QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Saturday, January 2, 2016

CUỐI NĂM 2015, NHÌN LẠI BANG GIAO VIỆT CỘNG VÀ HOA KỲ TỪ SAU NGÀY 30-4-1975

 

Kính chuyển
MG

CUỐI NĂM 2015, NHÌN LẠI BANG GIAO VIỆT CỘNG VÀ HOA KỲ
TỪ SAU NGÀY 30-4-1975
                                                               MƯỜNG GIANG



          Ngay từ thời Hồ Chí Minh còn sống, dù đã tôn thờ chủ nghĩa Lê-Mác và luôn hướng về Mạc Tư Khoa, Hồ vẫn nổ lực đu giây giữa hai nước đàn anh Nga-Tàu, để kiếm viện trợ và sự ủng hộ trên các diễn đàn chính trị quốc tế. Nhưng cả Nga lẫn Tàu, thật sự chỉ muốn lợi dụng VC, bởi vậy đâu có ai ngạc nhiên khi biết năm 1963, Khrushchev đã cực lực chống Bắc Việt mở cuộc chiến tranh tại Miền Nam, vì lúc đó Nga đang hòa hoản với Mỹ trong chiến tranh lạnh, qua kế hoạch giảm bớt số lượng bom nguyên tử. Tương tự vào năm 1972, cả Nga lẫn Trung Cộng vì đang giao hảo tốt với Tổng thống Richard Nixon, nên để mặc cho Mỹ oanh tạc Bắc Việt khủng khiếp. Quan trọng nhất dưới con mắt của hai đàn anh lớn, VC vẫn luôn bị nghi ngờ là phương xét lại, lật lọng, láu cá, phản phúc lưu manh không thể tin tưởng. Ðó là lý do khiến cho Hà Nội phải bắt cá ba tay, khi quay ra làm quen với các nước Ðông Nam Á, Nhật, Âu Châu và kẻ thù không đôi trời chung là Hoa Kỳ.

            Tháng 9-1976, VC được nhận vào Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (International Monetary Fund - IMF). Vì là nước cọng sản đầu tiên được vào tổ chức này, nên Hà Nội đã bị Nga và cả khối cộng sản quốc tế phản đối dữ dội vì bị cho là đi lệch hướng, khi chia xẽ bí mật quốc gia cho kẻ thù. Ngoài ra vì đang đi dây giữa nhiều thế lực để kiếm lợi, nên VC đã từ chối không gia nhập Khối Kinh Tế Ðông Âu (Comecon), nên bị Mạc Tư Khoa hủy bỏ nhiều dự án hứa giúp VN lẫn quân viện, kể cả gạo viện trợ của Trung Cộng cũng bị cúp luôn. Tóm lại bắt đầu năm 1977, VC hoàn toàn bị cô lập trước thế giới, đồng thời cũng kẹt cứng trong mối liên hệ an ninh quốc gia, giữa Khmer Ðỏ và Trung Cộng.

            Ngày nay qua núi sử liệu trong và ngoài nước đã bật mí, ta mới biết được VC ngoài miệng lúc nào cũng nói chống Mỹ, Tây Phương, Nhật, Tư Bản nhưng trong tận cùng tim óc lại rất thèm thuồng sự bang giao với họ, nhất là kẻ thù không đội trời chung Hoa Kỳ. Bởi vậy khi Sài Gòn vừa bị cưởng chiếm lúc trưa 30-4-1975, thì chỉ hai tháng sau VC đã trơ trẽn mời hai ngân hàng lớn của Mỹ trở lại VN, để bàn thảo phát triển kinh tế và thương mại. Với người Mỹ sau khi chiến tranh Ðông Dương lần 2 kết thúc, càng mệt mõi thất vọng vì sự tháo chạy nhục nhã tại VN thêm vụ nghe trộm Watergate, nên đã bầu Jimmy Carter, điền chủ trồng đậu phụng ở miền Nam, thuộc đảng Dân Chủ làm tổng thống. Lúc đó Carter nghĩ rằng muốn xóa bỏ hội chứng VN trong lòng người Mỹ, thì phải thiết lập ngoại giao và bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Hơn nửa giữa hai cưụ thù cọng sản là Trung Cộng và VC, thì Hà Nội được Mỹ chấp nhận dễ dàng hơn vì không có một vấn đề gì nhiêu khê, như vụ Ðài Loan đối với Bắc Kinh.

