QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Friday, August 14, 2015

Trả lời Phỏng Vấn thật Tuyệt Vời của Cố Tổng Thống Thiệu với Một Nhà báo Đức


Vì Bài viết và hình nh quá nhiu,nên Quí V và Các Bn có th xem phn Lưu tr Blog bên tay phi, ch màu xanh (ging như mc lc) đ tm tiêu đ, xong bm vào đó đ xem. Mun xem bài cũ hơn, xin bm vào (tháng....) năm...(vì blog Free nên có th nhiu hình nh b mt, hoc không load kp, xin Quí Bn thông cm)
Nhìn lên trên, có ch Sui Ngun Tươi Tr là phn dành cho Thơ, bm vào đó đ sang trang Thơ. Khi m Youtube nh bm vào ô vuông góc dưới bên phi đ m rng màn hình xem cho đp.
Cám ơn Quí V


Thứ Tư, ngày 12 tháng 8 năm 2015

Trả lời Phỏng Vấn thật Tuyệt Vời của Cố Tổng Thống Thiệu với Một Nhà báo Đức

alt
Nguyễn Văn Thiệu và Henry Kissinger
Cuối năm 1979, Cựu Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu, người ít khi lên tiếng từ khi sống lưu vong sau tháng Tư 1975, đã dành cho tạp chí Spiegel của Đức một cuộc phỏng vấn dài về kết cục của Chiến tranh Việt Nam.

 Cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trả lời phỏng vấn của Spiegel 1979
Phạm Thị Hoài (dịch)


SpiegelThưa ông Thiệu, từ 1968 đến 1973 Hoa Kỳ đã nỗ lực thương lượng hòa bình cho Việt Nam. Trong cuốn hồi ký của mình, ông Henry Kissinger, trưởng phái đoàn đàm phán Hoa Kỳ đã dùng nhiều trang để miêu tả việc ông, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa, đã chống lại những nỗ lực nhằm đem lại hòa bình cho một cuộc chiến đã kéo dài nhiều năm, với hàng triệu nạn nhân và dường như là một cuộc chiến để "bóp nát trái tim Hoa Kỳ". Vì sao ông lại cản trở như vậy?

Nguyễn Văn Thiệu: Nói thế là tuyệt đối vô nghĩa. Nếu tôi cản trở thì đã không có Hiệp định Hòa bình năm 1973 – mặc dù, như ai cũng biết, đó không phải là một nền hòa bình tốt đẹp; hậu quả của nó ở Việt Nam là chứng chỉ rõ ràng nhất. Kissinger đại diện cho chính sách và lợi ích của chính phủ Mỹ. Là Tổng thống Nam Việt Nam, bổn phận của tôi là bảo vệ những lợi ích sống còn của đất nước tôi. 

Tôi đã nhiều lần chỉ ra cho Tổng thống Nixon và TS Kissinger rằng, đối với một cường quốc như Hoa Kỳ thì việc từ bỏ một số vị trí không mấy quan trọng ở một quốc gia bé nhỏ như Nam Việt Nam không có gì đáng kể. Nhưng với chúng tôi, đó là vấn đề sinh tử của cả một dân tộc.

Spiegel: Kissinger không phủ nhận rằng cuối cùng ông cũng đồng ý. Nhưng ông ấy cũng nói rằng phải đàm phán lâu như vậy vì ông cản trở nhiều, rằng ông đồng ý với các đề xuất của Mỹ chỉ vì ông chắc mẩm rằng đằng nào thì Hà Nội cũng sẽ bác bỏ.

Nguyễn Văn Thiệu: Không đúng như vậy. Để chấm dứt một cuộc chiến tranh đã kéo dài gần 30 năm, người ta cần nhiều thời gian hơn là hai, ba ngày hay hai, ba tháng. Tôi hiểu rõ rằng đối với người Mỹ đã đến giúp chúng tôi, đây là cuộc chiến dài nhất trong lịch sử của họ. Có lẽ vì thế mà họ vội vã như vậy. Nhưng điều chúng tôi cần là một nền hòa bình lâu dài.

Spiegel: Kissinger có ý cho rằng ông không thực sự muốn ký kết một thỏa thuận về hòa bình, đúng ra ông ngầm mong phía miền Bắc cũng sẽ cứng đầu như ông. Kissinger viết rằng ông đồng ý với nhiều đề xuất từ phía Mỹ - trong tinh thần sẵn sàng không tuân thủ, chỉ vì trong thâm tâm ông không tin rằng hòa bình sẽ được ký kết. Có phải là trong khi đàm phán, ông đã bịp, với hy vọng là sẽ không bao giờ phải ngửa bài lên?

Nguyễn Văn Thiệu: Không. Sao lại có thể nói là một dân tộc đã chịu đựng bao nhiêu đau khổ suốt 30 năm lại muốn kéo dài cuộc chiến? Kissinger muốn xúc tiến thật nhanh mọi việc để Mỹ có thể rút quân và tù binh Mỹ được thả. Mà có lẽ mục đích của chính phủ Mỹ cũng là cao chạy xa bay. Họ thì có thể bỏ chạy. Nhưng chúng tôi thì phải ở lại Nam Việt Nam. 

Chúng tôi có quyền chính đáng để đòi hỏi một hiệp định hòa bình toàn diện. Không phải là vài ba năm hòa bình, rồi sau đó lại 30 năm chiến tranh.

alt

Nguyễn Văn Thiệu và Richard Nixon tại cuộc họp ở Midway 1969

Spiegel: Vậy tại sao ông lại đi trước cả người Mỹ và tự đề nghị Hoa Kỳ rút quân trong cuộc họp tại đảo Midway ở Thái Bình Dương tháng Sáu 1969, theo tường thuật của Kissinger?

Nguyễn Văn Thiệu: Trước khi họp ở Midway, việc chính phủ Mỹ dự định rút quân đã không còn là điều bí mật. Cho phép tôi nhắc để các ông nhớ lại, tin tức về việc Mỹ sẽ rút một số quân đã loan khắp thế giới, trước cuộc họp ở Midway. Vì sao? Theo tôi, chính phủ Mỹ muốn thả bóng thăm dò, tiết lộ thông tin trước cho báo chí và đẩy chúng tôi vào sự đã rồi.

Spiegel: Tức là ông đã nắm được tình hình?

Nguyễn Văn Thiệu: Đúng thế. Cuộc họp ở Midway nhằm hai mục đích. Thứ nhất, cho hai vị tân tổng thống cơ hội làm quen và bàn về đề tài Việt Nam. Điểm thứ hai đã vạch rất rõ là bàn về việc rút những toán quân Mỹ đầu tiên. Tôi đã không hình dung sai điều gì và đã làm chủ tình thế. Không có gì phải lo lắng, và tôi đã rất vững tâm.

Spiegel: Khi đề xuất Mỹ rút quân, ông có thật sự tin rằng Nam Việt Nam có thể chiến đấu một mình và cuối cùng sẽ chiến thắng trong một cuộc chiến mà hơn 540.000 lính Mỹ cùng toàn bộ guồng máy quân sự khổng lồ của Hoa Kỳ không thắng nổi không? Chuyện đó khó tin lắm.

Nguyễn Văn Thiệu: Không, đề xuất đó không phải của tôi. Tôi chỉ chấp thuận. Tôi chấp thuận đợt rút quân đầu tiên của Mỹ, vì Tổng thống Nixon bảo tôi là ông ấy gặp khó khăn trong đối nội và việc rút quân chỉ mang tính tượng trưng. Ông ấy cần sự ủng hộ của dư luận và của Quốc hội. Nhưng tôi cũng bảo ông ấy rằng: Ông phải chắc chắn rằng Hà Nội không coi việc bắt đầu rút quân đó là dấu hiệu suy yếu của Hoa Kỳ.

Spiegel: Và ông không nghĩ đó là khởi đầu của việc rút quân toàn bộ?

Nguyễn Văn Thiệu: Không. Tôi đã hình dung được rằng, đó là bước đầu tiên để cắt giảm quân số. Nhưng không bao giờ tôi có thể nghĩ Mỹ sẽ rút hẳn và bỏ rơi Nam Việt Nam. Tôi đã trình bày với Tổng thống Nixon rằng việc cắt giảm quân số sẽ phải tiến hành từng bước, như khả năng chiến đấu và việc tiếp tục củng cố Quân lực Việt Nam Cộng hòa cho phép – tương ứng với những viện trợ quân sự và kinh tế có thể giúp Nam Việt Nam tự đứng trên đôi chân của mình. 

Quan trọng hơn, tôi đã bảo ông ấy phải yêu cầu Hà Nội có một hành động tương ứng đáp lại. Phía Mỹ đồng ý với tôi ở mọi điểm; về một sự rút quân từng bước và của cả hai phía...

Spiegel: ... và mang tính tượng trưng?

Nguyễn Văn Thiệu: Tôi hiểu rõ rằng cuộc chiến ở Việt Nam cũng là một vấn đề đối nội của Hoa Kỳ. Và Tổng thống Nixon giải thích rằng ông ấy cần một cử chỉ tượng trưng để giải quyết vấn đề đó. Trước đó một tuần tôi đến Seoul và Đài Loan, tôi đã nói với Tổng thống Park Chung Hee và Tổng thống Tưởng Giới Thạch rằng tôi hy vọng việc rút quân sắp bàn với Tổng thống Nixon ở Midway chỉ là một sự cắt giảm quân số mang tính tượng trưng. Song tôi cũng lưu ý rằng nếu Hoa Kỳ muốn rút hẳn thì chúng tôi cũng không thể ngăn cản. Vậy thì đề nghị họ rút quân từng bước, đồng thời viện trợ để củng cố một quân đội Nam Việt Nam hùng mạnh và hiện đại, có thể thay thế người Mỹ, sẽ là hợp lý hơn. Không bao giờ tôi đặt giả thiết là lính Mỹ sẽ ở lại Việt Nam vĩnh viễn.

Spiegel: Mỹ vẫn đóng quân ở Hàn Quốc và Tây Đức mà.

Nguyễn Văn Thiệu: Nhưng chúng tôi là một dân tộc rất kiêu hãnh. Chúng tôi bảo họ rằng, chúng tôi cần vũ khí và viện trợ, nhưng nhiệt huyết và tính mạng thì chúng tôi không thiếu.

Spiegel: Ông đánh giá thế nào về tình thế của ông khi ấy? Vài tháng trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Melvin Laird vừa đưa ra một khái niệm mới: "Việt Nam hóa chiến tranh". Trước đây người Mỹ chỉ nói đến việc "phi Mỹ hóa" cuộc chiến. Cái khái niệm mới ấy đã thể hiện rõ dự định rút khá nhanh của người Mỹ rồi, đúng không?

Nguyễn Văn Thiệu: Khi đến Sài Gòn vào tháng Bảy 1969, ông Nixon đã nhắc lại rằng ông ấy cần được sự hậu thuẫn của dư luận trong nước Mỹ. Tôi hiểu ông ấy. Nhưng ông ấy không hề tuyên bố rằng việc rút quân là một lịch trình mang tính hệ thống do sáng kiến của Mỹ. Ông ấy chỉ nói với tôi về những khó khăn trong nước, ở Mỹ, và đề nghị tôi giúp. Ông ấy bảo: "Hãy giúp chúng tôi giúp ông." Tôi đáp: "Tôi giúp ông giúp chúng tôi." Trong lần họp mặt đó, chúng tôi lại tiếp tục bàn về việc rút quân từng bước.

Spiegel: Nhưng không đưa ra một lịch trình cụ thể?

Nguyễn Văn Thiệu: Không. Và ông Nixon lại hứa rằng việc rút quân của Mỹ sẽ phải đi đôi với những hành động tương ứng của Bắc Việt và phải phù hợp với khả năng phòng thủ của Nam Việt Nam cũng như phải phù hợp với việc Mỹ tiếp tục viện trợ quân sự và kinh tế cho Nam Việt Nam.

Spiegel: Ở thời điểm đó ông có nhận ra rằng nếu thấy cần thì Mỹ cũng sẽ sẵn sàng đơn phương rút quân không?

Nguyễn Văn Thiệu: Có, tôi đã ngờ. Nhưng lúc đó tôi vẫn rất vững tâm và tin tưởng vào đồng minh lớn của chúng tôi.

Spiegel: Có lẽ ông tin thế là phải. Cuốn hồi ký của Kissinger cho thấy khá rõ rằng chính phủ Nixon không thể dễ dàng "đình chỉ một dự án liên quan đến hai chính phủ, năm quốc gia đồng minh và đã khiến 31,000 người Mỹ phải bỏ mạng, như thể ta đơn giản chuyển sang một kênh TV khác." 
Rõ ràng là người Mỹ muốn thoát khỏi Việt Nam bằng con đường đàm phán. Chỉ trong trường hợp cần thiết họ mới muốn đơn phương rút quân. Ông có đưa ra yêu sách nào liên quan đến những cuộc thương lượng giữa Washington và Hà Nội không?

Nguyễn Văn Thiệu: Chúng tôi đã chán ngấy chiến tranh và quyết tâm chấm dứt nó qua đàm phán. Chúng tôi yêu cầu những kẻ xâm lăng đã tràn vào đất nước của chúng tôi phải rút đi. Tất cả chỉ có vậy.

Spiegel: Ông đã oán trách rằng sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam năm 1975 chủ yếu là do sau Hiệp định Paris, miền Bắc vẫn được phép đóng quân tại miền Nam. Ông khẳng định rằng mình chỉ chấp nhận sự hiện diện đó của miền Bắc trong quá trình đàm phán, còn sau khi ký kết thì Hà Nội phải rút quân. Nhưng Kissinger lại khẳng định trong hồi ký rằng ông thừa biết việc Hà Nội sẽ tiếp tục trụ lại ở miền Nam, và cho đến tận tháng Mười 1972 ông cũng không hề phản đối những đề xuất của phía Mỹ liên quan đến điểm này.

Nguyễn Văn Thiệu: Đó là một lời nói dối hết sức vô giáo dục của Kissinger, rằng tôi chấp thuận cho quân đội Bắc Việt ở lại miền Nam. Nếu ngay từ đầu tôi đã chấp thuận như Kissinger nói thì lúc ông ấy cho tôi xem bản dự thảo, trong đó không có điều khoản nào về việc rút quân của Bắc Việt, tôi đã chẳng phản đối quyết liệt như thế.

Điểm then chốt nhất mà tôi dốc sức bảo vệ, từ đầu cho đến khi kết thúc đàm phán, chính là yêu cầu Hà Nội phải rút quân. Tôi đã tuyên bố rõ với Kissinger là nếu không đạt được điều đó thì không có ký kết. 

Sau nhiều ngày tranh luận gay gắt, cuối cùng ông ta bảo: "Thưa Tổng thống, điều đó là không thể được. Nếu được thì tôi đã làm rồi. Vấn đề này đã đặt ra ba năm trước, nhưng phía Liên Xô không chấp nhận." Tôi hiểu ra rằng chính phủ Mỹ đã nhượng bộ trước yêu sách của Liên Xô, và đó là nỗi thất vọng lớn nhất của tôi.

Spiegel: Có lẽ Liên Xô không thể làm khác, vì Hà Nội không chấp nhận coi Nam Việt Nam là một quốc gia khác, và một thời gian dài họ còn phủ nhận việc họ đã đưa quân đội chính quy vào miền Nam.

