QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Saturday, March 21, 2015

47 năm sau thảm sát Tết Mậu Thân tại Huế.



  47 năm sau thảm sát Tết Mậu Thân tại Huế.  

47 năm sau vụ thảm sát vào dịp Tết Mậu Thân năm 1968 tại Huế đã được khơi lại tại trường đại học UC Berkeley California.
“Mourning Headband for Huế” Giải khăn sô cho Huế của Nhã Ca, và Giáo sư Olgar Dror của phân khoa Lịch Sử tại Đại học Texas A&M University, đồng thời là dịch giả sách.

Tôi đã thêm vào bài viết này một số hình ảnh để minh chứng cho tội ác mà cộng sản VN đã thực hiện, không khác gì đám cuồn tín Hồi giáo ISIS hiện nay.

47 năm sau v tàn sát Tết Mu Thân

Gii Khăn Sô Cho Huế ti UC Berkeley

image
Từ trái, Giáo sư Olgar Dror của phân khoa Lịch Sử tại Đại học Texas A&M University, đồng thời là dịch giả sách “Mourning Headband for Huế” đang thuyết trình về trận chiến Tết Mậu Thân 1968 tại Huế, với hình ảnh những hầm chôn người tại Huế xuất hiện trên màn hình. Trên bàn thuyết trình là Giáo sư Peter Zinoman của Trung Tâm Nghiên Cứu Đông Nam Á thuộc Đại học UCBerkeley và nhà văn Nhã Ca, tác giả “Giải Khăn Sô cho Huế tại Huế”.


Như lịch sinh hoạt được loan báo từ trước, chiều Thứ Tư 25 tháng Hai 2015, buổi họp mặt với tác giả và dịch giả sách “Mourning Headband for Huế” –- Giải Khăn Sô cho Huế” đã khai diễn tại hội trường 180 Doe Library của Đại học UC Berkeley.
Sách “Mourning Headband for Hue” do Olga Dror dịch trực tiếp từ nguyên bản Việt ngữ “Giải Khăn Sô cho Huế” của Nhã Ca, được xuất bản bởi Indiana University Press và buổi “book event” tại UC Berkeley được tổ chức bởi Trung Tâm Nghiên Cứu Đông Nam Á và do Giáo sư Peter Zinoman trực tiếp điều hợp chương trình.
Với hai diễn giả chính là Giáo sư Olga Dror, dịch giả, và nhà văn Nhã Ca, đây là lần đầu tiên, biến cô Huế Tết Mậu Thân 1968, trận chiến tranh cãi nhiều nhất trong cuộc chiến Việt Nam được nhìn lại toàn bộ bằng một cách nhìn khác, một quan điểm khác: quan điểm của người dân miền Nam.

Đây cũng là lần đầu tiên, hình ảnh và câu chuyện về cuộc tàn sát do cộng quân gây ra tại Huế Tết Mậu Thân bị công luận Mỹ lơ là được Giáo sư Olga Dror trình bầy chi tiết trong phần thuyết trình của bà.
Olga Dror là một trí thức Do Thái sinh ra và lớn lên tại Nga trong thời Sô-viết. Bà tốt nghiệp trường Leningrad State University chuyên ngành Văn Hóa Á Đông. Bà cũng từng là người phiên dịch Việt ngữ và làm công việc truyền thông tại Nga. Vào khoảng cuối thập niên 1980, trước khi Liên Xô sụp đổ, bà qua Do Thái và phục vụ trong ngành ngoại giao của quốc gia này.

Sau đó bà sang Hoa Kỳ và tốt nghiệp Tiến sĩ ngành Lịch sử Đông Nam Á tại Cornell University. Hiện nay bà là Giáo sư tại Đại học Texas A&M.

Về phần Nhã Ca, xin mời đọc bài nói chuyện “Tiếng Kêu Tết Mậu Thân / Huế 1968 – Berkeley 2015.”

image
Từ trái: Giáo sư Peter Zinoman  giới thiệu tác giả Nhã Ca và dịch giả Olga Dror

Kính chào quí vị,
Hôm nay, với người Việt chúng tôi, vẫn còn là ngày Tết. Mùng Bảy Tết. Xin chúc tết theo truyền thống Việt Nam: “Kính chúc tất cả quí vị một năm mới Ất Mùi an lành.”

Và xin cám ơn UC Berkely. Cám ơnm Trung Tâm Nghiên Cứu Đông Nam Á; Cám ơn Giáo sư Peter Zinoman và quí vị trong ban tổ chức.

Giáo sư Olga Dror, nhà nghiên cứu và giảng dạy về văn hoá lịch sử Việt Nam, đã trình bầy đầy đủ về biến cố Tết Mậu Thân và "Giải Khăn Sô cho Huế." Cám ơn Olga.


Thưa quí vị và các bạn,
Là người viết văn thường viết khi một mình, tôi chỉ quen viết, không quen nói. Sẽ không bao giờ có thể là diễn giả. Bài nói chuyện này được viết trước. Tôi viết tiếng Việt và nói bằng "văn viết".

Đây chính là tội ác của giặc cộng VN.
Tiếng Kêu Tết Mậu Thân

Hình như mỗi người đều có cuốn lịch riêng của mình, trong nhà hoặc trong đầu. Tôi biết mỗi tờ lịch có câu chuyện của nó, cả chuyện hôm qua, hôm nay, lẫn ngày mai. Câu chuyện của từng tờ lịch trong cuốn lịch chung được gọi là lịch sử.
Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến dài nhất của lịch sử Hoa Kỳ trong thế kỷ 20.

Cuộc chiến ấy có cái bóng dài hơn là chính nó.

Đó là cái bóng của trận tổng tấn công Tết Mậu Thân tại Huế năm 1968, do phía cộng sản thực hiện. Với những hầm chôn người và hàng ngàn thường dân Huế bị tàn sát, cái bóng oan khiên ấy ngày càng được nối dài. Dài hơn một trận đánh. Dài hơn cả cuộc chiến. Chưa biết đến bao giờ mới ngừng.

Là người sống sót từ trận chiến Tết Mậu Thân, tôi viết "Giải Khăn Sô cho Huế". Đây không phải tiểu thuyết hư cấu. Cũng chẳng phải văn chương thơ phú. Chỉ là chuyện thật, chuyện chạy bom chạy đạn. Chuyện mình, chuyện người. Mắt thấy tai nghe. Có sao viết vậy. Chỉ là những mảnh vỡ của một thành phố tan tác trong cảnh hỗn mang giữa máu lửa, chết chóc. Giáo sư Olga Dror gọi chúng là những "hình ảnh tức thì" của cuộc sống bị hủy hoại và vỡ nát. Bà "nghe" thấy tiếng nói từ loại hình ảnh này.

Là một trí thức Do Thái được sinh ra và lớn lên tại Nga từ thời Sô Viết, bà Olga đã rời khỏi đất nước này khi Liên Bang Sô Viết còn là một siêu cường. Hơn 10 năm sau khi chế độ Sô Viết đã sụp đổ, Giáo sư Olga Dror đã có dịp trở lại nước Nga. Năm 2012, trong một cuộc hội thảo về kinh nghiệm quan hệ giữa nước Nga và Việt Nam tổ chức tại Moscow, Olga thuyết trình về đề tài "Trận chiến Tết Mậu Thân tại Việt Nam và cuốn sách Giải Khăn Sô cho Huế." Nhưng nước Nga hậu Sô Viết vẫn không hề khác 25 năm trước. Thái độ của cuộc hội thảo với đề tài này là chỉ có thể đề cập tới "tội lỗi của phía Mỹ" trong trận chiến. 

Mọi lý lẽ khác bị dập tắt. Olga kể là sau đó, ngay chính trên đất Nga chứ không phải đâu khác, bà thấy mình quyết tâm hơn bao giờ hết, trong việc phải bảo vệ thứ tiếng nói từng bị vùi dập trong chiến tranh. Olga còn cho biết nguồn sức mạnh khích lệ bà trong quyết tâm này là những chuyện mà ông bà nội của bà đã phải chịu đựng trong thời Đệ Nhị Thế Chiến tại Saint Peterbourg.

Năm 2012 là lúc người dịch và người viết "Giải Khăn Sô cho Huế" bắt đầu liên lạc làm việc với nhau. Nhưng khi sự việc trên đây xẩy ra, tôi không hề biết gì. Khi đó chúng tôi chưa quen nhau. 

Tôi không biết cuốn sách "Giải Khăn Sô cho Huế" đã cùng đi với Olga tới nước Nga ra sao. Chỉ biết Olga Dror là vị học giả uyên bác, người viết về Bà Chúa Liễu Hạnh của Việt Nam, một công trình nghiên cứu mà chúng tôi khâm phục. Ba năm liên lạc thư từ cùng làm việc, đã coi nhau là bạn, nhưng chỉ khi công việc đã xong, cầm cuốn sách anh ngữ trên tay, đọc bài của Olga, tôi mới biết chuyện này.

Điều mà Giáo sư Olga tìm thấy trong cuốn sách Giải Khăn Sô cho Huế, là "tiếng nói của người dân trong chiến tranh." Bà nói cuốn sách là cái nhìn cuộc chiến không qua cặp mắt của người lính hay chính trị gia, bình luận gia, mà qua cặp mắt của người dân không phe phái. Nó mô tả kinh nghiệm của những người dân bình thường.

