QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Saturday, April 2, 2016

Tôi đi mổ ở Bệnh viện Bình Dân, khu kỹ thuật cao.



Matthew Trần:

Đối với tên Hồ Ngọc Nhuận (HNN), các độc zã xa gần nôi ngoại ..xĩ vã hắn như ri là nhẹ lắm đó !!

Tui kũng định kiếm một vài kục fẫn đễ ném vào mặt hắn nhưng kác bạn lấy hết rồi, chẵng kòn thừa cục mô ... uỗng thiệt !!

Noái cho ngay: Tên HNNhuận chờ cho tới bây chừ (hết 9 rưỡi fần 10 đời người kũa hắn) mới nhận thức được kái thực chất kũa “thiên đàng CS ra răng” thì là quá trễ !!

Thiệt đáng đời cho một tên CS đóng kịch làm thành fần thứ 3 zỡ ẹt …

MT

From: Thomas D. Tran <>
Sent: Friday, April 1, 2016 4:13 PM
Subject: Fwd: Fw: Tôi đi mổ ở Bệnh viện Bình Dân, khu kỹ thuật cao.

Chuyển đọc và chuyển tiếp tối đa. Tên tham danh hám vị Hồ Ngọc Nhuận nay đã thấm chưa? Chắc hẳn y "cay cú" lắm nên mới thố lộ trong thư này! Những kẻ tham danh hám lợi trong nước cũng như ở hải ngoại hãy đọc thư này để làm răn.

TDT

From: TQuang Ton <
Date: 2016-04-01 9:32 GMT-05:00
Subject: Fw: Tôi đi mổ ở Bệnh viện Bình Dân, khu kỹ thuật cao.
To: Tue Ton-That <anvihy
Này Hồ Ngọc Nhuận,
Ngươi và đồng bọn trong cái gọi là "khối đối lập" đâu rồi ? Sao không làm một phát biểu tình tuyệt thực xem chơi ! Đám ngươi đừng mơ ước được vào bệnh viện dành cho "cán bộ lão thành của đảng ". Tả oán chi vô ích, chỉ để người ta cười va thêm ghét .
Ngươi gieo nhân thì ngươi gặt quả . Nhân quả có ngay trong kiếp này của ngươi đó .
Quyền và lợi chúng chia nhau chưa đủ , phải giành giật uýnh nhau chí choé, đâu có phần dư để chia cho đám phản phúc các ngươi ? Biết điều thì cúi đầu tạ tội với tổ quốc, với đồng bào và cắn răng mà chịu để chờ ngày "nấp sau nãi chuối ngắm gà khỏa thân".
T. 

From:  <lan19
 >
Sent: Thursday, March 31, 2016 3:26 PM
Subject: Fwd:  Tôi đi mổ ở Bệnh viện Bình Dân, khu kỹ thuật cao.

Bạn  thân mến,
Cám ơn bạn đã gửi cho một bài viết tả oán Bịnh Viện Bình Dân của thằng chó chết Hồ Ngọc Nhuận. Thằng này còn mày mắn quá nên nó chưa chết dưới tay của các bác sĩ Việt Cộng. Còn nhớ ngày nào, nó không đi lính, nó làm dân biểu, chuyên môn phá rối VNCH. Nó là mot thằng xách động biểu tình, cảnh sát và lực lượng an ninh của chúng ta rất khổ vì nó. Sau 1975 tôi nghe nói nó ủng hộ Việt Cộng và vui sướng với chế độ mới, bây giờ nó lại tả oán. Đời là thế, phá phách rồi tưởng khá hơn té ra lại tệ hơn. Với thằng này, không lẽ tôi phải đi cầu nguyện Trời, Phật hay Chúa cho nó chết để đến tội ư? Xin hãy để cho nó sống trăm tuổi và chứng kiến những điều tồi tệ mà nó một phần đóng góp sự xụp đổ của VNCH. Đáng đời cho một kẻ phò trợ bọn Việt Cộng!

Sent: 3/30/2016 10:24:32 P.M. Central Daylight Time
Subj: Fw:
Tôi đi mổ ở Bệnh viện Bình Dân i đi mổ ở Bệnh viện Bình Dân, khu kỷ thuật cao.



Hồ ngọc Nhuận


Nhà báo, cựu dân biểu VNCH Hồ Ngọc Nhuận
Thân gửi các bạn tôi và các con cháu tôi,
                                                                