Nguyễn Văn Thiệu: Chúng tôi đã chiến đấu hơn 20 năm và học được rằng, đừng bao giờ tin lời Nga Xô và Hà Nội. Bắc Việt đóng quân ở cả Lào, Campuchia và Nam Việt Nam, tôi tin rằng một người mù cũng nhìn ra điều đó. Muốn chấm dứt chiến tranh thì chúng ta phải nhìn vào hiện thực chứ không thể chỉ nghe lời kẻ địch.

Spiegel: Ông có lập luận như thế với Kissinger không?

Nguyễn Văn Thiệu: Tất nhiên, và với cả Tướng Haig nữa. Tôi bảo ông ấy thế này: "Ông Haig, ông là tướng, tôi là tướng. Ông có biết một hiệp định hòa bình nào trong lịch sử lại cho phép kẻ xâm lăng tiếp tục đóng quân tại lãnh thổ mà nó xâm lược không? Ông có cho phép Liên Xô vào Hoa Kỳ đóng quân rồi tuyên bố rằng ông đã ký kết thành công một hiệp định hòa bình với Liên Xô không?"

Spiegel: Ông ấy trả lời sao?

Nguyễn Văn Thiệu: Ông ấy không trả lời được. Mà trả lời thế nào cơ chứ, chuyện đó hoàn toàn vô lý. Còn gì mà nói nữa.

Spiegel: Nhưng Kissinger thì có câu trả lời trong hồi ký. Ông ấy viết rằng khó mà bắt Hà Nội rút quân, vì họ hoàn toàn không sẵn sàng từ bỏ trên bàn đàm phán những thứ mà họ không mất trên chiến trường. Nhưng ông ấy cũng nói rằng trong Hiệp định Paris có một điều khoản không cho phép xâm lấn. Ông ấy đi đến kết luận rằng "lực lượng miền Bắc sẽ tự nhiên tiêu hao sinh lực và dần dần biến mất."

Nguyễn Văn Thiệu: Tôi thấy chính phủ Mỹ và đặc biệt là TS Kissinger không hề rút ra được bài học nào khi phải đàm phán với cộng sản, sau những kinh nghiệm đau thương năm 1954 giữa Pháp và cộng sản Việt Nam và từ Chiến tranh Triều Tiên. Họ cũng không học được gì từ những cuộc đàm phán về Lào và Campuchia và cũng không nắm bắt được là nên xử sự thế nào với cộng sản và cần phải hiểu chiến lược và chiến thuật của cộng sản ra sao. 

Tức là ta lại phải trở về với vấn đề rằng, vì sao TS Kissinger, người đại diện cho một quốc gia lớn và tự cho mình là nhà thương thuyết giỏi giang nhất, lại có thể tin rằng quân Bắc Việt đóng tại miền Nam sẽ không xâm lấn. Sao ông ấy có thể tin như vậy cơ chứ? 

Ông ấy đủ sức kiểm soát từng tấc đất trên biên giới của Campuchia, và của Lào, và của Nam Việt Nam à? Dù có cả triệu nhân viên quốc tế giám sát, chúng tôi cũng không bao giờ có thể khẳng định là đã có đủ bằng chứng rằng không có xâm lấn. Sao ông ấy lại có thể tin những gì Bắc Việt nói. Ông ấy có thể tin lời cộng sản, nhưng chúng tôi thì không. Vì thế mà tôi đã cương quyết đòi Bắc Việt phải rút quân. Nếu họ thực sự muốn hòa bình thì họ ở lại miền Nam làm gì? 

Spiegel: Vậy Kissinger nói sao?

Nguyễn Văn Thiệu: Còn nói gì được nữa? Ông ấy và chính phủ Mỹ chỉ muốn chính xác có một điều: rút khỏi Việt Nam càng sớm càng tốt và đảm bảo việc trao trả tù binh Mỹ. Họ bảo chúng tôi là họ mong muốn một giải pháp trong danh dự, nhưng sự thực thì họ chỉ muốn bỏ của chạy lấy người. Nhưng họ lại không muốn bị người Việt và cả thế giới kết tội là đã bỏ rơi chúng tôi. Đó là thế kẹt của họ.

Spiegel: Kissinger viết rằng, ngay sau Chiến dịch Xuân-Hè 1972 của Hà Nội, các bên dường như đã đổi vai. Hà Nội đột nhiên muốn đàm phán trở lại, còn Sài Gòn thì muốn đánh cho đến khi giành toàn thắng.

Nguyễn Văn Thiệu: Hoàn toàn vô nghĩa! Ông TS Kissinger hiểu thế nào là chiến thắng? Bắc Việt đã đem chiến tranh vào miền Nam. Chúng tôi yêu cầu họ phải rút quân. Thế là chiến thắng hay sao? Tôi chưa bao giờ yêu cầu Bắc Việt tự coi mình là tù binh của miền Nam. Tôi chưa bao giờ yêu cầu Bắc Việt bồi thường cho tổn thất chiến tranh. Tôi chưa bao giờ đòi hỏi Bắc Việt giao nộp lãnh thổ. Tôi chưa bao giờ đòi có chân trong chính phủ ở Hà Nội. Vậy ông Kissinger hiểu thế nào về chiến thắng và toàn thắng?

Spiege
l: Về vấn đề rút quân của miền Bắc, 31 tháng Năm 1971 là một ngày quan trọng. Kissinger cho biết là khi đó, trong các cuộc họp kín, Mỹ đã đưa ra yêu cầu hai bên cùng rút quân. Trong hồi ký, ít nhất ba lần TS Kissinger viết rằng không những ông được thông báo trước, mà ông còn chấp thuận.

Nguyễn Văn Thiệu: Tôi không bao giờ chấp thuận việc rút quân đơn phương. Từ cuộc họp ở Midway, tôi luôn luôn yêu cầu rút quân từng bước và cả hai bên cùng rút. Hoa Kỳ đã thay đổi lập trường và tìm cách ép chúng tôi, với những chiến thuật mà họ thường sử dụng, bằng cách huơ thanh gươm Damocles trên đầu tôi, chẳng hạn họ đem công luận Mỹ ra đe tôi, họ bảo: "Hình ảnh của ông tại Hoa Kỳ hiện nay rất tồi tệ!" Hoặc: "Quốc hội muốn cắt giảm viện trợ." Vân vân. Họ áp dụng đúng những chiến thuật đã biết, tiết lộ thông tin cho báo giới và đặt tôi trước sự đã rồi. 

Nếu tôi từ chối, công luận sẽ quay ra chống tôi: "Ông ta đòi quá nhiều, ông ta sẽ không bao giờ cho Mỹ được rút, ông ta sẽ không bao giờ cho tù binh Mỹ được trở về." Thế là tôi luôn phải chấp thuận. Không phải tự nguyện, mà miễn cưỡng. Tôi phản đối làm sao được, khi lần nào họ cũng bảo rằng: "Ông mà chống thì sẽ bị cắt viện trợ."

Spiegel: Kissinger viết rằng trước bất kỳ một quyết định dù dưới hình thức nào, phía Mỹ cũng hỏi ý kiến ông trước.

Nguyễn Văn Thiệu: Vâng, họ hỏi ý kiến tôi, nhưng chắc chắn không phải là để nghe tôi nói "Không", nếu đó là những quyết định phục vụ cho lợi ích của Hoa Kỳ. Họ ưa gây sức ép hơn, và đạt được gần như mọi thứ bằng cách đó.

Spiegel: Bây giờ Kissinger cay đắng chỉ trích về Chiến dịch Hạ Lào năm 1971. Ông ấy viết rằng, ông đã đồng ý rằng chiến dịch này nhất định phải thực hiện trong mùa khô. Vậy ý tưởng đó ban đầu là của ai?

Nguyễn Văn Thiệu: Của người Mỹ. Trước đó khá lâu, chúng tôi từng có ý định thực hiện, nhưng không đủ khả năng tiến hành một mình. Đến khi phía Mỹ đề xuất thì chúng tôi sẵn sàng đồng ý, để sớm chấm dứt chiến tranh. Chiến dịch đó do liên quân Việt-Mỹ thực hiện và được vạch ra rất rõ ràng: Chúng tôi tác chiến tại Lào, còn phía Mỹ thì hỗ trợ tiếp vận từ Việt Nam và từ biên giới.

Spiegel: Vì sao? Vì Quốc hội Mỹ có luật cấm quân đội Mỹ xâm nhập lãnh thổ Lào?

Nguyễn Văn Thiệu: Vâng, tôi tin là vậy. Nhưng cũng vì chúng tôi không có đủ phương tiện để tiếp tế cho binh lính, và nhất là để cứu thương binh ra ngoài. Việc đó chỉ có thề thực hiện bằng trực thăng, và chỉ phía Mỹ mới có đủ trực thăng. Không có họ thì không đời nào chúng tôi đồng ý thực hiện chiến dịch tại Lào.

Spiegel: Kissinger viết rằng quân của ông gặp khó khăn khi yêu cầu không quân hỗ trợ, vì gần như không có báo vụ viên nói được tiếng Anh.

Nguyễn Văn Thiệu: Hoàn toàn không có vấn đề gì với việc hỗ trợ của không quân. Đôi khi không có thì chúng tôi cũng không lo lắng; chúng tôi có thể dùng pháo binh. Vấn đề là: trong ba ngày mở đầu chiến dịch, phía Mỹ đã mất rất nhiều phi công trực thăng. Vì thế mà họ chần chừ, không bay đúng thời điểm và ở quy mô cần thiết. Điều đó thành ra một vấn đề lớn với quân lực Nam Việt Nam.

Spiegel: Tinh thần binh lính bị suy sụp?

Nguyễn Văn Thiệu: Chúng tôi không đem được binh lính tử trận và thương binh ra ngoài. Không phải chỉ tinh thần binh lính, mà cả tiến độ của chiến dịch cũng bị ảnh hưởng.

Spiegel: Kissinger nêu ra một lý do khác. Rằng ông đã lệnh cho các sĩ quan chỉ huy phải thận trọng khi tiến về hướng Tây và ngừng chiến dịch nếu quân số tổn thất lên tới 3000. Kissinger viết rằng nếu phía Mỹ biết trước điều đó thì không đời nào họ đồng ý tham gia chiến dịch này.

Nguyễn Văn Thiệu: Đối với một quân nhân, định trước một tổn thất về quân số là điều phi lý. Nếu TS Kissinger nói thế thì ông ấy thật giàu trí tưởng tượng. Chúng tôi chỉ có thể tiến về phía Tây trong giới hạn mà trực thăng cứu viện có thể bay đến. Kissinger bảo là chúng tôi đã rút quân mà không báo cho phía Mỹ. Làm sao chúng tôi có thể triệt thoái trên 10,000 quân mà họ không hay biết gì?

Spiegel: Tức là ông đã thông báo cho họ?

Nguyễn Văn Thiệu: Ồ, tất nhiên. Để tôi kể cho ông nghe một câu chuyện. Hồi đó tờ Time hay tờ Newsweek có đăng bức hình một người lính Nam Việt Nam đang bám vào càng một chiếc trực thăng cứu viện. Bên dưới đề: "Nhát như cáy". Tôi chỉ cười. Tôi thấy nó tệ. Không thể ngăn một người lính lẻ loi hành động như vậy được. Nhưng báo chí lại kết tội lính Nam Việt Nam là hèn nhát và đồng thời giấu biến sự thật về tinh thần chiến đấu sút kém của phi công trực thăng Mỹ trong chiến dịch này.

Spiegel: Một điểm gây rất nhiều tranh cãi giữa Hoa Kỳ và Nam Việt Nam là vấn đề ngưng bắn. Theo cuốn hồi ký của Kissinger thì ngay từ mùa Hè 1970 chính phủ Mỹ đã thống nhất về việc sẽ đề xuất một thỏa thuận ngưng bắn tại các chiến tuyến hiện có. Kissinger khẳng định rằng ông không chỉ chấp thuận mà còn ủng hộ đề xuất này.

Nguyễn Văn Thiệu: Đúng như vậy, tôi cũng cho rằng ngưng bắn phải là bước đầu tiên để đáp ứng một hiệp định hòa bình. Nhưng ngưng bắn ngay lập tức – và tôi xin nhắc lại: ngay lập tức – thì tôi không bao giờ đồng ý với Kissinger. Tôi bảo, chúng ta phải cân nhắc hết sức kỹ lưỡng việc này. Không thể thực hiện ngưng bắn trước khi tính kỹ việc ai sẽ giám sát việc ngưng bắn, nếu ai vi phạm thì hậu quả sẽ thế nào, hai bên sẽ đóng quân ở đâu, vân vân.

Spiegel: Kissinger viết: "Khi đó chúng tôi vẫn tưởng rằng chúng tôi và Thiệu cùng đồng hành hợp tác." Phía Mỹ đã không hiểu rằng ông đem những "chiến thuật né tránh" mà "người Việt thường áp dụng với người ngoại quốc" ra dùng.

Nguyễn Văn Thiệu: Chúng tôi là một nước nhỏ, gần như mọi thứ đều nhờ ở một đồng minh lớn và vẫn tiếp tục phải xin viện trợ dài hạn của đồng minh đó, không bao giờ chúng tôi lại cho phép mình dùng những thủ đoạn nào đó.

Spiegel: Khi Mỹ đã rút, còn Hà Nội thì được phép tiếp tục đóng quân ở miền Nam, chắc ông phải thấy là ông đã thua trong cuộc chiến này?

Nguyễn Văn Thiệu: Không hẳn, nếu chúng tôi tiếp tục được sự trợ giúp cần thiết từ phía Mỹ, như chính phủ Mỹ đã hứa khi chúng tôi đặt bút ký hiệp định. Ngay cả khi ký, tôi đã coi đó là một nền hòa bình tráo trở.

Nhưng chúng tôi vẫn tin rằng có thể chống lại bất kỳ sự xâm lăng nào của Bắc Việt. Vì hai lý do: Chúng tôi có lời hứa chắc chắn bằng văn bản của Tổng thống Nixon rằng Hoa Kỳ sẽ phản ứng quyết liệt, nếu Bắc Việt vi phạm hiệp định.

Spiegel: Mặc dù ông ấy không hề cho biết sẽ phản ứng bằng cách nào.

Nguyễn Văn Thiệu: Thứ hai, chúng tôi được đảm bảo là sẽ có đủ viện trợ quân sự và kinh tế cần thiết để chống Bắc Việt xâm lược. Nếu chính phủ Mỹ thực lòng giữ lời hứa thì chiến tranh có thể kéo dài, nhưng miền Nam sẽ không bị Bắc Việt thôn tính.

Spiegel: Về điều này thì ông và Kissinger ít nhiều đồng quan điểm. Ông ấy viết rằng chiến lược toàn cục có thể sẽ thành công, nếu Mỹ đủ khả năng hành động trước bất kỳ một vi phạm nào của Hà Nội và tiếp tục viện trợ đầy đủ cho miền Nam. Nhưng chuyện gì đã xảy ra? Kissinger quy lỗi cho vụ Watergate, vì sau đó Tổng thống Mỹ không còn đủ uy tín. Ông có nghĩ rằng vụ Watergate thực sự chịu trách nhiệm, khiến tất cả sụp đổ không?

Nguyễn Văn Thiệu: Rất tiếc, nhưng tôi không phải là người Mỹ. Tôi không muốn quét rác trước cửa nhà người Mỹ. Nhưng nếu người Mỹ giữ lời hứa thì đó là sự cảnh báo tốt nhất, khiến Bắc Việt không tiếp tục xâm lăng, và chiến tranh có thể sẽ dần chấm dứt.

Spiegel: Nếu Hoa Kỳ giữ lời thì theo ông, hiệp định hoàn toàn có thể thành công?

Nguyễn Văn Thiệu: Tôi cho là như vậy.