Sau khi liệt kê đầy đủ và đối chiếu với các loại quan điểm khác nhau về trận chiến đã được nói lên từ nhiều phía, nhiều nơi, nhiều nước, Olga nhấn mạnh "Mourning Headband for Huế" là quan điểm, là tiếng nói đích thực của người dân miền Nam Việt Nam. Với nhà cầm quyền cộng sản tại Việt Nam, tiếng nói này hoàn toàn bị cấm kỵ.

 Tác giả từng bị bắt bỏ tù, cuốn sách từng bị đóng đinh và cho tới nay vẫn tiếp tục cấm đoán. Ngay tại Hoa Kỳ, tiếng nói của người dân miền Nam cũng chưa từng được lắng nghe. Sách viết về chiến tranh Việt Nam hầu hết đều phát xuất từ miền Bắc Cộng Sản.

Olga cũng nói đọc Nhã Ca trong Giải Khăn Sô cho Huế, có khi người ta nghe tiếng la thất thanh, tiếng kêu gào tới mức không còn ra tiếng nữa. Tôi biết đó là tiếng kêu từ Huế Tết Mậu Thân. Tiếng kêu của người dân miền Nam trong cuộc chiến.

Hôm nay, lần đầu tiên. tiếng kêu ấy được mang đến UC Bekerley.

Nhờ buổi họp mặt này, hai chị em chúng tôi được gặp nhau lần đầu. Cuốn sách chúng ta có hôm nay không chỉ là bản dịch. Phần chính của sách là công trình nghiên cứu nghiêm túc của Giáo sư Olga về tiếng nói của người dân trong trận tấn công 1968. Giải Khăn Sô cho Huế và Nhã Ca, với hàng trăm chú giải chi tiết kèm theo bản Anh ngữ do Olga thực hiện, chỉ còn là đề tài của công trình nghiên cứu.
Tha lỗi cho tôi, Olga.

Tôi đã đẩy sang vai bạn phần lớn gánh nặng.

Bạn đã lãnh dùm việc nhìn lại toàn bộ trận chiến Tết Mậu Thân tại Huế. Bạn cũng đã giới thiệu quá đầy đủ về cuốn sách, tác giả và tác phẩm. Phần tôi, chỉ xin góp thêm chuyện bên lề, lan man không thứ tự. Bắt đầu bằng...

Ký ức một thời về chiến tranh, khủng bố
Tôi ra đời cùng lúc với cuộc Đại Chiến Thế Giới lần thứ hai. Huế thời đó còn là kinh đô của các ông vua triều Nguyễn, nhưng cả nước đã trở thành thuộc địa của Pháp.

Năm 1937, quân Nhật tiến chiến nước Trung Hoa rồi tràn vào Việt Nam kéo theo bom đạn của thế chiến.
Từ thủa còn bé thơ, hai ba tuổi, tôi đã biết nếm mùi chiến tranh, bom đạn, nhà cửa bị đốt cháy, cả nhà phải chạy loạn, đi tản cư trên những chiếc ghe, người lớn chèo trối chết, thuận hoặc ngược dòng sông để lánh nạn.

Năm 5, 6 tuổi, có lần theo lũ trẻ chơi đùa trên sân đình làng quê, thấy một bãi máu nhuộm đỏ từ gốc cây sung, bọn trẻ chạy theo, lên thềm đình. Xác một người đàn ông bị cưa ra làm 3 khúc. Đầu treo trên cây, thân nằm giữa sân và tay chân sắp trên thềm đình. Người bị giết là một thợ rèn, hiền lành. Việt Minh giết.

Năm tôi 9 tuổi. Tại Huế, Việt Minh cướp chính quyền, vua Bảo Đại thoái vị, con đường Nam Giao của Huế, nơi có nhiều vườn chùa êm ả bỗng dấy lên nhiều cảnh kinh hoàng.

 Lúc đó, tôi học ở một trường tiểu học tên là trường Nam Giao. Sáng sớm, mấy bạn trong xóm rủ nhau đi học, bọn con nít chúng tôi thường kinh hoàng la hét, khi thấy một cái đầu bị cắt đứt lìa từ cổ để trong một cái rổ tre với một miểng giấy ghi của Việt Minh lên án Việt gian. 

Có khi đầu lâu hay thân người, hay cánh tay, đùi chân đặt trên cái rá, cái thúng. Có người tứ chi bị cắt rời, thân bỏ vào bao bố, đầu để ra ngoài, hai con mắt mở trừng trừng, miệng còn dính máu đông, rất hãi hùng.

Nhưng rồi... có một lần, bạn tôi không la, không hét, không xô đẩy. Mà cũng như thấy xung quanh không hề có ai. Cũng không nhấc tay, dợm chân. Bạn đứng sững. 

Tuy còn là một đứa nhỏ, nhưng tôi biết "đứng như trời trồng" là lúc bạn đứng đó. Hai cái đầu được bày trên hai cái nón lá chính là ba và mẹ của bạn. Bạn ra sao lúc đó? 

Bạn cứ đứng vậy. Hai mắt bạn cũng trắng dã, trợn trừng như bốn con mắt không thể nhắm của ba mẹ bạn.

Tôi cũng đứng như vậy. Không nhấc nổi tay chân. Không mở miệng. Sau đó, người ta xua đuổi bọn con nít đi. Tôi lạc mất bạn.
Và rồi, Tết Mậu Thân 1968, chuyện tàn sát tập thể bằng cách chôn sống đã diễ ra tại Huế. Hàng ngàn dân Huế bị chôn ở Thành Nội, ở Gia Hội, ở Bãi Dâu, ở Phú Thứ, ở khe Đá Mài... Không chỉ trong núi trong rừng, nơi họ bị chôn còn là đất chùa, đất nhà thờ, đất trường học, và ngay tại vườn nhà.
Trong số những người bị chôn có chị Tâm Tuý, cô bạn trường Đồng Khánh của tôi. Khi xác được đào lên, thấy tóc mọc dài hơn, móng tay mọc dài hơn. Bạn tôi bị chôn sống khi còn đầy sức sống, như nhiều nạn nhân khác.

Trong cuộc hưu chiến đêm giao thừa mùng một tháng Giêng Tết Mậu Thân, nhằm ngày 29 tháng Giêng 1968, các đơn vị cộng quân -gồm cả quân chính qui Bắc Việt và dân quân địa phương- lặng lẽ tiến vào Huế, kiểm soát được khu Gia Hội trong 20 ngày. Chỉ trong thời gian ngắn ngủi này, có tới 473 người Huế bị chôn sống.



Tiếng kêu Tết Mậu Thân từ "Giải Khăn Sô cho Huế" mới chỉ là những ghi nhận đầu tiên. Còn hàng ngàn tiếng kêu khác bao năm qua vẫn liên tục cất lên, ngay trên đất Hoa Kỳ. 

Xin kể một trường hợp mà chính tôi biết rõ: Ông Võ Trang, 56 tuổi, cư dân San Diego, một kỹ sư điện đang làm việc cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ tại đây, hồi tưởng việc bố của ông được mời đi "họp" chỉ 2 ngày trước khi quân đội quốc gia tái chiếm thành phố Huế.

 Ngày ấy, ông còn là một thiếu niên 15 tuổi. Sau đây là đoạn trích do ông Võ Trang viết:
"Trong khi tôi đang ngồi cạo chiếc ghế xích đu cũ để sơn lại thì bỗng có người vỗ vai tôi và hỏi nhẹ "Em ơi! Có ba ở nhà không?" Tôi bàng hoàng quay lại. Hai người, một dân quân áo bà ba quần cụt, một chính quy với dép râu và quân phục, nón cối màu vàng. Tôi hỏi lại họ muốn kiếm ai thì họ nói tên ba tôi rõ ràng. 

Chị giúp việc mà gia đình tôi vừa thuê vài tháng trước đã mở cửa sau cho họ. Tôi vào kêu ba tôi trong hầm giã chiến. Hết đường chạy rồi! Phòng chỉ có một cửa ra vào thì họ đã đứng chận. Ba tôi mặt tái xanh và không nói gì nữa. 

Trong hầm còn có một người em trai của me tôi, là một cảnh sát viên, đã khuyên ba tôi nên đi ra để họ khỏi xông vào bắt thêm những người họ không dự định. Me tôi đưa thêm chiếc áo len cho cho ba tôi mặc vào. Người anh thứ hai của tôi chạy theo xin đi thế nhưng họ không cho. Hôm đó là ngày 19 âm lịch tháng Giêng năm Mậu-Thân...

"Khoảng hơn một tuần sau, các hầm chôn người tập thể nằm phía sân sau của trường Tiểu Học Gia Hội được phát hiện. Xác người khi được khai quật, tuy chưa bị rữa nhưng đã sưng phồng lên và bốc mùi.
"Cái thây người được kéo lên để nằm ngửa người trên một u đất, miệng há hốc, mặt đen xám và dính đầy đất, hình ảnh mà cả cuộc đời tôi không bao giờ quên. Đó là ba của tôi. Những chứng cớ không thể chối cãi. 

