QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Friday, January 29, 2016

Huyền Vũ, tường thuật viên túc cầu - Van Quang - Blog Nhung thang gia nho Me



From: Thomas D. Tran <
Cc: Windows Live Team <>
Sent: Thursday, January 28, 2016 11:00 AM
Subject: Fwd: Huyền Vũ, tường thuật viên túc cầu - Van Quang - Blog Nhung thang gia nho Me - Nguon : Vietbao online - ht
 

Chuyển những vị mê đá banh, mê Huyền Vũ tường thuật đá banh. Như Văn Quang đã tả, Huyền Vũ nói lưu loát, có vài chữ riêng như quả da, vặn người, tường thuật để nguời nghe như thấy trước mắt mà từ ngữ bây giờ gọi là "sống động". Nói khó hơn viết là phải "xuất thần" bởi vì viết có thể sửa lại được, nói thì vô phương do đó xin những tay mơ chính trị ngồi họp với cán bộ cs nên "thủ khẩu như bình" để khỏi bị hố bởi vì như ngạn ngữ đã có câu "Xẩy chân dễ chữa, xẫy miệng khó chữa"; Khỏi cần khai triển!
TDT



---------- Forwarded message ----------
From: <vinhliem
Date: 2016-01-27 23:11 GMT-06:00
Subject: Huyền Vũ, tường thuật viên túc cầu - Van Quang - Blog Nhung thang gia nho Me - Nguon : Vietbao online - ht
To: vinhliem



FYI. Mời đọc bài viết của nhà văn Văn Quang viết về ký giả Huyền Vũ. Quá tuyệt!

Tôi được hân hạnh quen biết ký giả Huyền Vũ từ năm 1981. Tôi kêu bằng Bác. Bác Huyền Vũ tâm sự với tôi, đại ý: Vì nhà nghèo, sau khi đỗ Tú Tài, Bác phải ra đời, tìm việc làm nên không tiếp tục vào Đại học. Vì vậy, sau khi đến Mỹ, Bác vừa đi làm, vừa đi học để mở mang kiến thức. 

Thật vậy, Bác Huyền Vũ đã đỗ bằng Cử nhân ở Mỹ. Bác có điện thoại báo tin vui cho tôi. Chỉ tiếc, ngày Bác Huyền Vũ qua đời, tôi không nhận được tin, mấy tuần sau mới hay tin thì quá trễ!

Quả thật, không có người thứ hai "nối gót" Huyền Vũ, chứ đừng nói chi ngang vai hay sánh với Ông.

Vĩnh Liêm
--------------


Huyền Vũ, tường thuật viên túc cầu

Huyền Vũ

Blog Những thằng già nhớ mẹ 

Huyền Vũ đã trở thành một thứ không thể thiếu của tất cả những trận đá banh của Sài Gòn trước những năm 1975. Một trận đá banh mà không có Huyền Vũ tường thuật thì kể như đó là một trận “tầm thường”. Cái tên ông gắn liền với giá trị của tất cả những trận banh. Mọi người mong ngóng chờ nghe tường thuật đá banh, một điều tất nhiên là nghe ông Huyền Vũ tường thuật mới đúng là “vừa được nghe, vừa được xem đá banh”.
Văn Quang
Nguồn : vietbao online

                                Huyền Vũ tại buổi ra mắt hồi ký “Tôi làm ký giả thể thao”

Huyền Vũ với người Saigon

Đã từ lâu tôi vẫn đinh ninh rằng “ai cũng có thể thay thế được, dù cho đó là một thiên tài”. Nhưng đến hôm nay thì tôi nghĩ khác: “vừa có một người mất đi mà không ai thay thế được”. Đó không phải là ý kiến của riêng tôi, mà là ý kiến của hầu hết những người còn ở lại Sài Gòn tôi vừa gặp. Kể cả người có tuổi và người trẻ tuổi, người có thích coi đá banh hay không. Tôi nói thế hẳn bạn đọc đã biết là nói về ai rồi. Không là ông Huyền Vũ thì không thể là ai khác trong phạm vi này.
Chắc chắn đến hôm nay, nhiều bạn đọc đã biết tin ông Huyền Vũ từ trần vào lúc 01 giờ 56′ ngày 24 tháng 8 năm 2005 tại Hampton – Virginia, Hoa Kỳ. Và cũng chắc chắn đã có khá nhiều bài viết về ông Huyền Vũ. Nhưng người ở Sài Gòn thì chưa chắc đã có ai viết về sự kiện này. Tuy nhiên, cũng không phải vì thế mà tôi viết về ông, tôi viết vì có một bổn phận thôi thúc phải viết, một tiếng nói của người hiện còn đang sống ở Sài Gòn tưởng nhớ và thương tiếc ông. Tôi không là đại diện cho ai cả, tôi viết với tính cách của một “fan” hâm mộ ông cùng với một số bạn bè tôi, với nỗi tiếc thương vô hạn.

Bóng cây đại thụ bao trùm lên tất cả
Ông mất ở tuổi 90, ông hơn tôi đến gần hai chục tuổi, tôi chưa bao giờ được là bạn ông. Chỉ là một người quen biết và một người hâm mộ đúng nghĩa. Tuy rằng trước những năm 1975, cái thời mà chúng tôi thường gặp nhau ở sân banh Cộng Hòa, ngồi trên hàng ghế ký giả, ông làm việc tường thuật của ông, gần chỗ chúng tôi. Nếu có gặp nhau chỉ vẫy tay chào nhau là đủ. Tuy ông cũng tường thuật trực tiếp qua làn sóng điện phát thanh của Đài Tiếng Nói Quân Đội, nhưng thật ra đài Quân Đội chỉ là tường thuật “ké” đài Sài Gòn. Ông là phát thanh viên chính thức của đài phát thanh Sài Gòn, còn gọi là Đài PT Quốc Gia, mỗi khi có tường thuật trực tiếp đá banh, chúng tôi chỉ điện thoại sang yêu cầu Đài Quốc Gia cho Đài Quân Đội “nhập sóng” là xong. Tức là lúc đó “mình với ta tuy hai mà một”, nghe đài nào cũng như nhau, cũng là ông Huyền Vũ tường thuật. Còn có ai khác nữa đâu.
Hồi đó chúng tôi cũng đã có dự định “tuyển” một tay nói năng lưu loát, tường thuật cho ra vẻ ta đây cũng có “giá” như đài Sài Gòn. Nhưng trải qua vài cuộc thử nghiệm đều không thể tìm được ai làm xướng ngôn viên trực tiếp khả dĩ gần bằng ông Huyền Vũ chứ chưa nói đến bằng ông. Vì thế nên chúng tôi đành “thua”.
Thêm một điều nữa cần phải nói là trong thời chiến, đài phát thanh Quân Đội và Đài Sài Gòn thường là một người của quân đội sang chỉ huy, nhưng vẫn cứ “cạnh tranh” rất thẳng thắn. Đài nào cũng muốn có tin trước và tin hay. Đó là lương tâm nghề nghiệp. Ngay cả khi bạn tôi là ông Nhất Tuấn hay ông Vũ Đức Vinh làm “sếp” ở đài Sài Gòn và tôi phục vụ ở Đài Quân Đội thì chúng tôi cũng cạnh tranh gay gắt như thường. Các phóng viên và biên tập viên hai đài phát thanh này cũng vậy, họ thường là bạn của nhau, thậm chí là bạn thân, nhưng đến khi vào việc thì mỗi người chạy theo một cách lấy tin, mỗi người đều có cách tường trình “đặc biệt” của mình. Nếu không thế thì đài nọ dựa vào đài kia, làm sao có chương trình hay phục vụ thính giả được. Nhưng đến khi có ông Huyền Vũ tường thuật đá banh thì chúng tôi phải xin “Quý đài cho nhập sóng” để quân nhân ở các đồn xa được nghe ông Huyền Vũ chứ không phải người khác.
Ông Huyền Vũ đã trở thành một thứ không thể thiếu của tất cả những trận đá banh của Sài Gòn trước những năm 1975. Một trận đá banh mà không có Huyền Vũ tường thuật thì kể như đó là một trận “tầm thường”. Cái tên ông gắn liền với giá trị của tất cả những trận banh. Người lính trên khắp các quân khu, ngay cả khi ở chiến trường, cũng mong ngóng chờ nghe tường thuật đá banh, một điều tất nhiên là nghe ông Huyền Vũ tường thuật mới đúng là “vừa được nghe, vừa được xem đá banh”. Chúng tôi hiểu rất rõ điều này nên dù là xin “tường thuật ké” cũng sẵn sàng dẹp hết “lòng tự ái” để làm. Trong khi những tin tức chiến trường, những tin tức đặc biệt, bao giờ chúng tôi cũng làm tường thuật với những phóng viên của đài mình. Như thế đủ chứng tỏ cái giá của ông Huyền Vũ lớn lắm, cái bóng của ông như cây đại thụ bao trùm lên tất cả những giá trị khác.

Từ ngữ Huyền Vũ không thể quên
Sau này, khi ông không còn ở trong quân đội nữa, thỉnh thoảng ông vẫn có dịp ghé vào đài Quân Đội theo lời mời của Ban chương trình để nói về một vấn đề thể thao hoặc tự đọc một bản tin thể thao nào đó. Tôi cho rằng ông cũng vẫn còn những tình cảm đậm đà với những quân nhân lúc nào cũng là thính giả trung thành của ông. Tôi chỉ được gặp ông một hai lần và câu chuyện cũng chỉ là những chuyện thông thường. 

Trong tôi, ông vẫn là một người anh, rất gần mà rất xa. Bởi tôi thường không gặp ông ở bất kỳ một nơi chốn nào mà những nhà báo hay đến, có lẽ chỉ có nhà hàng Thanh Thế là nơi những ký giả “gạo cội” của “làng thể thao Sài Gòn” hay ngồi thì tôi lại thường ít lui tới. Lúc đó, ký giả Thạch Lê, nguyên là “sếp” của tôi, cũng là một ký giả thể thao có tầm cỡ ngoài miền Trung, nhưng cũng chưa thể nào so sánh với ông Huyền Vũ được. Hầu như suốt những năm tháng sống ở Sài Gòn trước năm 1975, không có trận banh nào mà ông Thạch Lê không kéo tôi đi. 

Khi có những trận banh ở sân Tao Đàn và sau này là sân Cộng Hòa, phòng báo chí của Cục TLC gần như ngưng làm việc. Chỉ có Huy Vân ngồi một mình cặm cụi với chồng bài vở. Sau khi đi xem đá banh về, ông Thạch Lê đến tòa báo ngồi viết tường thuật, hôm nào ông dở chứng lười thì bảo tôi viết tường thuật “cho vui”. 

Cũng may mà tôi chỉ viết một hai bài, đến nay tôi không còn nhớ rõ, nhưng chữ nghĩa về tường thuật đá banh thì chắc là phải “mượn” chữ của ông Huyền Vũ. Bởi có những từ ngữ ông dùng rất hay mà khó có thể thay thế được. Đến nay, sau hơn ba mươi năm rồi mà tôi còn nhớ như in hai chữ “quả da” mà ông dùng thay cho quả banh và “mũi tên vàng Nguyễn Văn Tư bên cánh trái đang lao xuống… lao xuống, đi tới… tới nữa và … sút”. Tim tôi muốn nhảy dựng lên với giọng nói truyền cảm kỳ lạ của ông.

Khi nghe ông nói thì xúc động như thế, song khi viết ra theo lối của mình thì thấy nó… vô duyên thế nào ấy. Không thể nào bắt chước được lối tường thuật của ông, dù là trên chữ nghĩa. Ông đã là một bậc thầy không ai bắt chước được.