Spiegel: Như vậy về tổng thể, Hiệp định Paris không đến nỗi tồi?

Nguyễn Văn Thiệu: Đó chắc chắn không phải là một hiệp định có lợi cho chúng tôi. Nó tráo trở. Nhưng đó là lối thoát cuối cùng. Ông phải hiểu rằng chúng tôi đã ký kết, vì chúng tôi không chỉ có lời hứa của chính phủ Mỹ như tôi đã nói, mà hiệp định đó còn được mười hai quốc gia và Liên Hiệp Quốc đảm bảo.

Spiegel: Trong cuốn hồi ký, TS Kissinger có những bình luận rát mặt về khá nhiều chính khách đầu đàn. Nhưng riêng ông thì bị ông ấy dành cho những lời hạ nhục nhất. Tuy đánh giá cao "trí tuệ", "sự can đảm", "nền tảng văn hóa" của ông, nhưng ông ấy vẫn chú tâm vào "thái độ vô liêm sỉ", "xấc xược", "tính vị kỷ chà đạp" và "chiến thuật khủng khiếp, gần như bị ám ảnh điên cuồng" trong cách ứng xử với người Mỹ của ông. Vì thế, cuối cùng Kissinger nhận ra "sự phẫn nộ bất lực mà người Việt thường dùng để hành hạ những đối thủ mạnh hơn về thể lực". Ý kiến của ông về những khắc họa đó thế nào?

Nguyễn Văn Thiệu: Tôi không muốn đáp lại ông ấy. Tôi không muốn nhận xét gì về ông ấy. Ông ấy có thể đánh giá tôi, tốt hay xấu, thế nào cũng được. Tôi muốn nói về những điều đã xảy ra giữa Hoa Kỳ và Nam Việt Nam hơn.

Spiegel: Hay ông đã làm gì khiến ông ấy có cái cớ để viết về ông với giọng coi thường như thế?

Nguyễn Văn Thiệu: Có thể ông ấy đã ngạc nhiên vì gặp những người quá thông minh và mẫn cán. Có thể cũng do cái phức cảm tự tôn của một người đàn ông hết sức huênh hoang. Có thể ông ấy không tin nổi là người Việt đối thoại với ông ta lại địch được một người tự coi mình là vô cùng quan trọng.

Để tôi kể thêm một câu chuyện nữa: Ở đảo Midway tôi thấy buồn cười, vì thật chẳng bao giờ tôi có thể hình dung là những người như vậy lại tệ đến thế. Chúng tôi, gồm ông Nixon, ông Kissinger, phụ tá của tôi và tôi, gặp nhau ở nhà một sĩ quan chỉ huy hải quân ở Midway. Ở đó có ba chiếc ghế thấp và một chiếc ghế cao. Ông Nixon ngồi trên chiếc ghế cao.

Spiegel: Như trong phim Nhà độc tài vĩ đại của Chaplin? Hitler cũng ngồi trên một chiếc ghế cao để có thể nhìn xuống Mussolini, ngồi trên một chiếc ghế thấp hơn.

Nguyễn Văn Thiệu: Nhưng tôi vào góc phòng lấy một chiếc ghế cao khác, nên tôi ngồi ngang tầm với Nixon. Sau buổi gặp đó ở Midway, tôi nghe bạn bè người Mỹ kể lại rằng Kissinger đã rất bất ngờ vì Tổng thống Thiệu là một người như vốn dĩ vẫn vậy.

Spiegel: Trong hồi ký, Kissinger phàn nàn là đã bị cá nhân ông đối xử rất tệ; ông bỏ hẹn để đi chơi trượt nước. Nixon còn quá lời hơn. Theo Kissinger thì Nixon đã gọi ông là "đồ chó đẻ" (son of a bitch) mà Nixon sẽ dạy cho biết "thế nào là tàn bạo".

Nguyễn Văn Thiệu: Rất tiếc, nhưng tôi không thể cho phép mình đáp lại những lời khiếm nhã, thô tục đó của Nixon, vì tôi xuất thân từ một gia đình có nề nếp. 

Nếu tôi không tiếp TS Kissinger và Đại sứ Bunker thì đơn giản chỉ vì chúng tôi chưa chuẩn bị xong để tiếp tục đàm thoại. Họ đã cần đến 4 năm, vậy vì sao lại bắt tôi trả lời ngay lập tức trong vòng một tiếng đồng hồ? Có lẽ họ sẽ hài lòng, nếu chúng tôi chỉ biết vâng dạ. Nhưng tôi không phải là một người chỉ biết vâng dạ, và nhân dân Nam Việt Nam không phải là một dân tộc chỉ biết vâng dạ, và Quốc hội của chúng tôi không phải là một Quốc hội chỉ biết vâng dạ. Mà tôi phải hỏi ý kiến Quốc hội.

Spiegel: TS Kissinger viết rằng thái độ của ông với ông ấy chủ yếu xuất phát từ "lòng oán hận độc địa".

Nguyễn Văn Thiệu: Không. Tôi chỉ bảo vệ lợi ích của đất nước tôi. Dĩ nhiên là đã có những cuộc tranh luận nảy lửa, nhưng thái độ của tôi xuất phát từ tinh thần yêu nước của tôi.

Spiegel: Kissinger viết rằng ông ấy hoàn toàn "thông cảm với hoàn cảnh bất khả kháng" của ông. Ông có thấy dấu hiệu nào của sự thông cảm đó không?

Nguyễn Văn Thiệu: Không, tôi không thấy. Tôi chỉ thấy duy nhất một điều, đó là áp lực từ phía chính phủ Mỹ.

Spiegel: Kissinger viết rằng ông không bao giờ tham gia vào các buổi thảo luận về chủ trương chung. Ông ấy bảo rằng ông chiến đấu "theo kiểu Việt Nam: gián tiếp, đi đường vòng và dùng những phương pháp khiến người ta mệt mỏi hơn là làm sáng tỏ vấn đề", rằng ông "chê bai mọi thứ, nhưng không bao giờ nói đúng vào trọng tâm câu chuyện".

Nguyễn Văn Thiệu: Hãy thử đặt mình vào tình thế của tôi: Ngay từ đầu tôi đã chấp nhận để chính phủ Mỹ họp kín với Hà Nội. Kissinger bảo là đã thường xuyên thông báo cho tôi. Vâng, tôi được thông báo thật – nhưng chỉ về những gì mà ông ấy muốn thông báo. Nhưng tôi đã tin tưởng rằng đồng minh của mình sẽ không bao giờ lừa mình, không bao giờ qua mặt tôi để đàm phán và bí mật bán đứng đất nước tôi. 

Các ông có hình dung được không: vỏn vẹn bốn ngày trước khi lên đường đến Hà Nội vào tháng Mười 1972, ông ấy mới trao cho tôi bản dự thảo mà sau này sẽ được chuyển thành văn bản hiệp định ở Paris, bằng tiếng Anh? Chúng tôi phải làm việc với bản dự thảo tiếng Anh này, từng điểm một. 

Và bản dự thảo đó không phải do Nam Việt Nam cùng Hoa Kỳ soạn ra, mà do Hà Nội cùng Hoa Kỳ soạn ra. Các ông có thể tưởng tượng được điều đó không? Lẽ ra, trước hết phía Mỹ nên cùng chúng tôi thống nhất quan điểm về những điều kiện đặt ra cho hiệp định, và sau đó, nếu Bắc Việt có đề nghị gì khác thì Kissinger phải trở lại hội ý với chúng tôi. Nhưng ông ấy không hề làm như vậy.

Thay vào đó, ông ấy cùng Bắc Việt soạn ra các thỏa thuận rồi trình ra cho tôi bằng tiếng Anh. Các ông có thể hiểu cảm giác của tôi khi cầm văn bản của hiệp định hòa bình sẽ quyết định số phận của dân tộc tôi mà thậm chí không buồn được viết bằng ngôn ngữ của chúng tôi không?

Spiegel: Nhưng cuối cùng ông cũng có bản tiếng Việt?

Nguyễn Văn Thiệu: Chúng tôi cương quyết đòi bản tiếng Việt, đòi bằng được. Mãi đến phút cuối cùng ông ấy mới miễn cưỡng chấp nhận. Sau đó chúng tôi phát hiện ra rất nhiều cái bẫy. Tôi hỏi Đại sứ Bunker và Kissinger, ai đã soạn bản tiếng Việt. Họ bảo: một người Mỹ rất có năng lực thuộc International Linguistics College tại Hoa Kỳ cùng với phía Hà Nội. Nhưng làm sao một người Mỹ có thể hiểu và viết tiếng Việt thành thạo hơn người Việt. Và làm sao một người Mỹ có thể ứng đối bằng tiếng Việt với cộng sản Bắc Việt giỏi hơn chính chúng tôi? Đồng minh mà như thế thì có chân thành và trung thực không? 

Spiegel: Một số quan chức cao cấp ở Hoa Kỳ từng nhận định rằng thực ra Kissinger chỉ cố gắng đạt được một khoảng thời gian khả dĩ giữa việc Mỹ rút quân và sự sụp đổ tất yếu của Nam Việt Nam. Trong cuốn sách của mình, Kissinger bác bỏ quan niệm đó. Ý kiến của ông thì thế nào?

Nguyễn Văn Thiệu: Bất kể người Mỹ nói gì, tôi tin rằng mục đích cuối cùng của chính phủ Mỹ là một chính phủ liên hiệp tại Nam Việt Nam.

Spiegel: Nhưng Kissinger đưa ra cả một loạt điểm để chứng minh rằng không phải như vậy.

Nguyễn Văn Thiệu: Chính phủ Mỹ tìm cách ép chúng tôi phải đồng ý. Để họ có thể hãnh diện là đã thoát ra được bằng một "thỏa thuận danh dự". Để họ có thề tuyên bố ở Hoa Kỳ rằng: "Chúng ta rút quân về nước, chúng ta đảm bảo việc phóng thích tù binh Mỹ." Và ở ngoài nước Mỹ thì họ nói rằng: "Chúng tôi đã đạt được hòa bình cho Nam Việt Nam. Bây giờ mọi chuyện do người dân Nam Việt Nam định đoạt. Nếu chính phủ liên hiệp biến thành một chính phủ do cộng sản chi phối thì đó là vấn đề của họ. Chúng tôi đã đạt được một giải pháp danh dự."

Spiegel: Kissinger viết như sau: "Nguyên tắc mà chúng tôi tuân thủ trong các cuộc đàm phán là: Hoa Kỳ không phản bội đồng minh."

Nguyễn Văn Thiệu: Ông cứ nhìn miền Nam Việt Nam, Campuchia và toàn bộ Đông Dương hiện nay thì biết. Khi tranh luận với các đại diện chính phủ Mỹ về hiệp định hòa bình, chúng tôi thường có ấn tượng rằng họ không chỉ đóng vai, mà thực tế là đã biện hộ cho ác quỷ. 

Spiegel: Có bao giờ ông thấy một chút gì như là biết ơn đối với những điều mà người Mỹ đã làm để giúp nước ông không? Trong cuốn sách của mình, Kissinger viết rằng: "Biết công nhận những cống hiến của người khác không phải là đặc tính của người Việt."

Nguyễn Văn Thiệu (cười): Về những điều mà Kissinger viết trong cuốn sách của ông ấy thì tôi cho rằng chỉ một người có đầu óc lộn bậy, chỉ một người có tính khí tởm lợm mới nghĩ ra được những thứ như vậy. Trong cuốn sách đó ông ấy còn tỏ ý sợ người Việt sẽ đem những người Mỹ còn sót lại ra trả thù, sau khi Washington bỏ rơi chúng tôi. Không bao giờ chúng tôi làm những điều như thế, không bây giờ và không bao giờ.

Spiegel: Cá nhân ông có cảm thấy một chút hàm ơn nào với họ không?

Nguyễn Văn Thiệu: Hết sức thực lòng: Nếu chính phủ Mỹ không phản bội, không đâm dao sau lưng chúng tôi thì nhân dân Việt Nam mãi mãi biết ơn họ. Có lần, sau khi chúng tôi tranh luận rất kịch liệt về một văn bản trong hiệp định, một số thành viên trong chính phủ của tôi bảo rằng, nếu Kissinger lập công với miền Nam như ông ta đã lập công với miền Bắc thì may mắn biết bao. Tôi bảo họ: nếu ông ấy thương lượng được một nền hòa bình thực sự với Hà Nội thì miền Nam sẽ dựng tượng ông ấy, như MacAthur ở Nam Hàn. Nhưng đáng tiếc là đã không như vậy. Nhìn vào những hậu quả của nền hòa bình ấy: trại tập trung cải tạo, nạn đói, nhục hình tra tấn, hàng ngàn thuyền nhân bỏ mạng trên biển, và một cuộc diệt chủng tàn bạo hơn, hệ thống hơn và hoạch định hơn cả ở Campuchia, tôi nghĩ tốt nhất là người Mỹ nên tự đánh giá những điều mà ông Nixon và ông Kissinger đã gây ra cho miền Nam Việt Nam. Kissinger không có gì để tự hào về nền hòa bình mà ông ấy đã đạt được. Đó là hòa bình của nấm mồ.

Spiegel: Xin cảm ơn ông Thiệu đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.
Được đăng bởi vào lúc  


Không có nhận xét nào:




Trang chủ

__._,_.___

Posted by: Nghiem Do 

Wednesday, August 12, 2015

Ông Alan Lowenthal với việc trùng tu nghĩa trang quân đội Biên Hòa


 Ông Alan Lowenthal với việc trùng tu nghĩa trang quân đội Biên Hòa



Ông Alan Lowenthal với việc trùng tu nghĩa trang quân đội Biên Hòa 

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2015-08-07   

    

Ông Alan Lowenthal với việc trùng tu nghĩa trang quân đội Biên Hòa
zmail.rfa.org-600.jpg
Dân biểu Alan Lowenthal đến thăm Nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa tháng 5/2015
Ảnh do văn phòng DB Alan Lowenthal gửi RFA
Dân biểu Hoa Kỳ, ông Alan Lowenthal, là người rất quan tâm đến công việc trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, từng gởi văn thư với 18 chữ ký của đồng viện để yêu cầu Bộ Ngoại Giao và Bộ Quốc Phòng Mỹ nêu vấn đề  Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa bị bỏ phế với chính quyền Việt Nam.

Vận động trùng tu nghĩa trang

Trong chuyến đi làm việc tại Việt Nam hồi tháng Năm vừa qua, ông đã ghé thăm Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Trở về Mỹ ông đã họp với VAF Sáng Hội Mỹ Việt, là tổ chức đang vận động công cuộc  trùng tu Nghĩa Trang Quân Đợi Biên Hòa bao năm nay, rồi tiếp đó  lại có cuộc họp liên quan khác với VAF và đại sứ Mỹ tại Việt Nam là ông Ted Osius. Trả lời bài phỏng vấn do Thanh Trúc thực hiện, dân biểu Alan Lowenthal cho biết:
"Thực tế tôi nghĩ đã có một ít tiến triển khá tích cực, thế nhưng tôi không tin chắc rằng chính quyền Việt Nam sẽ đáp ứng yêu cầu cũng như chịu hợp tác với VAF trong vấn đề trùng tu, nâng cấp, thay đổi hiện trạng của Nghĩa Trang Biên Hòa, đưa nơi này trở về nguyên trạng  một nghĩa trang quốc gia  cần  được chăm sóc và cần được bảo tồn.
Chính vì VAF chủ động tìm đến và nhờ tôi giúp đỡ mà tôi đã thực hiện chuyến đi Việt Nam để nói rằng Việt Nam nên hàn gắn và chứng tỏ sự hiểu biết bằng cách chung tay với VAF để trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, trả nó về vị trí một nghĩa trang quốc gia. Việt Nam cần nhìn ra tầm quan trọng của nghĩa trang này đối với cộng đồng người Việt bên ngoài, cần biết một khi cho trùng tu và nâng cấp nghĩa trang này tức là thực hiện được sự hàn gắn tích cực và đáng hãnh diện."
Việt Nam nên hàn gắn và chứng tỏ sự hiểu biết bằng cách chung tay với VAF để trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, trả nó về vị trí một nghĩa trang quốc gia.
- DB Lowenthal
Thanh Trúc: Ông dân biểu vừa sử dụng từ gọi là “nghĩa trang quốc gia”, xin phép được nhắc là đối với chính phủ Việt Nam từ “national cemetery” không thể được áp dụng đối với Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa là nơi an táng 16.000 tử sĩ miền Nam trong cuộc chiến.