Chiếc áo có vẽ 4 cái đầu của ban nhạc "The Beatles" bên ngực trái, là chiếc áo độc nhất vô nhị của anh tôi mà ba tôi rất thích. Hai chiếc tất (vớ) thêu lủng lỗ mà anh em chúng tôi đều biết được chia đều vào 2 túi quần. Rõ ràng là dấu hiệu ba tôi để lại cho gia đình nhận diện. Tôi không biết ba tôi đã vật vã như thế nào vào giờ phút đó nhưng me tôi và các anh em tôi thì vẫn đau đớn cho đến bây giờ...".

Võ Trang cho biết trong số người bị chôn có cả cô gái 19 tuổi ở cách nhà ông 2 căn. Người anh là một cảnh sát viên vắng mặt nhưng có tên trong danh sách được mời, cô em thay thế anh "đi họp"!

Và kể thêm: "Thảm sát tập thể như thế này cũng đã xảy ra ở Sịa, vùng quê gần Huế, vào năm 1947. trước khi rút lui vì nghe tin quân Pháp sắp trở lại, cộng sản kêu gọi dân chúng đi đào hầm chống Pháp. Những hầm này thật ra chính là những hầm chôn tập thể chỉ trong vài ngày sau đó. Theo lời chú tôi kể lại họ đi bắt người cả ban ngày và ban đêm. Ông Cố Nội của tôi, đã 70 tuổi cũng đã bị bắt đi vào ngày 17 tháng 2 nhằm ngày 20 Tết Âm Lịch.

 Lúc đầu người ta phát giác xác anh TH., một nhân vật có võ được biết trong làng, chết bên vệ đường với nhiều vết chém, đứt cả bàn tay. Rồi lần theo vết máu người ta tìm đến những hầm chôn người tập thể trong đó có cả Ông Cố Nội của tôi và em của Ông. Những vết cắt cho thấy họ bị chặt đầu bằng mã tấu!(1).

image
Nhà văn Nhã Ca và nhà giáo Trần Hạnh của UC Berkeley.

Và Đêm Huế 1970

Hai năm sau trận chiến Mậu Thân, họp mặt ra mắt sách "Giải Khăn Sô cho Huế" lần đầu tại Sàigòn, vớiù sự hiện diện của Hoà thượng Thích Trí Thủ, vị đại sư huynh của các nhà lãnh đạo Phật giáo Việt Nam. Sau đó toàn bộ số thu từ cuốn sách được mang về trao tặng trường trung học Đồng Khánh và Đại học Y Khoa Huế. Chuyến đi Huế lần này có sự tham dự của Linh mục Cao văn Luận, viện trưởng sáng lập Đại học Huế, nhà văn Doãn Quốc Sỹ, các nhạc sĩ Phạm Duy, Cung Tiến. . .

Tại Huế vào thời điểm này, dân chúng ngày ngày đang lùng kiếm đào bới các hầm chôn người do cộng quân để lại, thành phố đổ nát đầy tang tóc. Đêm Huế 1970 cho tôi những hình ảnh nhớ đời.

Một buổi chiều, với chiếc xe Volkswagen, chúng tôi sang Thành Nội. Đây là chiếc xe của ông bà bác sĩ Horst Gunther Krainick để lại trong chung cư y khoa sau khi bị cộng quân bắt đi. Ông bà cùng hai vị bác sĩ người Đức khác là Raimund Discher và Bác Sĩ Altekoester là bốn bác sĩ người Đức sang giúp trường Y khoa Huế từ 1960. Cả bốn vị đều đã bị cộng quân bắt đi xử bắn.

Tại Thành Nội, chúng tôi có buổi ăn tối với các bạn ở trường Âm Nhạc Huế. Đây là nơi trú đóng của cộng quân trong cuộc giao chiến. Trong khu vườn nhà trường, có con mương dẫn nước chạy qua. Lúc đứng ở sân, người vợ của anh bạn giám đốc trường nhạc chỉ tay vào cái mương, nói là sau khi Việt Cộng đã rút chạy, anh chị trở lại đây, thấy xác binh sĩ Việt Cộng nằm chết xếp lớp dày đặc trong con mương.

Người chết không còn oán thù, có một mâm cơm, một bát nhang bày ở đó.

Trên đường lái xe về, trong đêm Huế thê long đâu đâu cũng thấy bầy bàn thờ nhang khói, chúng tôi có ngừng lại thăm một ngôi nhà có người cha người anh đã bị cộng sản chôn sống tại Gia Hội. Con em trong nhà mang áo xô gai, thay nhau cầm bó đuốc chạy quanh gốc cây trước nhà. Theo niềm tin của dân gian, những hồn chết oan không biết đường về nhà. Phải đốt đuốc hướng dẫn cho linh hồn lưu lạc biết đường mà trở về.

Có biết bao hồn oan trong trận chiến Huế Mậu Thân đang chờ ánh đuốc, cả hồn oan của những chiến binh miền Bắc bỏ xác trong mương nước thành nội.

Năm Ất Dậu, 1885, Pháp đã đưa quân vào Huế uy hiếp triều đình. Đêm 23 tháng 5 âm lịch, 30,000 quân Nam tấn công căn cứ Pháp tại Mang Cá nhưng bị đánh bại. Kinh thành thất thủ, đại thần Tôn Thất Thuyết phải mang Vua Hàm Nghi chạy ra Quảng Trị mở phòng trào Cần Vương.

 Trong trận chiến này, hơn 1500 quân dân Huế bị tàn sát. Ngay từ năm Mậu Tuất tiếp theo, Huế lập Đàn Tưởng Niệm, xây thêm miếu Âm Hồn trong Thành Nội, hàng năm, đúng ngày giỗ, cả thành phố đều đốt nhang, làm lễ. Thực dân Pháp không cấm việc dân Huế tưởng niệm người chết. Cộng sản thì khác.

Huế Mậu Thân, số nạn nhân bị tàn sát nhiều gấp 5 lần, nhưng từ sau 1975, mọi đài tưởng niệm đều bị phá bỏ, dân chúng thì bị công an đến từng nhà truyền lệnh cấm tụ tập làm giỗ.
Hình ảnh bập bùng của những ngọn đuốc đêm Huế ấy bao năm vẫn chập chờn trong đầu tôi.

Thưa quí vị,
Năm Ất Mùi 2015, bốn mươi năm sau chiến tranh Việt Nam cũng là dịp kỷ niệm 20 năm bang giao Việt Mỹ.

Lịch sử có ghi là hai năm trước khi Nội chiến Nam Bắc Mỹ kết thúc, tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln đã chỉ định "một ngày tủi nhục quốc gia" cho nước Mỹ. Trong ngày này ông đã kêu gọi cả nước nhận chung "tội lỗi của chúng ta" và cùng nhau xưng tội, cầu nguyện sự tha thứ.

"Ngày tủi nhục quốc gia" được công bố tại Mỹ là ngày 30 tháng 3 năm 1863. Đã hơn 150 năm. Nội chiến Hoa Kỳ chấm dứt vào vào tháng Tư năm 1865.

 Liên Bang nước Mỹ, với sự tôn trọng dành cho phía miền Nam- lá cờ miền Nam vẫn được treo, binh sĩ miền Nam vẫn giữ súng cá nhân, liệt sĩ Nam Bắc chung nghĩa trang, cả nước không có một cuộc diễn binh hay lễ hội mừng chiến thắng. Từ đó mà có được nước Mỹ ngày nay.

Sau Tết Ất Mùi, sang năm sẽ là Tết Bính Thân. Sắp thêm một năm Thân.

Chiến tranh Việt Nam, anh em một nhà bị đầy tới chỗ giết nhau, thù hận nhau. Tháng Tư 1975 của Việt Nam- sau tháng Tư của nước Mỹ 110- thêm cả triệu người miền Nam bị thủ tiêu, tù đày, chìm dưới đáy biển. Vậy mà cho tới nay, tại Việt Nam cũng như tại nhiều nơi, trong nhiều cái đầu, vẫn chưa thấy nghĩ lại.

Trong bài "Tựa Nhỏ: Viết Để Chịu Tội" mở đầu sách Giải Khăn Sô Cho Huế, tôi có viêt rằng chính thế hệ chúng ta, thế hệ của tôi phải chịu trách nhiệm về cuộc tàn sát Tết Mậu Thân cũng như cả cuộc nội chiến. Tầm nhìn thế hệ không phải phân biệt tả hữu, nam bắc. Sau đó là lời mời gọi cùng đứng trước bàn thờ ngày giỗ.

Khi viết lời tựa nhỏ cho bản in lần đầu "Giải Khăn Sô Cho Huế" vào năm 1969, tôi viết với niềm tin vào tương lai của Huế, tương lai Việt Nam.

Vào năm 2008, khi viết thêm ít dòng cho bản Việt ngữ của cuốn sách được tái bản ở Mỹ, tôi viết "Sẽ tới lúc phải có một bàn thờ chung, ngày giỗ chung tại quê hương, nơi từng biết thế nào là sự ăn ở tử tế, như từng biết thế nào là văn hóa, lịch sử."

Và hôm nay, tại đây, vẫn với nguyên vẹn niềm tin xưa, tôi tiếp tục chờ đợi.

Những người Huế từng bị tàn sát Tết Mậu Thân xứng đáng được tưởng niệm.