     Từ hơn ba năm qua tôi bị chứng đau cột sống  lưng nó hành, đi lại hoạt đông rất khó khăn.Cách đây vài năm tôi lại bị thoát vị bẹn bên phải, phải mổ.Xui nữa, vừa rồi cái bẹn bên trái tôi nó lại đe dọa không chịu nằm yên...
     Sáng thừ Tư, ngày 23/3/2016, do có người giới thiệu, tôi đến khám ở BV Bình Dân, khu KTC (KỹThuậtCao), với một PHÓ GIÁO SƯ TIẾN SĨ BÁC SĨ, để được cho đi làm các xét nghiệm cần thiết , chuẩn bị điều trị : mổ.Sau các xét nghiệm , nhân viên BV yêu cầu tôi phải có mặt đúng 07 giờ sáng hôm sau tại BV để làm thủ tục nhập viên, không được trễ, "vì trễ sẽ gặp trở ngại trong việc nhập viện".
     Sáng hôm sau, thứ Năm, 24/3/2016, tôi đến BV không đúng hẹn 7 giờ, mà đến lúc  06 giờ 30. Vì tôi thà đến sớm để chờ, hơn là để bị  kẹt xe trễ hẹn ơ BV thì "chết". Cô nhân viên BV tiếp tôi lúc 07 giờ 15, kêu tôi chờ  đến hơn 09 giờ, rồi  giao  cho vài cô nhân viên khác hướng dẫn tôi làm thủ tục nhập viện ...Sau khi nhập viện ở một phòng 02 giường, tôi được yêu cầu các việc sau : - ngưng ăn lúc 20 giờ để được bom thuốc rửa ruột ; - ngưng uống nước hay bất cứ thứ gì từ 12 giờ đêm , "nếu có lỡ nuốt một ngụm nước gì thì phải thành thật khai báo với bác sĩ" ; - đúng 05 giờ 30 sáng ngày thứ Sáu 25/3/2016, phải ở tư thế sẵn sàng để được đưa đi "tập trung", mổ.
     Đúng hẹn 07 giờ  sáng ngày thừ Sau, 25/3/2016, tôi cùng khoảng 20 bệnh nhân khác được tập trung ra hành làng để được đưa đến  phòng mổ. Đúng hơn là phòng chờ mổ, nằm chung khu với phòng mổ.Cứ hai bệnh nhân được cho nằm chung một giường , để chờ được kêu tên...cho đi mổ hay để được hỏi mấy câu gì đó.Có một bệnh nhân nữ được một bác sĩ đến gặp,nói :  " Bệnh thận của bà có thể không mổ nội soi được, vì mổ nội soi không thể cắt thận đưa ra ngoài được. Bà hiểu không ?"...Lát sau lại có một bác sĩ khác đến nói : " Bà nghe bác sĩ nói đây : Cái thận của bà đã bị hư rồi, phải cắt vụt đi. Mổ nôi soi không phải là không cắt  bỏ thận được. Khoa học bây giờ hiên đại lắm, mổ nội soi mà vẫn cắt lậy thận ra được, không cần phải mổ hở...Bà có nghe tôi nói không, có hiểu không mà mặt bà cứ trơ ra  như vậy ?...".
     Khoảng 09 gờ 30 hơn , sau khi đã sẵn sàng chờ được gọi tên từ lúc 05 giờ 30 sáng, và nhịn khát  để nằm ngồi chờ từ lúc 12 giờ đêm, tôi được một ông bác sĩ trẻ đến gặp, hỏi tên tuổi, và mấy câu hỏi cũ mà tôi đã từng được hỏi trong hai ngày qua. Rồi vỗ vai tôi, nói  : " Ông sẽ được mổ ưu tiên vì ông lớn tuổi". Cái ưu tiên  của tôi kéo dài thêm 2 tiếng, rồi 2 tiềng nữa.Mắt tôi hoa, tai tôi ù, đầu và ngực tôi nặng trịch. Đúng 13 giờ, tôi đến gặp một nhân viên trong phòng, yêu cầu được gặp bác sĩ điều trị. Người ta kêu tôi chờ...
     Không còn sức để chờ, tôi mở cửa bước ra ngoài như một cái máy, mong được gặp ai đó hay các con tôi.Xuống được cầu thang, tôi bước đi hướng ra cổng BV như một người mông du,giữa sự kinh ngạc tột cùng của đông đão bà con bênh nhân và thân nhân . Một cô nuôi bệnh chạy đến hỏi tôi đủ điều, lật xem cái vòng bệnh nhân đeo ở cổ tay tôi, rồi chạy vụt đi tìm các con tôi. Các con tôi cũng sợ thất thần cả buổi sáng , mà không biết chờ tôi chỗ nào, gặp ở đâu. Bởi khi tôi còn chờ trong  phòng chờ mổ, nhiếu bệnh nhân mới được tiếp tục đưa đến . Các bà con nầy nói : "Các ông bà ở đây chờ, tụi tui ở trong phòng chờ, bà con thân nhân ở ngoài chờ. Mà khổ nhất là bà con thân nhân, vì họ không biết người nhà đã được mổ hay chưa, mổ rồi sao cả buổi không thấy ra, không biết tin lành hay tin dữ... Các con tôi cũng ở trong trường hợp nầy , cả buổi sáng. Và ở nhà tôi nữa... 
     Trước tình trang bơ phờ thê thảm bi đát của tôi, các con  tôi quyết định bỏ lại hết  để đưa tôi về... Dù có xảy ra việc gì...
     Tôi viết mấy dòng  nầy để vui mừng thông báo cùng bạn bè và các con cháu tôi, rang: tôi nay đã hoàn hoàn "thoát hiểm" ở BV/BD/Khu KNC, và đã an toàn về nhà. Và đang nằm dưỡng sức. Vệc gì sẽ xảy đến với tôi nữa thì tôi không biết.
     Tôi cũng xin nói thêm rằng : cái bệnh viện Bình Dân nầy tôi đã từng biết nó từ khi nó mới ra đời hồi Đệ nhất VNCH. Tôi cũng đã từng chứng kiến những bước thăng trầm của nó , theo dòng thời gian, với các bác sĩ bậc thầy như cố giáo sư Phạm Biểu Tâm, cố giáo sư Ngô gia Hy, và nhiều bác sĩ tên tuổi khác mà tôi từng quen biết. Không ngờ nó lại "lột xác xã hôi chũ nghĩa" đến như vậy.!
      Dù sao thì tôi vẫn còn muốn bám víu vào một chút  gì đó còn lại của cái Sài Gòn cũ "không xã hội chũ nghĩa" của tôi , trong đó có cái BV/BD, từ thời Đệ Nhất VNCH, " không xã hội chũ nghĩa hay cộng sản chũ nghĩa", để mà thương , mà nhớ...
     Thân mến,
       Hồ ngọc Nhuận

 Sài Gòn,  ngày 26/3/2016


Đôi lời Lá thư trên là của nhà báo, cựu dân biểu VNCH Hồ Ngọc Nhuận báo tin cho bạn bè biết về tình trạng sức khỏe của ông, nhưng lá thư còn cho thấy tình trạng y tế của Việt Nam ( đặc biệt Sài Gòn cũ) hiện nay. Được phép của nhà văn Hoàng Ngọc Biên, một trong những người bạn của nhà báo Hồ Ngọc Nhuận, chúng tôi xin phép được đăng lá thư của ông với lời tự thú của ông: "...Vô bệnh viện Bình Dân là do tôi tự nguyện đút đầu vô, để được trãi nghiệm. Quả thật họ đối xử rất quái đản với bệnh nhân từ các tỉnh đến..."