Những thính giả trung thành còn ở lại Sài Gòn
Ở đây, tôi không lạm bàn thêm đến tài nghệ và uy tín cũng như cuộc sống của ông bởi tôi đã vừa được đọc những bài của các ông Phạm Trần, ông Vũ Đức Vinh, ông Nguyễn Thiện Ân, – là những nhà văn, nhà báo, tôi cho rằng “có đủ thẩm quyền” viết về Huyền Vũ vì các vị này đã từng biết về ông cả trước và sau năm 1975. Tôi chỉ xin nói về những chuyện ở Sài Gòn khi tôi được tin ông vừa mất. Ông Vũ Đức Vinh gửi “meo” báo tin và gửi bài viết về ông cho tôi trước khi ông Huyền Vũ mất 1 ngày. Sở dĩ như thế vì trong bài, ông Vinh có một đoạn đề cập đến tôi và những buổi trực tiếp xem truyền hình đá banh tại VN. Ông là người rất kỹ tính và cũng muốn biết thêm vài chi tiết nên hỏi cho “chắc ăn”. Được hỏi bất ngờ nên tôi chưa sẵn sàng tài liệu gửi cho ông, nhất là những cái tên của những “chuyên viên tường thuật bóng đá” ở VN hiện nay. Bởi có tới năm, mười “chuyên viên bình luận” từ Hà Nội đến Sài Gòn và các đài địa phương nên tôi không thể nào nhớ hết và cũng chẳng có ai nổi trội nên tôi không để ý đến tên tuổi.
Hôm sau, vào ngày 24-8, khi tôi còn ở Sài Gòn, được ông Vinh báo tin “đại lão ký giả Huyền Vũ đã ra đi”. Trưa hôm đó, tôi phải trở về Lộc Ninh. Lại nhận được “toàn văn” cáo phó và tiểu sử của ông Huyền Vũ của anh Đỗ Nghi, Tổng thư ký Thời Báo ở Canada và anh “gáy” tôi “chắc chắn anh sẽ viết bài cho kỳ sau phải không?”. Ngay lúc đó, tôi trả lời đã có bài của anh Vinh, tôi viết có là thừa không? Thêm một điều nữa là tôi chỉ được biết về ông rất ít vào những năm còn ở Sài Gòn, từ khi ông qua Mỹ thì tôi không biết gì thêm, những anh em ở bên đó biết nhiều hơn tôi. Thế nhưng một ông chủ báo ở Mỹ bèn “gáy” tiếp: “người Sài Gòn thì phải có tiếng nói của Sài Gòn chứ”. Tôi nghĩ ông này đúng nên điện thoại về Sài Gòn, hỏi một người bạn có khá nhiều liên hệ với “cánh báo chí”, anh này trả lời chưa biết tin tức gì về ông Huyền Vũ ra đi. Hỏi thêm một vài người nữa, cũng “chưa biết gì” về tin này.

Trịnh Cung: một thế hệ say mê Huyền Vũ
Tôi điện thoại cho họa sĩ Trịnh Cung, ông này cũng là một tay “ghiền” bóng đá. Vài lần ngồi với những người bạn khác, khi bàn về những trận bóng đá gần nhất, Trịnh Cung tỏ ra sắc sảo và hứng thú khi “bình luận” về vấn đề này. Vừa nghe tôi báo tin, anh cũng kêu lên:
– Trời ơi, ông ấy mất rồi sao?
Lặng đi một lát, anh mới nói được:
– Tôi nghe ông từ khi còn bé, đến bây giờ vẫn không thể nào quên. Đúng là cho đến bây giờ vẫn chưa ai có thể “bén gót” được ông chứ đừng nói đến thay thế. Hối đó còn là cậu học sinh trung học, không phải chỉ mình tôi mà cả một “thế hệ” những học sinh ở Nha Trang như tôi đều “mê” ông.
Tất nhiên, tôi lợi dụng ngay cơ hội này để hỏi tiếp:
– Anh vừa nói “không ai thay thế được”, vậy còn những chuyên viên bình luận bóng đá của các đài phát thanh truyền hình bây giờ ở Việt Nam thì sao?
Không úp mở, Trịnh Cung trả lời ngay:
– Làm sao mà bì được với Huyền Vũ. Có thể nói chưa ai có thể so sánh được với ông.
– Bây giờ họ bình luận thế nào?

– Tôi chỉ xem và nghe ở truyền hình chứ không nghe truyền thanh. Hầu hết là lớp trẻ, họ “cà kê dê ngỗng” quá nhiều làm giảm “tiết tấu” của cuộc tường thuật một trận banh đang hào hứng. Họ la lên “hào hứng, sôi nổi” mà không thấy sôi nổi như trên sân banh. Trong khi, vào thời đó chưa có truyền hình, ông Huyền Vũ chỉ có tiếng nói qua “làn sóng điện” chứ không có hình, vậy mà nghe ông, thính giả cứ tưởng như đang được coi một trận đấu thực thụ đang diễn ra từng pha bóng trước mặt mình. 

Ông thấy chưa, một sự khác biệt lớn lao đến thế đấy. Nghe ông ấy truyền thanh từng đường banh: “đi tới trước khung thành rồi, Ngầu đang lừa banh, qua rồi, Há đựng đợi bên trong, đưa banh, Há bỏ cho Ngầu, Liêm ở phía sau sẵn sàng, cú sút như trái phá… nhưng “quả da” đụng khung thành bật ra. Tam Lang lại được banh từ giữa sân, đưa dài lên, cú sút của Tư chéo góc… Dzô! Dzô! Dzô, tuyệt tác. Sân cỏ nổ tung!
Rồi Đực, rồi Rạng với đương banh huê mỹ vặn chéo người cứu một bàn thua trông thấy khiến khán giả choáng váng…”. Ông ấy làm tôi ở nhà cũng choáng váng theo.

Ngừng một chút Trịnh Cung kể tiếp:
– Hồi ấy những đội banh như Ngôi sao Gia Định, AJS và sau là Tổng Tham Mưu, Quan Thuế đấu với nhau. Rồi những Autobus Hồng Kông, Nam Hoa sang VN thi đấu là những ngày hội lớn của Sài Gòn và của cả tụi học sinh trung học tỉnh lẻ như bọn tôi, bàn tán mấy ngày trước và sau trận đấu chưa dứt. Và “học” lại toàn những từ ngữ của ông Huyền Vũ.
– Vậy phải kể như ông ấy là một thiên tài.
– Đúng thế. Một thiên tài trăm năm trước không có, trăm năm sau chắc cũng chưa thể có.
Chúng tôi hỉ hả cười vì nhận định đó và gác máy.
Ngay buổi chiều hôm đó Trịnh Cung lại điện thoại cho tôi ngỏ ý muốn có bản Cáo phó và Tiểu sử của ông Huyền Vũ. Theo anh thì anh sẽ viết bài cho một tờ báo nào đó, có lẽ là ở Sài Gòn và cần thêm một hai tấm hình gửi theo bài. Tôi chỉ có vài tấm hình của mấy người bạn từ Virginia gửi về, đúng ra thì phải giữ làm “bửu bối”, nhưng trong trường hợp này thì càng được phổ biến bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Tôi cứ nghĩ thế nên dù cho những hình ảnh mà tôi gửi theo đây đã được đăng rồi cũng xin được đăng lại để cùng bạn đọc, thêm một lần nữa nhớ về một thiên tài vừa khuất bóng.

Thầy giáo cũng bỏ học nghe Huyền Vũ tường thuật
Người thứ hai mà tôi hỏi chuyện là Thái Phương- một ông nhà giáo và cũng là nhà văn. Tôi cứ đinh ninh ông nhà giáo chắc biết ít hơn về đá banh. Quả đúng như vậy, nhưng Thái Phương nói:
– Tôi ít xem đá banh, song lại rất mê ông Huyền Vũ ngay từ những ngày còn học đệ nhất Chu Văn An.
– Tức là khi nghe khi không?
– Vâng, chúi đầu vào học, thỉnh thoảng mới có thì giờ nghe thôi. Cứ đụng nghe là mê, thế là bỏ luôn một buổi ngồi học. Tôi sợ “mê” ông ấy quá bỏ học lu bù, thi không đậu thì phải đòn. Mỗi lần nghe loáng thoáng ông ấy tường thuật qua một cái radio nhà hàng xóm hoặc của một người bạn nào đó, tôi lại “trốn”. Nhưng anh ạ, trốn cũng không khỏi “ma lực” của cái giọng nói “quái đản” ấy. Cứ như “Học trò xứ Quảng ra thi. Thấy cô gái Huế bỏ đi không đành”. Tôi lại mon men đến nghe và nghe rồi là quên luôn sách vở.
– Thế thì ông mê Huyền Vũ còn hơn mê bà xã của ông hồi đó.
– Ấy, dù có thế thật thì xin anh cứ cho như mê bằng nhau đi cho nó vui cửa vui nhà.
Thái Phương vẫn có tiếng cười hồn nhiên chân thật của một anh “nhà giáo”. Anh tỏ vẻ tiếc nuối một tài năng có một không hai của Việt Nam. Anh lại ngẩn ngơ:
– Tiếc rằng sau này lớn lên, có thì giờ để xem đá banh và nghe tường thuật thì ông Huyền Vũ không còn ở Sài Gòn nữa.
– Thì anh coi và nghe những người bây giờ cũng được chứ sao.
Thái Phương lại cười:
– Tất nhiên là cũng được, nhưng rất nhiều lần tôi nói với thằng con trai tôi là những trận này mà nghe ông Huyền Vũ “diễn tả” mới thật là sướng tai. Có lần nghe ông tường thuật, bố suýt đá vào… mông “bà già” con đấy. Tôi tính kể cho nó nghe ông ấy tường thuật như thế nào mà không sao kể được. Nó… kỳ lạ quá, tôi cố gắng bắt chước, không bao giờ giống. Tuy vậy, thằng con tôi cũng hiểu được ông Huyền Vũ đôi phần.
– Cho thế hệ trẻ ngày nay biết được về ông Huyền Vũ là hay lắm rồi, anh đừng đòi hỏi gì hơn. Chính vì cái sự “ngắc ngứ” của anh mà cậu con trai của anh sẽ hiểu thêm được rằng bố nó tài giỏi như thế mà không “diễn tả” được hết tài năng của ông Huyền Vũ thì ông ấy còn tài năng đến như thế nào. Sự tưởng tượng đôi khi còn mạnh hơn là những gì ông muốn cho con trai ông biết đấy. Nó sẽ còn sống mãi trong tâm tưởng của lớp trẻ bây giờ.
– Tôi cũng mong như thế. Anh đã làm được một việc đáng làm anh ạ.
Giáo sư trường Quốc Học cũng mê
Sau đó tôi lại gọi cho ông Lê Khắc Cầm, một nhà nghiên cứu văn học hiện nay, trước năm 1975, ông là giáo sư Anh văn của Trường Quốc Học – Huế. Tôi gọi “cầu âu” thôi, bởi cứ cho rằng ông giáo sư đạo mạo này ít khi có thì giờ theo dõi đá banh. Thế nhưng tôi lại găp may một lần nữa. Ông Cầm sốt sắng trả lời ngay:
– Không nhiều lắm nhưng cũng đủ để biết ông Huyền Vũ là một nhà tường thuật tài danh. Bao nhiêu năm cũng không thể quên một con người như thế.
– Hồi này ông còn coi đá banh không?
– Đôi khi xem truyền hình, không coi đá banh thì chẳng biết coi cái gì. Thế nên vẫn coi.
– Ông thấy hồi này các nhà bình luận thể thao thế nào?
– Tôi chỉ biết về những người bình luận “bóng đá” trên truyền hình thôi. Hiện nay có một số người trẻ tuổi, tôi chỉ nhớ ở đài truyền hình Hà Nội có Long Vũ, anh em Quang Tùng và Quang Huy, thường xuyên có tiếng nói ở các trận đấu quan trọng trong nước cũng như những trận của nước ngoài. Ở Sài Gòn có Lý Chánh, Anh Tuấn… Họ mua quyền phát sóng trực tiếp từ các kênh thể thao quốc tế và ngồi tường thuật bằng tiếng Việt. 

Đôi khi họ bê nguyên con tiếng Anh ở các kênh như Star Sport.