Các thế hệ tương lai tại Việt Nam xứng đáng được nghe, được nghĩ, được nói điều chân thật, được hưởng một đất nước lành lặn, sạch sẽ. Ngày ấy sẽ tới.

Kính chào và cám ơn quí vị.

Nhã Ca

(1) Bài “Xuân Này Nhớ Xuân Xưa” của tác giả Võ Trang, sách “Viết Về Nước Mỹ” 2009.



__._,_.___


Friday, March 20, 2015

Xin Chia sẻ 2 bài viết về nỗi lòng Ngô Kỷ với Mẹ Cha

Date: Sat, 14 Mar 2015 10:44:39 -0700
Subject: Fwd: Xin Chia sẻ 2 bài viết về nỗi lòng Ngô Kỷ với Mẹ Cha
From: ngokycali@gmail.com
To: ngokycali@gmail.com

Kính thưa Quý Thân Hữu,

Hôm qua bỗng dưng lòng thấy thật buồn và bồi hồi nhớ đến Ba Má, tôi có xin gởi đến Quý Thân Hữu 2 bài viết cũ như một chia sẻ tâm tư, Nay coi lại thì thấy là cái Link Youtube Audio hôm qua bị hư không xem được, do đó hôm nay xin phép gởi lại. Thành thật xin lỗi
Kính chúc Quý Vị và Gia Đình vạn an.
Ngô Kỷ




YOUTUBE AUDIO:








Ngô Kỷ trong ngày Giỗ Ba lần thứ hai, 25 tháng 5 năm 2014 tại Nam Cali


Little Saigon ngày 25 tháng 5 năm 2014

Kính thưa Quý Thân Hữu,

Ba tôi qua đời vào ngày lễ Chiến Sĩ Trận Vong - Memorial Day 2012, và hôm nay là lễ Giỗ Ba lần thứ hai, tôi xin post lại hai bài viết cũ để chia sẻ chút ít tâm tình đến những thân hữu mới quen trên diễn đàn. Vì nội dung bài viết có tính cách riêng tư,nên có thể làm phiền lòng một số quý vị độc giả, xin quý vị delete đi và nhận nơi đây lời xin lỗi chân thành của tôi.

Tôi thuộc loại con hư nên không dám khuyên gì cả, nếu được phép, tôi chỉ đề nghị những ai may mắn còn cha mẹ thì hãy dành thì giờ gần gũi với cha mẹ, và đặc biệt nên dùng cell phone chụp hình hay quay phim chung với cha mẹ, vì những tấm hình hay khúc phim này sẽ là những kỷ niệm quý giá nhất trong đời mà sẽ không bao giờ có cơ hội được nữa sau khi cha mẹ qua đời.

Kính mời quý thân hữu thưởng lãm hai bài viết dưới đây.

Trân trọng

Ngô Kỷ

Mùa Vu Lan, Ngô Kỷ viếng Mẹ tại Nhà Thờ St Barbara, Santa Ana, Little Saigon, 19 tháng 8 năm 2013

Mùa Vu Lan, nỗi lòng của đứa con mồ côi cha lẫn mẹ
Viết riêng tặng những "chiến hữu" và thân hữu yêu mến của tôi.
                                                           Ngô Kỷ

Bổn phận làm con thì không phải chờ đến ngày Lễ Vu Lan, hay Mother’s Day, Father’s Day mới nhớ đến công đức trời bể của cha mẹ. Một năm 365 ngày, mà ngay cả một đời người cũng không đủ để mà báo hiếu cha mẹ. Lòng hiếu thảo đối với cha mẹ luôn tràn ngập trong tâm hồn mỗi người con hiếu hạnh, mà những dịp lễ này là để chúng ta biểu lộ một cách cụ thể tấm lòng biết ơn đối với bậc thân phụ mẫu, để rồi trong mỗi thời khắc của cuộc sống, chúng ta không bao giờ quên công ơn sanh thành dưỡng dục nặng tợ cù lao của cha mẹ dù còn sống hay đã khuất.

Tôi vốn không phải là văn nhân, cũng không phải là thiền sư hay nhà đạo đức học, tôi rất ngại trải lòng mình trước đám đông, tuy nhiên hôm nay tôi muốn viết những tâm tình này để riêng tặng những "chiến hữu" và thân hữu yêu mến của tôi.

Trong kho tàng văn chương nhân loại, các văn nhân, thi, nhạc sĩ đã và đang sáng tác những áng văn thơ tuyệt tác, những nhạc phẩm trữ tình, những bức tranh tuyệt mỹ để vinh danh tấm lòng bao la của cha mẹ. Họ thi vị hóa, nhân cách hóa hình ảnh cha mẹ qua các biểu tượng hùng vĩ “Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra,” hay thân thương, gần gũi như dòng sửa ngọt ngào, bài hát thần tiên, vầng thái dương, đồng lúa chiều, giòng suốt mát, ánh trăng thanh, chuối ba hương, xôi nếp một, đường mía lau v.v.., nhưng đối với tôi thì tấm lòng và công lao của cha mẹ không có một vật thể nào có thể so sánh cho tương xứng được. Khi đứng trước tình cha thì núi Thái Sơn cũng mọn hèn và biển Thái Bình Dương có bao la cuồn cuộn cũng không đong đầy bằng tình mẹ.

“Biển Đông có lúc đầy vơi
Chớ lòng cha mẹ suốt đời tràn dâng.”

Tình thương của cha mẹ dành cho con cái quan trọng và cần thiết như dưỡng khí “oxygen” mà chỉ cần thiếu vài phút thôi là ta chết mất. Không bút mực, sách vở nào, và ngay cả các vệ tinh của Google, Yahoo cũng không đủ sức chứa hết các dữ kiện diễn tả trọn vẹn về ơn nghĩa sinh thành của cha mẹ. Chính vì vậy mà con cái “Mỗi đêm mỗi thắp đèn trời. Cầu cho cha mẹ sống đời với con.” Tình thương yêu giữa cha mẹ và con cái tự có trong bản chất con người chứ không có ngôi trường nào dạy được, cũng giống như không có ai dạy con người làm sao biết hít thở không khí để sống.

Sự hiện hữu của chúng ta trên cõi đời này đều do công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Chính cha mẹ đã tạo nên cái thân mạng hình hài, lo từng miếng cơm tấm áo, chắt chiu từng đồng để tạo cơ hội cho con tiếp thu được mớ kiến thức với đời. Cha mẹ giúp ta vượt qua những khó khăn cạm bẫy, và che chở ủi an trước những phong ba bảo tố của cuộc đời. Lòng mẹ tha thiết như dòng suối hiền rì rào, song tình cha thì sừng sửng cao vời vợi, mà người con phải ngước mắt lên thì mới nhìn thấy được.

Cha mẹ là cái nôi để chúng con lưu lạc tìm về. Trước những đổ vỡ, chán chường, trước những thất vọng trong cuộc đời, trước những khổ đau ngoài xã hội, chỉ còn cha mẹ là thần tượng duy nhất, cao quý, thiêng liêng và không bao giờ sụp đổ để con cái trông cậy tôn thờ. Cha mẹ đã biến con từ không thành có, từ có thành lớn khôn, rồi chia sẻ và bước cùng con trong những bước dài của thành công và thất bại.

Suối tình thương của mẹ thì dịu dàng, thiết tha, đầm ấm, ngọt ngào, nuôi dưỡng con thơ lớn lên trong bầu trời hạnh phúc, trái lại tình thương của cha thì tiềm ẩn dấu kín trong lòng như cam thảo ngậm lâu mới thấm ngọt. Tình thương của cha có một sức lực phi thường để mà che chở cho con, như cây thông sừng sửng trước phong ba mưa nắng để định hướng cho con bước vào cuộc đời.

“Con đúng sai cha chẳng hề để dạ
Vui hay buồn cha giữ lại trong tim
Như núi cao trong giông bão im lìm
Như đáy biển từ muôn đời yên lặng
Tình của cha thẳm sâu và bí ẩn
Bên cạnh con từ thuở mới lọt lòng
Ngoài giá băng nhưng trong rất ấm nồng
Từng bước nhỏ vào đời cha, sẽ thấy ....”

Mẹ là tình cảm, cha là lý trí, mẹ mềm lòng, cha phải giữ kỷ cương, mẹ chín bỏ làm mười, cha phải cầm cân nảy mực. Mẹ dễ dãi để con vui, nhưng cha thì không chấp nhận sự đầu hàng trước nghịch cảnh mà muốn con phải đứng thẳng vững bước về tương lai phía trước.

Mẹ ru con vào giấc ngũ êm đềm trong tình thương nồng nàn, đằm thắm, dịu dàng, trong khi đó thì cha lại giấu kín tình thương trong lòng và đôi khi tiềm ẩn trong những lần nghiêm nghị dạy dỗ con. Mẹ là giòng suối mát mà mỗi lời nói, cử chỉ, hành động của mẹ đều chan chứa tình thương bao dung. Không có mẹ thì không có tình thương, mà không có tình thương thì không có sự sống. Còn cha thì không thể hiện bằng tình thương ngọt ngào như "chuối ba hương, như xôi nếp một, như đường mía lau" của mẹ, nhưng cha lại uy nghi hùng dũng như núi Thái Sơn, sẵn sàng hy sinh mạng sống để che chắn cho con được bình yên trong cơn giông bão của cuộc đời. Cha là tấm bản đồ định hướng cho bước con đi, là kim chỉ nam giúp con phân biệt thiện ác, xấu tốt của thế thái nhân tình. Không có cha con mất cả tương lai, thiếu tình thương cha thì con không thể lớn khôn được.