__._,_.___


Posted by: <vneagle_1

10 năm Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 240 (01-04-2016)



On Friday, April 1, 2016 7:25 AM, Toma Thien < wrote:

Kính gởi đến Quý Ân nhân, Quý Ủng hộ viên và Quý Độc giả bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 240 (ra ngày 01-04-2016) và bài xã luận của bán nguyệt san. Xin cảm ơn Quý vị đã đón nhận và sẽ chuyển tiếp.
Ban biên tập
10 năm Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam
Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 240 (01-04-2016)
          Đầu năm 2006, có hai nhà trí thức đấu tranh dân chủ ở Sài Gòn là giáo sư Trần Khuê và kỹ sư Đỗ Nam Hải ra Hà Nội. Họ đi thăm và gặp gỡ nhiều nhân vật cộng sản đã phản tỉnh hay có tinh thần dân chủ như các ông Hoàng Minh Chính (nguyên viện trưởng Viện triết học Mác-Lê), Lê Hồng Hà (đại tá công an, nguyên Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ tổng hợp Bộ Nội), đại tá quân đội Phạm Quế Dương, cựu chiến binh Trần Đại Sơn, tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, tiến sĩ Phan Đình Diệu, nhà văn Hoàng Tiến, nhà văn Hoàng Quốc Hải, nhà báo Nguyễn Khắc Toàn, gia đình trung tướng Trần Độ, gia đình 2 tù nhân chính trị vẫn còn trong ngục là chị Vũ Thúy Hà vợ của bác sĩ Phạm Hồng Sơn và chị Bùi Thị Kim Ngân vợ của nhà báo Nguyễn Vũ Bình…. Họ trao đổi sâu rộng về hiện tình đất nước và bàn phương hướng phối hợp đấu tranh chung, cùng hành động vì một mục tiêu: đẩy mạnh hơn nữa công cuộc dân chủ hóa toàn diện đất nước. Cụ thể trước mắt là soạn thảo một Tuyên ngôn Dân chủ Nhân quyền cho Việt Nam theo kiểu “Hiến chương 77” ở Tiệp Khắc, bản hiến chương lịch sử mà nhiều trí thức, văn nhân, nghệ sĩ nước ấy đã đưa ra vào tháng 01-1977, từ đó tạo nên một phong trào dân chủ ngày càng mạnh mẽ, dẫn đến cuộc Cách mạng Nhung năm 1989, giải thể chế độ cộng sản hoàn toàn.
          Do nắm được tính chất nghiêm trọng của vụ việc, cảm thấy nó đe dọa thể chế chính trị độc đoán hiện tồn của mình, Ba Đình đã chỉ thị cho Bộ công an và Bộ công an chỉ đạo Tổng cục an ninh, Cục A42, Sở công an Hà Nội (và sau đó là mọi sở công an khắp cả nước) tăng cường giám sát mọi hành động của nhóm dân chủ này: từ tư gia đến nhà trọ, từ điện thoại đến điện thư của họ đều bị theo dõi ráo riết. Thậm chí công an còn bắt giữ kỹ sư Đỗ Nam Hải khi anh đang ở trong một quán internet để thẩm vấn và khám hộp thư điện tử của anh (vào cuối tháng 2-2006).
          Đầu tháng 3-2006, kỹ sư Đỗ Nam Hải vào lại Sài Gòn với sứ mạng chấp bút Tuyên ngôn theo phác thảo chung từ Hà Nội. Sở dĩ được giao việc này vì trước đó anh đã nổi tiếng với 5 bài tiểu luận về tình hình đất nước xã hội dưới bút hiệu Phương Nam. Cùng làm việc này với giáo sư Nguyễn Chính Kết và Thượng tọa Thích Không Tánh, anh tiếp tục bị công an Sài Gòn theo dõi điện thư, khám xét và niêm phong máy tính, thậm chí vào đầu tháng 4 còn giam giữ anh tại quận Phú Nhuận hầu ngăn chặn anh hoàn thành dự thảo. Tuy nhiên, kỹ sư Hải đã kịp gửi bản nháp đến cho nhiều nhà dân chủ miền Trung lẫn miền Bắc để cùng nhau duyệt lại. Và cuối cùng, chính nhóm linh mục đấu tranh cho tự do tôn giáo và dân chủ nhân quyền ở Huế (Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền, thành lập từ năm 2001) đã hoàn thiện văn bản và tung ra chiều ngày 08-04-2006 với tên chính thức “Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho VN 2006” kèm danh sách 118 người (ghi cả nghề nghiệp và địa chỉ, thuộc mọi miền đất nước, do linh mục Nguyễn Văn Lý tập hợp). Thật ra, Tuyên ngôn này không phải là đột khởi đột hiện. Trước đó đã có nhiều bản văn dọn đường cho nó. Như Lời kêu gọi tẩy chay bầu cử Quốc hội bù nhìn 2007 (17-10-2005), Lời kêu gọi cho Quyền Thông tin Ngôn luận (22-02-2006), Lời kêu gọi cho Quyền công nhân Việt Nam (19-3-2006), Lời Kêu gọi cho Quyền thành lập và hoạt động đảng phái Việt Nam (06-4-2006).

          Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam sở dĩ nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của quốc nội và quốc tế, của nhiều đồng bào yêu nước và nhiều chính khách, tổ chức dân chủ năm châu, chính vì đó là một bản văn mang tính tranh đấu công khai, mạnh mẽ của nhân dân, nhận định rõ ràng chính xác về thực trạng đất nước và quy luật lịch sử, đặt ra mục tiêu thích hợp, phương pháp đúng đắn và ý nghĩa cao đẹp; nó lại phát sinh từ giữa một chế độ độc tài toàn trị kể từ Cách mạng tháng 8 1945. Thiết tưởng cũng nên nhắc lại vài điểm trong nội dung của Tuyên ngôn mà từ 10 năm qua đã trở thành –có thể nói thế- nguồn hứng, tinh thần, động lực và ngọn đuốc cho phong trào dân chủ tại Việt Nam.  
          Về thực trạng của Việt Nam, Tuyên ngôn xác định cách thẳng thắn và can đảm: “Trong cuộc Cách mạng tháng 8-1945, sự lựa chọn của toàn Dân tộc ta là Độc lập Dân tộc, chứ không phải là chủ nghĩa xã hội”. Nhưng “rõ ràng mục tiêu của cuộc cách mạng ấy đã bị đảng Cộng sản VN đánh tráo. Và dĩ nhiên, Quyền Dân tộc tự quyết cũng hoàn toàn bị thủ tiêu. Đã có ít nhất 2 cơ hội lịch sử rất thuận lợi là năm 1954 ở miền Bắc và năm 1975 trên cả nước, để Dân tộc khẳng định Quyền tự quyết của mình. Nhưng tất cả đều đã bị đảng Cộng sản VN tráo trở không thực hiện. Vì một khi nền chuyên chính vô sản đã được thiết lập, thì theo Lênin, chức năng đầu tiên của nó chính là bạo lực và khủng bố trấn áp !... Kể từ đó, nhất là ở miền Bắc sau năm 1954, rồi cả nước sau ngày 30-4-1975 thì bóng ma của chủ nghĩa cộng sản đã luôn đè ám lên đầu, lên cổ toàn Dân VN. Chính cái bóng ma ấy… đã triệt tiêu hầu hết những quyền con người của Nhân dân VN. Và hôm nay, nó vẫn đang tạm đô hộ, chiếm đóng lên cả 2 mặt tinh thần và thể chất của toàn Dân tộc VN”.
          Về quy luật lịch sử hay qui luật phổ biến toàn cầu, Tuyên ngôn không ngại cho thấy chính những người cộng sản đang đi ngược bánh xe lịch sử: “Lịch sử đã minh định rằng mọi quyền tự do, dân chủ ở bất cứ một chế độ độc đảng toàn trị nào, dù cộng sản hay không cộng sản, cũng đều bị chà đạp không thương tiếc, chỉ khác nhau ở mức độ mà thôi. Bất hạnh thay là cho đến nay, Dân tộc VN vẫn thuộc về một trong số ít các Quốc gia trên thế giới còn bị cai trị bởi chế độ độc đảng toàn trị cộng sản. Điều này thể hiện cụ thể tại Điều 4 của Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa VN hiện hành… Chính vì điều này mà các quyền tự do, dân chủ của Nhân dân đã hoàn toàn bị triệt tiêu, may ra chỉ còn vài mẩu vụn mà thôi !” Việc này đưa đến hậu quả: “VN hôm nay trở thành Quốc gia bị tụt hậu quá xa so với các Nước trong khu vực và thế giới. Quốc nhục này và các quốc nạn khác khó bề tẩy xóa”. Cái đó nằm quy luật chung do chính thực tiễn xác nhận: “Bất kỳ Nước nào đã bị rơi vào quỹ đạo của chủ nghĩa cộng sản thì đều điêu tàn thê thảm cả”. Do đó “Liên Xô, cái nôi cộng sản, cùng với các Nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu khác, đã dũng cảm vượt qua chính mình để quay lại tìm đường đi đúng cho Dân tộc họ”.
          Từ thực trạng và qui luật trên đây, với ý thức trách nhiệm của công dân trước vận mệnh Đất nước, những người ký Tuyên ngôn giãi bày cùng toàn thể Đồng bào quốc nội và hải ngoại:
          - Mục tiêu đấu tranh:Mục tiêu cao nhất… là làm cho thể chế chính trị ở VN hiện nay phải bị thay thế triệt để, chứ không phải được “đổi mới” từng phần hay điều chỉnh vặt vãnh như đang xảy ra. Cụ thể là phải chuyển từ thể chế chính trị nhất nguyên, độc đảng, không có cạnh tranh trên chính trường hiện nay, sang thể chế chính trị đa nguyên, đa đảng, có cạnh tranh lành mạnh, phù hợp với những đòi hỏi chính đáng của Đất nước, trong đó hệ thống tam quyền Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp phải được phân lập rõ ràng, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và trải nghiệm của Nhân loại qua những nền dân chủ đắt giá và đầy thành tựu”.
          “Mục tiêu cụ thể là thiết lập lại các quyền cơ bản của toàn Dân sau đây : - Quyền Tự do Thông tin Ngôn luận theo Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị của Liên Hiệp Quốc, điều 19,2… Nghĩa là các đảng phái, tổ chức, cá nhân có quyền thông tin ngôn luận qua báo chí, phát thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông đại chúng khác mà không cần đợi phép của nhà cầm quyền. - Quyền Tự do hội họp, lập hội, lập đảng, bầu cử và ứng cử theo Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, điều 21… Nghĩa là các đảng phái thuộc mọi khuynh hướng cùng nhau cạnh tranh lành mạnh trong một nền dân chủ đa nguyên, đa đảng chân chính. - Quyền Tự do hoạt động Công đoàn độc lập và Quyền Đình công chính đáng theo Công ước Quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, điều 7 và 8… Các công đoàn này phải là những tổ chức duy nhất hoạt động độc lập, không có những loại Công đoàn tay sai của nhà cầm quyền. - Quyền Tự do Tôn giáo theo Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, điều 18… Các Tôn giáo này phải hoạt động độc lập, chứ không thể bị biến thành công cụ cho nhà cầm quyền”.
          Phương pháp đấu tranh: “Hòa bình, bất bạo động. Và chính Dân tộc chủ động thực hiện cuộc đấu tranh này…. Thông qua những phương tiện thông tin hiện đại và qua sự giao lưu quốc tế ngày càng rộng mở, chúng ta sẽ tìm mọi cách giúp Đồng bào kiện toàn nhận thức. Và một khi Nhân dân đã có nhận thức đúng và rõ thì nhất định sẽ biết hành động thích hợp và hiệu quả”.