DB Lowenthal: Đó là vấn đề. Nếu tôi nhớ không lầm, hồi năm 2006 chính quyền Việt Nam đã đổi tên Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa bằng một cái tên khác trong mục đích dân sự hóa nó, đặt nó dưới sự quản lý của Ủy Ban Nhân Dân  tỉnh Bình Dương.
Điều đáng trách là chính quyền địa phương Bình Dương khởi sự cắt xén, bán bớt những khoảng đất trong nghĩa trang này bất kể chính phủ trung ương nói rằng sẽ làm việc với VAF và có thể cho VAF trùng tu nghĩa trang như VAF đã yêu cầu và đã vận động. Chính quyền Bình Dương không muốn Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa hiện hữu, không muốn giúp đỡ cũng không muốn cấp giấy phép trùng tu cho VAF.
Vậy khi tôi nói nghĩa trang quốc gia có nghĩa là Việt Nam nên để cho VAF được trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa qua công việc có tầm cấp quốc gia chứ không phải công việc trong  tầm cấp địa phương hay trong tầm cấp một nghĩa dịa dân sự. Lý do là vì theo tôi thì chính quyền địa phương Bình Dương không có thiện chí và không cho phép thực hiện một công việc vừa nhân đạo vừa có tính cách hàn gắn những vết thương chiến tranh còn tồn tại đến giờ.

Thanh Trúc: Thưa ông dân biểu Lowenthal, khi ghé thăm Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, nay là nghĩa trang Bình An, ông có nhìn thấy tình trạng hoang tàn đổ nát nơi đó như trong những bức ảnh mà VAF đã chụp và đưa cho ông coi?

DB Lowenthal: Đúng là rất khó để tìm thấy cái mình muốn thấy, nhưng cũng dễ dàng nhận ra là nơi đó chẳng có ai quan tâm, chẳng có ai chăm sóc. Tôi nghĩ nếu được trùng tu thì đây là một nơi đáng cho những người trở về đến viếng thăm và cho họ cái cảm giác được chào đón  trở lại. Đáng tiếc chính phủ Việt Nam không muốn  thực hiện nghĩa cử đó, không muốnchứng tỏ thiện chí cởi mở, thay đổi tư duy trong việc tôn trọng nhân quyền của người đã chết qua việc cho VAF quyền được trùng tu nghĩa trang này một cách chính thức.
Chính phủ VN không giữ lời

Thanh Trúc: Thưa ông, trong lúc gặp gỡ và làm việc với viên chức chính phủ Việt Nam, ý kiến của ông về việc cần thiết phải trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa được phản hồi như thế nào?
zmail.rfa-400.jpg
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osious và dân biểu Alan Lowenthal trong một buổi họp mặt với cộng đồng VN tại California

DB Lowenthal: Có, tôi có làm điều đó vì một ngày sau khi thăm viếng nghĩa trang, tôi và hai đồng viện đã bay ra Hà Nội và đã gặp các vị lãnh đạo trong chính phủ. Đó cũng là thời điểm chúng tôi muốn thảo luận liên quan chuyện  Việt Nam gia nhập Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP .
Trong lúc hai đồng viện của tôi, dân biểu Salmon và dân biểu Emmers, ủng hộ ý kiến cho Việt Nam vào TPP thì tôi trong tư cách người hướng dẫn  đã phát biểu rằng tôi không thuận cho Việt Nam vào TPP trừ khi nào Hà Nội thay đổi chính sách nhân quyền cứng rắn mà trước nhất là phải cộng tác phải để cho những cựu chiến binh trong VAF ở ngoài được trở về để trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa,  nơi 16.000 đồng đội của họ đã nằm xuống trong cuộc chiến.
Các viên chức chính phủ đều nói sẽ làm nhưng họ đã không giữ lời hứa. Họ không giữ lời thì tôi cũng không bỏ phiếu cho họ vào TPP. Thế nhưng sắp tới  có một vòng biểu quyết TPP nữa, tôi sẽ cố gắng trong khả năng của mình để thuyết phục đồng viện giữ quan điểm là Việt Nam phải thay đổi phải tôn trọng nhân quyền trước, phải giúp VAF trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, phải chấm dứt chuyện gây khó dễ dân chúng vân vân ...  rồi mới tính được chuyện vào TPP.
Theo tôi thì chính quyền địa phương Bình Dương không có thiện chí và không cho phép thực hiện một công việc vừa nhân đạo vừa có tính cách hàn gắn những vết thương chiến tranh còn tồn tại đến giờ.
- DB Lowenthal
Theo tôi hiểu chí ít thì phó thủ tướng Việt Nam và thứ trưởng Sơn (Bộ Ngoại Giao) đã nói được cho việc trùng tu, thế nhưng chính quyền địa phương (Bình Dương) chẳng những không chịu cấp giấy phép cho VAF mà còn ngưng lại mọi kế hoạch hợp tác trong việc này. Đó là vấn đề.

Thanh Trúc: Thưa ông, hôm 12 tháng Bảy, trong cuộc họp tiếp theo giữa ông với đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Ted Osius, và đại diện VAF, ông đại sứ có ủng hộ việc trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa không và có hứa sẽ làm gì không?

DB Lowenthal: Có hai điều. Khi nghe VAF nói là hiện có nhiều hộ gia đình đang sống trong nghĩa trang, ông đại sứ cho rằng dời những người này rất khó vì chừng như họ mua đất trong nghĩa trang mà chính quyền địa phương đã cắt xén để bán cho họ. Ông đại sứ hứa ông sẽ cố gắng tìm cách giải quyết chuyện vừa nói.
Điểm thứ hai, khi nghe nói về việc tìm kiếm hài cốt tù cải tạo chết trong những trại tập trung trước kia,  ông đại sứ cho rằng đây là công việc vô cùng quan trọng và ông sẽ bằng mọi cách giúp người thân trong nước hoặc bên ngoài có phương tiện tìm kiếm, xét nghiệm DNA để  nhận dạng, mang hài cốt ra khỏi nước để an táng hoặc là đưa vào chôn cất và lập mộ ngay tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa đang cần được trùng tu này.

Thanh Trúc: Xin cảm ơn dân  biểu Alan Lowenthal và thời giờ của ông cho bài phỏng vấn này.


__._,_.___

Posted by: <vneagle_1

Tuesday, August 11, 2015

HÃY TỐNG CỔ TÊN ĐẠI SỨ MỸ CHỐI BỎ CỜ VÀNG TED OSIUS RA KHỎI CỘNG ĐỒNG TỴ NẠN VIỆT NAM

 
Co Vang la bieu tuong cho cong cuoc ddau tranh Tu Do cua NVHN

Hay dde nguoi ta Tu Do lua chon....Khong ep buoc hay chup mu ...



---------- Forwarded message ----------
From: Duc Nguyen

Các bạn có biết tại sao mà giới chức chánh phủ Mỹ ai cũng ghét cờ vàng không? Để trả lời câu hỏi nầy, tôi cũng xin hỏi các bạn có biết tại sao các nước Pháp, Anh, Mỹ, Úc... Họ đều ghét dân Á Rập Hồi Giáo không? Thưa là vì bọn nầy xin đến nước người ta cư trú, rồi ăn cháo đá bát, không biết ơn mà còn chửi bới và muốn giết dân của người ta nửa.

Xin các bạn vui lòng đọc các bài viết dưới đây của những kẻ ăn cháo đá bát thì sẽ rõ. Những kẽ nầy phải chi trước kia Mỹ đừng có rước chúng qua Mỹ, để chúng ở lại VN sống với bọn CSVN để chúng biết thế nào là lễ độ. Mặc sức cùng với bọn CSVN mà chửi Mỹ!

Đã xin nhập quốc tịch Mỹ và chọn nước Mỹ là quê hương của mình, thì phải bảo vệ quyền lợi và lợi ích của nước Mỹ, đó là ưu tiên hàng đầu, còn mọi việc khác là thứ yếu.

Đã là công dân Mỹ và sống trên đất nứơc Mỹ mà không biết ơn lại còn chửi và cản trở những vị có trách nhiệm mưu tìm quyền lợi và lợi ích cho nước Mỹ và nhân dân Mỹ, thì bảo sao người ta không ghét và nguyền rủa! Đồ ăn cháo đá bát. 

Bà cựu Thủ Tướng Úc đã nói với bọn Hồi Giáo" Quý Vị đã xin vào cư trú đất nước của chúng tôi. Nếu Quý vị yêu thích đất nước chúng tôi thì chúng tôi welcome Quý vi, còn quý vị không thích thì xin quý vị vui lòng cút xéo đi cho chúng tôi đở gai con mắt."

Đuc Nguyen



HÃY TỐNG CỔ TÊN ĐẠI SỨ MỸ CHỐI BỎ CỜ VÀNG TED OSIUS 
RA KHỎI CỘNG ĐỒNG TỴ NẠN VIỆT NAM
 
người lính già oregon
                              
   
      Đối với quân dân Miền Nam, còn trong nước hoặc ở hải ngoại, có hai tên đại sứ Mỹ tại Việt Nam rất vô lễ, hoặc cà chớn, nói theo ngôn từ bình dân, mỗi tên một kiểu. Đó là: (1) Cuối năm 1963, Henry Cabot Lodge, được ủy Mỹ thác nhiệm vụ lật đổ Tổng thống hợp pháp Ngô Đình Diệm, bởi cụ đã cực lực phản đối dự định của JFK đưa quân Mỹ vào chiến đấu trực tiếp tại VN. 

Qua những sách vở và tài liệu, được giải mật, đầy dẫy trên Net, người ta thấy Lodge rất hống hách, hành xử xấc xược như một tên thái thú Tàu ngày xưa, đã ra lệnh cho bọn phản tướng khuyển mã Việt Nam, ngu si, tham tiền, sát hại cụ, dẫn đến bao nhiêu xáo trộn về chính trị và quân sự và cuối cùng, cái chết tức tưởi của VNCH tháng 4,19751.  Và (2) bây giờ, 40 năm sau, Ted Osius, một nhà ngoại giao cắc ké2, trước khi được hai xếp lớn, tổ sư thân Cộng, Obozo3 và Kerry4, cất nhắc, cho đi làm đại sứ tại Hà Nội, đã không muốn thấy lá Cờ Vàng được treo trong một hội trường tại Little Sài Gòn của Cộng đồng Người Việt Quốc Gia Tỵ Nạn California, trong tháng 7 vừa qua.

      Không ai mà không biết, nhất là những quân dân Miền Nam “thua cuộc”, phải lưu lạc trên khắp thê giới, rằng chơi với Mỹ là chấp nhận nắm con dao đằng lưỡi. Và nói theo bà Ngô Đình Nhu, trong một cuộc phỏng vấn với các nhà báo Mỹ, sau khi chồng và anh chồng bị sát hại, tháng 11, 1963: “Khi bạn có Mỹ là đồng minh, bạn sẽ không cần có kẻ thù nữa"5 Nhất là trong giai đoạn hiện tại chính sách ngoại giao của Obozo và Kerry, hơn bao giờ hết, được đặt trên căn bản lợi nhuận, gọi là “smart power policy”, do một thiểu số tài phiệt giật dây. 

Có lợi là a-lê-hấp bắt tay với bất cứ ai, kể cả với cựu thù6 hạ tiện, ngu dốt, dơ dáy như VC, mà không cần sự phê chuẩn của Quốc Hội –bây giờ đang nằm trong tay Đảng Cộng Hòa gồm những thành viên nhát như thỏ đế, chỉ lo thủ ghế, không dám lên tiếng hó hé về điều gì. Obozo, một kẻ có bằng chứng thiên Cộng từ lúc còn là một tên community organizer vô danh tiểu tốt ở Chicago, khi trở thành tổng thống chó ngáp phải ruồi đã múa gậy vườn hoang: hòa giải với Cuba và Việt Cộng, vô điều kiện, nghĩa là không cần đặt nặng vấn đề tôn trọng tự do, nhân quyền, không như những tổng thống tiền nhiệm, nhượng bộ Putin, làm ngơ cho Bashar al. Assad của Syria giết hại dân bằng vũ khí hóa học, thỏa hiệp với Iran, đi đêm với thủ lãnh Palestine, nguyên là tên khủng bố, gây hấn với thủ tướng Do Thái Netanyahu, đồng minh lâu ngày của Mỹ, đánh cầm chừng bọn cuồng tín ISIS… và biết đâu nay mai ôm hôn thắm thiết tên Cộng sản độc tài Kim Jong Un (tục danh Kim Ủn Ỉn) của Bắc Hàn, mà không biết rằng mình đã trở thành thằng hề quốc tế, làm trò cười cho các nước (cf video về Annual Carnival Parade in Germany, 7/28/2015, trong đó người ta thấy có những chiếc xe treo nhiều hình hí họa, lố bịch châm chọc Obozo một cách thô bạo).              

      Đành rằng vậy. Nhưng tiện nhân chưa thấy ai, kể cả Cabot Lodge, xử sự một cách xấc xược, khốn nạn, đối với lá Cờ Vàng thiêng liêng của chúng ta cho bằng tên đại sứ Mỹ Ted Osius trong cuộc gặp gỡ giữa hắn và Cộng đồng Người Việt Hải Ngoại California trung tuần tháng 7, 2015. Nếu lột bỏ chức tước đi thì cá nhân Ted Osius không phải là mục tiêu xứng đáng, và tiện nhân cũng không hưỡn, để mà quan tâm tới. Đằng này, trong tư cách đại sứ Mỹ, hắn dám động đến lá Cờ Vàng thân yêu thi buộc lòng tiện nhân phải tarzan-nổi-giận, muốn lấy chổi chà tống cổ hắn về Hà Nội, y như những bà nhà quê ngày xưa đã làm với một tên khách mất dạy.
 
Mợ Thượng nghị sĩ Janet Nguyễn
 
     Thú thực, qua những email, bài viết và video được bạn bè ưu ái gửi đến, tiện nhân thấy bối rối trước một số chi tiết không rõ ràng, có khi làm lẫn lộn (confusing), trừ một điều chắc chắn: Ted Osius đã xuất hiện tại hai nơi, Nam và Bắc Cali, và tại hai nơi, người ta không hề thấy một lá cờ VNCH, ngay cả bên ngoài hội trường. Bắc Cali có thành phố San José, thành trì chống Cộng, vào ngày 14/7, còn Nam Cali, tại Little Saigon, thủ đô của Người Tỵ Nạn, ngày 12/7 (cf trên Google). Đọc lại các bài viết, xem lại các video, tiện nhân biết rằng Ted Osius được Thượng nghị sĩ Tiểu bang Janet Nguyễn (một người khi mới nhậm chức đã tỏ vẻ o bế đồng hương, tôn trọng lá Cờ Vàng) mời đến tham dự một buổi họp báo với Osius do mợ tổ chức. 