            Nhưng thiện chí trên của Tổng thống Carter, đã làm cho Bắc Bộ Phủ lúc đó hiểu lầm và tăng thêm lòng kiêu căng phách lối trong những bộ óc đặc sệt bùn đất, là Mỹ đã gục ngã trước chiến thắng thần thánh siêu nhân của các đỉnh cao, cùng với sự ưu việt của chũ nghĩa xã hội, qua ba dòng thác cách mạng, đã đánh gục ba đại cường Pháp-Nhật-Mỹ, khiến cho tư bản giẫy chết. Bởi vậy Hà Nội cần gì liên hệ với tên đầu sỏ tư bản là Mỹ, đang cầu cạnh tới làm quen.

             Chính sự chủ quan thiển cận đó, đã làm cho Mỹ quay mặt với VN và quyết tâm kết thân với TC, đẩy Hà Nội vào con đường tận tuyệt phải chạy theo Liên Xô, gây nên cuộc chiến long trời lở đất, giữa Hoa-Việt tại biên giới hai nước vào tháng 2-1979. Kết quả 5 tỉnh thượng du Bắc Việt bị giặc Tàu tàn phá bằng bom đạn, thành những đống gạch vụn, nhiều vạn đồng bào và bộ đội thương vong thảm thiết và kinh hoàng nhất là cả nước từ nam ra bắc, đắm chìm trong ngục tù thù hận, địa ngục đói nghèo, hơn 10 năm dài vì bị cả loài người quay lưng nguyền rũa, khi đối mặt với hàng triệu thuyền nhân VN, liều chết bỏ quê hương ra biển tìm tự do trong nổi chết chực chờ.

            Ðã mang bệnh tưởng tượng không còn thuốc chữa, các lãnh tụ cọng sản vĩ đại của Bắc Bộ Phủ, từ Lê Duẩn-Trường Chinh-Phạm Văn Ðồng tới Lê Ðức Thọ.., lại tham lam không bút mực, nên lúc nào cũng tin là Mỹ phải trả nợ số tiền 3,25 tỷ Mỹ kim viện trợ + 1,5 tỷ tái thiết, theo lời hứa mà TT Richard Nixon đã viết trong một lá thư mật gửi choThủ tướng Bắc Việt Phạm Văn Ðồng, khi hai bên ký kết Hiệp Ðịnh ngưng bắn Paris 1973.

            Ngày 16-3-1977, một phái đoàn Hoa Kỳ lần đầu tiên tới Hà Nội sau khi chiến tranh chấm dứt vào cuối tháng 4-1975. Mục đích của chuyến đi là tìm kiếm người Mỹ mất tích (MIA) tại Ðông Dương. Dịp này, ngoài đại sứ lưu động Leonard Woodcock được Carter cử làm trưởng phái đoàn, còn có rất nhiều thương lái quan trọng khác tháp tùng, gồm đại diện của hai hảng xe Mỹ General Motors và Chrysler, các nghị sĩ quốc hội Mike Mansfield, đại sứ CharlesYost, dân biểu Sonny Montgomery, nhà hoạt động nhân quyền Marian Edelman với vài ký giả săn tin.

            Nhưng tất cả đã trở thành trò hề vô nghĩa, lố bịch trước bệnh tưởng tượng vĩ đại của các đỉnh cao trí tuệ loài người, đang ngất ngưởng ngự trên chiếc ngai vàng được xây bằng máu xương Việt từ năm 1930 tới nay. Còn gì trắng trợn và tàn nhẩn hơn, qua cuộc đối thoại đầu tiên giữa Woodcock “ Tôi hy vọng cuộc viếng thăm này, sẽ tạo được căn bản cho mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước “ và được từ Nguyễn Duy Trinh tới Phan Hiền.. trả lời theo lệnh của Lê Duẩn “ không có tiền, thì không có tin tức gì về lính cả “.Tóm lại theo VC, thì Hoa Kỳ phải bồi thường chiến tranh trước như đã ký trong hiệp đinh Paris 1973, rồi mới nói tới chuyện kiếm xác lính Mỹ mất tích ‘.Nhưng Woodcock lúc đó đang đại diện cho nước Mỹ, đã thẳng thắng trả lời với Bắc Bộ Phủ “ HIỆP ÐINH PARIS ÐÃ BỊ BỨC TỬ, VẤN ÐỀ CÒN LẠI CỦA VN HÔM NAY, CHỈ ÐƯỢC GIẢI QUYÊT BẰNG LÒNG NHÂN ÐẠO MÀ THÔI “.