          Ý nghĩa cuộc đấu tranh:Làm cho chính nghĩa thắng phi nghĩa, tiến bộ thắng lạc hậu, các lực lượng dân tộc đang vận dụng đúng quy luật của cuộc sống và xu thế của thời đại thắng những tà lực đang tìm cách đi ngược lại những xu thế và quy luật ấy. Đảng cộng sản VN vẫn còn đồng hành cùng Dân tộc hay không là tùy ở mức độ đảng ấy có khách quan, công bằng, sáng suốt và khiêm tốn chấp nhận các nguyên tắc bình đẳng của cuộc cạnh tranh lành mạnh hay không, chỉ có thể chế chính trị độc đảng ấy là dứt khoát phải bị chôn táng vĩnh viễn vào quá khứ. Từ đó, Dân tộc sẽ tìm được những con người tốt nhất, những lực lượng chính trị giỏi nhất sau mỗi kỳ bầu cử để lãnh đạo Đất nước. Nguyên tắc “lẽ phải toàn thắng” sẽ được thiết lập và cuộc sống cá nhân sẽ trở nên tốt hơn, xã hội sẽ trở nên nhân bản hơn và Đồng bào sẽ sống với nhau thân thiện hơn”.
          Lướt qua Tuyên ngôn, không ai không nhận thấy đó thực là những nhận định sáng suốt và những đường lối đúng đắn để xây dựng đất nước trong hiện tại và tương lai. Thế nhưng, do lòng tham lam vô độ muốn nắm mọi quyền lực để thu vén mọi quyền lợi, do niềm tin tưởng mù quáng vào bạo lực và lừa gạt như phương tiện quản lý đất nước và điều hành xã hội, do sự lệ thuộc và quỵ lụy đê hèn đối với đảng cộng sản Trung Quốc vốn ngày càng biểu lộ dã tâm thôn tính nước Việt, đảng cộng sản VN đã và đang thản nhiên gạt bỏ hoàn toàn nội dung của Tuyên ngôn, do đó –như thực tế chứng minh- họ càng đẩy Đất nước vào bao khủng hoảng, đẩy Xã hội vào bao cảnh nhiễu nhương, đẩy Nhân dân vào bao cảnh khốn cùng, đẩy chính bản thân đảng vào bao bế tắc, từ đó đẩy Quốc gia vào nguy cơ bị Bắc thù đại hán xóa sổ. Thành ra, toàn dân hãy nhân kỷ niệm 10 năm Tuyên ngôn Tự do Dân chủ mà quyết tâm đứng lên, nắm lấy vận mệnh của mình, giành lại dân chủ tự do cho mình.
          BAN BIÊN TẬP







__._,_.___

Posted by: 8406news <

TIN VUI CHO QUÍ VỊ SƯU TẬP TÀI LIỆU LỊCH SỬ CHIẾN TRANH VIỆT NAM

 
(nếu quí vị không nhìn thấy hình, xin bấm vào pdf attachment ở dưới cùng để xem)


TIN VUI CHO QUÍ VỊ SƯU TẬP TÀI LIỆU
LỊCH SỬ CHIẾN TRANH VIỆT NAM
30 năm mới có một lần:
Nhà sách Làng Văn Online
“đại hạ giá” trong 30 ngày
từ ngày 1 tháng 4 năm 2016
tới hết ngày 30 tháng 4 năm 2016

Sách của người Việt vùng Việt Nam Cộng Hòa ngày càng hiếm tại hải ngoại. Sách in từ trước 1975 không còn được tái bản như 30 năm trước. Sách mới hầu như không còn xuất bản. Sách VNCH sẽ hoàn toàn biến mất từ 10 tới 15 năm nữa! Căn cước tị nạn đang phai mờ. Đây là dịp cuối cùng để mọi người chung tay giữ lại một vài mảnh vụn cho mình. Hãy mua để giữ, dù chưa có thì giờ đọc ngay. Hãy mua để chụp lại, hay đánh chữ lại, đăng trên website lưu cho đời sau hay giới thiệu một dòng văn học Việt với 90 triệu người trong nước. Hãy mua biếu bạn bè, thân nhân làm quà. Hãy mua tặng các đoàn thể, thư viện công cộng.


Nhân dịp 30 tháng 4, giới thiệu sách
CHIẾN TRANH VIỆT NAM TOÀN TẬP
của Tiến sĩ Nguyễn Đức Phương
do nhà xuất bản Làng Văn ấn hành



      Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập là một tác phẩm lớn, đúc kết toàn diện, nghiêm chỉnh và chính xác về chiến-tranh Việt-Nam trên bình-diện quân-sự. Tác giả đã tập trung tài liệu về các trận đánh tiêu biểu từ năm 1963, thời điểm Cộng Sản bắt đầu đưa chiến tranh sang giai-đoạn mới, cho đến khi Miền Nam hoàn toàn lọt vào tay Cộng-Sản Bắc Việt năm 1975. Cho đến nay, đây là quyển sách duy nhất liệt kê theo thứ tự và đi sâu vào chi tiết các trận đánh trong khoảng thời gian vừa kể, nhất là các trận đánh mà thành phần tham dự chủ lực là các đơn vị thuộc Quân lực VNCH. Căn-cứ vào cường-độ chiến-tranh và mức độ tham chiến của hai phía Quốc Cộng, khoảng thời-gian nầy có thể chia ra làm ba giai-đoạn; quyển sách do đó gồm có 4 chương.
      Chương 1 tóm tắt bối cảnh lịch-sử để độc giả có một ý niệm tổng quát về những biến chuyển liên quan đến cuộc chiến tranh Việt-Nam trong khoảng thời gian từ năm 1963 đến năm 1975.
      Chương 2 ghi lại các trận đánh trong hai năm 1963-64 khi Cộng-Sản Bắc-Việt bắt đầu phát-động chiến-tranh xâm-lược tại Miền Nam.
      Chương 3 mô tả giai-đoạn VNCH và đồng-minh chống Cộng-Sản xâm-lược. Giai-đoạn nầy bắt đầu năm 1965, kéo dài đến mùa hè năm 1972 khi VNCH nhận được sự giúp đỡ trực tiếp của các quốc-gia đồng-minh.
      Chương 4, bắt đầu với sự rút lui của quân-đội đồng-minh theo hiệp-định Ba-Lê năm 1973. QL/VNCH tiếp tục cuộc chiến chống xâm-lược một cách đơn độc, cho đến khi CSBV cưỡng chiếm hoàn toàn Miền Nam vào năm 1975.
      Về tài-liệu tham-khảo, tác-giả đã cố gắng sưu tập từ cả hai phía Tự do và Cộng-Sản để đưa đến cái nhìn tổng thể.
      Về nội-dung, tác-giả trình bày một cách trung thực những sự kiện đã xảy ra. Quá khứ đã trôi qua mấy mươi năm, cùng với sự sụp đổ của chủ-nghĩa Cộng-Sản đã đủ để chứng-minh tất cả. Ðể đạt tới mức chính-xác trên phương-diện sử liệu, tác-giả đã liên-lạc những chứng nhân lịch-sử, ghi nhận hoặc kiểm chứng những điểm liên hệ.
      Về hình thức, các tài-liệu tham-khảo và bản đồ liên hệ được đặt ở phần cuối của từng trận đánh để độc-giả có thể tra cứu một cách dễ dàng và nhanh chóng.