– Theo ông thì người nào bình luận nổi nhất?
Suy nghĩ một chút, ông Cầm dứt khoát:
– Nói cho đúng, họ sàn sàn nhau. Nếu cần phải đưa ra một so sánh tạm thời thì tôi thấy có một bình luận viên của đài Đồng Nai là khá hơn cả. Trong thời đại thông tin điện tử bùng nổ này, họ có lợi thế là lấy được rất nhiều tư liệu trên net hoặc qua báo chí nước ngoài. Phần tài liệu của họ đầy đủ, có kiến thức bao quát, nhưng họ xen vào các trận đấu quá nhiều chi tiết làm giảm đi tính hấp dẫn của trận đấu đang diễn ra. Họ cho khán giả biết những cái chưa cần biết vội. Còn ông Huyền Vũ cho khán giả “thấy” cả những gì cần biết đang diễn ra. Ông Huyền Vũ nói năng lưu loát, tuôn trào như suối chảy thì bây giờ một vài người bình luận “ngắc ngứ, giật cục”, thường phải dừng lại để tìm chữ, tìm tên cầu thủ cho đúng, làm mất cái hứng thú của một trận đấu. Nếu sửa được những khuyết điểm này, họ sẽ khá hơn.
Ông Cầm suy nghĩ trước khi tiếp:
– Nghe một trận ông Huyền Vũ tường thuật có cảm tưởng như ngồi trên sân banh đã đành, ông còn truyền cho thính giả ngồi nhà cả cái “máu me” của các cầu thủ đang đi banh, lừa banh, bị thương hoặc chiến thắng và ngay cả khi thua trận. Đôi khi, tôi cứ nghĩ là ông ấy đang đọc truyện trinh thám. Ngoài khả năng ra, ông ấy là một tài năng thiên phú đấy ông ạ.
Tôi cũng nghĩ như ông Cầm. Bởi thiên tài cần phải có thêm yếu tố thiên phú, tức là cái của “trời cho”, như một người con gái đẹp hay xấu là do “thiên định”. Muốn đẹp như Tây Thi cũng chẳng được mà muốn xấu như Chung Vô Diệm cũng chẳng xong. Thế nên, cái chất giọng trầm ấm của Huyền Vũ là của trời cho. Và ông Cầm kết luận giùm tôi:
– Không ai thay thế ông Huyền Vũ được.

Người trẻ tuổi ở đây vẫn còn biết ông Huyền Vũ
Khi tôi nói chuyện ông Huyền Vũ vừa tạ thế với một vài người trẻ tuổi như Khôi Hạo, năm nay chừng hơn ba mươi tuổi. Anh ta cũng biết và cũng nghe danh tiếng của ông Huyền Vũ, dù chưa một lần được nghe ông tường thuật bóng đá. Mấy người bạn Khôi Hạo ở tuốt vùng quê này cũng thế. 

Có vẻ như lớp tuổi ngoài ba mươi ở VN vẫn còn biết đến ông, có lẽ do “dư âm” của những bậc đàn anh kể lại. Nhưng lớp sau 30 chắc không còn biết gì về ông Huyền Vũ nữa. Tuy nhiên, những bài báo của những Phan Trần, Vũ Đức Vinh, Nguyễn Thiện Ân… và nhiều người khác nữa sẽ để lại hình ảnh và tiếng tăm của ông vang vọng mãi dù bất cứ ở đâu. Tôi cứ hy vọng rằng đã là người Việt Nam thì phải biết và nhớ đến ông Huyền Vũ.

Tôi tưởng nói như thế cũng là đủ cho tâm trạng của một người và không ít người hiện ở Sài Gòn tưởng nhớ đến ông Huyền Vũ với tất cả tấm lòng thương tiếc vô hạn của mình.

Tiểu sử Huyền Vũ

Huyền Vũ  (1914-2005)
Nguyễn Ngọc Nhung, tự Huyền Vũ 
Sanh ngày 1-10-1914 tai Phan Thiết
Đến Mỹ và định cư ở Newport News,Virginia năm 1975
1976-1981: Làm việc cho hãng NOLAND về Data Processing.
1988 : Đậu bằng Cữ Nhân về Political Science ở Đại Học Christopher Newport University ( CNU ) Newport News, Virginia.
Vì muốn làm gương cho con cháu để thấy sự cần thiết của học vấn và bất cứ lớp tuổi nào cũng có thể học được, nhứt là ở Hoa Kỳ có đủ phương tiện cho những ai muốn đi học. Vừa làm việc ở hãng Noland vừa đi học để thi GED, trước khi đi học bán thời gian, 8 năm, ở Đại Học Christopher Newport (CNU) để lấy bằng Củ Nhân về Political Science.
Trong khi làm việc với Noland Company và sau khi hưu trí ông có viết thể thao, kịch ngắn, chuyên vui cho báo và nguyệt san, thâu âm các tin tức thể thao cho chương trình phát thanh Việt ngữ.
Ngoài ra ông cũng có tham dự các buổi tổ chức Thể Vận Thể Thao Việt Nam ở Michigan, Texas, Washington DC ….
1988 : Ra mắt hồi ký “ Tôi làm Ký Giả Thể Thao”
1999 : Duyệt lại và tái bản hồi ký “Tôi Làm Ký Giả Thể Thao”
Ông chuẩn bị để viết hai cuốn sách về “Lưu Vong Trên đất Mỹ” và chuyện tình giữa ông và người bạn đời, Madeleine Ngà, nhưng không thực hiện đươc ý định nầy vì bệnh Parkinson.
 – Madeleine Hồ Thị Ngà, qua đời năm 1997
Chọn Newport News, Virginia để lập nghiệp vì ông bà Joe Leming, người bảo trợ của gia đình là bạn của anh cả Nguyễn Quốc Dũng khi hai người được thụ huấn về ngành Quân Vận ở Fort Eustis ( Newport News, VA )
Tất cả 8 người con, 6 trai và 2 gái đang ở Virginia .
Cháu nội, ngoại : 19 – Cháu cố : 13




--
Thomas D. Tran

Không Nói, Không Viết, Không Làm
những gì có lợi cho cộng sản.

__._,_.___


Posted by: <vneagle_1

Mong tìm người thân đang sống tại Hoa Kỳ(xin chuyễn tiếp)

From: "luu vu
Date: January 27, 2016 at 7:48:35 PM PST
Subject: [GoiDan] Fw: [  Mong tìm người thân đang sống tại Hoa Kỳ(xin chuyễn tiếp)
Reply-To: GoiDan@yahoogroups.com
 


----- Forwarded Message -----
From: "Tran Ho   Mong tìm người thân đang sống tại Hoa Kỳ(xin chuyễn tiếp)

 
     Ba em là Trung Úy LÂM SĨ PHƯỚC, Trưởng cuộc Cảnh Sát Mỹ Trinh, huện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. QNBP, số quân: 47B / 296340, chết trong trại cải tạo trại Gia Lai, Kontum).
         Gia đình em mong tìm người thân đang sống tại Hoa Kỳ là:

                        Đại Tá LÊ BÁ KHIẾU, Tỉnh trưởng tỉnh Quảng Ngải, trước 1975.

        Qúy Bác, quý Chú, quý Anh, Chị nhín chút thời giờ giúp giùm em và gia đình em.

        Xin liên lạc với em tại VN: 0968696248 (Bích Loan) hoặc Mẹ em: 84937481643 (Mẹ em tên Bích Thủy).
       Hoặc chú em là Bùi Văn Lưu, hiện đang sống ở Mỹ (646-881-3629 - Email: luubui4108@yahoo.com)
                    
                                             Bích Loan chân thành cảm ơn quý đại ân nhân của gia đình em.

__._,_.___

Posted by: Nang 

Thursday, January 28, 2016

1-​ Australia Day Parade in Melbourne Diễn hành Ngày Quốc Khánh Úc tại Melbourne



On Wednesday, 27 January 2016, 11:12, LONGMY HUYNH <> wrote:




Mời toàn thể xem hình ảnh cuộc diễn hành ngày QUỐC KHÁNH Úc
LK 27-1-2016


1-​
Australia Day Parade in Melbourne

​Mời bấm vào đường dẫn nầy xem hình ảnh
Cuộc diễn hành mừng QUỐC KHÁNH Úc tại Melbourne

Diễn hành Ngày Quốc Khánh Úc tại Melbourne

Dưới ánh nắng chan hòa, một đoàn diễn hành với muôn màu sắc và âm thanh vui nhộn của các Cộng đồng Sắc tộc và các Hội đoàn, Đoàn thể, Tổ chức, Câu lạc bộ, nhóm, ..., đã tưng bừng cùng chung vui, mừng Ngày Quốc Khánh Úc đã nói lên tính đa dạng của một xã hội đa văn hóa, hài hòa. Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc là Cộng đồng duy nhất diễn hành với lá Đại Kỳ Úc để nói lên sự hội nhập và lòng biết ơn đối với một đất nước đã mở rộng vòng tay chào đón họ. Song song với lá cờ Úc là lá Cờ Vàng, là lá cờ đã được hai thành phố Maribyrnong và Greater Dandenong tại Victoria và thành phố Bankstown tại New South Wales công nhận là biểu tượng của Cộng đồng Người Việt.

Đặc biệt, cùng đi trong đoàn của Cộng Đồng Việt Nam là một chiếc xe xích-lô, một hình ảnh rất quen thuộc và cũng là một sắc thái của Miền Nam Việt Nam Tự Do, nhưng có lẽ cái nét văn hóa độc đáo nhất của Người Việt là chiếc nón lá với tà áo dài duyên dáng, thướt tha. Cái nét duyên dáng, thướt tha ấy càng tăng lên khi quý cô vừa đi vừa diễn múa theo tiếng nhạc "Sài Gòn đẹp lắm Sài Gòn ơi" vang lên giữa đường phố Melbourne. Hy vọng một ngày rất gần đây tiếng nhạc "Sài Gòn đẹp lắm" và những hình ảnh này sẽ diễn ra trên chính các đường phố Sài Gòn.

Melbourne
26/01/2016

 
Một số hành ảnh của đoàn diễn hành






__._,_.___

Posted by: loc huong 

LÀM SAO QUÊN ĐƯỢC NGÀY 27-1-1973, KISSINGER BÁN ĐỨNG VNCH CHO CS QUỐC TẾ




--
Kính Chuyển
MG

LÀM SAO QUÊN ĐƯỢC NGÀY 27-1-1973,

 KISSINGER BÁN ĐỨNG VNCH CHO CS QUỐC TẾ

MƯỜNG GIANG


            Tuy chiến tranh đã kết thúc từ lâu và cọng sản Bắc Việt ngay từ ngày 1-5-1975 qua Lê Duẩn, Lê Ðức Thọ, Phạm Hùng... đã công khai xác nhận XÂM LƯỢC MIỀN NAM, còn Mặt Trận Giải Phóng chỉ là một phần Ðảng Bộ Trung Ương nối dài, một thứ công cụ bịp để che mặt và đánh lừa bọn trí thức ngây thơ da vàng da trắng mà thôi.

           Thế nhưng đến nay vẩn còn nhiều người chưa chịu trả lại công lý cho người VN mỗi khi đề cập hay nhắc tới cuộc chiến đó. Thật ra đây cũng chỉ là một cách chạy tội của những người trước kia tay lở nhúng vào tội ác, hoặc cố ý hay vô tình khi đứng về phía cọng sản, thân thiện, giúp đỡ chúng một cách mù quáng, không cần biết tới lẽ phải và lương tâm. Do trên họ cứ tự mình tùy tiện áp đặt cho cuộc chiến đó, nhiều cái tên nghe qua thật khôi hài, cũng may đến nay không còn được mấy ai chấp nhận. Tóm lại, dù có gọi là cuộc chiến ủy nhiệm, nội chiến hay là chiến tranh giải phóng dân tộc hoặc gì gì chăng nửa, thì đó cũng là một cuộc chiến xâm lược, do cọng sản quốc tế chủ động, nhằm nhuộm đỏ Ðông Dường và Ðông Nam Á. Cọng sản Hà Nội hay VC miền nam chỉ là kẻ thừa hành sứ mạng quốc tế trên, đã khiến dân chúng VNCH trở thành nạn nhân, phải đem máu xương ra chống lại để sống còn.