Hội trường hôm ấy đầy nghẹt đồng hương, trong đó có “nhà báo” kiêm chủ tiệm cơm chay Lý Kiến Trúc –thường về VN và được VC xoa đầu khen “làm tốt” và tháng 4, 2014 được cho tháp tùng phái đoàn tên thứ trưởng Ngoại giao, Nguyễn Thanh Sơn, đặc trách Nghị quyết 36, ra thăm đảo Hoàng Sa, rồi trở lại Mỹ viết bài tâng bốc VC. Có cả Điếu Cày nữa, mà tiện nhân sẽ trở lại sau.

      Theo video, trong buổi họp báo, khi có người thắc mắc tại sao không thấy lá Cờ Vàng nào, thì Ted Osius trả lời, bằng tiếng Anh, như sau: “[…] Tuy nhiên tôi đang làm một công việc mà có thể tạo ra được sự khác biệt thực sự. Và nếu tôi chụp hình với lá cờ đó, tôi sẽ bị mất việc và tôi không thể làm việc cho quý vị. Đơn giản vậy thôi. Tôi muốn có thể tiếp tục làm việc để cải thiện mọi quan hệ với Việt Nam”7

     
  Không có cờ Vàng, và nghe Osius trả lời như rứa, cả hội trường (mà trong bài tường thuật đăng trên Net 8 , Osius ước lượng đông trên 300 người đến nghe hắn “lên lớp”, tuyên truyền cho chính sách bang giao, hòa giải, và trong số đó tiện nhân nghĩ phải có ít nhất một nửa là đồng hương quyết tâm chống Cộng, bảo vệ Cờ Vàng và chính nghĩa quốc gia)  không nghe nói có lấy một người can đảm đứng lên, bỏ phòng họp, ra về

Khiến tiện nhân quá đỗi ngạc nhiên, tự hỏi: hay là dây thần kinh bất mãn, nếu không muốn nói xấu hổ, trong họ đã bị tê liệt? Nếu thật vậy, tiện nhân lo sợ, với cái đà “vô cảm”, lơ là, thiếu cảnh giác này thì một ngày nào đó Cờ Máu của VC sẽ tràn ngập trên Bolsa, như mới đây, ngày 19/7, trên đường phố Vancouver, thuộc xứ Canada của ông Thượng Ngô Thanh Hải (tác giả dự luật S-219), trong Lễ Hội Văn Hóa Các Sắc Tộc (Fusion Festival) 9 ,
 
      Lát nữa đây, tiện nhân sẽ bình luận câu nói của Osius. Bây giờ xin kể tiếp về Mợ Thượng Janet.

      Trong khi Osius nói thì mợ cười toe toét, tự sướng, mắt nhắm tít, hoặc liếc ngang liếc dọc, ra chiều “nhất trí” với “anh Ted” lắm. Sau đó, mợ lên bục phát biểu, nửa tiếng Anh nửa tiếng Việt, đều ba rọi như nhau, rằng thì là ông đại sứ nói đúng, ta phải tuân giữ lệnh cấm treo Cờ Vàng của Bộ Ngoại Giao. Mợ được phụ họa y chang bởi thằng Lỏi Láu Cá Bảo Nguyễn, đương kim thị trưởng Garden Grove. 

Thái độ và lời phát biểu của Mợ Thượng và Thằng Lỏi Láu Cá làm tiện nhân ngao ngán, buồn nôn, tự hỏi: chúng nó đắc cử vào chức vụ hiện tại là nhờ ai? Nhờ đồng hương tỵ nạn, chứ còn ai trồng khoai đất này, vô lẽ nhờ Mỹ Đen, Mỹ Trắng, Mỹ Nâu, hay Mễ Lậu (dù là lậu, cũng có thể đi bầu, vì Obozo và TCPVHK cấm các tiểu bang tra hỏi bằng chứng quốc tịch của cử tri)? Nay, rõ ràng, hai đứa trở mặt, một cách trắng trợn, bằng cách vỗ tay hùa theo tên Đại sứ Mỹ mất dạy, bắt dẹp cờ Vàng. Để rồi xem kỳ bầu cử sau, Ted Osius, hay Obozo, hay Kerry có giúp gì cho chúng nó được tái đắc cử hay không.

      Chưa hết, Mợ Thượng còn mở cuộc tiếp tân tại nhà riêng khoản đãi “anh Ted”. Tại tư gia của mợ mà cũng không dám treo lá Cờ Vàng nào. Sợ gì mà sợ dữ vậy, hả mợ? Ngoài một vài người Mỹ, khách VN trong buổi tiếp tân có Điếu Cày, một tù nhân rất controversial (tạm hiểu: một đề tài tranh cãi ) “bị trục xuất” qua Mỹ, đã từ chối cầm Cờ Vàng được một fan trao tặng tại phi trường Los Angeles, tự nhận là một blogger tranh đấu cho tự do báo chí, mà chưa hề viết nổi một bài chống bạo quyền ra hồn, mà tự nhận không biết sự thật về chiến tranh VN, về Hồ Chí Minh, vì bị chế độ bưng bít, tuyên truyền một chiều, nên không trả lời câu hỏi về điều này của những tham dự viên10 v.v…
      Hai ngày sau Little Saigon, 14/7, Ted Osius lên San José, tiếp tục họp với một số người Việt Nam thuộc thành phần khác, đặc biệt –mà tiện nhân gọi không sợ sai là Việt Gian.
 
Đám lâu la Việt Gian theo đóm ăn tàn tại San José:
 
      Theo video và bài viết của Tiến sĩ Nguyễn Phúc Liên (Genève) do thân hữu chuyển tiếp qua email, tiện nhân thấy bọn lâu la này gồm những bộ mặt mo, cũ mèm, mà đồng hương đã chán ngấy, nhưng cũng phải (khổ sở) kể ra. Đó là (1) Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, cựu chủ tịch BPSOS, đang phụ trách giúp đỡ đám du sinh CÔCC (Con Ông Cháu Cha) VC từ VN sang, một anh chuyên nghề sống nhờ “phân” Liên bang,  (2) Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, mà theo công luận người Việt hải ngoại là một cựu “tù cha”, một “đối lập viên” có giấy phép của VC (tức là cuội) (3) Hoàng Tứ Duy và (4) Huỳnh Trang, thuộc Việt Tân, (5) Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, (6) Bác sĩ Nguyễn Thế Bình, và (7) “một thanh niên trẻ tên Đức, thuộc đảng Dân Chủ tại Boston”11.    
 
      Bọn “cố vấn” cóc nhái này được NSC (National Security Council), tức Hội đồng An ninh Quốc gia, chứ không phải Bộ Ngoại Giao, mời đến để tham khảo ý kiến (ô hô!), với Ted Osius, như là đại diện cho Cộng đồng Người Việt tại Mỹ (chu choa!), trong phòng họp của hội đồng thành phố San José. Chúng mừng lắm. Chụp hình chung và mặt đứa nào cũng tươi rói, hí hửng.
      Không có một đại diện chính thức nào của Cộng đồng Việt Nam và nhân sĩ chống Cộng nào của San José hay các thành phố, tiểu bang khác được mời tham dự. 

Người ta hiểu Obozo rất né những vị này, thế thôi. Ngược lại, trong phòng họp chỉ có những gã activists tự phong thuộc loại hàng giả, hàng dởm, hàng dở, hàng nhái, hàng độc (hại) made in Hà Nội, những con cừu ngây ngô, những tên chính trị gia chập chờn, tài hèn đức mỏng mà tham vọng ngút trời, những tiến sĩ, bác sĩ này nọ… Toàn một lũ trí thức ruồi bu, hoang tưởng, mà “giá trị không bằng một cục phân” của Mao Trạch Đông (cục phân đối với Cộng sản còn có thể dùng để bón ruộng), vô nghề ngỗng, và rảnh quá, bèn đi làm chính trị nhi nhô mà không biết mình là những con khỉ làm trò trong gánh sơn đông mãi võ bán thuốc hòa giải của VC và Mỹ. Chưa kể những tên gốc cán bộ, cán binh VC chánh hiệu con nai, chống đối bạo quyền có môn bài, được VC xuất khẩu sang Mỹ, như Cù Huy Hà Vũ hoặc Điếu Cày, mà sự hiện diện vô tình, hay hữu ý làm lũng đoạn, gây phân hóa Cộng đồng Tỵ nạn, đúng theo bài bản của Nghị quyết 36, và làm gạch nối giữa Mỹ và VC trong chủ trương xóa bỏ hận thù.
      Tại San José, một sự kiện xảy ra: một phụ nữ đeo trên cổ một dây quàng bằng vải thêu hình lá Cờ Vàng gắn với lá cờ Mỹ. Khi vào phòng họp, bà bị tên nhân viên lếu láo của nghị viên thành phố Ash Kalra (gốc Ấn Độ, cách đây 4 năm, đã bị cảnh sát bắt về tội say rượu lái xe) chận lại, bắt tháo ra, nếu không sẽ bị cấm cửa. Bởi vậy mới có chuyện.
 
Thái độ phi ngoại giao của tên ngoại giao Ted Osius:
 
      Đối với quân dân Miền Nam tỵ nạn VC, lưu lạc khắp nơi trên thế giới, hay còn đang sống tủi hờn, vất vưởng tại quê nhà (như các thương phế binh bị bạo quyền trù dập), lá Cờ Vàng vẫn luôn luôn là linh hồn của dân tộc VN, là biểu tượng của Tự Do được bảo vệ, qua nhiều thế hệ, bằng xương máu của biết bao chiến sĩ, anh hùng VNCH, trong cuộc chiến đấu gian khổ với quân thù Cộng sản côn đồ xâm lăng từ phương Bắc, đã hy sinh nằm xuống cho tổ quốc được vươn lên, trường tồn. Trong lòng những người Việt Nam quốc gia chân chính, lá Cờ Vàng, vượt trên ý niệm biểu tượng, dấu tích, còn là huyết mạch, là lẽ sống, là hồn thiêng sông núi, là quê hương Việt Nam, là chính nghĩa quốc gia sáng ngời, là căn cước tỵ nạn. Mất nó, người Việt Nam tại Mỹ, hay trên thế giới, dù sống hợp pháp, cũng chỉ là loại di dân vô tổ quốc, tha phương cầu thực, đâu khác chi những Mễ Lậu, Tàu Lậu, Phi Châu Lậu. Lá Cờ Vàng, vì thế, đã được công nhận bởi rất nhiều tiểu bang, thành phố Mỹ có đông người Việt Quốc Gia chống Cộng. Cho nên, dù qua bao nhiêu tang thương, vật đổi sao dời đã xảy ra cho đất nước, vẫn phất phới bay, rực rỡ, ngạo nghễ trong tim đồng hương tỵ nạn và con cháu luôn khát khao lý tưởng tự do, dân chủ, hòa bình.

      Ted Osius, Janet Nguyễn, Bảo Nguyễn, và lũ Việt Gian “cố vấn” xuất hiện tại San José ngày 14/7 phải biết điều đó. Obozo, Kerry, và đám dân biểu, thượng nghị sĩ trong Quốc Hội, và những tên nhà báo Cấp tiến, phản chiến, thiên Cộng kinh niên, bất trị –bây giờ chủ trương hòa giải vô điều kiện với VC– phải biết điều đó. Những kẻ này phải biết thêm rằng khinh chê, vứt bỏ lá Cờ Vàng, dưới bất cứ hình thức nào, với bất cứ lý do nào, bởi bất cứ ai, kể cả Obozo, Biden, Clinton, hay Kerry, là cố tình khiêu khích, chọc giận Cộng đồng Người Việt Quốc Gia, nếu không muốn nói gây chiến với họ. Dù chính sách thay đổi. Dù gió đã đổi chiều. Dù bạn và thù được Mỹ coi như xêm xêm, trong nồi cám heo “vĩ đại”. Dù gì, cũng mặc kệ.

      Thực ra, tiện nhân chưa bao giờ đọc được, hay nghe được, lệnh cấm treo cờ Vàng từ Obozo hay Kerry, và Osius trong câu trả lời cũng không nói đó là lệnh cấm của ai. Chỉ có Mợ Thượng và Thằng Lỏi Láu Cá, bảo hoàng hơn vua, hoặc mưu toan trở cờ, nâng bi Mỹ, vì quyền lợi, hay vì quá ngu đần, bịa ra, để hù dọa những đồng hương yếu bóng vía. Ở xứ Mỹ tự do này, chính phủ nào có quyền cấm Người Việt Tỵ Nạn treo tại Cộng đồng của họ, hay cầm trên tay, lá Cờ Vàng lá cờ mà nếu không còn đưọc pháp luật Mỹ và Quốc tế xem là biểu tượng của quốc gia VNCH đã mất, thì ít ra, trong lòng mỗi người Việt chân chính, cũng là dấu tích của một lý tưởng cao đẹp, của một cuộc chiến đấu hào hùng, và một tấm lòng thủy chung vô bờ đối với đất nước những ngày xưa cũ? Cộng đồng Việt Nam tại Mỹ và trên thế giới, tuy nhỏ, nhưng là một thực thể, hay thực tế, rất quan trọng về nhiều mặt, mà không một chính quyền sở tại nào được phép coi thường.

      Nghĩa là việc tên Đại sứ Osius đã không muốn đứng dưới, hay chụp hình với, lá Cờ Vàng, là do quyết định cá nhân của hắn, vì sợ VC, vì nịnh VC, vì muốn lấy điểm với VC (nghe nói, tại San José, hắn gắn trên túi áo, hình Cờ Máu gắn với cờ Mỹ, nhân kỷ niệm 20 năm ngày Mỹ lập bang giao với VC). Giống y chang ả Tim, nguời Thụy Sĩ, tay sai VC, mấy năm trước đây, từ VN qua Mỹ năn nỉ xin tiền người Quốc gia để đem về cho VC, mà lại ngu, từ chối đứng dưới lá Cờ Vàng trên sân khấu, chưa nói là bỏ ra ngoài lúc chào cờ, bị đồng bào chửi như tát nước, khiến ả tởn tới già không dám bén mảng đến Mỹ nữa. 

Như chính Osius tuyên bố, một cách phi ngoại giao, hắn sợ mất cái job đại sứ béo bở tại Hà Nội, lần đầu mới vớ được, trên dưới chưa đầy một năm, mà hắn quá mê, vì đã tự trao nhiệm vụ: củng cố bang giao giữa Mỹ và VC, và khuyến dụ thanh niên VN cổ võ phong trào gay và lesbian và hôn nhân đồng tính –là điều tương đối dễ dàng trong một Việt Nam Cộng Sản mà đạo lý quá suy đồi hiện nay, so với các nước Á Châu khác2. Osius quên rằng VC là một lũ lưu manh, tráo trở, lừa bịp, xài luật rừng (xem gương của những thằng, những con Việt Kiều bị VC lừa đem tiền về nước làm ăn, rồi sau một thời gian, mất của, bị tù, phải ôm đầu máu, mếu máo chạy ra lại hải ngoại. 