"Con có cha như nhà có nóc,
Con không cha như nòng nọc đứt đuôi
".
"Khôn ngoan nhờ ấm ông cha,
Làm nên phải đoái tổ tông phụng thờ
".
"Đạo làm con chớ hững hờ,
Phải đem hiếu kính mà thờ từ nghiêm
".
"Còn cha gót đỏ như son,
Một mai cha chết gót con đen sì
".

Một văn hào đã viết “Nơi chốn bình an nhất của đứa trẻ trên thế giới này là căn phòng của cha nó! Mời đọc “Lời Khuyên của Cha” của tác giả vô danh:

"Có ai khen con đẹp, con hãy cảm ơn và quên đi lời khen ấy.
Có ai bảo con ngoan, hãy cảm ơn và nhớ ngoan hiền hơn nữa.
Với người òa khóc vì nỗi đau mà họ đang mang, con hãy để bờ vai của mình thấm những giọt nước mắt ấy .
Với người đang oằn lưng vì nỗi khổ, con hãy đến bên và kề vai gánh giúp .
Người chìa tay và xin con một đồng. Lần thứ nhất con hãy tặng họ hai đồng. Lần thứ hai con hãy biếu họ một đồng. Lần thứ ba con phải biết lắc đầu. Và đến lần thứ tư con hãy im lặng, bước đi.
Con hãy biết khen,nhưng đừng vung vãi lời khen như những cậu ấm cô chiêu vung tiền ra cửa sổ. Lời chê bai con hãy giữ riêng mình.
Nụ cười cho người, con hãy học cách hào phóng của mặt trời khi tỏa nắng ấm.
Nỗi đau, con hãy nén vào trong. Nỗi buồn, hãy biết chia cho người đồng cảm.
Đừng khóc than - quỵ lụy - van nài.
Khi con biết ngày mai rồi sẽ đến - có bầu trời, gió lộng thênh thang .
Con hãy đưa tay khi thấy người vấp ngã.
Cần lánh xa kẻ thích quan quyền .
Bạn là người biết đau hơn nỗi đau mà con đang có.
Thù là người quặn đau với niềm vui đang có ở trong con .
Chọn bạn sai, cả đời trả giá. Bạn hóa thù, tai họa một đời.
Con hãy cho và quên ngay.
Đừng bao giờ mượn dù chỉ một que tăm, sợi chỉ.
Chớ thấy vui khi mình thanh thản trước điều cần nghĩ. Sự thanh thản chỉ có ở người vô tâm.
Đừng sợ bóng đêm. Đêm cũng là ngày của những người thiếu đi đôi mắt.
Đừng vui quá,sẽ đến lúc buồn. Đừng quá buồn,sẽ có lúc vui .
Tiến bước mà đánh mất mình,con ơi dừng lại! Lùi bước để hiểu mình,con cứ lùi thêm nhiều bước nữa. Chẳng sao!
Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình còn thấp. Nhìn xuống thấp,để biết mình chưa cao.
Con hãy nghĩ về tương lai,nhưng đừng quên quá khứ. Hy vọng vào ngày mai,nhưng đừng buông xuôi hôm nay .
May rủi là chuyện cuộc đời, nhưng cuộc đời nào chỉ chuyện rủi may .
Hãy nói thật ít để làm được nhiều những điều có nghĩa của trái tim. Nếu cần, con hãy đi thật xa,để mang về những hạt giống mới. Rồi dâng tặng cho đời,dù chẳng được trả công.
Những điều cha viết cho con - được lấy từ trái tim chân thật. Từ những tháng năm lao khổ cuộc đời. Từ bao đêm chơi vơi giữa sóng cồn. Từ bao ngày vất vả long đong.
Cha viết cho con từ chính cuộc đời cha. Những bài học một đời cay đắng.
Cha gửi cho con chút nắng,hãy giữ giữa lòng con. Để khi con bước vào cuộc hành trình đầy gai và cạm bẫy con sẽ thấy bớt đau và đỡ phải tủi hờn. Đừng hơn thua làm gì với cuộc đời, con ạ!
Hãy để chị, để anh giành lấy phần họ muốn. Con hãy chậm bước dù là người đến muộn.
Dù phần con chẳng ai nhớ để dành .
Hãy vui lên trước điều nhân nghĩa. Hãy buồn với chuyện bất nhân. Và hãy tin vào điều có thật: Con người - sống để yêu thương."

Đáp lại công đức cao sâu thăm thẳm của cha mẹ, con cái phải biết tỏ ra hiếu thảo. Từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, dù thời đại này khoa học có tiến bộ, con người có văn minh đến đâu, con cái có làm nên chức vị cao tột đỉnh nào của xã hội, thì giá trị đạo đức con người cũng đều được thẩm định qua đức hiếu hạnh mà con cái đối xử với cha mẹ, ông bà. Chữ hiếu là thước đo nhân phẩm trong xã hội và là nền tảng của đạo đức. “Nhân sinh bách hạnh hiếu vi tiên,” trong trăm hạnh của con người, hạnh hiếu đứng đầu, và “Hiếu vi công đức mẫu”, hiếu là mẹ của các công đức.

Đức Phật từng dạy rằng: “Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật, hạnh hiếu là cội rễ của điều thiện.” Cha Mẹ là những người đã tạo ra hình hài, nuôi dưỡng, dạy dỗ và dẫn dắt cho ta đi vào cuộc đời. Vì thế trong Kinh Hiếu Tử, Đức Phật đã dạy: “Nếu chúng sanh nào gặp thời không thấy Phật, thì hãy xem cha mẹ như Phật, gần gũi cha mẹ như gần gũi Phật, tôn thờ cha mẹ như tôn thờ Phật, vâng lời cha mẹ như vâng lời Phật, như vậy mới gọi là hiếu.”“Tột cùng thiện, không gì hơn hiếu. Tột cùng ác, không gì hơn bất hiếu.”

Trong giới răn thứ Năm, Chúa phán: “Hãy hiếu kính cha mẹ ngươi, hầu cho ngươi được sống lâu trên đất mà Đức Chúa Trời ngươi ban cho,” mà hiếu kính cha mẹ có nghĩa là tôn kính và yêu quí cha mẹ. Có người yêu cha mẹ nhưng thiếu lòng tôn kính, một số người khác thì ngược lại, tôn kính cha mẹ nhưng thiếu lòng yêu thương. Chúa muốn chúng ta vừa yêu thương vừa tôn kính cha mẹ. “Kẻ làm con, hãy vâng lời cha mẹ theo tình thần của Chúa, vì đó là điều phải đạo. Hãy tôn kính cha mẹ.” (Êph 6, 1-3)

Người con hiếu kính cha mẹ là người làm trọn những bổn phận sau đây: yêu thương cha mẹ, biết ơn cha mẹ, tôn kính cha mẹ, vâng phục cha mẹ. Truyền thống Việt Nam từ ngàn xưa vốn coi Đạo Hiếu là trọng. Từ ấu thơ ai ai cũng đều đã thấm nhuần “Một lòng thờ Mẹ kính Cha. Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con,” và nó đã trở thành một bài Kinh nhật tụng trong lòng mỗi người con hiếu đạo.

Chữ hiếu quan trọng vô cùng vì đó là nền tảng của gia đình mà gia đình lại là nền tảng của xã hội. Nếu không thương yêu, kính trọng vô điều kiện đối với cha mẹ thì không thể yêu thương tha nhân hay cộng đồng, đất nước được. Khổng tử có nói: “Hiếu là nguồn gốc của nhân, nhân là toàn thể đức tính của tâm. Nhân cốt là yêu thương, mà yêu thương trước hết là yêu thương cha mẹ mình.”

Theo quan niệm nhà Phật, hiếu kính với Cha Mẹ là nền tảng của đạo làm người: “Đã bất hiếu là vong ân bội nghĩa, quên cội nguồn thì không điều ác nào không dám làm. Một người thương đủ hạng người và muôn loài nhưng nếu không yêu kính Cha Mẹ thì chưa xứng đáng là con người, và mọi tình thương kia đều giả dối, không có gốc rễ.”

Con người là thiên tính tối linh của muôn loài trên thế gian mà ý niệm về cha mẹ là ý niệm thiêng liêng cao quý nhất trong mỗi trái tim. Nếu không có ý thức về cha mẹ tức là vô nghì bất hiếu. Còn Cha tức là còn ánh sáng mặt trời, còn Mẹ là còn mặt trăng trong đêm rằm, hai vầng nhật nguyệt soi đường dẫn lối cho những bước con đi. Không có sự mất mát nào lớn bằng khi con mất mẹ mất cha. Cha mẹ là nguồn hạnh phúc bao la bất tận, là kỳ quan vĩ đại tinh cầu trong cuộc đời này mà thượng đế đã ban tặng nên phải biết thương yêu và trân quý. Quả là hẹp hòi, ích kỷ và lỗi đạo khi “Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng. Con nuôi Cha Mẹ tính tháng tính ngày.” Công đức bao la của Mẹ được diễn tả qua các câu ca dao và bài thơ ngắn sau:

"Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ".