            Thế là trận mưa đô la Mỹ sẽ vĩnh viển chẳng bao giờ đổ xuống cung đình Hà Nội như lòng ham muốn vô đáy của các chóp bu luôn bệnh hoạn tưởng tượng. Nhưng vốn là những kẻ lì lợm tráo trở, nên vừa “ thua me đã vội bày bài cào “ để gở bằng cách lại sử dụng những bộ xương khô của lính Mỹ mất tích trong cuộc chiến vừa qua, để làm “ mồi câu cá mập “.Ðồng thời còn hứa hẹn sẽ trao cho Hoa Kỳ tất cả những tin tức và dử kiện về xác Mỹ càng sớm càng tốt, nếu có tiền bồi thường chiến tranh.

             Sau này qua các tài liệu mật được công bố, cho biết lúc đó Carter rất chú trọng tới VN, không phải do “ lòng thương lính Mỹ mất tích “ mà vì các tiềm lực tài nguyên thiên nhiên, trong đó có dầu hỏa đã được phát hiện ngoài thềm lục địa VNCH từ trước tháng 4-1975. Riêng đối với bọn tài phiệt tư bản lái buôn lái súng chỉ biết có tiền, phần lớn là chủ ngân hàng, hảng xe, các cơ sở thương mại, hảng dầu của Hoa Kỳ.. thì mờ mắt trước lời rao hàng của VC về “ lao động rẽ, tài nguyên nhiều..” nên gây áp lực chính phủ Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận giao thương với VC, vì sợ món hàng quí trên lọt vào tay tư bản Nhật và Âu Châu.

            Ðể tỏ thiên chí và cũng cám ơn về 12 bộ xương khô do Woodcock mang về Mỹ, nên Carter vào tháng 5-1977, đã chấp thuận giúp VC nhiều vấn đề, từ ngân khoản 5 triệu mỹ kim nhân đạo, cho tới sự đồng tình với Liên Hiệp Quốc, qua chương trình cho vay tiền phát triển VN.

            Giữa lúc hai phái đoàn Mỹ (Holbrooke) và VC (Phan Hiền) đang thương thảo tại Ba Lê, thì vào ngày 19-12-1977, một vụ án gián điệp ngay trên đất Mỹ được FBI khám phá, đó là vụ Ronald Humphrey và David Trương (con trai Trương Ðình Dzu, một tên thân cộng từng bị chính phủ VNCH câu lưu trước năm 1975). Thế là qua áp lực của quốc hội, bắt buộc TT Carter hủy bỏ việc giao thương giữa hai nước, đồng thời chấm dứt luôn việc LHQ cho vay tiền và các dự án đầu tư tại VN. Tới lúc đó từ Lê Duẩn, tới Phạm văn Ðồng, Lê Ðức Thọ, Trường Chinh cả Võ Nguyên Giáp.. mới sáng mắt, nên lại lặn lội sang Trung Cộng, Liên Xô, Ấn Ðộ, Tây Âu.. để cầu viện, nhưng ở đâu cũng bị từ chối vì thái độ kiêu căng phách lối, dù đang đi nhờ thiên hạ giúp đỡ.

            Từ đó VC mới mặn nồng trở lại với Liên Xô. Cuối tháng 5-1977 gia nhập khối Comecon do Nga làm chủ. Ngày 6-6-1977 Phạm Văn Ðồng gặp tổng bí thư LX là Leonid Brezhnev, để ký hiệp ước liên kết hữu nghị Việt-Xô. Ðây là một thành tựu vĩ đại của đảng ta, vì Nga hứa là sẽ giúp VC từ A-Z, trong đó có 40 công trình xây dựng. Cuối tháng 7-1977, một phái đoàn quân sự Nga gồm 21 nhân vật quan trọng của đảng, bí mật tới các hải cảng Ðà Nẳng, Nha Trang, Cam Ranh, Vũng Tàu và rồi tháng 10-1977, VC ký một thỏa ước đặc biệt với Nga, để nước này “ chở các chiến lợi phẩm thu được của VNCH “ như thiết giáp, máy bay.. sang bán cho Ethiopia (Châu Phi), để mua lại những quân dụng cu của Nga, gồm 2 tàu ngầm, một khu trục hạm, một số tuần duyên hạm và một phi đội chiến đấu cơ Mig-21. Từ đó VC theo hẵn LX, mở màn cho hai cuộc chiến biên giới Việt-Khmer đỏ (12-1978) và Việt-Hoa (2/1979-1990).