          Từ đầu thế kỷ XX tới nay, Hoa Kỳ vẫn là một quốc gia vô địch. Chính Họ đã giúp đồng minh thắng phe trục qua hai cuộc thế chiến. Trong chiến tranh lạnh giữa khối tự do và cọng sản, Hoa Kỳ đã chiến thắng Liên Xô vẽ vang, giựt sập bức tường Bá Linh, giải thề Xô Viết, giải phóng Ðông Âu và nhiều quốc gia cọng sản khác trong đó có Ðông Ðức , Nga La Tư vĩnh viễn thoát khỏi gông cùm đỏ trong mấy thập niên qua. Mới đây quân Mỹ như sấm sét, trong vòng không đầy một tháng, bình định xong A Phú Hãn và Iraq là hai vùng đất chết được coi như bất khả xâm phạm của thế giới Ả Rập.

           Nhờ những chiến công trời biển này, ít ra hiện tại cũng còn làm Trung Cộng vỡ mật khi muốn trở thành trùm thế giới, bá chủ Á Châu và vua biển Thái Bình Dương. Nhưng tại VNCH thuở đó, Hoa Kỳ lại bị sa lầy dù thực tế tự chạy khi đã đạt được ba mục đích chiến lược quốc sách : Tạo được sự mâu thuân chia rẽ giữa Liên Xô-Trung Cộng, thành công trên chiến trường VN về sự thử thách vũ khí và quân đội với khối cọng sản quốc tế qua bộ đôi Bắc việt và trên hết là ngăn chặn được Trung Công không cho tràn xuống Ðông Nam Á ít nhất là lúc đó. Tóm lại người Mỹ tới VN không phải để chiến đấu thật sự như họ đã làm tại hai cuộc thế chiến hay mới đây ở A Phú Hãn và Iraq, mà đến để nướng quân dụ địch. Tất cả những cái được gọi là Rules of Engagement hay là luật chiến đấu dành cho quân đội Hoa Kỳ tại VN và Nam Hàn. Tài liệu này được giải mật một phần từ năm 1985 bởi Congressional record, nhờ đó ta mới biết được lý do tại sao quân đội Hoa Kỳ, Ðồng Minh và QLVNCH bị Hoa Thịnh Ðốn trói chặt tay khi đang chiến đấu. Bởi vậy cứ không tập, đổ bom liên tục xuống núi, xuống biển nên Hà Nội, Hải Phòng đâu có hề hấn gì củng như không thấy có bất cứ một cán bộ nào kể cả cán thấp tại xã huyện bị thương vong.

           Ðây là một trò chơi mèo bắt chuột mà rõ ràng nhất là đợt Mỹ oanh tạc Bắc Việt lần cuối cùng, bằng B52 liên tiếp, khủng khiếp suốt 12 ngày đêm và chỉ cần thêm MỘT NGÀY là toàn bộ chóp bu Hà Nội trốn dưới hầm thép ra đầu hàng, giúp dân chúng VN ngày nay thoát được ách nô lệ cọng sản . Thế nhưng Hoa Kỳ đã ngưng và Bắc Việt đã ngoan ngoãn hối hả ngồi vào bàn nghị sự. Rồi những ngày cuối cùng của tháng tư đen 1975 miền nam sắp mất, trong lúc Hoa Kỳ với một lực lượng hải quân hùng hậu có đầy máy bay và bom đạn, kể luôn kho bom nguyên tử tới mấy trăm ngàn trái, nếu muốn dù có Trung Cộng và Liên Sô can thiệp, vẫn thừa sức đánh tan bộ đội Bắc Việt trong chớp nhoáng để cứu QLVNCH. Mặt trận Xuân Lộc tháng 4-1975 là một thí dụ điển hình, chỉ cần thêm vài chục trái bom tiểu nguyên tử, tình hình chiến sự đã thay đổi nhưng Mỹ cho bom mà không viện trợ ngòi nổ, ba trái bỏ tại ngã ba Dầu Giây chỉ để mua thêm thời gian giúp người Mỹ chạy được an toàn thế thôi.

          Tóm lại, họ không bao giờ làm vậy và còn được lệnh di chuyển hết các mẫu hạm khỏi bờ Ðông hải. Ðó là chiến thuật để thua vừa nuôi dưỡng chiến tranh sắp tới nên không thể bắt Hà Nội tan rã. Thế giới ghét cái trò lừa bịp của Hoa Kỳ, nên mặc dù đã nhìn rõ sự láo dóc tàn khốc của Việt cộng nhưng cứ giả vờ nhắm mắt hoan hô cổ võ trò hề trên, làm hại cho một số người VN nhẹ dạ tưởng thiệt, lại cứ theo giặc, tiếp tay hãm hại đồng bào mình trong lúc khốn cùng qua màn cổ võ ‘ nối vòng tay lớn, hòa hợp hòa giải .. ’ ’

          Cũng vì vậy nên dù chiến tranh đã chấm dứt từ xa lắc nhưng VC chứng nào tật ấy, một mình một chợ, độc quyền thao túng lịch sử, dành làm chủ đất nước, bịa đặt những huyền thoại vu vơ để làm dao động các thế hệ mới lớn, mục đích chạy trốn tội ác thiên cổ đã gây ra trong mấy chục năm máu lệ hận trường. Riêng Hoa Kỳ trong màn kịch giả bộ thua đau, đã không ngớt biện minh để tìm cách thoát ra cái hội chứng Vietnam syndrom, trong đó chính họ là kẻ phản bội và thủ phạm tấn tuồng trên là Nixon-Kissinger. Một điều tàn nhẫn khác của người Mỹ, đó là sự vu cáo trắng trợn, đổ tội cho đồng minh hèn nhát không chịu chiến đấu nên phải mất nước. Thật sự trong giờ 25, nếu không có sự chiến đấu can trường của QLVNCH trên khắp các chiến địa, liệu một số người Mỹ , kể luôn ông Ðại sứ có còn mạng thoát được Sài Gòn ? như vụ Ba Tư bắt con tin Mỹ năm 1983.

          Ngày nay nhờ tài liệu mật từ văn khố của Liên Xô cũ cũng như tại thư viện chiến tranh Hoa Kỳ ở Texas gọi tắt là ISAW, đã chấm dứt các huyền thoại dỏm của VC trong mấy chục năm qua, tốn công dàn dựng bóp méo và đưa ra ánh sáng rằng những xáo trộn chính trị tại VNCH, dù do ai cũng chỉ là cớ để Bắc Việt cưởng chiếm miền nam.

           Ý đồ trên, theo J.Race trong The lost revolution, đã manh nha từ năm 1958 khi Hà Nội ra lệnh khui lại các hầm vũ khí được chôn giấu tại miền nam trước khi tập kết, để trang bị cho cán binh cơ sở nằm vùng. Cũng trong năm này, Lê Duẩn theo lệnh Hồ đã lén lút vào Nam lượng giá tình hình và trở về bắc họp Trung ương đảng lần thứ 15, nghị quyết lập đảng bộ miền nam, tức là VC hay mặt trận giải phóng, tấn công VNCH bằng vũ trang. Chiến tranh được phát động chính thức bằng hai cuộc nổi loạn gọi là đồng khởi nhưng đã bị dập tắt ngay tại Trà Bồng (Quảng Ngãi) ngày 28-8-1959 và BếÔn Tre ngày 17-1-1960. Chính Thủ Tướng Nga Nikita Khrushchev đã phất ngọn cờ tiến quân ngày 6-1-1961 để mở màn cuộc chiến VN sau khi vở tuồng mặt trận trình diễn ra mắt tại một khu rừng già kế biên giới Việt Miên trong liên ranh hai tỉnh Hậu Nghĩa-Tây Ninh cuối tháng 12-1960 với nhân sự nòng cốt gồm hơn 25.000 cán binh từ bắc hồi kết. Tháng 5-1962, Bộ Trưởng quốc phòng Hoa Kỳ thời Tông thống J.Kennedy là McNamara thăm viếng VNCH, cũng để mở màn cái thảm kịch chiến tranh phải thua, khiến hơn 60.000 quân nhân các cấp Hoa Kỳ, UỊc,Tân Tây Lan, Nam Hàn,Phi, Thái và mấy triệu người VN cả hai miền nam bắc phải chết oan khiên trong bom đạn tàn bạo của một cuộc chiến bẩn thỉu có một không hai trong dòng sử nhân loại.

           Ngày 1-11-1963 Hoa Kỳ đạo diễn biến cố lật đổ nhà Ngô, một mặt tạo sự vô chính phủ tại miền nam trong ba năm xáo trộn 1963-1967, vừa có cớ đem quân vào giúp đánh VC ổn định chính trị nhưng trên hết là thực hiện cái chiến lược, hy sinh con chốt VNCH để bắt nhốt con cọp ngủ Trung Cộng, rảnh tay tiêu diệt Liên Xô nhưng thả Hà Nội để lại tiếp tục làm con chốt thí mạng với Tàu đỏ khi cần. Chiến tranh cứ thế leo thang, tại miền nam Mỹ thêm quân, giội bom oanh tạc, thì miền bắc càng nhận được thêm nhiều quân viện gạo vải từ khối cọng sản quốc tế, cũng như sự hiện diện của mấy trăm ngàn đồng chí Trung Cộng, Bắc Hàn, Cu Ba, Ðông Ðức.. do Hồ lãnh tụ mời tới tham chiến, đóng đầy từ vỹ tuyến 20 ở Thanh Hóa cho tới biên giới Việt Hoa.

           Ngày 4-9-1967 mở đầu nền đệ nhị cọng hòa cho tới ngày tàn cuộc 30-4-1975. Cũng từ đó QLVNCH trên khắp chiến trường trong nước cũng như tại Kampuchia và Hạ Lào, đã chứng tỏ cho thế giới là một đạo quân thiện chiến và có kỷ cương nhất vùng Ðông Nam Á, qua các chiến thắng lừng lẫy trong Tết Mậu Thân 1968, vượt biên đánh thẳng vào căn cứ địa của R tại Kampuchia năm 1970, Hạ Lào năm 1971, mùa hè đỏ lửa 1972, Hoàng Sa tháng 1-1974.. tạo nên một niềm tin tất thắng trong lòng quân nhân các cấp, nhất là những sĩ quan chỉ huy trẻ tuổi trung cấp và tuyệt đai quân sĩ thanh niên nam nữ yêu nước dưới quyền.

           Thế nhưng giữa lúc chiến thắng gần kề thì cũng là lúc Kissinger công khai thái độ bán đứng đồng minh qua cái hiệp định quái đản ngày 27-1-1973. Thì ra tất cả đều là xảo thuật, đóng kịch từ cuộc họp thượng đỉnh Midway ngày 8-6-1969 giữa Nixon-Nguyễn văn Thiệu với cam kết bảo vệ và quân viện cho VNCH.. chỉ là lời hứa cuội trên văn bản. Thật sự Kissinger đã đi đêm với cọng sản Hà Nội từ khuya, để rút quân, lấy tù binh về nước.

          Ðể đạt được trò bịp trên, Hoa Kỳ dùng thủ đoạn chèn ép chính phủ VNCH bằng cái thòng lọng VIỆN TRỢ, chụp mũ làm mất chính nghĩa quốc gia của người miền nam, qua truyền thông truyền hình và hăm dọa ám sát thủ tiêu lãnh đạo nếu không chịu ký nhận cái hiệp định phi lý vô nhân đạo, mà VC đã đem liệng ngay vào thùng rác sau đó.