      Tóm tắt nội dung:
      53 trận đánh lớn với sơ đồ mặt trận, diễn tiến, kết quả.
-          1963-1964, QL/VNCH chiến đấu đơn độc (chưa có quân Đồng Minh): Ấp Bắc, Đầm Giơi, Hiệp Hòa, Suối Đá, An Lão, Bình Giã.
-          1965-1972 (có Đồng minh): Vũng Rô, Ba Gia, Phụng Dư, Đồng Xoài, Đức Cơ, Bố Đức, Vạn Tường, Pleime, Ia Drang, Bàu Bàng, Hành quân Masher/White Wing, A-Shau, Hành quân Attleboro, Long Tân, Hành quân Cedar Falls, Hanh quân Junction City, Cồn Tiên, Rạch Ba Rài, Dakto, Khe Sanh, Tổng công kích Mậu Thân, Làng Vây, Đại Độ, Khâm Đức, Lam Sơn 719, Căn cứ Hỏa lực Mary Ann, Mùa hè 1972.
-          1972-1975, QL/VNCH chiến đấu đơn độc (sau khi Đồng minh tháo chạy): Hồng Ngự, Cửa Việt, Sa Huỳnh, Quảng Đức, Hoàng Sa, Hành quân Trí Pháp, Hành quân Svay Riêng, Tống Lê Chân, Thượng Đức, Phước Long, Chiến dịch 275, Lui binh trên tỉnh lộ 7B, Lui binh tại Quân đoàn 1, Phan Rang, Xuân Lộc, “Chiến dịch Hồ Chí Minh” của CS Bắc Việt.
-          Phụ-bản A sơ-lược sự hình thành và phát-triển của QLVNCH.
-          Phụ-bản B giải-thích cơ-cấu tổ-chức của các đơn-vị quân-đội Mỹ tham chiến tại Việt-Nam.
-          Phụ-bản C viết về quân-đội CSBV và Việt-Cộng.
-          Phụ-bản D liệt kê một số quân-cụ tiêu biểu.
-          Phụ bản E và G là hai văn kiện lịch sử: Hiệp-định Genève năm 1954 dẫn tới việc thành lập nước Việt-Nam Cộng-Hòa và Hiệp-định Ba-Lê năm 1973 đưa đến sự cáo chung của chính thể tự do đó.

Các tướng lãnh VNCH đóng góp tài liệu: Nguyễn Xuân Thịnh, Vĩnh Lộc, Bùi Đình Đạm, Nguyễn Duy Hinh, Lê Minh Đảo, Lý Tòng Bá, Trần Quang Khôi, Lê Quang Lưỡng, Mạch Văn Trường, Phạm Duy Tất, Hồ Văn Kỳ Thoại.

Tác giả Nguyễn Đức Phương, sinh năm 1950 tại Sài Gòn, tốt nghiệp khóa 27 Sĩ quan hiện dịch, Hải quân thiếu úy, tốt nghiệp Tiến sĩ Cơ khí tại Anh quốc năm 1983, phục vụ trong Bộ Quốc phòng nước Anh.

Sách Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập khổ lớn, bìa cứng, dày 960 trang, nguyên giá 45 mỹ kim.
Làng Văn “sales” trong 30 ngày với giá 30 mỹ kim bao luôn cước phí nội địa Mỹ (độc giả ở các nước khác xin liên lạc để biết cước phí).

Trả qua Paypal cho địa chỉ langvan@langvan.net
hoặc gửi chi phiếu trả cho “Lang Van” và gửi về:
Làng Văn
250 North Service Road
Grimsby, Ontario L3M-4E8
Canada



Bộ sách của Bùi Anh Trinh:

-      Bối cảnh lịch sử chính trị Việt Nam
-      cận và hiện đại, tập 1
(bìa cứng có jacket, 864 trang khổ lớn)
 
-      Bối cảnh lịch sử chính trị Việt Nam
cận và hiện đại, tập 2:
(Chuyện nước non đau lòng tới ngàn năm)
(bìa cứng có jacket, 512 trang khổ lớn)
 
BoiCanhLichSu BAT BiaTruoc.jpg  BoiCanhLichSu BAT BiaSauTap2.jpg  BoiCanhLichSu BAT BiaSauTap1.jpg

Sách Bối cảnh lịch sử chính trị Việt Nam cận và hiện đại khổ lớn, bìa cứng, dày tổng cộng gần 1400 trang khổ lớn, bìa cứng , nguyên giá 45 mỹ kim, Làng Văn “sales” trong 30 ngày với giá 35 mỹ kim bao luôn cước phí nội địa Mỹ (độc giả ở các nước khác xin liên lạc để biết cước phí).

            Trả qua Paypal cho địa chỉ langvan@langvan.net
            Hoặc gửi chi phiếu trả cho “Lang Van” và gửi về:
            Làng Văn
            250 North Service Road
            Grimsby, Ontario L3M-4E8
            Canada




 http://www.langvan.net/shop/bicnhlchschnhtrvncnhindi-p-2424.html













Bộ sách của Tự Tình Nguyễn Nhật Tân:

Hình ảnh người Việt đất Việt
trong tranh Nguyễn Nhật Tân

HinhAnh NNT.jpg  HinhAnh NNT BiaSau.jpg  HinhAnh NNT TieuSu.jpg

            Tập sách giữ lại các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Nhật Tân, người được giới hội họa coi là minh họa gia xuất sắc của Việt Nam trong thế kỷ 20. Ông đã vẽ khoảng 3000 bức minh hoạ cho tạp chí Làng Văn trong 18 năm, và tranh bìa cho khoảng 200 cuốn sách tại hải ngoại.
            Hình ảnh người Việt đất Việt trong tranh Nguyễn Nhật Tân gồm hai phần: minh họa cùng bài viết về hội hoạ của NNT, và một số bài viết của Võ Phiến, Lê Hữu Mục, Võ Đình, Hồng Huy và Nguyễn Hữu Nghĩa về tác giả và tác phẩm.
            Phần hội họa gồm các bộ tranh Nguyễn Nhật Tân, chia ra hai phần: Người Việt, có Phụ nữ, Mẹ con, Bà cháu, Văn nhân, Hí họa và Đất Việt, có Nét đẹp quê hương, Chim chóc, Hoa quả, Thú và sinh vật nhỏ, Mười hai con giáp.
            Sách dày 352 trang khổ lớn, đóng bìa cứng có jacket. Nguyên giá: 35 mỹ-kim. “Sale” trong đợt này: 15 mỹ kim bao gồm cước phí nội địa Mỹ (độc giả ở các nước khác xin liên lạc để biết cước phí tính riêng).
Trả qua Paypal cho địa chỉ langvan@langvan.net
Hoặc gửi chi phiếu trả cho “Lang Van” và gửi về:
Làng Văn
250 North Service Road
Grimsby, Ontario L3M-4E8
Canada