            Tháng 1-1979, Carter cùng Ðặng Tiểu Bình lúc đó đang nắm quyền Trung Cộng bình thường hóa bang giao, còn Nga và VC thiết lập liên minh quân sự. Không phải nhờ lịch sử đã vô tình xếp đăt, mà thực sự chính Brzezinaki kẻ có khuynh hướng thân Tàu, khi đá được Vance lên nắm quyền Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Mỹ, đã ngụy tạo bức tranh chính sách mập mờ giữa Hoa Kỳ-Ðài Loan, để Ðặng vin vào đó mà có cớ hợp tác với Mỹ.

            Tháng 1-1979 Ðặng sang thăm Carter tại Hoa Thịnh Ðốn, đồng lúc Mỷ-Nga đang thương thuyết ký hiệp ước SALT II tại Jerusalem (Do Thái) và cao điểm là lúc Hoa Kỳ đang bán vũ khí chiến lược cho Ðài Bắc. Nhưng Ðặng vẫn điềm tĩnh che lấp sự gượng ép bên trong, để ký kết liên minh với Mỹ vì không còn con đường nào lựa chọn. Sáng ngày 30-1-1979, tại Tòa Bạch Ốc ở Hoa thịnh Ðốn, Carter riêng rẽ gặp Ðặng và nhờ viên thông dịch duy nhất, dịch ngay tại chổ bức thơ ứng khẩu có nội dung “ CẢM TƯỞNG CỦA TÔI LÀ QUYẾT ÐỊNH NÀY ÐÃ CÓ SẲN TỪ LÂU. ÐÓ LÀ VC PHẢI BỊ TRỪNG PHẠT”. Tóm lạị tổng thống Carter rất quỷ quyệt dùng bức thơ miệng không phổ biến, để vừa đồng thuận với Tàu đỏ tấn công VN, gián tiếp dằn mặt những đỉnh cao trí tuệ kiêu căng phách lối tại Bắc Bộ Phủ. Ðồng thời chạy được tội trước nhân loại sau này, khi dư luận thế giới lên án Trung Cộng bá quyền, tấn công VN tại diễn đàn LHQ.

           Rốt cục chỉ có dân lành ba nước Việt-Miên-Tàu lãnh chịu nổi đau bom đạn, cùng với sự tàn phá kinh khiếp của chiến tranh. Hưởng lợi nhiều nhất trong cảnh “ trai cò tương tranh “, là Mỹ, quốc gia Tây Phương duy nhất “ ca tụng việc Trung Cộng tấn công VN “ giữa ngàn muôn thóa mạ của cả thế giới. Nhưng ghê tởm nhất là trong buổi họp của Ðại Hội Ðồng LHQ vào tháng 9-1979, Hoa Kỳ đã trân tráo bỏ phiếu ủng hộ Khmer Ðỏ của Polpot, vẫn đại diện cho Kampuchia trong tổ chức này. Bài học lịch sử muôn đời vẫn còn đó, cho thấy Người Mỹ hay bất cứ người nào, cũng chỉ biết có quyền lợi của quốc gia mình mà thôi. Ngoài ra không bao giờ cần biết tới danh dự, đạo đức hay dư luận gì hết. Giản dị như vậy, thế mà người Việt (Quốc Gia cũng như Cọng Sản), chẳng bao giờ thấu triệt, khi quan hệ chính trị với siêu cường. Tất cả là chiến lược chiến thuật của Mỷ đó, hay nói nôm na là, khi cần thì gì cũng cho nhưng lúc hết xài rồi, có ai dại vồn vã tiếp đón những thứ phế thải dư thừa ?