Hay vụ viên phó lãnh sự Mỹ tại Sài Gòn, còn nhớ tên là Merchant (?), năm nào bị công an chận đánh công khai, tả tơi, trước ống kính quay phim, không cho đến thăm cha Nguyễn Văn Lý). Osius cũng quên rằng, chức đại sứ là một hình thức thưởng công, đền ơn cho phe đảng của (những) tổng thống Mỹ, chứ chẳng phải nhờ tài giỏi, công lao cá nhân, hoặc bất khả thay thế. Liệu sau 2016, với tổng thống mới, Osius có còn tại chức để phục vụ cho bạo quyền VC nữa thôi?
      Hỏi tức là trả lời. Cái dại của Osius là đã quá tự tin, quá tự mãn, quá narcissist (tự tôn?) để trở thành một thứ người mất dạy, cà chớn, vô giáo dục: được mời đến nhà người ta mà bắt gia chủ giấu hình ảnh tổ tiên đi, là một thứ văn hóa nào vậy? Đến với Cộng đồng Người Việt Quốc Gia Tỵ Nạn Chống Cộng mà đòi dẹp bỏ lá Cờ Vàng thân yêu của họ thì còn có cái ngu nào hơn cái ngu này? 
      Bị chửi là phải lắm rồi. Chưa bị chổi chà đét vào đít là còn may đấy, hiểu không, Ted?
 
                                                                        CHÚ THÍCH
 
1) Theo tài liệu giải mật (cf Google, hay Yahoo) chính Lodge đã cho phép bọn phản tướng giết cụ Diệm mà không thông báo trước cho JFK. NLGO tôi còn nhớ y bị dân Miền Nam lúc bấy giờ khinh ghét đến độ đã lấy tên y, “ca-bốt-lốt” (theo tiếng Pháp capote anglaise), hay “ông đại sứ”, đặt cho bao cao su ngừa thai (condom).
    
2) Trên tờ Washington Blade, số cuối năm 2014, sau ngày được Thượng Viện Mỹ phê chuẩn cho làm đại sứ tại VN, tháng 10, 2014, Ted Osius mừng húm, tuyên bố: “Giấc mơ đã thành hiện thực. Tôi cảm thấy như đã chuẩn bị cái job này trong 25 năm.” Tức là từ 1990, trước cả khi Clinton quyết định bang giao với VC (1995).

 Năm 1997, hắn đã làm việc tại VN, như là một nhân viên xoàng tại tòa đại sứ Mỹ. Sau đó, Osius đút ống đu đủ bơm xếp trực tiếp, tức đương kim bộ trưởng Ngoại giao Kerry: “Ông yêu Việt Nam. Ông thực sự quan tâm đến Việt Nam. Ông muốn tôi vào đó” (He loves Vietnam […] He really cares about Vietnam and he wanted me in). 

Trong buổi thảo luận tại Thượng Viện, Osius tuyên bố với Ủy ban Ngoại giao TV rằng bây giờ đã đến lúc “Mỹ cần duyệt xét bãi bỏ lệnh hạn chế buôn bán vũ khí cho VN -đang mua hầu hết vũ khí từ Nga […]” Osius nói công việc chính của hắn, trong chức vụ đại sứ, là sẽ hoàn thành hiệp ước giữa hai quốc gia được Obama và Trương Tấn Sang ký kết năm 2012, gồm một số lãnh vực cộng tác, kể cả an ninh chính trị và phát triển kinh tế. Y nói, “Công việc, như tôi quan niệm, là lắp thịt vào những khúc xương của thỏa ước ấy” (My job as I see it is to put the flesh on the bones of that agreement). 

Ngoài ra, như một đại sứ công khai gay thứ 7 của Mỹ, hắn cũng muốn quần chúng VN công nhận quyền của LGBT (người đồng tính) tại đó. Y nói: “Tôi muốn được [NLGO: lịch sử] nhớ như là một người thực sự đã gắn sâu mối quan hệ; thực sự đã làm những việc lớn lao cho quan hệ giữa hai quốc gia Mỹ và Việt Nam;  đã thực sự là một người hữu hiệu; đã kính trọng VN, kính trọng dân Việt Nam; nói tiếng của họ; biết rành Việt Nam và là gay […] . Như thế mới là điều tôi muốn được nhớ tới” ( I would like to be remembered as someone who really deepened the relationship; really did great things for U.S.-Vietnam relations; was really, really effective; respected Vietnam; respected its people; speaks its language; knows the country well and who happens to be gay, he told the Blade. That’s how I would like to be (remembered). Sau cùng, Osius tháp tùng Nguyễn Phú Trọng trong chuyến Mỹ du vừa qua, với tư cách thông dịch viên.  

3) Cũng như việc Obozo là một tín đồ Hồi giáo (Muslim), lý lịch và lập trường chống tư bản của y có tài liệu hẳn hoi, kể cả trong sách hồi ký của y, không phải chuyện bịa đặt hay vu khống, mặc dù đã nhiều lần y công khai chối không phải là Muslim hay thiên Cộng:  

a- Cha y là một người Cộng sản, mẹ là một cảm tình viên (sympathizer) CS; 

b- Thời trẻ, y được bảo trợ (mentored) bởi tay Cộng sản Frank Marshall Davis; làm bạn với những đồng môn và giáo sư  Marxist trong trường Occidental College; tham dự những buổi hội thảo của những Học giả có khuynh hướng Xã hội (Socialist Scholars Conferences) tại New York; được huấn luyện về phương pháp tổ chức cộng đồng (community-organizing methods) của Saul Alinsky, một bạn đồng hành CS; nối dây liên hệ cá nhân và chính trị mật thiết với tổ chức cộng đồng thiên tả ACORN, và với những tay tổ marxist nổi tiếng (đồng thời là cựu khủng bố quốc nội) Bill Ayers và Bernardine Dohrn; được chỉ định làm việc tại một văn phòng chính trị đầu tiên bởi Alice Palmer, một nhân vật thân Liên Xô tại Illinois; thập niên 1990s, là thành viên của New Party, một liên đảng chính trị xã hội; quan hệ gần gũi với Midwest Academy, một cơ sở huấn luyện cấp tiến mà tác giả Stanley Kurtz đã mô tả như một “tổ chưc xã hội bí mật” (crypto-socialist organization). c- Obozo đã trong vòng 20 năm đến dự lễ tại nhà thờ của Mục sư Jeremiah Wright, người giảng về lý thuyết Marxist và thần học khai phóng (liberation theology, khai thác người nghèo). d- Là tổng thống, Obozo bổ nhiệm Carol Browner, một cựu “ủy viên” (commissioner) của Quốc tế Xã hội làm “thủ  lãnh môi trường” (environment czar); sử dụng giám đốc Liên Lạc của Tòa Bạch Ốc, Anita Dunn, để trích dẫn lời của Mao Trạch Đông mà y thị xem như một trong “những triết gia chính trị yêu thích nhất” (favorite political philosophers); bổ nhiệm làm “lãnh tụ khoa học” (science czar), John Holdren, người xem chủ nghĩa tư bản là một hệ thống tự bản chất có tính cách hủy hoại môi trường;  bổ nhiệm Van Jones, một cựu Cộng sản Cách mạng lâu năm làm  “green jobs czar” (thủ lãnh tìm những job xanh, tức bảo vệ môi trường); e- Obozo cổ động mạnh mẽ cho việc tái phân phối tài sản đồng đều trong nước Mỹ và trên toàn thế giới…
    
4) Trong quyển Unfit for Command, của John O’Neill, Regnery Publishing, INC, xuất bản, năm 2004, chương 7 có tựa đề "Meeting with the enemy" (Gặp gỡ kẻ thù, tr. 123-137), và chương 9, "Kerry’s Communist Honors" (Vinh dự Cộng sản dành cho Kerry, tr. 167-174), nói về những hoạt động thân VC của John Kerry, đương kim bộ trưởng Ngoại giao của Obozo. 

Quả vậy, tên phản chiến kiêm phản bội Kerry đã góp phần không nhỏ trong việc làm quân Mỹ bại trận kéo theo sự sụp đổ của Miền Nam  chúng ta, và đã được Cộng sản thưởng công xứng đáng. 

Như sau: Sau bốn tháng phục vụ ở Việt Nam, Kerry trở về Mỹ, nhờ những chiến thương và huy chương mà nhóm "Swiftees" cho là "lèo" (“fraudulent”, tr. 71), và trở thành phát ngôn nhân của nhóm "Vietnam Veterans Against the War" (Cựu quân nhân Mỹ ở Việt Nam chống chiến tranh), ra Quốc hội tố cáo "tội ác" của lính Mỹ, và của chính y, tại Việt Nam. Vấn đề chính yếu ở đây, đối với O’Neill, là những lời lẽ mà Kerry đã sử dụng năm 1971 giống hệt như những luận điệu của Việt Cộng được tình báo KGB Liên Xô dạy cho. a- Theo Ion Mihai Pacepa, sĩ quan KGB cao cấp đào thoát sang Tây phương, KGB đã bỏ hàng triệu Mỹ kim để xuyên tạc sự hiện diện của Hoa Kỳ tại Việt Nam và tạo ra "những lời tố cáo hằn học mà Kerry đã lặp lại gần như từng chữ tại Quốc hội Mỹ và gieo trồng vào các phong trào thiên tả cùng khắp Âu Châu."(123-124). Trong quyển The Many Faces of John Kerry, WND Books, Tennessee, 2003, tác giả David N. Bossie, chủ tịch Hội bảo thủ “Citizens United ở Washington DC”, viết rằng phi công John McCain, khi còn trong nhà giam Hỏa Lò, đã nghe những lời tố cáo này của Kerry và đã bị bọn Việt Cộng "quay tơi bời" (bombarding), cùng với những tù nhân khác, bởi những câu hỏi về “tội ác chiến tranh” mà Kerry đã dựng đứng lên và gán cho họ (61). 

b- Tháng 6, 1971, Lê Ðức Thọ đến Paris dự hòa đàm trong phái đoàn Cộng sản Bắc Việt và gặp Nguyễn Thị Bình của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam mà ai cũng biết là tay sai của Hà Nội. Vài ngày sau khi gặp Thọ, Thị Bình đã tung ra đề nghị bảy điểm để chấm dứt chiến tranh, dựa trên ý kiến của thủ tướng Trung Cộng Chu Ân Lai, trong đó có điều khoản bắt buộc Mỹ, nếu muốn lấy tù binh về, phải ấn định thời gian "rút toàn bộ, đơn phương, quân đội ra khỏi Việt Nam." (O’Neill, 126).  Nhưng trước đó khoảng một năm, Kerry đã đến Paris, với tư cách cá nhân, để "nói chuyện riêng với đại diện cao cấp của phái đoàn Cộng sản", theo lời ủy ban tranh cử (tổng thống) của Kerry thú nhận (O’Neill, 127). 

Lúc đó (năm 1970), sự việc này còn là tin đồn, nhưng vào ngày 22/4/1971, được công khai xác nhận bởi chính Kerry trong buổi điều trần trước ủy ban Fulbright. Y nói: "Tôi đã đến Paris. Tôi đã nói chuyện với cả hai phái đoàn trong hòa đàm, có nghĩa là Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam và Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời [ghi chú của NLGO: tức Mặt trận giải phóng miền Nam]" (O’Neill, 137). Người đại diện cao cấp được nhắc đến đó là Nguyễn Thị Bình, và trong buổi nói chuyện có cả hai phe Cộng sản Bắc Việt và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. 

Ngày 22/7/1971, Kerry tổ chức họp báo ở Washington DC, và đại diện cho tổ chức "Cựu Quân Nhân Mỹ ở Việt Nam chống chiến tranh" y công khai yêu cầu Tổng thống Nixon chấp nhận kế hoạch bảy điểm của Thị Bình, vì theo y, Cộng sản Việt Nam đã hứa thả tù binh rồi, thì Nixon không nại cớ gì để không định ngày rút quân (O’Neill, 127).

c- Theo hồ sơ FBI theo dõi nhóm "Cựu quân nhân chống chiến tranh", mục tiêu quan trọng của nhóm này, vào năm 1971, là gửi đại diện sang Paris hoặc Hà Nội để gặp gỡ kẻ thù. Ngoài Kerry, còn có "đồng chí" Al Hubbard, thủ lãnh của nhóm  –một anh trung sĩ Không quân da đen, nhưng mạo danh là Ðại úy phi công ở Việt Nam bị thương khi thi hành công tác (O’Neill, 125). 

Hubbard đã đến Paris để gặp Xuân Thủy, trưởng đoàn Cộng sản Bắc Việt, và người của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, và đạt thỏa thuận là Cộng sản sẽ "thả một số tù binh Mỹ cho nhóm ‘Cựu quân nhân chống chiến tranh’, với điều kiện là nhóm này gửi một phái đoàn đến Hà Nội vào khoảng lễ Giáng sinh." (O’Neill, 131).  

Ngoài ra, cũng theo lời Hubbard, hai bên hứa cộng tác đẩy mạnh phong trào phản chiến tại Mỹ.  

d- Kerry lại sang Paris lần thứ hai mùa hè 1971 để gặp đại diện Cộng sản bàn về việc thả tù binh và củng cố lực lượng cho nhóm chống chiến tranh của mình và phong trào phản chiến. Gerald Nicosia, một sử gia ủng hộ nhóm “Cựu quân nhân chống chiến tranh" và rất thân Kerry, đã xác nhận điều này trên báo Los Angeles Times ngày 24/5/2004, qua những tài liệu ông có được từ FBI (O’Neill, 135). 

e- Theo FBI, ngày 14/6/1971, Kerry, trong bài diễn văn đọc tại cơ quan YMCA, Philadelphia, đã không tiếc lời ca tụng Hồ Chí Minh và gọi tên tội đồ này là George Washington của Việt Namđồng thời lên án gắt gao Hoa Kỳ về những hoạt động tại Việt Nam (O’Neill, 137). 

f- Qua sự điều tra chính xác và mới nhất, tác giả của Unfit for Command cả quyết rằng hiện nay trong Bảo Tàng Viện Di Tích Chiến Tranh (War Remnants Museum) ở Thành phố Hồ Chí Minh –trước kia mang tên Bảo Tàng Viện Tội Ác Chiến Tranh– có treo một bức ảnh của John Kerry trong một phòng với tiêu đề "Thế giới ủng hộ Việt Nam trong cuộc kháng chiến" (The World Supports Vietnam in its Resistance, O’Neill, 167), kế bên hình của các lãnh tụ Trung Cộng, các nhóm khủng bố như Fatah (thuộc Mặt trận giải phóng Palestine), và đặc biệt ảnh của David Miller, một tên phản chiến Mỹ khác, đang đốt thẻ quân dịch vào năm 1965, v.v... 

Hình chụp năm 1993 lúc Kerry bắt tay “đồng chí” Ðỗ Mười, Tổng bí thư Ðảng Cộng sản Việt Nam, được Jeffrey M. Epstein trong nhóm "Vietnam Vets for the Truth" (Cựu quân nhân chiến tranh Việt Nam cho Sự Thật. Ghi chú của NLGO: nhóm này không phải nhóm hải quân "Swiftees" của O’Neill) cho là một bằng chứng rằng Cộng sản "rõ ràng ghi nhận công lao của John Kerry đóng góp cho sự chiến thắng của họ." (O’Neill, 168).  Phòng triển lãm tràn ngập những biểu ngữ, hình ảnh chống chiến tranh từ các phong trào phản chiến khắp thế giới đã ủng hộ Cộng sản trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Kerry chối rằng y chụp hình với Ðỗ Mười khi tháp tùng phái đoàn Mỹ đến Việt Nam tìm các quân nhân mất tích. 