Thạch kiếm
ThachKiem.jpg  ThachKiem.jpg ThachKiem.jpg ThachKiem.jpg

            Bộ truyện võ hiệp Nhật Bản do Tự Tỉnh (bút hiệu viết văn của họa sĩ Nguyễn Nhật Tân) phóng tác.
            Thạch kiếm, đúng ra là “thạch và “kiếm”, là bộ truyện thiền học kiếm đạo, tiểu thuyết cuộc đời của Miyamoto Musashi (Cung Bản Vũ Tàng), căn cứ vào các sự kiện lịch sử Nhật bản thời tiền bán thế kỷ 17, sau khi Tokugawa Ieyasu thắng trận quyết định tại Sekigahara, trở thành Shogun.
            Giá trị của Thạch kiếm đã vượt qua biên giới quốc gia, trở thành áng văn bất hủ của toàn cầu. Thạch kiếm vạch ra con đường cam go của thiền đạo, khuyến khích trau giồi nghị lực nội tâm bằng sự tiết dục và phát huy tình yêu thiên nhiên.
            Nhân vật chính của truyện, Thạch Đạt Lang (tức Cung Bản Vũ Tàng) là một người có thật, kiếm thủ vô địch của Nhật. Vào những năm cuối cuộc đời, ông sống trong hang đá, viết cuốn Ngũ đại kỳ thư, được dân tộc Nhật đời sau nghiên cứu để vực dậy từ đống tro tàn thảm bại trong Đệ nhị Thế chiến, tiến dần lên hàng đại cường trong khối G7, và hiện này trực tiếp đối đầu với Trung Cộng để bảo vệ hải đạo Biển Đông.
            Bộ sách gồm 4 tập, dày khoảng 1300 trang, nguyên giác: 60 mỹ kim. “Sale” trong đợt này: $30 mỹ kim bao gồm cước phí nội địa Mỹ (độc giả ở các nước khác xin liên lạc để biết cước phí tính riêng).
Trả qua Paypal cho địa chỉ langvan@langvan.net
Hoặc gửi chi phiếu trả cho “Lang Van” và gửi về:
Làng Văn
250 North Service Road
Grimsby, Ontario L3M-4E8
Canada



ĐẶC BIỆT HƠN NỮA!

            Nếu độc giả mua cả 4 tựa: Chiến tranh Việt Nam toàn tập (Nguyễn Đức Phương), Bối cảnh lịch sử Việt Nam cận và hiện đại (Bùi Anh Trinh), Hình ảnh người Việt đất Việt trong tranh Nguyễn Nhật Tân (tranh Nguyễn Nhật Tân và 4 tác giả viềt về NNT) cùng Thạch kiếm (Tự Tỉnh), thay vì trả tổng cộng 110 mỹ-kim, quí vị chỉ phải trả US$100.00 bao gồm cước phí nội địa Mỹ (độc giả ở các nước khác xin liên lạc để biết cước phí tính riêng).
Trả qua Paypal cho địa chỉ langvan@langvan.net
Hoặc gửi chi phiếu trả cho “Lang Van” và gửi về:
Làng Văn
250 North Service Road
Grimsby, Ontario L3M-4E8
Canada










__._,_.___

Posted by: =?UTF-8?Q?Vi-b=C3=A1o_v=C3=A0_nxb_L=C3=A0ng_Van?= 

Sunday, March 27, 2016

BÀ NGÔ ĐÌNH NHU, NĂM MƯƠI NĂM CÔ ĐƠN

 



 
BÀ NGÔ ĐÌNH NHU, NĂM MƯƠI NĂM CÔ ĐƠN

Madame Nhu - Trần Lệ Xuân.jpg

Thưa quý vị, quý bạn thân mến,

Bà Ngô Đình Nhu, nhũ danh Trần Lệ Xuân, đã mất đúng vào ngày Chúa sống lại, cách đây 5 năm. Chỉ còn hai hôm nữa là lễ Phục Sinh năm nay. Trong nỗi vui mừng Chúa sống lại, tiện nhân xin gửi bài viết đã cũ, như một nén hương lòng tưởng niệm Bà Nhu nhân ngày giỗ lần thứ năm. KT

kim thanh


Tin từ Ngô Đình Trác báo cho ông bạn tôi, Luật sư Trương Phú Thứ, hay rằng Bà quả phụ Ngô Đình Nhu, nhũ danh Maria Trần Lệ Xuân, đã về Nước Chúa lúc 2 giờ sáng ngày lễ Phục Sinh, 24/4/2011, hưởng thọ 87 tuổi.

Tôi viết bài này gửi các thân hữu, bạn bè, và những người mà tôi biết chắc vẫn còn ái mộ, quý mến  –hoặc ít ra không thù ghét– Bà Ngô Đình Nhu, chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam, và Tổng thống Ngô Đình Diệm. Không như những phản tướng 1963, tôi chưa hề gặp mặt Bà Nhu, chưa hề nhận ân sủng nào của Bà hay của chế độ, ngoài một trăm đồng Bà gửi tặng Hội JECU (Thanh Sinh Công Đại Học) năm xưa, được Ngô Đình Lệ Thủy trao cho tôi (xin đọc bài “Ngô Đình Lệ Thủy, hồng nhan mệnh yểu”).