           Cái hài hước của lịch sử màợ ai cũng biết được, là mặt thật nhưng vẫn phải cắn răng nuốt lệ thi hành. Và cũng kể từ đó, người Mỹ hân hoan rút hết về nước, trước sự thắng cử vinh quang thêm một nhiệm kỳ của tổng thống Nixon. Bộ đội Bắc Việt thế chân Hoa Kỳ, công khai ở lại lãnh thổ độc lập tự do của người miền Nam theo tinh thần hiệp định hai nước, hai chính thể ký năm 1954. Cũng qua sự toa rập ký kết từ trước, quốc hội Hoa Kỳ chấm dứt viện trợ quân sự và kinh tế cho VNCH, đưa đến sự sụp đổ toàn diện của một quốc gia chỉ vì tin cậy vào sự giúp đỡ của đồng minh.. vào lúc 12 giờ trưa ngày 30-4-1975.

          Trong suốt bao chục năm qua, cọng sản đã ký bao nhiêu hiệp định ngày 6-3 và 14-9-1946, 20-7-1954 rồi 27-1-1973 nhưng chẳng bao giờ thực hiện. Bởi vậy đừng tin những gì cọng sản nói mà hãy nhìn những gì chúng làm. Chí lý thay lời nhận định của cố tổng thống Nguyễn văn Thiệu, vậy mà tới nay còn không ít người không chịu tin vào sự thật.

1 - KISSINGER VÀ HIỆP ƯỚC HÒA BÌNH GIẢ MẠO :

          Cái khôi hài cười ra nước mắt của người Mỹ là ngay trong lúc một mặt đổ quân ào ạt vào nam VN năm 1965, cũng đồng thời bí mật đi đêm với Bắc Việt gọi là. mưu tìm một giải pháp hòa bình, chính Pháp và Tòa Thánh La Mã khởi động đầu tiên dàn xếp để hai phiá ngồi vào bàn hội nghi nói chuyện ngưng bắn theo kế hoạch Mayflower nhưng bất thành.

          Ngày 17-6-1965 Anh và Liên Xô nhập cuộc, mở hội nghị 4 nước Anh-Ghana-Nigeria-Tobago với sự ủng hộ công khai của hai nghị sĩ dân chủ là Mike Mansfield và Fullbright, muốn Mỹ ngưng oanh tạc Hà Nội và ngược lại Bắc Việt ngừng chuyển bộ đội vào nam nhưng bị cọng sản bác bỏ vì lập trường đối nghịch của hai đàn anh Nga-Tàu. Tháng 7/1965 tổng thư ký LHQ là U Thant muốn mở lại hội nghị Geneve 1954. Tháng 10/1965 ngoại trưởng Ý là Amintore Fanfani và Giáo Hoàng Paul VI cũng nhập cuộc, bằng cách liên lạc thẳng với Hà Nội , Mặt Trận GPMN và Tổng Thống Johnson nhưng cũng bất thành vì Hồ đòi công nhận Ma mặt trân là một chánh phủ giống như VNCH.

          Tóm lại những kế hoạch kể trên đều khởi động nhịp nhàng theo các phong trào phản chiến tại nội địa Mỹ do Luther King, Hoffman,Larson xách động, biến các trường đại học Mỹ thành căn cứ du kích Bắc Việt ngay trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Chiến tranh dữ dội khắp VNCH nhịp nhàng với các biến động chính trị tại Huế-Sài Gòn. Hoa Kỳ tiếp tục oanh tạc miền bắc nhưng Hồ vẫn không nhượng bộ vì đang leo dây giữa Nga-Tàu, nên chỉ biết ậm ờ trước các đề nghị hòa bình. Tại Mỹ, ngày 20-2-1966, Robert F.Kennedy công khai đòi cho MT/GPMN tham gia chính phủ nhưng bị chống đối kịch liệt.

           U Thant và De Gaulle là hai nhân vật hung hăng nhất trong việc kêu gào phải hòa bình tức khắc tại VN bằng cách ngưng oanh tạc miền bắc, Mỹ rút quân và để MT/GPMN tham chính. Sở dĩ cả hai làm như vậy vì U Thant tuy là tổng thư ký LHQ nhưng lại thân cộng ra mặt, còn De Gaulle với dụng tâm đạo đức giả, thù Mỹ đã phỏng tay trên Ðông Dương, nên nhỏ mọn trả thù vặt. Rốt cục cả thế giới lẩn Vatican đều trúng kế Hồ Chí Minh, càng lúc càng chia rẽ và phân hóa trầm trọng.

           Năm 1967 phong trào phản chiến lên cao tại Hoa Kỳ làm phân hoá đảng dân chủ vì là mùa bầu cử, nên tổng thống Johnson tuyên bố trong cuộc hội nghi với TT Nguyễn văn Thiệu tại Guam, là sẽ thương thuyết thẳng với Bắc Việt .Tất cả chỉ là màn hỏa mù ngoại giao vì Mỹ và Hà Nội đã đi đêm từ cuối năm 1966, do sự dàn xếp của Thụy Ðiển nhưng phải đợi tới ngày 31/3/1968 khi Johnson tuyên bố không tái tranh cử và bộ đội của Bắc Việt cũng như VC bị tan nát tại miền nam trong trận Tết Mậu Thân, cọng sản mới chính thức ngồi lại với Mỹ . Rồi Nixon thắng cử tống thống, Kissinger được giao trách nhiệm đi đêm với Lê Ðức Thọ, tự quyết định số phận của VNCH, mà không cần đếm xỉa gì tới chủ quyền của miền nam lúc đó.

          Theo giáo sư tiến sĩ Stephen Young, từng phục vụ nhiều năm trong bộ ngoại giao Hoa Kỳ thì Kissinger, trưởng phái đoàn thương thuyết Mỹ đã bán đứng VNCH cho Bắc Việt khi chấp thuận cho Hà Nội được lưu giữ đạo quân xâm lăng ở miên nam VN. Hậu quả tạo ưu thế quân sự cho địch cưỡng chiếm VNCH khi Hoa Kỳ rút toàn bộ quân lực về nước và cắt giảm quân viện năm 1973 rồi cắt đứt năm 1975. Tổng thống Nixon ngay khi làm TT năm 1969 đã tuyên bố sẽ chấm dứt chiến tranh, đem hết quân Mỹ về bằng một kế hoạch bí mật.

          Vấn đề chính là Nam VN chẳng hề biết tới kế hoạch đó là gì và nói là VN hóa chiến tranh nhưng QLVNCH tới đầu năm 1972 mới được cải tiến trang bị, trong lúc bộ đội miền bắc đã sử dụng những vũ khí cá nhân và cộng đồng tối tân của khối cộng từ khi Mỹ còn hiện diện.Năm 1972 Nixon đả đạt được những thỏa uớc lịch sử với Nga lẫn Trung Cộng. Chính điểm này để Nixon thắng Mc.Govern làm TT nhiệm kỳ 2. Tuy nhiên việc oanh kích Hà Nội trong 12 ngày liên tiếp và thả mìn phong tỏa Hải Phòng, suýt làm Bắc Việt đầu hàng vô điều kiện, nếu không bị đảng dân chủ và phe phản chiến chống đối dữ dội.

           Giữa lúc TT Nixon trong tình thế khó xử, thì Kissinger đưa sáng kiến phản bội VNCH để đổi lấy sự ủng hộ của quốc hội Mỹ, trong việc làm thăng bằng cán cân chiến tranh lạnh, nói thẳng là giúp Do Thái đương đầu với khối Ả Rập. Do nhận thức sai lầm trên, đã khiến Kissinger thành kẻ chủ bại, hèn nhát, bất nhân đẩy VN vào định mệnh oan nghiệt. Thực tế còn gian ác hơn ta nghĩ, vì Kissinger chẳng những muốn Hoa Kỳ rút khỏi VN mà còn làm cho dân chúng Mỹ không còn nhớ tới cuộc chiến đó trong tiềm thức. Hậu quả lưu manh này khiến cho các quân nhân Hoa Kỳ tham chiến tại VN trở về bị đối xử tàn tệ, tẻ nhạt cho tới mấy năm sau mới được hồi phục lại danh dự.

          Trong thâm tâm của Kissinger, đưa quân đội Mỹ về chưa đủ, mà phải làm sao thọc gậy quốc hội cắt đứt mọi nguồn viện trợ cần thiết, thì mới chấm dứt được chế độ miền nam. Do trên ông ta tự đẻ ra sáng kiến riêng, chủ đích làm hỏng chương trình VN hoá của Nixon. Theo tài liệu của đại sứ Bunker, thì bí mật lớn nhất của Kissiger là sự xuống thang chiến tranh. Ðây là sáng kiến tàn nhẫn nhất vì để đổi một thắng lợi ngoại giao cho Mỹ và VNCH, Kissinger cho lại Bắc Việt MỘT CHIẾN THẮNG QUÂN SỰ, tức là Y đã tiết lộ bí mật quốc phòng cho địch. Nhưng sự kiện này không bao giờ Kissinger dám nhận và chính trong hồi ký của TT. Nixon đã viết là chẳng bao giờ ông cho phép làm chuyện đó khi thương thuyết với Hà Nội.

           Tóm lại để kết thúc chiến tranh VN theo ý mình, Kissinger không bao giờ trình bày sự thật khi thương thuyết với Hà Nội cho TT.Nixon biết. Từ ngày 13-4-1971, Kissinger đã manh nha trò phản bội và lộng quyền, khi tự sử dụng đường dây nóng đặc biệt không qua Bộ Ngoại Giao và Tổng Thống Mỹ, để ra lệnh cho Ðại Sứ Bunker và Bắc Việt. Theo các tài liệu lịch sử đã giải mật, những lộ đồ đề nghị hòa bình VN của các giới chức Mỹ từ tổng thống Nixon tới đại sứ Bunker hoàn toàn trái ngược với ý riêng của Kissinger

           Theo bản dự thảo chiến lược chính thống, thì sự ký kết hòa bình chỉ xảy ra sau khi QLVNCH đạt được chiến thắng tại Hạ Lào qua cuộc hành quân Lam Sơn 719, phá vỡ toàn bộ các căn cứ hậu cần của Bắc Việt tại đây nhằm cắt đứt đường tiếp vận cho bộ đội miền bắc qua đường mòn Hồ chí Minh. Về rút quân thì bắt đầu năm 1971-1972, bộ binh về trước khi đã chứng thật rằng QLVNCH được VN hoá chiến tranh, đủ mạnh để thay thế quân lực Hoa Kỳ đương đầu với Bắc Việt. Riêng Không quân-Hải quân vẫn duy trì cho tới khi thấy Hà Nội thật sự tôn trọng hòa bình của Nam VN. Một điều quan trọng nhất mà đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn là Bunker, mong muốn Hoa Thịnh Ðốn phải chứng tỏ vai trò hợp hiên của CHÍNH PHỦ VNCH tại bàn hội nghị và cái sự Hoa Kỳ ngồi nói chuyện với Hà Nội đã là một nhượng bộ, vì rõ ràng lúc đó Bắc Việt đang thảm bại quân sự trên khắp các chiến trường , chiến dịch ở miền nam. Một sự kiện khác cũng không kém phần quan trọng tại Hoa Kỳ, là mặc dù bị đảng dân chủ đánh phá kịch liệt, đòi rút quân về tức khắc để đổi tù binh nhưng TT Nixon lúc đó, vẫn cương quyết không tiết lộ lộ trình triệt thoái và giữ nguyên ý định không giải kết với VNCH vì quyền lợi Mỹ.