"Ai rằng công mẹ như non,
Thật ra công mẹ lại còn lớn hơn
".

"Lòng mẹ như bát nước đầy,
Mai này khôn lớn, ơn này tính sao 
".

"Nhớ ơn chín chữ cù lao,
Ba năm bú mớm biết bao thân tình
".

"Con ho lòng mẹ tan tành,
Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi
".

"Nuôi con chẳng quản chi thân,
Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn
".

"Mẹ ngoảnh đi, con dại,
Mẹ ngoảnh lại, con khôn
".

"Mẹ giàu con có, mẹ khó con không".

"Mẹ già như chuối ba hương,
Như xôi nếp một, như đường mía lau
.

"Bồng cho con bú một hồi,
Mẹ đã hết sữa, con vòi con la
".

"Nuôi con buôn tảo bán tần,
Chỉ mong con lớn nên thân với đời.
Những khi trái nắng trở trời,
Con đau là mẹ đứng ngồi không yên.
Trọn đời vất vả triền miên,
Chăm lo bát gạo đồng tiền nuôi con
".

Với những ai còn mẹ, không có gì lớn hơn mẹ nữa đâu, và hãy nói yêu mẹ khi mẹ còn có thể nghe được điều ấy. Kinh nghiệm bản thân, lúc còn Mẹ tôi chẳng biết làm vui lòng Mẹ, để cho đến bây giờ nhìn ra mình lầm lở thì Mẹ đã miên viễn ra đi.

“Ngó lên nhang tắt đèn mờ.                                                                                                                  
Muốn nuôi cha mẹ bây giờ còn đâu.”

Là một đứa con hư, mãi đến cái tuổi “lục thập nhi nhĩ thuận” tóc ngã hai màu, tôi mới hiểu ra chữ hiếu, sự thương yêu, săn sóc cho cha mẹ là bổn phận của người con. Trễ mất, Mẹ tôi không còn trên dương thế, muốn báo hiếu thì Mẹ tôi đã không còn, giống lời than của Thầy Tử Lộ:

“Mộc dục tịnh nhi phong bất đình. Tử dục dưỡng nhi thân bất tại”, cây muốn lặng mà gió chẳng dừng, con muốn nuôi cha mẹ thì cha mẹ không còn.

“Có cha có mẹ thì hơn
Không cha không mẹ như đờn đứt giây
Đờn đứt giây còn thay còn nối
Cha mẹ mất rồi ruột rối như tơ.”

Nhắc đến Mẹ lòng tôi xót xa. Vâng, bây giờ tôi mới cảm nhận được sự trống vắng cô đơn, mới hiểu rằng mỗi người trong chúng ta chỉ có một người Cha không thể thay thế được, và chúng ta cũng chỉ có một người Mẹ không ai sánh bằng.

“ Đố ai đếm được lá rừng,
Đố ai đếm được mấy từng trời cao,
Đố ai đếm được những vì sao,
Đố ai đếm được, công lao mẫu từ.”

Giờ này Mẹ tôi đã đi xa và thật xa, muốn níu kéo lại thì cũng đã muộn màng. Nếu tôi được phép, thì tôi xin nhắc cùng những ai diễm phúc còn Mẹ, hãy nên biết trân quý giữ gìn. Hạnh phúc trong tầm tay hãy giữ chặt vì “Mẹ già như trái chín cây. Gió đưa trái rụng con rầy mồ côi.” Đến khi mất Mẹ rồi thì tiếc nuối  khôn nguôi, mới thấm thía được sự cao cả Mẹ ra sao, và mới thấy cần Mẹ như thế nào.

Ngày Má mất, tôi có cảm giác như bầu trời sụp xuống và hụt hẫng thật lớn. Nếu tôi biết trước ngày giờ Má tôi ra đi thì tôi đã hy sinh tất cả và làm mọi thứ để Mẹ được vui và hạnh phúc. Nếu tôi biết Má mất sớm thì tôi đã chẳng làm Má buồn dù là vô tình chăng nữa. Thời gian không thể ngược dòng, Má mất cũng không sống lại được, chỉ còn lại trong tôi nỗi buồn khắc khoải ăn năn. Trước vong linh Má, tôi có khấn hứa là tôi sẽ không bao giờ làm cho Má buồn nữa, tôi sẽ cố gắng sống xứng đáng là con của Má để Má thỏa nguyện ngậm cười nơi chín suối. Những gì tôi làm chẳng phải để kiếm tiếng ca khen của đời, mà bằng tấm lòng tự nguyện của người con thảo kính mẹ cha, vì tôi muốn Ba hãnh diện, Má được vui dù người đã khuất núi.

“Chiều chiều chim vịt kêu chiều.
Bâng khuâng nhớ Mẹ chín chìu ruột đau.
Thương thay chín chữ cù lao.
Tam niên nhũ bộ biết bao nhiêu tình.”

Tôi cầu cho Ba Má tôi được “Rest in peace”. Tôi hằng tin rằng nơi bên kia thế giới, Ba Má không trách hờn gì, mà Ba Má còn thương yêu và lại phù hộ cho tôi, một đứa con bất hiếu có lắm tội tình.

Kính mời đọc và nghe bài viết cũ:
Cha-2-chan-res1.jpg picture by ngoky2009 

YOUTUBE AUDIO: Kính mời nghe Anh Nguyên Khôi, Đài Phát Thanh Quê Hương San Jose đọc bài "Viết về Cha nhân ngày Father's Day" do Ngô Kỷ viết:




        AUDIO:




AUDIO: Kính mời nghe Chị Diệu Thắng, Website Người Việt Ly Hương-Úc Châu đọc bài "Viết về Cha nhân ngày Father's Day" do Ngô Kỷ viết:



Viết về Cha nhân ngày Father’s Day 2010  
                                                                             . Ngô Kỷ

Kể từ khi tôi mất mẹ, có nhiều lần tôi muốn viết về mẹ, nhưng rồi lại thôi, không làm sao viết nỗi, mới vài đoạn là đôi mắt bị loè nhoè bởi những giọt nước mắt vô hình từ đâu trào ra, và tôi nhận chân ra được là từ thâm tâm của một thằng con ngỗ nghịch và hư đốn này, tôi thương nhớ mẹ rất nhiều.

Mother’s Day 2010 rồi, ba mươi năm tôi mồ côi mẹ, thời gian khá xa so với một đời người, nhưng tình mẫu tử sao lại quá gần, gần đến nỗi tôi có thể thấy được mẹ trước mắt, có thể ôm choàng được mẹ vào lòng, có thể nói cho mẹ nghe tiếng “I Love You”.., và vì những xúc c ảm thiêng liêng, nghẹn ngào đó mà tôi đã không viết gì được cho mẹ. Cho mãi đến hôm nay, nhân ngày Father’s Day, tôi viết mấy dòng chữ cho cha tôi, tôi cố gắng viết thật lẹ, viết thật mau, viết được chừng nào hay chừng đó vì tôi sợ, sợ rằng sẽ không còn cơ hội viết được nữa như tôi đã từng không viết được cho mẹ.

Cuối năm 2008, trong bài “Áo Vũ Cơ Hàn, một vì sao đã tắt”, tôi có nhắc về Ba tôi, và mới đó mà các điều tôi lo sợ bây giờ nó đang lù lù đến. Tôi đã viết như sau:

“Sáng nay, hẹn nhau quán chay Zen của nhà báo Lý Kiến Trúc trên đường Bolsa, chưa kịp hello thì Etcetera hỏi “Sao thấy mặt anh hôm nay xìu quá dzậy?”. Sẵn máu “cải lương” trong người nên trả lời ngay “Không biết hôm nay tại sao tôi buồn. Buồn vì Trời mưa hay bão trong tim?”. Vâng quả thật tôi đang buồn, nhưng không phải buồn vì bị tan vỡ một mối tình trai gái, mà tôi buồn vì hay tin một ngôi sao vừa tắt trên bầu trời nghệ thuật cải lương, nghệ sĩ Minh Phụng, hay Áo Vũ Cơ Hàn, hay Mộ Dung Thạch, hay Mẫn Vân Lâu, hay Hồ Thiên Vũ, hay Tần Lĩnh Sơn, hay Trần Tự Tâm …đã trở về với cát bụi, đã miên viễn ra đi…

Nếu trong Thánh Kinh phán rằng “Không thấy Chúa mà tin”, thì trong trường hợp của tôi, “Không quen biết gì với nghệ sĩ Minh Phụng, thế mà tôi cảm thấy tiếc tiếc, thương thương khi biết tin anh qua đời”. Tâm lý con người thật lạ, cái hạnh phúc có trong tầm tay không thấy quý, nhưng khi vụt mất thì hụt hẫng.

Chiều hôm qua đưa Ba đi bệnh viện, lần này đem theo tờ Việt Weekly đọc trong khi chờ bác sĩ. Lướt qua những trang đầu bởi không thích đọc lại các bài mình đã viết, “cái tôi đáng ghét” mà, nhưng khi đọc đến trang 21 bài “Vĩnh biệt lãng tử “Áo vũ cơ hàn” Minh Phụng - Người nghệ sĩ tuyệt vời nhất trên những đỉnh núi hương sa” do Trần Quốc Bảo viết, bỗng dưng lòng tôi chùng xuống, nghĩa là con tim tôi vẫn còn biết rung động, máu tôi vẫn còn nhồi, thế mà lâu nay dư luận và thiên hạ lại ra rả lên án và nguyền rủa tôi là “đồ bất nhân, bọn tán tận lương tâm, lũ ác độc”, vân vân và vân vân….