            Từ năm 1978-1986, vì tranh chấp với Trung Cộng và Khmer Ðỏ, lại căm thù Mỹ hắt hũi, nên Hà Nội đã rước Nga vào VN, mặc dù trong trận chiến đẳm máu tại biên giới Hoa Việt vào tháng 2-1979 sau đó kéo dài tới đầu thập niên 90, LX chỉ phản ứng bằng nước bọt, khi hai nước đã ký liên minh quân sự. Chính sự hiện diện của Nga tại Ðông Dương và trên hết là sự gia tăng lực lượng Hải quân, kể cả Tiềm Thủy Ðỉnh trong vịnh Cam Ranh, đã làm Hoa Kỳ phải xét lại chiến lược ‘ đở lưng’ cho Trung Cộng, khi Ronald Reagan của đảng Cộng Hòa thắng cử lên làm tổng thống Mỹ, thay Carter của đảng Dân Chủ. Người Mỹ qua Reagan, lại tái xác nhận liên hệ với Ðài Loan, để tiếp tục bán vũ khí lên tới hàng chục tỷ đô la. Ðể trả đủa, Trung Cộng lại quay về với Liên Xô từ 24-3-1982. Hai nước bắt đầu nối lại sự phát triển thương mại, kinh tế, văn hóa và cao điểm vào tháng 5-1985, Mạc Tư Khoa đồng ý giúp Bắc Kinh canh tân 17 xưởng kỹ nghệ cũ và xây dựng thêm 7 cơ xưởng mới, đồng thời ký hiệp ước gia tăng thương mại giữa hai nước lên 12 lần.

            Trước tình trạng công khai trở mặt của các đàn anh, Hà Nội chỉ còn cách muối mặt, tìm đủ mọi cách quay về làm đầy tớ cho Trung Cộng, từ cuối tháng 12-1985 cho tới nay vẫn còn là đầy tớ rất trung thành với chủ. Mục đích cũng chỉ để mong giữ đảng và quyền lực xiết cổ họng đồng bào nô lệ cả nước với một cổ ba tròng ‘ VC, TC và tư bản thế giới ‘.

            Tháng 1-1985 gần đúng 10 năm người Mỹ tháo chạy nhục nhã tại Nam Vang và Sài Gòn, Hoa Kỳ quay lại Ðông Nam Á , nói là để ngăn chận sự bành trướng của Nga lẩn Tàu. Ðây cũng là thời điểm đánh dấu nổ lực mới của Việt Cộng, trong canh bạc mời gọi Hoa Kỳ trở lại VN, trước tiên bằng các phái đoàn tìm kiếm xương khô lính Mỹ mất tích. Rồi giấc mộng theo Mỹ chính thức trở thành sự thật vào tháng 4-1991, khi Tổng thống .G.Bush (cha) ‘ Bải bỏ lệnh cấm vận VN ‘.Kế tiếp Tổng thống Bill Clinton ‘ Bình Thường Quan Hệ Ngoại Giao’ giữa hai nước vào năm 1995 và ký ‘ Hiệp ước Thương Mại Song Phuơng Việt-Mỹ’’năm 2001.

            Cuối cùng mới có cuộc thăm viếng Hoa Kỳ của Thủ Tướng VC Phan Văn Khải, từ ngày 19-6-2005 tới 25-6-2005, nói là tới nhờ Mỹ giúp vào WTO, rồi Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng., Trương tấn Sang..kể luôn Nguyễn Phú Trọng. liên tiếp qua Mỹ như đi chợ, để cầu thân mua bán.. nhưng mặt thật sang để cam kết làm hết những điều khoản bí mật chưa làm theo lời hứa. Tất cả chỉ có trời biết, đất biết, chóp bu giữa Mỹ và CSVN biết mà thôi. Nhưng chắc chắn có một điều mà mọi người đều rõ, đó là VC đang đồng thuận với Mỹ trong vở kịch ‘ VC sẽ chống Tàu đỏ cứu nước ‘ như trước đây Hồ Chí Minh đã diễn với Pháp trong vở tuồng ‘ chín năm chống thực dân Pháp cứu nước ‘ Có như vậy, Mỹ bây giờ giống như Pháp lúc trước, một lần nữa lại vực dậy một cái xác chết là đảng CSVN trong năm 2014, để tiếp tục tô son điểm phấn, vừa làm tôi tớ cho đế quốc, vừa làm chủ một đất nước và dân tộc, thực tế chỉ còn có cái tên gọi và tên in sẳn trên bản đồ thế giới mà thôi !