2-KISSINGER BÁN ĐỨNG VNCH CHO CS QUỐC TẾ :

          Theo các sử gia, nếu Kissinger thật sự là một nhà thương thuyết giỏi và có lương tâm, ông ta đã vượt qua được những sóng gío trùng trùng lúc đó, mang lại vinh dự cho nước Mỹ và công lý cho VNCH. Lịch sử đã chúng nhận điều này chỉ mới đây trong việc Tổng Thống G.W.Bush trước khi tiến quân đánh Iraq. Nhưng Kissiger chỉ là một học giả chứ không phải là một nhà ngoại giao, một người Do Thái thuần tuý nên không hề biết tới quyền lợi và danh dự của Hoa Kỳ. Trước tiên, về việc cho phép BỘ ÐỘI BẮC VIỆT ở lại miền nam, Kampuchia, Lào được coi như một hành động ngu xuẩn nhất của Kiss

           Thế nhưng Kissinger nơi trang 1488, y đã tự sửa lại là : “ người VN và các dân tộc khác ở Ðông Dương, sẽ tự thảo luận để tất cả quân đội ngoại nhập rút ra khỏi Ðông Dương “.Như vậy muốn Hoa Kỳ ngưng oanh kích rút quân, mà không có một đòi hỏi gì cho đối phương, thậm chí còn cho chúng ở lại để tiếp tục làm giặc, thì thương thuyết để làm gì, cho nên sau này Hà Nội và thế giới khinh khi, cười chê Hoa Kỳ là vậy. Ngoài ra chẳng bao giờ Kissinger coi VNCH là một quốc gia độc lập có chủ quyền, nên hắn đã có cái nhìn coi Hà Nội mới là đại diện để thương thuyết với Mỹ. Ðây là một sự phản bội trắng trợn của lời cam kết từ các chính quyền Hoa Kỳ như TT.Kennedy, Johnson,Nixon.. luôn tuyên bố tôn trọng nền độc lập của quốc gia đồng minh.

          Tóm lại với luận điệu lừng khừng, chủ bại, đầu óc lắt léo tàng tàng, kissinger đi phó hội trong một tư thế hèn yếu, rẻ mạt, nên chỉ còn bán đứng VNCH mới mong lấy lại tù binh về. Ngày 25-5-1971, để tránh bị kiện tụng vào phút chót, Kissinger đã điện thoại gạt Bunker là chương trình nghị sự sẽ theo đúng bản dự thảo của TT.Nixon và tòa đại sứ Mỹ-Sài Gòn.

          Cũng do lòng tin tưởng trên, nên ngày 3-6-1971, Ðại sứ Bunker đã tường trình với Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu có Kissiger hiện diện, kết quả thương thuyết theo bản dự thảo của TT.Nixon và Toà đại sứ. Trong khi trình bày, Bunker xác quyết là BỘ ÐỘI BẮC VIỆT cùng rút về Bắc khi quân đội Ðồng Minh và Hoa Kỳ triệt thoái. Việc tréo cẳng ngổng này cho thấy, TT Thiệu và Chính phủ VNCH hoàn toàn không được Hoa Kỳ cũng như Kissiger hỏi han hay cho biết một chút gì về vận mệnh tương lai của xứ sở mình. Trước sự kiện trên, Kissimger chẵng những không đính chính mà còn lợi dụng sự không biết gì, để ép TT Thiệu không được tiếp tục đòi hỏi hắn, khi việc BỘ ÐỘI MIỀN BẮC đã được giải quyết.

           Tháng 10/1972 giai đoạn cuối cùng trong bàn hội nghị, Kissinger thay vì cố gắng đạt được những ưu thế cho Hoa Kỳ và đồng minh Nam VN, Kissinger lại tấn công tới tấp TT Nguyễn văn Thiệu và gọi đó là lý do chính trở ngại cho cuộc hoà đàm. Ngày nay dựa vào những tài liệu mật và ngay chính hồi ký của Kissiger, chúng ta mới thấu hiểu sự dối trá và bất lương của y đối với VNCH. Ðó là sự hiểu biết quá kém cỏi về lịch sử VN dù hắn ta luôn tự hào về cái trường đại học luật khoa danh tiếng Havard nay chỉ còn là cái mốt thời thượng. Hèn nhát trước phong trào phản chiến do cọng sản quốc tế dàn dựng, Kissinger đã đánh mất sự thông minh của một nhà ngoại giao, qua mặt dân chúng và chính quyền Hoa Kỳ, phản bội đồng minh đang chiến đấu dũng liệt trước làn sóng đỏ.

           Ngày 1-8-1972, trong cuộc họp mật, Hà Nội bảo với Kissinger là ngoài việc BỘ ÐỘi Ở LẠI, TT Thiệu phải từ chức để thay thế bằng chính phủ liên hiệp. Từ tháng 8-1972, sự chống đối Mỹ từ chính phủ VNCh đã lên tới cao điểm như không cần đếm xỉa tới thời hạn mà Kissinger ấn định, TT Thiệu không tiếp chuyện với TT.Nixon gọi từ Honolulu cũng như tuyên bố là sẽ không bao giờ từ chức, Chính phủ liên hiệp không bao giờ có.

          .20-9-1972 sau chuyến thanh sát tại Quảng Trị điêu tàn đổ nát, vừa được QLVNCH chiếm lại, TT Thiệu về Sài Gòn tuyên bố “ vận mệnh của DÂN TỘC VN phải do đồng bào VN quyết định “ và ông đả tố cáo Kissinger chỉ biết tự mình quyết định tất cả mà không coi VNCH ra gì.

          Ngày 19-10-1972, Kissinger, Bunker họp với TT Thiệu, Phó Tổng Thống Hương và Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia. Theo các tài liệu ghi nhận, cuộc họp đầy căng thẳng và thái độ cuả TT.Thiệu khinh bỉ Kissinger tại cuộc họp mà ai cũng thấy rõ khi tuyên bố hắn ta chỉ là một người trung gian không hơn không kém, quyền quyết định hòa hay chiến là của Sài Gòn-Hà Nội, chứ không phải Hoa Kỳ . Phiên họp chấm dứt nhưng phút chót TT.Thiệu không biết vì một lý do nào đó lại ký nhận vào bản hiệp định..

           Ngày 26-11-1972, Bunker chuyển một lá thơ của Nixon, cho biết nếu VNCH cưỡng lại Hoa Kỳ thì VIỆN TRỢ sẽ bị cúp ngay và tánh mạng tổng thống Thiệu nếu muốn giữ, phải KÝ KẾT.Ðể tấn tuồng kết thúc trọn vẹn, bất ngờ ngày 18-12-1972, Nixon ra lệnh oanh tạc THẬT Hà Nội-Hải Phòng và các căn cứ quân sự tại Bắc Việt một cách sấm sét dã man, bất chấp Dân Chủ và phản chiến kêu gào la ó. Ðến lúc này, thì TT Thiệu không tin cũng phải tin là Hoa Kỳ qua lời hứa của Nixon trong mấy chục bức thơ riêng, sẽ dội B52 và can thiệp ngay bằng quân sự nếu Hà Nội phản thùng, tấn công VNCH. Ngày 30-4-1975, Miền nam bị bức tử vì Kissinger, một tên trí thức xuẩn động ngây thơ, có đầu óc thực dân kiêu căng thời Trung cổ. Hắn vì muốn thoả mãn nhu cầu cho bọn siêu quyền lực mà phần lớn gốc Do Thái đang thao túng nước Mỹ và thế giới, cho lũ phản chiến đa số bị bệnh tâm thần vì đồng tình luyến ái, hút sách, ảo vọng , nên đã hại không biết bao nhiêu người đã chết, tan nhà, mất nước trong suốt 34 năm qua, tới nay càng thêm đau khổ tận tuyệt trong cảnh nước mất nhà tan, dân tộc bị Hán hoá tuyệt chũng .

          Theo các sử gia cận đại, thì cái hệ lụy bi thảm mà Hoa Kỳ hứng chịu hôm nay khi phải đối đầu với Hồi giáo cực đoan, Iraq, Iran, Trung Cộng, Bắc Hàn.. cũng như sự phản bội trắng trợn của các đồng minh trung thành lâu đời như Pháp, Ðức, Arab Saudi, Thổ nhỉ Kỳ, Nam Hàn, Phi luật Tân, Nam Dương.. phần lớn đều do chính sách sai lầm có chủ ý của Kissinger khi nắm quyền, hoàn toàn chỉ nghĩ tới Do Thái và bọn siêu quyền lực tư bản, thời nào cũng nắm quyền sinh sát nhân loại.

          Trong cuộc chiến Ðông Dương lần thứ hai 1955-1975, cộng sản quốc tế Hà Nội đã thu được nhiều thắng lợi qua hai hiệp định Genève 1954 và Ba Lê 1973. Cả hai đều giả mạo do ngoại bang dàn dựng trước cái gọi là tố chức Liên Hiệp Quốc, bất xứng vô thực. Ðây mới chính là một trong những yếu tố then chốt, đã dẫn tới thảm kịch VN mà theo các sử gia đều quy cho Kissinger, tội bán đứng VNCH cho cọng sản Bắc Việt bằng đủ mọi cách dàn dựng lên một hiệp định hòa bình giả mạo, được ký ngày 27-1-1973 tại Ba Lê. Tất cả vở hài kịch trên từ đầu tới cuối chỉ do Hoa Thịnh Ðốn và Hà Nội tự soạn tự diễn mà không hề đếm xỉa tới dân tộc VN.

           Sau năm 1975, tất cả âm mưu đen tối trên lần lượt bị lột trần ra ánh sáng, qua các tác phẩm do chính những nhân vật có liên quan kể lại trong ” Bí mật Dinh Ðộc Lập của tiến sĩ Nguyễn tiến Hưng”, “ Những lá thư của Tổng Thống Nixon gởi Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu”, “ Tài liệu của Giáo Sư Stephen Young, chuyên gia tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ”, “ Hồ sơ mật của Hoàng Ðức Nhã, cựu Tổng trưởng Dân Vận Chiêu Hồi kiêm Bí Thư của TT.Thiệu” và mới nhất là tác phẩm “ No peace no honor của Sử gia Larry Berman “.Tất cả đều đồng thanh gay gắt lên án và luận tội Nixon-Kissinger, đã lường gạt cũng như phản bội dân chúng Hoa Kỳ và VNCH.

           Tuy nhiên xác thực hơn hết cũng vẫn là những lời tuyên bố huênh hoang sau năm 1975 của Lê Ðức Thọ, Nguyễn thị Bình, Lưu văn Lợi, Nguyễn Anh Vũ.. và chính miệng Kissinger qua những hồi ký đã xuất bản như Năm tháng ở Bạch Cung (1979), Niên đại sóng gió (1982) thế nhưng mai mỉa nhất vẫn là Bí Lục Kissinger (The Kissinger Transcripts), trong đó ngoài Ðông Dương bị bán đứng, cả Liên Xô cũng là nạn nhân bi thảm trong canh bạc thời chiến tranh lạnh giữa Mỹ-Trung-Nga.

           Ngày nay qua sự sụp đổ của chủ nghĩa cọng sản, mặt thật của Bắc Việt đang đô hộ VN và cái liêm sỉ của đống núi sách vở trong và ngoài nước viết về cuộc chiến VN, phần lớn nhắm mắt theo tài liệu tuyên truyền của Việt Cộng có sẵn khắp các thư viện quốc tế. Bao nhiêu đó cũng đủ cho ta thẩm định về tính chất phiến diện thiếu công bằng của một số trí thức có bằng cấp cao nhưng cạn kiệt hồn nước và tình người.

          Cũng từ đó để chúng ta, những người dân đen đến lúc phải tỉnh mộng, chấm dứt việc giao phó trách nhiệm đối với non nước và sinh mệnh mình cho bất cứ ai không xứng đáng và tín nhiệm, dù họ đang nhân danh bất cứ một thứ gì. Càng nhớ càng thêm thê thảm tủi nhục cho chính bản thân mình, một dân tộc nhược tiểu, luôn bị bán đứng và dầy vò trong suốt thế kỷ, qua hai cái vỏ quốc gia rồi cọng sản. Bao chuc năm rồi nhưng không bao giờ quên được lời tuyên bố chát chua máu lệ của ông Trần Kim Phượng, đại sứ VNCH tại Hoa Thịnh Ðốn ngay lúc xe tăng Bắc Việt tiến vào Dinh Ðộc Lập trưa 30-4-1975 :” Làm đồng minh với Mỹ chỉ có chết, tốt hơn nên làm bạn với cọng sản , ít ra còn được che chở và giúp đỡ “.Ðây là lời cảnh tỉnh tha thiết nhất cho những ai còn muốn nhờ ngoại bang để quang phục đất nước.