Dù tôi và nghệ sĩ Minh Phụng không có “dây mơ rễ má” gì cả, nhưng giữa chúng tôi có lẽ “nặng nợ” nhau một cách vô hình. Cũng vì cái nghèo rách mồng tơi của chàng lãng tử Áo Vũ Cơ Hàn trong tuồng Tâm Sự Loài Chim Biển mà tôi tự nhiên trở thành “nạn nhân” mỗi lần Ba tôi coi cái DVD đó. Mà càng xui cho tôi là ông ta lại mê cái DVD đó nữa mới chết chứ. Ông coi đi coi lại, mà mỗi lần coi như vậy là tôi chuẩn bị nhận “ly cà phê đen” của Ba: “cuộc đời mày cũng chẳng khác chi cái anh chàng Áo Vũ Cơ Hàn này cả”.

Trời ơi, ông Áo Vũ Cơ Hàn nghèo thì kệ ổng chớ có mắc mớ gì tôi. Quả là Ba tôi unfair với tôi. Cái sướng, cái tốt, cái giỏi của Áo Vũ Cơ Hàn thì Ba tôi lại không nhắc tới. Tại sao Ba tôi lờ đi cái cảnh Áo Vũ Cơ Hàn hạnh phúc khi được người đẹp Cát Mộng Thùy Dương yêu thương, được công chúa Tô Ngã Phương Đài an ũi. Ba tôi lại phớt đi cái chuyện Áo Vũ Cơ Hàn đối xữ cao thượng với người bằng hữu Tô Ngã Giang Châu, và Ba tôi cũng làm thinh về cái tài và lòng mã thượng của Áo Vũ Cơ Hàn đối với tên cướp biển Thạch Vũ. Ông bà mình quả thật mình nói không sai, “Bụt nhà không thiêng”, và điều này lại vô tình ứng dụng vào trường hợp của tôi.

Tôi ghét cái ông Áo Vũ Cơ Hàn này dễ sợ, nói đúng hơn là tôi “ghen” với ông. Ông nghèo nhưng ngoài đời ông có tới mấy vợ, nào là Kiều Tiên, Diêu Huê…, nào là có cả một đàn con nối nghiệp, mà trong đó có Tiểu Phụng, Y Phụng đang là nghệ sĩ, ca sĩ, diễn viên điện ảnh nổi danh. Ông đang có hàng triệu khán thính giả tại quốc nội và hải ngoại ái mộ. Chỉ cần ông chia cho tôi một phần nho nhỏ cái mà ông đang có thì tôi đã cảm thấy hạnh phúc biết dường nào.

Từ nhỏ tôi đã thích loài chim biển, chính vì vậy hầu hết những văn thơ “con cóc” của tôi được lấy bút hiệu là Hải Âu, và cho đến khi qua Mỹ, thì ngoài cái tên Email ngokyusa2@yahoo.com thì tôi cũng có thêm cái Email ngoviethaiau@yahoo.com   và nickname trên các diễn đàn Paltalk tôi cũng lấy là Ngô Việt Hải Âu. Quả là một trùng hợp ngẫu nhiên khi phát giác ra là mình thích tuồng Tâm Sự Loài Chim Biển từ lúc nào không biết. Phải chăng trong tôi đã ái mộ nghệ sĩ Minh Phụng và ngưỡng mộ khí tiết bất cần đời của lãng tử Áo Vũ Cơ Hàn?

Nói về Áo Vũ Cơ Hàn mà không nói sơ về Ba tôi thì quả là việc thiếu sót. Như đã nói, Ba tôi luôn sẵn sàng “lợi dụng” cái anh chàng Áo Vũ Cơ Hàn này để “xài xể” tôi, tuy nhiên nói cho cùng thì ông ta cũng có cái lý của ông, tôi đâu có oan ức gì mà phản đối. Ba tôi so sánh tôi với nhân vật Áo Vũ Cơ Hàn như vậy là ổng đã nâng cấp tôi lên một bực rồi đấy, vì Áo Vũ Cơ Hàn khá hơn tôi nhiều, còn có rượu để uống, còn có vua mời vào cung điện để ở, chứ còn tôi thì trên trang Thư Độc Giả của báo Người Việt thì không thiếu những câu: “Ngô Kỷ biểu tình để xin bố thí miếng bánh mì, đồ du thủ du thực, mất dạy, du côn, chí phèo, homeless, chống cộng quá khích, cực đoan, chống cộng tới chiều, làm chuyện tào lao, bao đồng, dị hợm,” vân vân và vân vân.

Làm Cha Mẹ ai lại không xót xa và tủi thân khi thấy con cái mình bị “nguyền rủa” như vậy, tôi thấy ân hận và có lỗi với Ba tôi quá. Nhưng “Cha Mẹ sinh con, Trời sinh tính”, tôi sống theo cái nhân sinh quan và lý tưởng của tôi. Chính vì vậy những chuyện “ngoài đường” ít khi nào tôi kể cho Ba nghe, hay những trang báo nhục mạ tôi thường được tôi “tự ý đục bỏ” trước khi đưa cho Ba đọc. Tôi không muốn Ba tôi buồn, tôi không muốn Ba tôi chịu nhục lây một cách vô tội vạ.

Con nào mà không thương Cha Mẹ, Khổng Tử có khuyên: “Kẻ nào tôn kính mẹ cha, sẽ thấy niềm vui trong con cái mình”, và “Tuổi của cha mẹ không nên không biết: một là để mừng (cha mẹ sống lâu), một là để lo (vì cha mẹ già yếu)”. Chính vì vậy mà tôi muốn Ba tôi sống bình thản vô tư để ông có thể sống thêm vài ba năm nữa với con với cháu.

Thời trung học, tôi có đọc Nhị Thập Tứ Hiếu, có người con lấy làm buồn khi những ngọn roi cha quất vào lưng mình không còn mạnh và không cảm thấy đau vì thể hiện sức cha đã già yếu lắm rồi. Do đó tôi sẽ lấy làm lo âu và sẽ cảm thấy thiếu thốn và hồi hộp nếu tôi không còn nghe tiếng la mắng của Ba “cuộc đời mày cũng chẳng khác chi cái anh chàng Áo Vũ Cơ Hàn này cả”.

Tài liệu viết rằng cải lương hiền hòa, chất phác, thủy chung, điệu nghệ, khí khái, và tôi tin là nghệ sĩ cải lương Minh Phụng có đủ yếu tố như vậy. Nghệ sĩ Minh Phụng ra đi để bao thương tiếc, ngậm ngùi cho gia đình, cho khán thính giả mộ điệu bốn phương. Còn riêng tôi, tôi bắt đền anh vì tôi chỉ lo rằng anh chết đi rồi, Ba tôi không còn xem tuồng “Tâm Sự Loài Chim Biển” nữa, và tôi hết còn được nghe Ba mắng “cuộc đời mày cũng chẳng khác chi cái anh chàng Áo Vũ Cơ Hàn này cả”. Vĩnh biệt anh!”

Bài viết trên chưa được hai năm thế mà những điều tôi lo sợ, hay nói đúng hơn là những điều tôi không muốn đến thì nó đang từ từ trở thành hiện thực. Nghĩa là sức khỏe bây giờ không cho phép Ba tỉnh táo xem tuồng Tâm Sự Loài Chim Biển nữa, và tôi không còn nghe được tiếng Ba mắng “cuộc đời mày cũng chẳng khác chi anh chàng Áo Vũ Cơ Hàn này cả.” Bây giờ Ba đọc trước quên sau nên tôi không còn phải “kiểm duyệt” báo trước khi đưa cho Ba đọc vì Ba không còn đủ minh mẫn để phải xót xa vì những lời lẽ nhục mạ, phỉ báng con mình trên báo, và tôi bắt đầu phập phồng lo sợ…

Tôi thích bài thơ đơn sơ nhưng gói gắm lắm “Tình Cha Nghĩa Mẹ” được “thanhthuy” post trên mạng như sau:

Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha
Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ
Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha
Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn
Mang cả tấm thân gầy cha che chở đời con
Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc
Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không

Đọc lại bài thơ trên làm tôi nhớ đến mẹ. Năm 1979, tôi rời nước Mỹ để đi làm overseas tại Thụy Sĩ không phải vì ham món tiền lương hậu hỹ, mà mục đích là sẵn tiện qua đó làm việc, tôi sẽ tìm cơ hội bảo lãnh Ba Má, Anh Chị Em còn lại Việt Nam được ra ngoại quốc, vì vào thời điểm đó còn sớm quá, giữa Hoa Kỳ và Việt Nam chưa có một liên hệ ngoại giao nào cả, mà Thụy Sĩ là một quốc gia trung lập, có Liên Hiệp Quốc, có Hồng Thập Tự và có nhiều quan hệ với Việt Nam.
 Ngô Kỷ từ Mỹ được mời qua làm việc overseas tại Thụy Sĩ từ 1979-1983
4448.jpg  

Tôi muốn đưa Má ra ngoại quốc để lo chạy chữa bịnh tình cho Má. Nhưng bất hạnh thay, một tiếng sét đánh ngang tai, tôi nhận tin Má chết từ một người bạn du học ở Ý về Việt Nam thăm nhà gọi phone qua báo tin. Trời đất quay cuồng, không gian như tối sầm lại. Tôi như người mất trí, bao nhiêu kỷ niệm mẹ con ôm ấp trong ký ức bỗng có dịp tuôn trào ra. Tôi khóc không nhiều bằng cụ đồ Nguyễn Đình Chiểu khóc mẹ đến mù mắt, tôi chỉ biết là tôi đã khóc thật nhiều và thật nhiều khi hay tin mất mẹ.