            Tháng 1-2016, đảng bầu bán bốn chóp bu trong k đại hội TUĐ XII. Ngoài những trận đấu đá, thanh toán lẫn nhau giữa các cá nhân và phe phái Trong, Sang, Dũng Hùng..tồi bại và nhục nhã đến độ Nguyễn Sinh Hùng, chủ tịch quốc hội VC phải bò qua tận Bắc Kinh, lạy Tập Cận Bình và Mao Trạch Đông chết, để cầu xin bợ lưng, tiến chức.

            Bộ mặt thật của CSVN sau bốn mươi mốt năm là thế đó ! chỉ tội nghiệp cho Thân phận  dân tộc VN , không biết bao giờ mới thoát đưọc ách nô lệ của VC và giặc Tàu .


Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Cuối tháng 12-2015
MƯỜNG GIANG.

           

           



__._,_.___

Posted by: Ho Dinh 

Tượng Đài Chiến Sĩ VIỆT- MỸ tại Veterans Park, Arlington, Texas


From: Paul Van <
Sent: Friday, January 1, 2016 7:53 PM
Subject: Fwd: Thêm một Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ được khánh thành tại Texas

Tượng Đài Chiến Sĩ VIỆT- MỸ tại Veterans Park, Arlington, Texas qua bàn ta điêu khắc của một cựu chiến binh nghệ nhân tạo thành một công trình mĩ thuật có y' nghĩa. Vị thế ghìm súng hiên ngang chiến đấu, dáng đứng hào hùng, khuôn mặt cương nghị của hai chiến binh diễn tả sống động ...
       pv
 
 “Anh! Anh Không Chết Đâu Anh!”



Nét khắc Người Lính VNCH thật hào hùng sống động



L khánh thành Tượng Đài Chiến Sĩ Vit M s din ra vào trưa Ch Nht ti công Veterans Park Arlington, Texas. Hơn c ngàn người được d đoán s đến d l. Điêu khc gia là mt cu quân nhân Thy Quân Lc Chiến Hoa K tng tham chiến ti Vit Nam. Ông nói rng tượng đài là điu đp nht mà người ta có th làm đ vinh danh nhng người lính Vit Nam Cng Hòa tng chiến đu cùng người M chng quân cng sn. (Hình: WFAA)

ARLINGTON, Texas – Sau ba năm vn đng ráo riết và ch đi trong nim hy vng, mt đài vinh danh chiến sĩ Vit Nam Cng Hòa cùng vi chiến sĩ M sp được khánh thành ti thành ph Arlington bc Texas.

Vào ngày th Tư va qua, mt chiếc xe ti đã ch hai bc tượng riêng bit được đúc bng đng cao 8 feet (2.4 mét) đến công viên cu chiến binh Veterans Park. Mt tượng cm súng là biu tượng mt chiến sĩ thuc Quân Lc Vit Nam Cng Hòa. Tượng th nhì là mt chiến sĩ Hoa K. Sau khi được đt trên b, hai tượng được đng sát bên nhau trong mt tác phm điêu khc ca mt người lính tng chiến đu ti Vit Nam. L khánh thành Tượng Đài Chiến Sĩ Vit M s được t chc vào trưa Ch Nht cui tun này.
Trong cuc chiến chng Cng Sn ti Vit Nam hơn 40 năm trước đây, khong 58,000 quân nhân Hoa K và hơn 300,000 người lính Vit Nam Cng Hòa đã hy sinh mng sng. Đó là chưa k các quân nhân thuc lc lượng đng minh t Úc và Nam Hàn đã t trn trên đt nước Vit Nam. Sau khi chiếm min Nam, người cng sn đã phá hy hết thy các biu tượng mang hình nh ca người lính min Nam. 


Nét khắc Người Lính VNCH thật hào hùng sống động

Trên toàn nước M, tuy có c trăm đài tưởng nim s hy sinh ca lính M các thành ph ln cũng như th xã nh, ch có vài nơi có đài tưởng nim vinh danh s chiến đu chung ca người Vit cùng vi người M, mà được biết đến nhiu nht là đài tưởng nim chiến sĩ Vit M ti Westminster, Nam California.


