đều biết.
Những tháng đầu ở trại Long Thành đã có nhiều người say nắng đưa xuống bệnh xá trong số đó có một người chết ở khối tình báo vì những sản phẩm trí tuệ quái đản giết người của ông VTA đẻ ra để ca tụng bọn Việt gian cộng sản tháng tám cháy da người, 4000 người tù là những viên chức mà bọn VC gán cho cái tên "ngụy quân, ngụy quyền có nợ máu" phải ngày ngày riu ríu ra sân ngồi xổm, không một mảnh nón che đầu, mồ hôi nhễ nhại, vừa vỗ tay vừa hát những bài ca do ông sáng tác và chỉ đạo theo điệu "Son Đố Mì ".   " Toàn dân vui mừng, mừng người trai thanh niên bộ đội, mừng miền nam hôm nay ta giải phóng... Trồng khoai trồng đậu, trồng tình thương trong tâm hồn người, trồng niềm tin cho con tim đổi mới..." và cùng với những sản phẩm dị hợm khác ca tụng dao găm, lựu đạn, mã tấu, súng trường AKA chẳng kém những loại nhạc không tên của ông, nếu nói về số lượng.  Tại Phú Sơn 4, ông đã quì gối giang tay kính cẩn cúi đầu lên giọng ca tụng công ơn trời biển của "bác đảng", đã thi ân cho ông được tái sinh lại kiếp người.  Ông có biết nhục  và hổ thẹn khi nó đã trở thành bia miệng ngàn đời sao !   Miền Nam bị giặc phương Bắc xâm chiếm bằng súng đạn của Nga-Tàu và chúng ta đã bị bạn bè Đồng Minh bỏ rơi, hàng trăm ngàn quân dân cán chính và nhân dân miền Nam đã chịu chung số phận chết chóc tù đày, gia đình ly tán, nước mất nhà tan. Hoàn cảnh thất thế phải xử thế theo tình huống nhưng vẫn bảo toàn phẩm cách, không tự giết chết danh dự của mình. Tôi kể lại một mẩu chuyện ở Hà Tây mà đích thân tôi chứng kiến cho ông nghe:  Sáng sớm vừa mở cửa khu, tù nhân Vĩnh Thái đội nhà bếp vừa đẩy xe nước uống tới cổng để phát cho tù trước khi đi lao động thì một nữ cán bộ VC cũng xuất hiện đội trên đầu một thúng thịt lợn chết đem rao bán cho tù.  Nhìn những miếng thịt thâm tái của con lợn chết đêm qua, ông Nguyễn Văn Độ, thiếu tá Cảnh sát Đặc biệt  lên tiếng :  -" Này cán bộ ơi ! Hôm nay thứ sáu Tuần Thánh, ngày Chúa Giê su chịu đóng đinh và chịu chết cho nên chúng tôi ăn chay kiêng thịt. Xin cán bộ thông cảm."  Mụ cán bộ này bỗng tru mõm ra như một con chó dại : -"
A..a.a . Thế , thế cái thằng Giê su nó là ai mà các anh sợ nó thế ?" Ông Nguyễn Văn Độ, có biệt danh là Độ Mù vì ông mang kính cận, đã thản nhiên tươi cười lấy tay chỉ lên trời và nói: -" Ông ấy là ông Trời, làm ra Sấm Sét ! Trời sắp mưa rồi. Cán bộ nên về đi !"   Ngoài trời lấm tấm mưa nhưng không lấn át được độ hương nồng của Hoa Soan ngào ngạt trong tuần Phục Sinh năm ấy. Đấy là cách ứng xử cao thượng của người thất thế!     Về cái chết của cố Đại tá SƠN THƯƠNG, hiện nay ông VTA vẫn là bị cáo dù chỉ là dư luận nhưng nó vẫn còn âm ỉ như một đống than. Chỉ một làn gió nhẹ sẽ bùng lên. Ông AN có nghĩ rằng nó sẽ trở thành một vụ án Bùi Đình Thi thứ 2 ?  Ở một xứ tự do công bằng và dân chủ như Hoa Kỳ thì chuyện gì cũng có thể xảy ra và không có ngoại lệ nào cho bất cứ ai ...
Tôi có lời khuyên cuối cùng cho ông sau đây :
Thứ 1.  Nên công khai thú nhận những việc đã làm "Mea Culpa ! Mea Culpa" và cúi đầu xin tha thứ như ông đã từng quỳ gối giang tay trước bọn cai tù.
Thứ 2. Đừng lớn tiếng kêu gọi "Xóa Bỏ Hận Thù" như một con nợ muốn quỵt nợ của người cho vay nợ. Đó là trái phép công bằng. Có 2 thứ tội của con người thấu tới trời xanh :  Tội trái phép công bằng và tội giết người. "Xóa Bỏ Hận Thù" là chính sách của VC trong Nghị Quyết 36 nhằm lừa phỉnh nhuộm đỏ đồng bào hải ngoại.
Thứ 3. Muốn bạch hóa những lỗi lầm của ông ở trại Phú Sơn 4, muộn còn hơn không, ông nên thành thật viết ra trên giấy trắng mực đen để giải tỏa những thành kiến hoặc ngộ nhận về ông. Ông nên tự bào chữa cho mình hơn là chờ đợi sự mời gọi nhân chứng theo ý kiến của nghị sĩ Trần Tấn Toan vì ông là một đội trưởng của trại Phú Sơn 4. Ông nhận biết vụ tự sát của cố Đại tá SƠN THƯƠNG như thế nào ? Nguyên nhân từ đâu gây ra? Theo ông thì ai là người chịu trách nhiệm về cái chết thương tâm oan nghiệt này nếu người đó không phải là ông.   Hy vọng  lời nói của ông sẽ có sức thuyết phục và được mọi người lắng nghe nhất là những người thân, vợ con, anh em và đồng đội của cố ĐT Sơn Thương.    Hãy can đảm lên hỡi thầy phó tế JEAN-MARIE-THÉRÈSE  VŨ THÀNH AN

                                                       = = = = = = = = = = =

     Thơ Phạm Đức Nhì  :   VŨ THÀNH AN HAI LẦN  “ PHỤC  SINH ”

Chúa Giê- Su chết trên thập tự giá
cứu chuộc loài người
sau đó ngài sống lại
hồn xác bay lên trời
nhớ sự kiện thánh linh ấy
mỗi năm ta mừng Lễ Phục Sinh

Năm 75 có anh nhạc sĩ sợ bị đóng đinh nên đi đâu cũng phân bua
-cả với người không quen biết- rằng “*Vũ Thành An đã chết.*
*cho một con người mới phục sinh*
*con người thế hệ Hồ Chí Minh*
*với tư tưởng Lê Nin Kác Mác” (1)*

An còn mở lòng soạn nhạc ngợi ca chế độ mới vinh quang thấy thế ai cũng tưởng rồi An sẽ hết đời sống ở Việt Nam nào ngờ An cũng … mò qua Mỹ lên đài phát thanh nói toàn lời can trường đạo nghĩa

Chúa Giê- Su có một lần chết
một lần sống lại
rồi lên trời
ngự bên hữu đức Chúa Cha
Vũ Thành An ranh ma
có đến hai lần chết
hai lần phục sinh

Con cắc kè xanh
vào lùm bụi đỏ
nên biến thành màu đỏ
ra khỏi bụi
lại đổi màu da lần nữa
Vũ Thành An lại hoàn Vũ Thành An
xảo trá và rất … hèn.

Phạm Đức Nhì







__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay" 

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List