          Cuộc chiến Ðông Dương lần thứ hai 1955-1975 kết thúc là thế đó, hơn 60.000 quân nhân Mỹ và Ðồng Minh bỏ mạng, nhiều người khác bị thương, một trăm năm mươi tỷ mỹ kim tiền thuế của dân chúng Mỹ , đổi lấy sự sụp đổ của VNCH bằng một hiệp định chẳng danh dự, do chính Kissinger đạt được. -/-

TÀI LIỆU THAM KHẢO :

-văn kiện của UB Liên lạc phục hồi thể chế VNCH
-Bí mật Dinh Ðộc Lập của TS.Nguyễn Tiến Hưng
-Kissinger đã bán đứng VNCH cho Hà Nội của TS Stephen Young
-Không hòa bình, chẳng danh dự của Larry Berman, Nguyễn Mạnh Hùng dịch

Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng 1-2016
Mường Giang






__._,_.___

Posted by: Ho Dinh 

Tuesday, January 26, 2016

TƯƠNG LAI CHÙA VIỆT Ở MỸ



Khi van hoa suy doi , ton tho vat chat , thi nguoi ta khong quan tam ve ton giao , do do luan ly tuot doc . Ngay ca mang song cung khong duoc ton trong.


  [chinhnghia]" <> wrote:

    Lo Ton <> wrote:

Bài viết đứng đắn, qúy Phật tử nên đọc để tìm hướng đi đúng cho Phật giáo. Ngồi đó chỉ biết nhục mạ bôi bác tôn giáo khác, thất sách và ích gì. xin chuyển đọc.
Lỗ Tốn






    Huy Do:

--Forwarded message--
-----Original Message-----
From:  [ChinhNghiaViet] <
To: ChinhNghiaViet <>



               Nuoc My co 90  triêu con  chiên Công Giao La Ma
- Chu chan là  Giao Hoang Francis dên tham nuoc My thang 9 -2015   .
Giao Hôi  CG My  co  11  Hông Y , hàng tram  TGM và Giam muc ,  48  ngàn  LM  .


Nhung trong 2000 nam lich su CG -- chua bao gio co Giao Hoang nguoi My , mac du là GH manh nhât thê gioi vê tài chanh , nhiêu  co quan tu thiên ,  anh huong chinh tri thê gioi . Khong biêt ly do tai sao.. ?


Ngay nay nhiêu con chiên My cung không nghe loi chu chan nua . Tuy nhiên Giao hoi CG My vân con dung vung , tieng noi HD Giam muc Hoa Ky con manh .




Vin tượng mù mt ,  xung dc ca Pht Giáo trong tương lai ti  M ( và Tây  Phương )  là điu  d hiu và khó tránh khòi  . Nht là vic đa s  gii tr ln lên s  b đi  Chùa và không còn  tin giáo lý  Pht Giáo  .  Bi vì  90 % dân chúng  M  theo Đo Chúa  và gii tr s  chu nh hưởng mnh ca văn minh  Thiên Chúa Giáo  .

Bài vi
ết ca  Cư Sĩ PG  Minh Mn rt hay , nhn xét đúng .

Tuy nhiên  văn minh v
t cht đi lên thì  giá tr mi tôn giáo và luân lý đo đc đi  xung .
 Ngày nay hàng ngàn nhà th
các giáo phái Tin Lành và Công giá M và Tây phương đng ca , nhiu người b đo  - Người ta xưng danh theo Đo Chúa nhưng không đi nhà th . nh hưởng ch nghĩa trn tc là chính .

Ngay c
các Giáo Hoàng ca Thiên Chúa Giáo La Mã cũng phi điên đu vi  1.2  t
con  chiên  kh
p thế gii  .

  Tuy nhiên  GH La Mã  còn đ
ược nhiu kính trng vì  h có t chc cht ch , đc tin vng chc . GH  có nhiu nhà thn hc cao siêu . Gii tu sĩ linh mc CG  được  đào to đo đc và hc thc  cao . ( MD _ Master in Divinity or  Ph.D. in Canon Law )


On Thursday, January 29, 2015 8:25 PM, "SUTTON VO c [PhoNang]" <> wrote:

 
Kính thưa quý đồng hương NVTNCSHN,
Không biết ở nước khác thì sao chớ ở Mỹ thì dịch "biển chùa" đã tràn lan khắp nơi.
Chỉ riêng ở thành phố San Jose, California, nơi tôi đang cư ngụ cũng không ai thể  đếm nỗi có bao nhiêu cái gọi là "chùa" cả!

Tôi xin dẫnchứng cụ thể.
Tại thành phố San Jose, quý vị chỉ cần lái xe đi một đoạn ngắn trên đường South White Road, từ ngã tư Story về hướng Nam, chưa đến đường Tully Road, quý vị đã thấy có đến 3, 4, nhôi "chùa" rồi!

Những ngôi chùa nầy thật ra chỉ là những ngôi nhà dân cãi biến chút đĩnh để có chỗ đậu xe, có nơi làm lễ, đặt tượng, làm phòng ăn, nhà bếp phục vụ cho những cái "vú sữa" (đa số quý Phật tử "cuồng tín", nhắm mắt tin lời các "thầy" còn hơn cả cha mẹ, người thân trong gia đình!). 

Đó là các "cơ sở kinh tài" (móc túi) của các cán bộ đầu trọc của VC gởi ra hải ngoại!. 

Thú thật tôi không phải là một "Phật tử thuần thành" (ngoan đạo đến cuồng tín) cũng không là một Phật tử chính hiệu con nai vàng. Tôi chỉ thờ Ông Bà Tổ Tiên và có thờ Phật Bá Quán Thế Âm Bồ Tát (theo truyền thốnggia đình). Do đó tôi không hề báng bổ tôn giáo nào cả, nhứt là phật giáo.

 Nhưng trongtình hình hiện tại của "biển chùa" ở hải ngoại, tôi e rằng muốn tìm được một vị sư chân chính, tu hành đàng hoàng thì khó lắm, nếu không muốn nói là vô phương! Có lẽ lặn xuống đáy biển để mò kim còn dễ hơn tìm được một vị chân tu trong các chùa nầy! 

Còn nữa, còn nhiều "ngôi chùa" khác nằm rải rác khắp nơi ở San Jose nữa.

Quý vị có rãnh rỗi và muốn tìm hiểu thêm thì cứ lái xe tà tà trên các con đường trong thành phố San Jose của chúng tôi thì khắc biết. Cứ thấy trước ngôi nhà nào có treo 3 lá cờ (thường là cờ quốc gia VN, cờ vàng ba sọc đỏ, cờ Hoa Kỳ và cờ Phật giáo), đó chính là các "ngôi chùa" đó quý vị.

Qua bài viết  của "cư sĩ Minh Mẫn" (xin được tô đậm màu đỏ một số từ của VC), tôi vẫn nghĩ ông/bà nầy là người có lòng.
Bài viết nầy giúp cho chúng ta thấy được thực trạng biển chùaâm mưu thâm độc của VC nhằn biến hải ngoại làm "chuồng bò sữa", đồng thời tung cán bộ "tôn giáo vận" ra hải ngoại để nhuộm đỏ các chùa chiền Phật giáo thành Phật giáo quốc doanh (Phật Giáo Viêt Nam) với bồ tát Hồ Chó Minh của chúng.
Xin quý đồng hương đề cao cảnh giác trước vấn nạn " biển chùa " do các tên cán bộ tôn giáo của VC gởi ra hải ngoại. 

Đa số bọn trọc nầy còn rất trẻ, dân Miền Trung và "thuyết pháp" (!) rất hấp dẫn đầy tính mê hoặc, nhứt là đối giới phụ nữ (xin lỗi, lời thật mất lòng).

Trân trọng kính chào quý đồng hương.
Võ Văn Sĩ, ngưòi lính già QLVNCH 

On Thursday, January 29, 2015 1:30 PM,   "Ton That Son tonthatson_nauy  > wrote:

 

____________________________________________


TƯƠNG LAI CHÙA VIỆT Ở MỸ 


Như các chùa của Tàu có mặt tại Mỹ trước đây, rất sớm, khi phong trào
hồ hởi có thể lên đến vài ngàn ngôi mọc trên các tiểu bang Mỹ, rồi lần lượt rơi rụng chỉ còn vài chục. Duy nhất ngôi chùa Tây Lai Phật Quang Sơn của Hòa Thượng Tinh Vân ở Glenmark Dr. CA sừng sững tọa lạc trên đồi cao là có tầm vóc và vị thế tồn tại lâu dài.

Hiện nay chưa có thống kê đầy đủ về chùa, am, nói đúng và chính xác hơn là nơi thờ tự của các tu sĩ Phật giáo Việt Nam tại Mỹ; bời vì nếu gọi là chùa như quen gọi ở quê nhà, thì nơi đây phần lớn chưa có một tầm vóc, kiểu dáng của những ngôi chùa mang màu sắc Á Đông, đó chỉ là những ngôi nhà dân, họ mua lại để thờ và ở, quy tụ một ít tín đồ đến lễ bái. 

Những vị Tăng ở lâu năm, có tín đồ đông, mua được đất hoặc nhà lân cận để nới rộng khuôn viên, có chỗ đậu xe hơi vào ngày lễ lớn, từ đó tầm vóc ngôi chùa mới hình thành. 

Cali, Los, Houston, San jose, Sacramento, Virginia, Washington. DC…đều có chùa. Mỗi bang có luật riêng, trong đó nơi thờ tự tôn giáo đòi hỏi có parking như Washington DC, yêu cầu có từ 5 mẫu, nhiều cây xanh, và bảo đảm vệ sinh, an toàn cho người tới lui, thậm chí không được làm nhà ăn, nhà bếp, nhà ở chung nơi thờ phượng. 

Ở Cali có vài chùa tạo được khuôn viên rộng thoáng, chư Tăng ở những ngôi chùa như thế cũng đã lâu dài. Một số nơi thờ phượng có ít tín đồ, không thể trả tiền cho ngân hàng, đều bị trưng thu là chuyện thường ở Mỹ.

Sáng 23/7 đến thăm chùa H. N của thầy P. T, trong lúc vừa trò chuyện, vừa làm việc, vì chùa đang xây dựng, thầy cho biết rất nhiều về sự rạn nứt trong cộng đồng tu sĩ. 

Tuy lượng số tu sĩ ở đây không bao nhiêu, nhưng có quá nhiều giáo hội, ngay cả cái gọi là Giáo hội PGVNTN, cũng chia làm nhiều mảnh. Vì thế, thầy dùng từ châm biếm nói đến hai chữ Giáo hội: “Cáo Hội”. Thầy cho biết nhân cách của những vị nổi tiếng cũng quá nhiều tai tiếng. Có vị góp 700 ngàn USD để xin được chức phó Thủ Tướng của Nguyễn Hữu Chánh, khi tiền không còn để trả ngân hàng, dĩ nhiên chùa cũng theo mây khói, vào nhà băng. HT C.T chùa L. H tại Garden Grove, một thành phố phía Bắc quận Cam, tiểu bang Cali, (nơi đây dân số Việt Nam độ 360 ngàn người, chiếm khoản 22% dân số thành phố) thuộc Phật Giáo Liên Châu, cho biết, nhân lễ Phật Đản 2555, khi đề cập đến tình hình biển Đông, một tu sĩ nói: “Thà nô lệ cho Tàu cho Nga còn hơn cho Mỹ…” nghĩa là thầy ngao ngán tinh thần chính trị của Tăng sĩ ngày nay tại hải ngoại. Một Pháp sư trưởng lão của một hệ phái tạo dựng nhiều Tịnh xá, không có người trông nom, không có tiền tháng cho điện nước, nợ nhà băng, rồi cũng của Thiên trả Địa.