Nay tượng đài ti Arlington, mt nơi nm gia Dallas và Forth Worth s là mt biu tượng ghi ơn nhng người lính tng chiến đu chung vi nhau, và t trn cho lý tưởng t do trên mt mt trn ngăn chn làn sóng đ ca cng sn quc tế vi mưu đ thôn tính toàn thế gii hơn na thế k trước.
Điêu khc gia Mark Austin Byrd và v ca ông đã được chn đ to tác phm hai người lính cm súng chng gic Vit Cng đ bo v người dân min Nam. Ông nói vi đài CBS DFW như sau v tượng đài vinh danh các chiến sĩ Vit Nam Cng Hòa, Tôi nghĩ đây là mt trong nhng điu đp nht [mà chúng ta có th làm] dành cho nhng người lính mà chúng ta không h biết đã hy sinh mt quc gia mà chúng ta chưa h ti.

 

S vic dng được tượng đài Vit M này mt phn ln là do n lc ca y Ban Xây Dng Tượng Đài (tên tiếng Anh trên giy t hành chánh là The Heroes of South Vietnam Memorial Foundation, Vin Tưởng Nim Nhng Anh Hùng Min Nam Vit Nam). y Ban đã vn đng được na triu M kim cho d án xây đài tưởng nim trong ba năm qua.
Mt s người Vit, mà trong đó có các cu quân nhân Vit Nam Cng Hòa ln tui, đã đến xem hai bước tượng được xe ch đến và dng lên hôm th Tư, 21 tháng 10, 2015. Trong nhng người này có Bác Sĩ Đàng Thin Hưng, ch tch y Ban Xây Dng Tượng Đài, và ông Bùi Quang Thng, mt thành viên trong y Ban.
Điêu khc gia Byrd cho biết các cu quân nhân đã cùng ông bàn lun rt k v tượng đài hai người lính M và Vit, k c vic chn súng, hướng ca súng và tư thế ca hai quân nhân. Ông Byrd tng là mt phi công lái trc thăng tác chiến cho Thy Quân Lc Chiến trong cuc chiến Vit Nam. Vì vy tượng đài này mang nhiu ý nghĩa đi vi cá nhân ông.


Trên tượng người lính M (đng bên phi đi din người xem) có mt th bài ghi tên tui ca quân nhân. Ông Byrd nói vi đài WFAA ti Dallas rng th bài này là gi nhc mt đng đi ca ông đã không bao gi tr li. Khuôn mt ca người lính M được ông to da theo mt hình nh mà ông tng thy, ghi li nét mt gan d ca mt phi công va thoát him sau b bn rơi.
Ông Byrd tâm s vi đài WFAA v thi gian chiến đu ti min Nam Vit Nam, Tôi đã tng mt nim tin v ý nghĩa ca cuc chiến. Thế ri mt ngày kia, mt chuyn đã xy ra khiến cho tôi biết rng mình đang trong mt s mng có chính nghĩa. Ông k rng sau mt cơn mưa ln, nước cun trôi đt, ông thy tn mt mt m chôn tp th ca dân làng b sát hi bi lc lượng Vit Cng.
V chng Byrd cùng nhiu cu quân nhân M cũng như cu quân nhân VNCH s có mt ti l khánh thành Tượng Đài Chiến Sĩ Vit M. y Ban Xây Dng Tượng Đài s t chc l khánh thành vào lúc 2 gi trưa Ch Nht, 25 tháng 10, 2015, ti Arlington Veterans Park, s 3600 W. Arkansas Lane, Arlington, TX 76016.

(Hình: CBS DWF)

Vì d đoán s người đến s s rt đông, lên ti hơn mt ngàn người, y Ban s có xe bus đưa rước. y Ban kêu gi mi người hãy vui lòng đu xe ti Fielder Road Baptist Church ti ngã tư đường Pioneer và Fielder Road. đó s có xe đưa đến Arlington Veterans Park t 12:30 gi trưa đến 5 gi chiu. y Ban cũng t chc mt bui tic chung vui cho l khánh thành lúc 6:30 PM chiu cùng ngày ti Nhà Hàng Thanh Thanh, 2515 East Arkansas Lane, Arlington, TX 76010. Tic này có giá vé ng h là $100, $75, $45. S đin thoi ca y ban là 817-468-5252. 

 

 

 
__._,_.___

Posted by: <vneagle_1

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List