Bà Ngô Đình Nhu là người nổi tiếng thuộc dòng họ Ngô Đình, và người liên hệ trực tiếp với chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa duy nhất còn sống sót, vừa ra đi. Dù thương hay ghét Bà, ai cũng phải công nhận Bà là một nữ lưu thông minh, có tài có sắc, một cộng sự viên đắc lực, quả cảm của chồng và anh chồng. Qua hai nền Cộng Hòa, chưa có một phụ nữ tầm cỡ public figure (người của quần chúng) Việt Nam nào làm tôi thấy cảm phục và hãnh diện như Bà Ngô Đình Nhu. Cho dù, dĩ nhiên, Bà chưa hoàn hảo, cũng như bất cứ ai trên đời. Trước và sau vụ đảo chánh 1963, Bà là mục tiêu tấn công của những nhà báo, và chính khách Việt Nam và ngoại quốc, đầy thiên kiến, thiếu công bằng, nhất là Mỹ, chưa nói Cộng sản đội lốt tôn giáo, đối lập, “cách mạng”, đã không ngần ngại vu khống, xuyên tạc, đổ lỗi, thêu dệt đủ điều, kể cả về đời tư của Bà. Đọc tất cả những tài liệu đã được giải mật, và những sách báo cũ, và những sách báo mới trên các Diễn Đàn Hải Ngoại và Việt Nam-Việt Cộng –những diễn đàn của Đui Chột, của Thù Hận, của Ác Độc– tôi thấy bất nhẫn và buồn nôn trước sự hèn hạ, nhỏ nhen của con người, vì dù sao Bà cũng chỉ là một phụ nữ và không giữ một chức vụ chính thức nào trong chính quyền. Bọn họ, kể cả Mỹ và Tây Phương, không mã thượng, anh hùng đủ, than ôi, để đánh Bà bằng một cánh hoa hồng, nhưng đã dùng mọi thứ dao búa. Họ dã man, trên phương diện tinh thần, không khác chi một Gia Long đã hành hình, về thể xác, nữ tướng Bùi Thị Xuân và con gái 16 tuổi bằng cách cho voi dày.

Bà là hiện thân và nạn nhân của Bất Hạnh như một trong những nữ nhân vật chính tuyệt đẹp của những vở bi kịch Hy Lạp. Nhưng khác với họ luôn vùng lên, phản kháng, chất vấn Thượng Đế, Bà đã im lặng, chấp nhận mệnh số nghiệt ngã, và âm thầm chịu đựng tất cả những sầu khổ, oan khiên, bất công, suốt một nửa thế kỷ.

Một điểm nữa, ngời sáng, về con người của Bà, mà tôi tin rằng đến cả kẻ thù cũng không thể phủ nhận. Khi chồng bị thảm sát, Bà còn trẻ đẹp lắm  –điều mà báo chí Mỹ thiên vị và ác độc cũng phải ca ngợi. Nhưng Bà ở vậy, thờ chồng, nuôi đàn con còn vị thành niên, không có của chìm của nổi, không lầu son gác tía, nhờ tham nhũng hoặc ăn cắp của công. Nếu có bằng chứng Bà phạm vào hai điều cấm kỵ này, chắc chắn báo chí và công luận Mỹ và Việt Nam, vốn thù nghịch, đã không bao giờ để Bà yên. Bà sống khép kín như một nữ tu tại gia. Không xuất hiện trước đám đông. Không cho nhân gian thấy tóc đổi màu, những dấu chân chim in trên đuôi mắt và những tàn phai bởi thời gian, theo gương những mỹ nhân tự thuở xưa. Không tuyên bố này nọ. “Thời của tôi qua rồi”, bà thường nói với những người quen biết, như một lời giã biệt thế gian. Không mang tiếng, không bồ bịch, không bước thêm bước nữa. Không vì tiền bán thân cho tỷ phú. Nếu sống vào thời quân chủ, Bà xứng đáng nhận lãnh bằng khen “Tiết Hạnh Khả Phong”.

Bấy nhiêu thôi cũng đủ làm tôi yêu mến Bà như một người mẹ (bà kém mẹ tôi một tuồi). Ca ngợi Bà như một nữ chính khách một thời sáng giá, đảm lược, dám nói dám làm, như chồng Bà, trước vòng vây khốn của thù trong giặc ngoài. Kính trọng Bà như một thần tượng. Làm sao tôi không xúc động khi nghe tin Bà đã bước vào một cuộc hành trình cuối cùng, ngày Chúa chết trên cây thập giá và sống lại, để từ nay vĩnh viễn thuộc về của Tuổi, nói theo Edwin Stanton, belongs to the Ages. 

Nhà danh họa thuộc phái ấn tượng Auguste Renoir của những tuyệt phẩm chan hòa ánh sáng và màu sắc, những năm cuối đời, bị bệnh thấp khớp hành hạ, không đứng được nữa, phải ngồi vẽ tranh một cách đau đớn với bàn tay co quắp, nhức buốt. Người học trò của ông, danh họa Matisse, thấy vậy, thương ông, đã hỏi: “Tại sao Thầy phải tiếp tục ngồi vẽ một cách khổ sở như thế?” Renoir ngước nhìn khung vẽ, trả lời: “Đau đớn sẽ qua đi. Cái đẹp sẽ còn lại.”

Tôi muốn nhắc lời của Renoir, để nói về Bà, trong một nghĩa nào. Đau đớn tinh thần của Bà Ngô Đình Nhu sẽ qua đi. Cũng như đau đớn thân xác của nữ tướng Bùi Thị Xuân. Nhưng vẻ đẹp của hai bà sẽ tồn tại. Vĩnh viễn.

Tôi biết những kẻ chống và ghét Bà sẽ khó chịu vì bài viết của tôi. Không sao. Đời mà. Tuy nhiên, xin những kẻ ấy xử sự cao thượng một chút, như một con người. Hãy để Bà yên nghỉ, ít nhất trong thời gian này. Chờ sau ba tháng, một năm, mười năm nữa, rồi hãy chìa ra nanh vuốt, cũng chưa muộn.

Tôi muốn báo tin cho các thân hữu của tôi và xin họ đọc một kinh, cầu nguyện cho linh hồn Bà mau về Cõi Vĩnh Hằng, và tìm được Bình An đích thực. Sau năm mươi năm cô đơn.


Kim Thanh
Thứ sáu tuần thánh (Good Friday) 3/25/2016




__._,_.___

Posted by: truc nguyen <

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List