Hầu hết chùa lớn chùa nhỏ chỉ có từ một đến hai vị cư ngụ. Nếu tính kinh tế, phải bỏ ra hàng trăm ngàn,
có khi cả triệu Mỹ kim từ túi tín đồ để xây dựng cơ sở như thế, thuế má, chi phí mọi thứ có khi lên cả ngàn USD hàng tháng, lúc nào đó không trả nỗi sẽ mất trắng cơ sở; cho dù thanh toán sòng phẳng hàng tháng thì quả là quá phí phạm chỉ để cho một hai vị trú ngụ.

 Quần chúng cuối tuần mới đến chùa một lần, có nơi cũng chẳng ai vãng lai nếu nơi đó có nhiều tai tiếng và bị chụp mũ. Do sợ chụp mũ mà có vị phải chống Cộng hăng tiết để minh chứng mình không là Cộng sản. Chống cộng trở thành cái vỏ bọc thời trang để có thu nhập. Thật ra quý thầy không ai muốn dây dưa vào chính trị, mục đích chính là có thu nhập dồi dào.

Một số vị du học từ Ấn Độ, bay qua Mỹ rồi ở luôn, một số từ Việt Nam đi du lịch, thăm viếng…cũng không chịu về lại. Họ tá túc tạm thời ngôi chùa quen, thời gian ngắn tung cánh chim tìm về tổ mới, có một ít tín đồ hỗ trợ mua nhà làm chùa. Khi đã có cơ sở, dĩ nhiên phải vay tiền ngân hàng để mua, họ vất vả để kiếm tiền thanh toán mọi chi phí nợ nần, không có thì giờ để học và tìm hiểu văn hóa sở tại. Một số có trình độ tại Việt Nam, qua Mỹ họ tiếp tục học hành để có bằng cấp, có kiến thức góp phần hoằng pháp cho tuổi trẻ tại Mỹ thì chưa tới vài vị. 

Phần lón không ai có chí học hỏi, qua Mỹ như là điều kiện để an phận và hưởng thụ. Tín vụ ma chay như một sở trường, họ đáp ứng cho thế hệ lớn tuổi. Thế hệ nầy qua thời gian dần dà rơi rụng trong vài mươi năm nữa. 

Tiếp đến thế hệ sanh từ Việt Nam, lớn lên từ Mỹ, được đào tạo văn hóa Mỹ, còn lưu lại một ít tín ngưỡng của cha mẹ ông bà, họ đến chùa như thói quen đề làm vui lòng người lớn; việc nghi lễ đối với thế hệ nầy không cần thiết, tìm hiểu giáo lý cũng không là một nhu cầu. Nếu có, họ cần nghe chư Tăng giảng dạy theo mô thức khoa học hơn là đức tin. 

Đến thế hệ thứ ba sanh tại Mỹ, lớn lên tại Mỹ, được giáo dục tại Mỹ, trở thành Mỹ rặt, họ chỉ khác màu da; Họ không biết tiếng Việt, chính vì thế họ cảm thấy lạt lẽo khi đến chùa mà chỉ nghe tiếng nói thuần Việt của các sư. 

Trình độ, ngôn ngữ của các sư không thích hợp với thế hệ trẻ như thế. Trong khi đó, chưa có một chú tiểu nào xuất gia tại Mỹ, có nghĩa là lớp kế thừa thuần Mỹ chưa có dấu hiệu xuất hiện, tre sẽ già mà măng chưa mọc. 

Chư Tăng được bảo lãnh qua cũng tiếp tục công việc ma chay đám cúng chứ không có khả năng ngoại ngữ để truyền đạt giáo lý trên đất nước Âu Mỹ. Sở dĩ Đức Đạt Lai Lạt Ma và Thiền sư Nhất Hạnh thành công là vì truyền đạt giáo lý bằng ngôn ngữ sở tại.

Với số lượng hàng ngàn ngôi chùa trên khắp nước Mỹ bao nhiêu tốn kém chỉ để phục vụ lớp già và sắp già, khi thế hệ nầy không còn thì chùa tồn tại như một chứng tích lỗi thời? Chưa nói đến số người lớn tuổi không còn tự phục vụ, tự lái xe đến chùa, con cái bận công ăn việc làm bù đầu, mức thu nhập của chùa cũng vơi dần, ngoài việc lưu hủ cốt và thờ vong; 

Bấy giờ chùa chỉ là nơi ký gủi người quá cố, phục vụ cho kẻ chết chứ không còn là cơ sở hoằng truyền chánh pháp. Trong khi đó, tại Việt Nam, hệ phái Tin Lành truyền bá ồ ạt, chỉ cần một đêm tới sáng là cả một vùng theo Tin Lành, nhất là vùng cao và thôn quê, họ không cần xây dựng nhà thờ, nhà nguyện; hội Thánh là trong tâm mỗi tín đồ, họ tụ tập luân phiên mỗi nhà tín hữu để cầu nguyện và phụng sự. Thay vì móc túi tín đồ xây dựng cơ sở thờ tự, họ chu cấp cho tín hữu cuộc sống. Họ nhiệt tâm trong việc ma chay mà không hề nêu giá làm tiền khi tang gia bối rối.Tại sao Tin Lành thành công trong việc truyền bá tín ngưỡng? Họ không câu nệ hình thức, không cơ sở, không chức sắc, không hưởng thụ và luôn có đức hy sinh, chịu khó. Họ không cần xin xăm bói quẻ xử dụng vàng mã để làm phương tiện hướng dẫn quần chúng có khi những phương tiện đó làm mê hoặc quần chúng như một số chùa. 

Ngược lại, chùa càng phát triển càng làm mất niềm tin quần chúng vì nhân cách của chư Tăng. Tại hải ngoại, có những tín đồ ngoan đạo, cũng phải dán vào cửa văn phòng làm việc của mình tấm hình của vị phạm giới với dòng chữ MA TĂNG, có những người quá bất mãn, họ lẳng lặng đầu thú với ngoại giáo như một lối thoát của niềm tin và sự thất vọng. 

Với số lượng cơ sở vật chất của Phật giáo Việt Nam tại xứ người, không phục vụ cho xã hội âu Mỹ về Đạo lý trí tuệ mà chỉ là chứng tích tỵ nạn và nơi an dưỡng hưởng thụ cho những ai không có chí cầu tiến, dĩ nhiên, nhàn cư vi bất thiện, từ đó tệ nạn phát sanh…và, sư Việt sống với cộng đồng người Việt như người Hoa ở Chợ Lớn, Việt Nam cũng vậy, mỗi ngày mỗi thu hẹp sinh hoạt khi những thế hệ kế tiếp thuần là Mỹ hóa. 

Các chùa Tàu ở Mỹ hậu bán thế kỷ 20 đến thập niên đầu kỷ nguyên 21 bị thu hẹp thế nào thì chùa Việt Nam rồi đây cũng cùng chung số phận. Hiện nay, cộng đồng cư dân Việt Nam , Triều Tiên, Tàu là một trong số gốc chấu Á quy tụ nhiều tại Cali, Texas, San jose, được xem là Sài gòn nhỏ. Các sư Việt chưa có lối thoát cho tương lai, cứ nghĩ nơi nào có người Việt là chùa có thể tồn tại. 

Nếu chiết tính kỷ, 36 ngàn người Việt hiện nay ở Cali, chia đều cho Tin Lành , Vatican, Phật giáo, chưa nói đến các giáo phái khác, thì tín đồ Đạo Phật cũng chỉ 12 ngàn. Trong số 12 ngàn chia làm ba, một là tuổi trẻ, hai là tuổi trung niên và ba là tuổi già thì tuổi già chỉ còn bốn ngàn người cộng thêm phân nửa tuổi trung niên có tâm đạo cũng chỉ được sáu ngàn người đến chùa. Tuổi trẻ ở Mỹ thích đi chùa là chuyện hiếm hoi. 

Số bốn ngàn cho tuổi già, một ít không tự lái xe đi chùa được, phải nhờ con cháu. Suốt tuần cày mệt mỏi, con cháu cần nghỉ ngơi, làm vệ sinh nhà cửa và đi chợ mua thực phẩm cho suốt một tuần. Như thế số người chia đều cho hàng trăm ngôi chùa không phải là lớn, tiền của vật chất đổ vào việc xây dựng cơ sở đồ sộ như thế để làm gì khi mà tâm linh, sự tu tập và niềm khát vọng về giáo lý của quần chúng bị bỏ trống; chính vì quần chúng và chư Tăng không được trang bị nội lực mà chỉ chạy theo nhu cầu vật chất, liệu Phật giáo có bị biến dạng thành một loại doanh nghiệp mới? nếu chư Tăng không đủ khả năng trang bị cho mình một kiến thức thời đại để hội nhập xã hội văn minh, tự mình đào thải mình, an phận với ngôi chùa được thu nhập lợi tức từ việc thờ linh, lưu cốt, xã hội âu Mỹ sẽ hiểu Phật giáo là gì, chưa nói đến quần chúng Mỹ đang có một tôn giáo truyền thống, họ sẽ xem thường các sư và hình ảnh đức Phật xa lạ. 

Giới trí âu Mỹ thức hiểu về Đạo Phật qua tư tưởng triết học và thiền học, họ cũng không thể đến với chùa và các sư Việt Nam để lễ lạy cúng kiến.

Tổ chức Gia Đình Phật Tử, tuy là một đoàn thể trẻ của con em người Việt, nhưng chúng cũng không mấy hứng thú với sự diễn dịch giáo lý mang tính huyền thoại và giáo án có từ 60 năm qua không được cập nhật, làm sao hấp dẫn các em bằng những thú vui cám dỗ của thời đại @ Ngày nay, cuộc sống xây dựng trên vật chất, nhưng vật chất không giúp xã hội hạnh phúc thật sự, vì thế tội phạm phát sanh. 

Đạo Phật xuất hiện mục đích giúp con người sống có hạnh phúc chứ không thể tạo thêm sự bất mãn thất vọng cho xã hội. Nếu chư Tăng chưa đủ khả năng chuyển hóa tâm linh cho quần chúng, ít ra cũng phải góp phần an ủi cho cộng đồng người Việt có một chỗ nương tựa tinh thần. 

Chùa lớn đất rộng tại sao chúng ta không lập nhà dưỡng lão cho các cụ, vừa gần chùa nghe kinh, vừa có tình người và con cháu viếng thăm tiện hơn đưa vào nhà dưỡng lão? Các cụ sẽ không còn cảm thấy cô đơn lạc lỏng giữa bốn vách tường và người xa lạ không cùng ngôn ngữ. Mở lớp dạy Việt ngữ, tổ chức các show bảo tồn văn hóa dân tộc và nhiều việc lợi ích cho cộng đồng hơn là an hưởng một cách thụ động.

Chư Tăng sống có mục đích công ích thì quần chúng sẽ không xa rời đạo Phật; chư Tăng và quần chúng đều hướng vào tâm linh và công ích xã hội thì tình thương sẽ phát triển, lòng đố kỵ chống báng nhau, chụp mũ nhau sẽ không còn; Phật giáo Việt Nam tại xứ người sẽ có bộ mặt tươi nhuận hơn, đi vào lòng xã hội dễ hơn và sự tồn tại của chùa Việt Nam mới có ý nghĩa hơn.

Chưa phải muộn để chư Tăng Việt Nam và các ngôi chùa Việt Nam trên đất Mỹ dọn cho mình con đường hội nhập và tồn tại. Các vị tiền nhiệm như cố Hòa Thượng Thiên Ân, Thiền sư Nhất Hạnh đã mở đường, chúng ta chỉ tiếp nối và khai phóng cho quang đãng, đừng để bị bít lối mà mang tội với chư Phật chư Tổ.

Có lẽ quần chúng Phật tử Việt kiều cũng chỉ mong ước có thế thôi, chư Tăng sẽ không còn nhìn nhau bằng sự ngờ vực, hố ngăn cách tự nó được lấp kín. Hy vọng chùa Việt sẽ là cơ sở tín ngưỡng tâm linh và công ích xã hội nhiều ý nghĩa dưới mắt người dân Mỹ hiện nay

 Cu Si MINH MẪN













__._,_.___

Posted by: loan nguyen 

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List