Cũng OK đi! Nhưng, theo O’Neill, bức hình được treo trong Bảo tàng viện như một hình thức tri ân của Cộng sản đối với Kerry lại là một chuyện khác (172). 

g- Trong sách The Many Faces of John Kerry (tạm dịch: John Kerry, người muôn mặt) của David Bossie, cựu Trung tá Oliver North  –có hai chiến thương bội tinh tại Việt Nam, hiện là phóng viên của đài Fox News– nói rằng trong hồi ký của tướng Cộng sản Võ Nguyên Giáp, xuất bản năm 1985, tên của Kerry được nhắc đến như một người đã góp công lớn cho Cộng sản, vì nếu không có những người phản chiến như Kerry, Giáp viết, thì Cộng sản khó mà chiến thắng. 

h- Cuối cùng, O’Neill nhắc đến việc Chủ tịch Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện Kerry ngăn không cho Thượng viện Mỹ thảo luận Dự luật Nhân Quyền (H.R. 2833) bất lợi cho Việt Nam, mặc dù dự luật đã được Hạ viện chấp thuận năm 2001 với số phiếu 410-1. Vì vụ này, Kerry đã bị đồng bào phe ta ở Massachusetts kéo tới văn phòng của y để phản đối. 

k- Tin mới nhất từ Net: Kerry hiện đang ở Hà Nội để mừng lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập bang giao giữa Mỹ và VC. Nhân dịp này, Kerry tuyên bố: “Các tiến bộ về nhân quyền và thượng tôn luật pháp sẽ tạo những cơ sở phát triển quan hệ đối tác chiến lược (giữa hai nước) sâu rộng hơn và bền vững hơn”. Mặc nhiên ca ngợi VC có tiên bộ về nhân quyền.         
                                                                        
5) Bà Ngô Đình Nhu, tại Beverly Hill, CA, cùng với con gái Lệ Thủy: “Whoever has the Americans as allies does not need enemies.” cf Howard Jones, Death of a Generation, 2003, New York City, Oxford U. Press, p. 407. 

6) Trích thư của Tiến sĩ Nguyễn Văn Thái, Philadelphia: “Clinton đến Bush rồi đến Obama đối ngoại đều theo một chính sách chung được lèo lái đàng sau bởi nhóm tài phiệt. Từ hard power foreign policy (dùng sức mạnh vũ khí và quân đội: tốn kém quá nhiều mà không đạt kết quả) đến soft power ("dụ khị và tiền", nhưng tiền là chính và thua Tàu về chính sách này để Tàu chiếm gần hết Phi châu vì TC bỏ tiền ra mà không có điều kiện gây bất ổn cho địa vị của những tên độc tài), và nay là "smart power" có nghĩa là sức mạnh quân sự chỉ để "hù", kinh tế như cấm vận là biện pháp trừng phạt dự trù, và điểm chính là nhập cuộc (engagement): sẵn sàng đối thoại với bất kỳ quốc gia nào bất kể khác biệt về chính kiến, ý thức hệ, và hệ thống chính trị và chính quyền; chỗ nào đồng thuận thì hợp tác, chỗ nào bất đồng ý kiến thì "hạ hồi phân giải". Chính sách "hạ hồi phân giải" này đã đẩy 90% dân số VN vào thân phận nô lệ, bị trấn lột và đàn áp dã man, một tình trạng mà chính quyền Mỹ biện minh là vấn đề nội bộ và chủ quyền của VN. Kết quả của chính sách này có lợi cho tài phiệt Mỹ: 

(1) không phải thí mạng lính, ít tốn kém, (2) không mất nhân tâm, (3) cơ hội đầu tư kinh tế có lợi cho tài phiệt Mỹ và tư bản đỏ VN (lợi tức cho VN có được phân phối cho dân VN hay không là vấn đề chủ quyền của VN, Mỹ không can dự,  và (4) về lâu về dài có thể kéo VN về phía Mỹ (theo tính toán của Mỹ qua các surveys thì đa số dân VN muốn theo Mỹ và ghét Tàu nên Mỹ cho là "thiên thời" rất tốt và đó là lý do Ted Osius đi "du thuyết" cộng đồng người Việt hải ngoại. Dĩ nhiên là những người còn thương đất nước Việt Nam và nhân dân Việt Nam thấy rõ là chính sách ngoại giao hiện tại của Mỹ chỉ có lợi cho Mỹ (tài phiệt), nhưng không màng đến thân phận đoạ đày của 90% nhân dân Việt Nam đang bị trấn lột và đàn áp khắc nghiệt. Người Việt tại Mỹ chỉ là một thiểu số rất nhỏ (tất cà người Á đông chỉ chiếm khoảng 3% dân số toàn quốc) nên chưa đủ sức mạnh để thay đổi chính sách của chính quyền Mỹ. 


Cho nên bài toán cho những nhà hoạt động cho tự do và dân chủ cho VN là làm thế nào lật đổ được chế độ CSVN mà không có sự chống đối hay cấm cản của chính quyền Mỹ, trái lại rất có thể có được sự hỗ trợ của chính quyền Mỹ và của thế giới tự do. Vấn đề là hiểu Mỹ và đưa ra chiến lược và chiến thuật thích hợp.”
8) cf Google, Ted Osius, “Notes”.
 
10) cf video buổi “hội luận” giữa Điếu Cày và Ban Biên Tập Bản Tin Hoa Thịnh Đốn, được diễn ra ngày 23/11/14 tại Annandale, VA, và mới đây, 19/7, trong buổi gặp gỡ với những cựu tù nhân chính trị, Khu Hội Bắc Cali, tại San José.        
 
11) Do một ông bạn, Hải Quân Đại úy, chuyển từ Đức quốc:
      cf bài: “ĐÁM ĐÓN GIÓ TRỞ CỜ NHẨY BÀN ĐỘC: BƯNG BÔ CSVN, NÂNG BI MỸ, PHẢN BỘI DÂN TỘC” bởi Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế, Geneva, 20.07.2015
Web : http://VietTUDAN.net.  (Trích một đoạn ngắn): “Đám người này đã từng âm mưu xóa NGÀY QUỐC HẬN 30/4 và NGÀY QUÂN LỰC VNCH 19/6 nhằm nịnh bợ CSVN chờ ngày nhẩy bàn độc đứng chung với CSVN chia nhau những mẩu bánh rơi rụng. Trong khi CSVN đang đi đến chỗ tan rã, thì Hoa kỳ và cũng cái đám người nịnh bợ CSVN này, lại nâng bi Mỹ tìm cách cứu vớt Cơ chế CSVN dưới Giải pháp Hòa Giải Hòa Hợp trá hình nhằm kéo dài thêm cái đảng cướp CSVN trên đầu Dân Tộc […]”
                                                                                                                                   
 Xin mở: 
 
Tiện nhân tin chắc rằng tất cả quý vị đều đã nhận, đọc bài, xem video về những vụ xảy ra trên.
 
 
 
Portland, 7 August 2015
Người Lính Già Oregon,
cựu sĩ quan VNCH, cựu tù nhân cải tạo, cựu tù nhân vượt biên,
đương kiêm tỵ nạn VC tại Mỹ,
quyết bảo vệ Cờ Vàng, chống VC cho tới sau hơi thở cuối cùng.


******************************

Đại sứ Mỹ không ưa chụp hình với Cờ Vàng.
·           6 tháng 8 2015
                                                                                 
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam nói công dân Mỹ có quyền hợp pháp và chính đáng trưng bày cờ vàng mặc dù ông không muốn chụp hình với lá cờ này.

Đại sứ Osius cho biết trong chuyến thăm California khi trở lại Hoa Kỳ hồi tháng Bảy ông đã gặp các thành viên trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt.
Ông Osius được một kênh truyền hình tại Quận Cam California dẫn lời nói “Tôi đã có các cuộc trao đổi khá sâu và lắng nghe kỹ quan điểm và đề nghị của người Mỹ gốc Việt.
“Tôi luôn lịch sự và tôn trọng ngay cả khi trao đổi với một phụ nữ mang lá cờ miền nam Việt Nam.
Là Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt nam, tôi muốn không chụp hình với lá cờ này Ted Osius, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam
“Tôi nói với bà ấy rằng tôi tôn trọng biểu tượng đó và bà có quyền mang lá cờ đó, nhưng tôi cũng lưu ý rằng, là Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, tôi muốn không chụp hình với lá cờ này.
“Chưa khi nào tôi lại cấm ai trưng bày lá cờ này hoặc yêu cầu gỡ bỏ tất cả cờ này tại những địa điểm đó.
“Trưng bày lá cờ này rõ ràng là quyền hợp pháp và chính đáng của công dân Hoa Kỳ,” ông Osius được dẫn lời.
Đại sứ Osius nói thêm rằng “Tôi là Đại sứ Hoa Kỳ đối với chính phủ Việt Nam hiện nay với thủ đô là Hà Nội. Nhiệm vụ của tôi là cố gắng và tăng cường quan hệ với Việt Nam ngày nay, với chính phủ và người dân Việt Nam.
"Trong khi tôi tôn trọng một biểu tượng có ý nghĩa với nhiều người Mỹ, chụp hình tôi với lá cờ đó sẽ gây phương hại tới khả năng thực hiện bổn phận của tôi," ông Osius trả lời kênh  Việt Phố TV qua email.
'Sẽ mất việc'

Tại Quận Cam California, Đại sứ Osius nói ông muốn được tiếp tục làm việc để cải thiện quan hệ với Việt Nam.
 
Hồi tháng Bảy năm nay tại tư gia của Thượng nghị sĩ bang California, bà Janet Nguyễn, ở Quận Cam, Đại sứ Ted Osius đã giải thích cho cử tọa về điều mà ông gọi là  không muốn chụp hình với lá cờ vàng. Ông nói:
“Tôi muốn nói đôi điều về lá cờ. Tôi biết là đối với một số người thì có thể là họ thấy khó có thể hiểu được nhưng tôi muốn quí vị hiểu điều này.
“Tôi xin được nói rõ thế này. Tôi rất tôn trọng biểu tượng đó. Hết sức tôn trọng. Nhưng tôi đang làm một công việc và tôi có thể làm được những việc có kết quả, và nếu tôi chụp hình với lá cờ đó thì tôi sẽ mất việc làm đó và tôi không thể đại diện cho quí vị để làm việc được. Chỉ đơn giản là vậy thôi.
Đơn giản là nếu tôi chụp hình với lá cờ đó thì tôi mất việc Ted Osius, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam
“Và tôi muốn được tiếp tục làm việc để cải thiện quan hệ với Việt Nam, tiếp tục công việc đấu tranh cho nhân quyền, tranh đấu cho quyền của người lao động tại Việt Nam.
“Và đơn giản là nếu tôi chụp hình với lá cờ đó thì tôi mất việc và quí vị mất đi một người ủng hộ nhiệt thành cho con đường đó.
"Do đó đây không phải là việc không tôn trọng khi tôi yêu cầu là không chụp hình tôi với lá cờ đó mà chỉ đơn giản là tôi muốn tiếp tục làm công việc của tôi.
“Tôi tin vào những gì chúng ta đang làm. Tôi tin rằng 20 năm bình thường hóa quan hệ với Việt Nam chúng ta đã và đang có thể làm được những điều đáng kể," Đại sứ Osius nói.
Trong chuyến thăm Hoa Kỳ vào tháng Bảy vừa qua, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam đã thăm Quận Cam California nơi có đông người gốc Việt sinh sống và làm việc.
Tại một số sự kiện trong đó có  cuộc gặp mặt với cộng đồng cùng các dân biểu Hoa Kỳ, dường như không thấy xuất hiện cờ vàng tại những căn phòng ông tới để nói chuyện và trả lời câu hỏi của người dân và truyền thông tại đây.
 
  *****************************
ÔNG ĐẠI SỨ HAI CHIỀU

Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất
 
-----Original Message-----
From: E. Tran 
Sent: Tue, Aug 4, 2015 5:59 pm
Subject: Fwd: FW: ÔNG ĐẠI SỨ HAI CHIỀU






​CẶP VỢ CHỒNG ĐẠI SỨ "XĂNG PHA NHỚT" ĐANG HP BÊN NHAU  -


     Người Mỹ cũng như người Việt tỵ nạn ở Mỹ hầu như không ai là không có xe hơi riêng. Có xe hơi là phải biết lái xe và phải mua bảo hiểm. Có hai loại bảo hiểm xe hơi tiếng Mỹ gọi là Full Coverage Insurance và Liability Insurance. Nghĩa đúng là bảo hiểm toàn phần và bảo hiểm phần trách nhiệm của mình đối với người khác khi đụng xe. 

Thế nhưng không hiểu sao, người VN lại dịch ra và gọi là bảo hiểm hai chiều và bảo hiểm một chiều. Nếu có người Việt nào chuyện trò với người Mỹ, nói về vấn đề bảo hiểm mà dùng các từ ngữ một chiều và hai chiều như thế thì chắc chắn họ sẽ chẳng hiểu gì, cho dù người Mỹ đó có giỏi tiếng Việt mấy đi nữa

     Người viết xin mượn mấy chữ tiếng Việt của nghề bảo hiểm này để nói về ông Ted Osius, gọi ông là Nhà Đại Sứ 2 Chiều, bởi vì khó có thể tìm ra tiếng nào thích hợp để diễn tả đúng cái nghề làm đại sứ quá phức tạp nhưng đồng thời lại rất mẫn cán của ông Ted Osius hiện nay. Ông Ted Osius là Đại Sứ Hoa Kỳ tại VN nhưng cũng là Đại Sứ của VC tại Mỹ. 

Tại sao nói thế thì cứ nhìn vào việc ông Ted Osius làm và chuyện ông Ted Osius nói thì biết. Job làm Đại Sứ Mỹ tại VN ông làm đã xuất sắc, nhưng cái job đại sứ VC tại Mỹ chắc thơm lắm, được VC cưng tới bến nên ông đại sứ làm gì, nói gì cũng rất thận trọng, chỉ sợ mất job, vì thế càng xuất sắc hơn gấp bội. Điều này chính do ông nói ra chứ không phải do người ta bịa đặt. Job Đại Sứ VC tại Mỹ ông Ted Osius làm xem ra rất là chuyên nghiệp, không chê vào đâu được. 

Người viết xin nêu ra một số sự kiện sau đây để chứng minh:
 

1. Ông Ted Osius kỵ Cờ Vàng -  VC kỵ lá Cờ Vàng là chuyện dĩ nhiên rồi, nhưng ông Đại Sứ Ted Osius còn kỵ Cờ Vàng hơn VC gấp trăm lần. Đó là một điều gây  kinh ngạc. 

Những vị đại sứ tiền nhiệm của ông như các ông Peterson, Shear v.v. đâu có ai úy kỵ lá Cờ Vàng như thế bao giờ. Có người nói ông bảo hoàng hơn vua. Trúng ngay chóc. Nhân chuyến trở về Mỹ theo tên Nguyễn Phú Trọng, ông Ted Osius có đến thăm hai cộng đồng tỵ nạn VN Bắc và Nam California. Chỗ nào tới ông cũng cấm lá Cờ Vàng xuất hiện. Chuyện này thì ông khó chối trách nhiệm. 

Con dại cái mang mà. Phải có chỉ thị hay sự bầy tỏ ý muốn dứt khoát của ông thì ban tổ chức tiếp đón mới dám cấm lá cờ nghiêm ngặt như thế. Dù chỉ là sợi giây đeo cổ có mầu cờ cũng không được. Chuyện Ông kỵ lá Cờ Vàng thế nào thì truyền thông, báo chí đã nói lên đầy đủ, chúng tôi xin được miễn lặp lại, sợ thừa. 

Chỉ xin có nhận xét thế này. Ông Đại Sứ hẳn biết các thành phố ông đến thăm là những nơi đã ra nghị quyết không những cấm bọn VGCS lai vãng, mà còn vinh danh lá Cờ Vàng 3 Sọc Đỏ. Người dân của thành phố có quyền mang Cờ Vàng vào cả nơi công sở. Đó là quyền tự do của họ, luật pháp không cấm. Thành phố không cấm mà ông Đại Sứ lại cấm. Ông Đại Sứ có quyền gì mà cấm? 

Hỏi ai đây? Chắc phải nhờ đến ông John Kerry, Obama, hay Tối Cao Pháp Viện để biết ông Đại Sứ có vi phạm Hiến Pháp Hoa Kỳ không. Trong trường hợp này, người công dân Mỹ (gốc Việt) đã bị ông Đại Sứ tước đoạt quyền tự do, còn chính ông Đại Sứ bị tiếng là người nhập gia không biết tùy tục, mặc dầu ông khoe rất thông thạo văn hóa và ngôn ngữ VN. 

Ông đến với cộng đồng tỵ nạn VN, ông vô nhà của họ nhưng lại không tôn trọng tập quán sinh hoạt dưới lá cờ biểu tượng của họ. Ông Đại Sứ hành xử như thế ở những nơi khác thì đã chẳng có gì để nói. Nhưng ông lại quên rằng, ông đến với cộng đồng người Việt Nam tỵ nạn cộng sản. Ông hành sử rập khuôn theo chính sách và tác phong của VC ở những nơi này, xin lỗi ngài Ted Osius, chúng tôi gọi ông là Đại Sứ của VC có sai không? Thưa ông Đại Sứ?

2. Ted Osius, người Mỹ Việt cộng -  Ngưòi viết không dám bảo ông Đại Sứ Hoa Kỳ Ted Osius là VC, nhưng gọi ông là một người Mỹ VC, tức là người Mỹ đã lột xác trở thành giống VC ở điểm dị ứng với lá Cờ Vàng 3 Sọc Đỏ. Ông Ted Osius đã từng khoe thành tích, giỏi nấu món Việt, giỏi nói tiếng Việt, đặc biệt là tiếng Việt miền Bắc, tức tiếng Việt xã hội chủ nghĩa. Tóm lại có thể nói ông Ted Osius đã trở thành một người VN gốc Mỹ. Trả lời phỏng vấn trên TV, ông hãnh diện về điều này lắm. Ông Đại sứ rành ngôn ngữ VN, thì nhất định biết rõ văn hóa VN của từng miền. Trong lãnh vực ngôn ngữ, hai miền Nam, Bắc VN có những sắc thái văn hóa khác nhau. Người miền Nam có văn hóa chửi thề nhưng không lỗ mãng và tục tĩu. 

Chẳng hạn, chữ "Đù Má" là một tiếng chửi thề thân mật và rất dễ thương. Nhưng, chữ "Địt Mẹ" của dân CS miền Bắc thì lại khác. 

Nó là tiếng chửi thề rất thô tục, mất dậy, và vô giáo dục. Người trong nước đặt tên cho thứ văn hóa VC này là "văn hóa đéo." Một người ngoại quốc thông thạo tiếng miền Bắc phải nói là đã uyên bác thứ văn hóa đéo này. Không biết kẻ hèn này có nên ca ngợi ông Đại Sứ Ted Osius không vì thấy ông có vẻ rất hãnh diện về điểm này. 

Ông Ted Osius làm đại sứ VC tại Mỹ thiết tưởng là đúng người, đúng việc. Ông chỉ mới làm đại sứ tại Hànôi có mấy năm trời mà đã nói được ngôn ngữ miền Bắc trôi chẩy, hấp thụ được sâu sắc nền văn hóa đéo xã hội chủ nghĩa. Một con người hiếm có, đúng như câu cách ngôn VN: "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng."
 
3.  Dân Chủ made in USA -  CSVN là chế độ phi dân chủ nhất thế giới ai cũng biết. Đặc điểm của chế độ này là phi dân chủ và bán nước. TT Obama cử ông Ted Osius làm Đại Sứ sang VN rao giảng tư tưởng dân chủ của người Mỹ cho bọn VGCS là một điều rất đáng mừng cho nhân dân VN. Thế nhưng dân chủ của Mỹ là thứ dân chủ gì là một vấn đề lớn, cần phải hiểu cho thấu đáo, rọi vào kính hiển vi để thấy cho tường tận.
 
3.1  Người Mỹ thường đánh giá kết quả theo những con số thâu lượm được. Chẳng hạn thời chiến tranh VN, trong các trận đánh nhau với VC, người Mỹ nhận định thắng, thua của một đơn vị QĐ Mỹ tùy vào con số VC bỏ xác trên chiến trường và số vũ khí tịch thu được của VC. Tính chung lại thì quân đội Mỹ phải kể là thắng cuộc chiến tranh VN mới phải. Con số 58.000 binh sĩ Mỹ tử trận so với trên 3 triệu binh lính VC bỏ xác ngoài chiến trưòng thì chuyện Mỹ thắng phải coi là hiển nhiên. Thế nhưng Quân Đội Mỹ phải bỏ chạy và nước Mỹ thua trận? Như thế có phải cách đánh giá chiến tranh bằng việc đếm xác chết địch trên chiến trường là trật lất, thiếu chính xác?
 
     Ngày nay ông Đại Sứ cũng đang đi theo phương pháp đánh giá kết quả của chính sách của Hoa Kỳ bằng việc đếm các con số. Ông nêu lên sự tiến bộ của nền dân chủ dưới chế độ CSVN dựa trên con số du sinh VN sang Mỹ du học càng ngày càng nhiều, và 92% người VN được hỏi ý kiến ước mong cho người Mỹ trở lại. Ông thuyết phục dân tỵ nạn chúng tôi rằng như thế là tình hình dân chủ tại VN đã có tiến bộ. Về vấn đề con số du sinh tăng, người viết không nhớ rõ lắm nhưng hình như đã lên đến trên 7 chục ngàn. Đáng mừng thật, nhưng xin hỏi ông Đại Sứ, các du sinh tốt nghiệp trở về đã cống hiến được cái gì cho đất nước của họ? 

Một phát minh hay một sáng chế mới? Không! Hoàn toàn không. Đấy là nói về chuyên môn. Còn về tinh thần dân chủ học được từ Mỹ và từ các nước Tây Âu, các ông tiến sĩ và phó tiến sĩ này đã làm được gì cho Dân Tộc VN, cho đám người Việt kém may mắn hơn họ? Cũng không nốt. Một số con cháu bọn tai to mặt lớn trong đảng được ngồi ngất ngưởng trên các ngôi cao chót vót. Chúng theo gương cha anh chúng mà vơ vét và hưởng thụ. 

Số còn lại vác bằng cấp chạy rông, phải đóng hụi chết mới kiếm được việc làm. Rốt cục rồi cũng lại gà què ăn quyện cối xay, kiếm tiền để rồi ăn chơi hưởng thụ theo lối Mỹ. Nếu xẩy ra chuyện có tên con ông cháu cha bị tóm cổ vì một tội trạng vớ vẩn nào đó và đi tù, chúng lại chạy đến lậy van nước Mỹ xin can thiệp. Và rồi ông Đại Sứ lại phải mất công biến chúng thành "nhà bất đồng chính kiến, tù lương tâm," hay "nhà tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền" để đưa chúng ra khỏi tù và rước chúng đi Mỹ?
 
     Về 92% mong Mỹ trở lại. Con số này có thể là thật, nhưng tại sao lại có con số đó? Ông Đại Sứ chỉ thấy cái hệ quả mà không lý đến cái nguyên nhân. Người Mỹ cố tình trao VN cho CS, đẩy cả dân tộc VN vào con đường cùng, đấy là nguyên nhân gây ra cái thảm trạng hiện nay trên đất nước. Như thế thì con số 92% người dân VN mong Mỹ trở lại xem ra hãy còn ít. Phải nói là 100% mới là chính xác. Khi con người đã đi vào con đường cùng rồi thì bó buộc họ phải áp dụng nguyên tắc tâm lý của triết học là: "Trong hai cái xấu phải chọn lựa thì nên chọn cái ít xấu hơn." Làm nô lệ cho Tầu và làm nô lệ cho Mỹ, trong hai hoàn cảnh nghiệt ngã đó thì bắt buộc người dân VN khốn khổ phải chấp nhận làm nô lệ cho Mỹ còn đôi chút dễ chịu hơn. Do đó thì con số 92% thật sự chẳng nói lên được điều gì.
 
3.2  Ông Đại Sứ tuyên bố: "Chính Phủ Hoa Kỳ không có kế hoạch thay đổi chế độ CSVN." Điều này có nghĩa là trước đây Chính Phủ Hoa Kỳ đã có kế hoạch thay đổi chính phủ của nước này hay nước khác, nhưng hiện nay thì Hoa Kỳ không dự trù kế hoạch này đối với chính quyền CSVN. Kẻ hèn này nói thật kính xin ông Đại Sứ Ted Osius tha lỗi. Quí ông là một nhà ngoại giao, lại đang có nhiệm vụ rao giảng cái "đạo dân chủ" của Mỹ cho người VN mà lại ăn nói phi ngoại giao đến thê thảm. Cũng một ý đó nhưng nói theo ngôn ngữ ngoại giao phải là: "Chuyện có nên thay đổi chính phủ hay không là việc của người dân VN. Người Mỹ không có quyền làm công việc đó."
 
     Xưa nay, chính khách và báo chí Mỹ ăn nói lỗ mãng vô chính trị xẩy ra như cơm bữa. Chẳng hạn họ dùng chữ "Invade" để nói quân đội Mỹ đổ bộ vào VN, hay chữ "Saigon Military Forces" để nói Quân Lực VNCH. Invade có nghĩa là xâm lược. Không có quân đội Saigon, mà chỉ có Quân Lực VNCH, tiếng Anh là "The Republic of VN Armed Forces." Nay thấy ông Ted Osius ăn nói như thế bần bút mới nghiệm ra rằng có thể ông xuất thân cùng một lò với những Clinton, Biden, Kerry v.v. 

Những chí lớn này gặp nhau nên than phận VN mới trôi nổi, đọa đầy. Nhưng dù sao cũng xin ca ngợi ông Đại Sứ Ted Osius đã nói ra điều có thật là, Chính Phủ Mỹ đã từng thực hiện việc thay đổi đối với một số chính phủ nước ngoài. Hai bằng chứng rõ ràng nhất là TT Ngô Đình Diệm của VNCH và TT Noriega của nước Panama. Năm 1963, Mỹ thuê tiền bọn tướng tá VN giết TT Ngô Đình Diệm. Năm 1989, Mỹ đem quân đổ bộ lên Panama bắt sống TT Noriega đem truy tố tại tòa án Mỹ và nhốt tại Mỹ.
 
     Cứ cho rằng TT Diệm và TT Noriega có tội thì cái tội đó phải do nhân dân VN và nhân dân Panama đưa ra tòa xét xử và luận tội. Như thế mới là dân chủ chứ. Hành xử côn đồ kiểu Mỹ trong hai trường hợp này nên gọi là gì: Dân Chủhay là Mỹ Chủ? VNCH dù sao đi nữa cũng là một chế độ có ít nhiều dân chủ. Người Mỹ tiêu diệt đi để cho CS phi dân chủ lên cầm quyền. Bây giờ lại đem dân chủ sang rao giảng cho CS. Như thế là thế nào? Người Mỹ làm cái chuyện nhiêu khê và nghịch lý đó để làm gì?

 Có phải thứ Dân Chủ mà ông Đại Sứ Ted Osius đang rao giảng tại VN chỉ là một chiêu bài bịp của chính quyền Mỹ? 

Nếu dân chủ là một giá trị cao quí thật thì tại sao Chính Phủ Mỹ - kể cả ông Đại Sứ - lại nói một đàng làm một nẻo? Nghĩa là nói dân chủ ở cái lỗ miệng, nhưng hành động hoàn toàn phi dân chủ. Dân Chủ là một quyền công dân đặt căn bản trên tinh thần yêu nước chứ không phải trên tinh thần nô lệ của một số người. Trong 90 triệu người dân trong nước và khoảng 4 triệu người VN tỵ nạn, thiếu gì người lương thiện và yêu nước nhiệt tình, tại sao Chính Quyền Mỹ lại không hỏi han ý kiến họ về vận mệnh của đất nước, mà lại chỉ tìm gặp toàn những bọn mà có người VN chúng tôi gọi là bọn chó nhẩy bàn độc?

 Người dân Cuba lưu vong cũng đang phàn nàn như người Việt tỵ nạn chúng tôi. Khi thăm dò dư luận để nối lại bang giao với Fidel Castro, những người Cuba yêu nước không được Chính Phủ Mỹ hỏi han gì tới. Người Mỹ muốn tìm bạn hay muốn kiếm đầy tớ để sai bảo? Dân chủ thật phải phơi bầy nó ra trần trụi chứ không thể bọc kín nó bằng lớp sơn hào nhoáng bên ngoài. Dùng sự dối trá để đánh lừa và giết chết một dân tộc là tội ác trời không dung đất không tha. Lưới Trời lồng lộng ….
 
     Bài viết dài rồi, tưởng đã tạm đủ. Những điều cần phải nói thì đã nói. Chỉ còn ý kết luận người viết hơi bí. Bỗng nhiên ông Đại Sứ Ted Osius hảo tâm đem đến cho. Đó là chữ "Bạn Bè" tên Nguyễn Phú Trọng dùng để mô tả tình kết giao giữa hai quốc gia Việt CS và Mỹ hiện nay (Nên hiểu cũng là tình cảm giữa ông Ted Osius và Nguyễn Phú Trọng. Và càng nên hiểu đó chỉ là vấn đề ngoại giao giữa chính quyền Obama và VGCS.) 

Trong cuộc họp báo tại Hànội ngày 28-7 đưa ra đúc kết kết quả của chuyến viếng thăm nước Mỹ của tên Trọng, ông Đại Sứ Ted Osius - với nét mặt rạng rỡ - đã hớn hở đề cao hai chữ "Bạn Bè" này. 

Cái thành công của Trọng - ai cũng hiểu - là công của ông Ted Osius. Người bàng quan nhìn vào thì thấy ông Ted Osius có vẻ hãnh tiến lắm. 

Tội nghiệp! Nhưng cũng hiểu được. Chính quyền Mỹ xưa nay không có bạn bè bao giờ mà chỉ có lừa lọc và lừa đảo. Nay được Nguyễn Phú Trọng và bọn VGCS ác ôn kết bạn thì ông Ted Osius không mừng hết lớn mới là chuyện lạ. 

Nguyễn Phú Trọng và bọn VGCS là gì thì nhân dân VN đã quá rõ rồi. Cho nên ông cha ta đã nói, rất chí lý, chỉ là ngưu tầm ngưu, mã tầm mã đấy thôi. Qua cái đúc kết của ông Đại Sứ Ted Osius, người viết bỗng dưng hình dung ra chuyện Nguyễn Phú Trọng thăm nước Mỹ sao mà giống truyện Kiều của cụ Nguyễn Du đến thế.

 Đất nước VN có nét thanh tú giống hệt nàng Kiều xinh đẹp nhưng gặp quá nhiều truân chuyên. Nguyễn Phú Trọng đóng vai mụ Tú Bà rất thích hợp. Còn ngài Đại Sứ Ted Osius thủ vai nào trong truyện Kiều tân thời này? Câu trả lời xin dành cho bạn đọc và xin cám ơn.
 
Ngày 01-8-2015
Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất
 





__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List