 Ngô Kỷ làm lễ Giỗ Má "Maria NguyễnThị Ngọc Hà" qua đời tại Việt Nam năm 1980

 vcx21.jpg

Là người sống thực tế, tôi chẳng bao giờ ngạc nhiên và bận tâm về bất cứ cái gì xãy ra trên cõi đời ô trọc này, thế mà có một điều tôi không bao giờ chuẩn bị đón nhận, đó là việc tôi mất mẹ. Chính giờ phút đau khổ lớn lao này, tôi mới thấy tâm trạng chính tôi trong bài thơ Mất Mẹ của Xuân Tâm - Bảo Uyên:

“Năm xưa tôi còn bé
Mẹ tôi đã qua đời
Lần đầu tiên tôi hiểu
Thân phận trẻ mồ côi
Quanh tôi ai cũng khóc
Im lặng tôi sầu thôi
Để dòng nước mắt chảy
Là bớt khổ đi rồi
Lúc bé tôi không tin
Người thân yêu tôi mất
Hôm ấy tôi sững sờ
Và nghi ngờ trời đất
Từ nay tôi hết thấy
Trên trán Mẹ hôn con
Những khi tôi phải đòn
Đau lòng Mẹ khóc trước
Kìa nhà ai bên cạnh
Mẹ con vỗ về nhau
Tìm Mẹ, tôi không thấy!
Lúc buồn, biết trốn đâu?
Hoàng hôn phủ trên mộ
Chuông chùa nhẹ rơi rơi
Tôi biết tôi mất Mẹ
Mất cả một bầu trời.
Ôi trời cao xanh thẳm
Có nghe rõ lời tôi
Từ trần gian cát bụi
Tôi đã mất mẹ rồi!

Tôi hụt hẫng khi nghe tin Má chết, và ngay cả trong lúc viết những giòng chữ này, tôi ngậm ngùi nối tiếc những năm tháng sống gần Má mà tôi đã không biết trân quý, để đến bây giờ, trong cuộc hành trình đầy cô đơn, trống vắng này tôi thấy nhớ Má vô cùng. Một danh ngôn mà tôi cho là bất tử: “Thế giới có rất nhiều kỳ quan nhưng kỳ quan tuyệt vời vĩ đại nhất vẫn là trái tim của mẹ.”

Sau năm 1975, theo vận nước nổi trôi, gia đình tôi bị Cộng Sản đánh tư bản.. Tài sản nhà cửa bị tịch thu, Ba tôi bị bắt đi “cải tạo” tại trại trù Tiên Lãnh, Quảng Nam, Má tôi với cái thân xác gầy gò bịnh hoạn bị bắt đi làm thủy lợi “lao động vinh quang”. Sức tàn lực kiệt, Má được gia đình đưa đến bịnh viện khẩn cấp. Trong giờ thập tử nhất sinh, thế mà bệnh viện bắt gia đình tôi phải chồng đủ tiền y phí trước mới chữa trị, và Má tôi qua đời trong uất nghẹn.

Nguồn hy vọng đưa Má ra nước ngoài chữa bịnh bị sụp đổ, tôi thất vọng tràn trề. Tôi không còn thiết tha gì nữa, tôi quyết định trở lại Mỹ. Trả lời ký giả Eric Bailey số báo Los Angeles Times ngày 20 tháng 8 năm 1992 nhân ngày Đại Hội Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc, trong bài “Proud Immigrant Stands Out Stand Up for Free Vietnam” (Người Di Dân Hãnh Diện Đứng Lên Tranh Đấu Tự Do Cho Việt Nam), tôi nói: “Tôi mất mẹ và tôi mất cả quê hương, nghĩa là tôi đã mất tất cả. Tôi nghĩ rằng tôi phải làm một cái gì khác hơn, điều đó là mong muốn được phục vụ đồng bào tôi.” (I lost my mother and my country – It’s everything… I thought I had to do something different. Something to help my people.)

aaa70.jpg picture by ngoky2009

4451.jpg

Và trong bản tin “Protests Divide SoCal’s Little Saigon” của hãng thông tấn Associated Press (AP) đánh đi toàn thế giới, viết về cuộc biểu tình tự phát chống báo Người Việt nhục mạ lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, ngày 8 tháng 4 năm 2008, ký giả Gillian Flaccus đã trích dẫn lời phát biểu của tôi: “Những cái giá trị nhất trong đời tôi là Mẹ tôi và lá cờ nước tôi. Tôi đã mất hết. Còn sót lại gì trong cuộc đời của tôi? Tôi không còn gì cả.” (The most valuable things in my life – my mother and my flag – I lost it… What else do I have left in my life? I have nothing.)

Hãng thông tấn Associated Press (AP) là hãng tin lớn hàng đầu
thế giới, cung cấp tin tức cho 1,700 tờ báo, và cho hơn 5,000 đài
truyền hình và đài phát thanh. Có hơn 10 triệu tấm hình. AP có 243
văn phòng lấy tin tại 120 quốc gia trên thế giới. Các bản tin về Ngô Kỷ
biểu tình đều được loan tải trên toàn Hoa Kỳ và thế giới.
Protests Divide SoCal's Little Saigon
 nc5_zpseacacffa.jpg
 nc1_zps0611e418.jpg
Protest organizer Ky Ngo stands in front of a row of American and South Vietnamese flags, during a protest outside Vietnamese-language newspaper Nguoi Viet Daily Wednesday, April 2, 2008, in Westminster, Calif. Hundreds of noisy protesters have picketed outside the Vietnamese-language newspaper for more than two months, ever since it published a picture of a bright yellow foot-washing basin lined with the South Vietnamese flag's three red stripes. (AP Photo/Nick Ut)

Có một số người không biết lý do nên họ ngạc nhiên, và từ ngạc nhiên họ lên án, dè bỉu công cuộc đấu tranh chống cộng, chống Việt gian của tôi. Nếu họ nhớ lịch sử nước nhà, nếu họ nhớ sự kiện giặc Tàu giết ông Nguyễn Phi Khanh cha của Nguyễn Trãi, giết ông Thi Sách chồng bà Trưng Trắc thì họ sẽ hiểu tâm trạng và thái độ đối kháng của tôi trước cảnh cả một dân tộc bị áp bức và Má tôi bị chết bởi chính sách ngu muội và tàn nhẩn của bọn cộng sản vô thần.

Tôi không nhớ hết những lời Má tôi dặn dò, nhưng tôi chắc chắn hầu hết bà mẹ đều muốn con mình trở thành người có chí khí, lý tưởng và liêm sĩ. Và bài thơ “Lời Mẹ Dặn” của Phùng Quán chính là kim chỉ nam, là ngọn hải đăng, là hành trang cho những bước tôi đi. Bài thơ như sau:

Tôi mồ côi cha năm hai tuổi
Mẹ tôi thương con không lấy chồng
Trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải
Nuôi tôi đến ngày lớn khôn.
Hai mươi năm qua tôi vẫn nhớ
Ngày ấy tôi mới lên năm
Có lần tôi nói dối mẹ
Hôm sau tưởng phải ăn đòn.
Nhưng không, mẹ tôi chỉ buồn
Ôm tôi hôn lên mái tóc
- Con ơi
trước khi nhắm mắt
Cha con dặn con suốt đời
Phải làm một người chân thật.
- Mẹ ơi, chân thật là gì?
Mẹ tôi hôn lên đôi mắt
Con ơi một người chân thật
Thấy vui muốn cười cứ cười
Thấy buồn muốn khóc là khóc.
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét.
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêụ
Từ đấy người lớn hỏi tôi:
- Bé ơi, Bé yêu ai nhất?
Nhớ lời mẹ tôi trả lời:
- Bé yêu những người chân thật.
Người lớn nhìn tôi không tin
Cho tôi là con vẹt nhỏ
Nhưng không ! những lời dặn đó
In vào trí óc của tôi
Như trang giấy trắng tuyệt vờị
In lên vết son đỏ chóị
Năm nay tôi hai mươi lăm tuổi
Đứa bé mồ côi thành nhà văn
Nhưng lời mẹ dặn thuở lên năm
Vẫn nguyên vẹn màu son chói đỏ.
Người làm xiếc đi giây rất khó
Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn
Đi trọn đời trên con đường chân thật.
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêụ
Tôi muốn làm nhà văn chân thật
chân thật trọn đời
Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi
Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã
Bút giấy tôi ai cướp giật đi
Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá.

Rất tiếc tôi không phải là thi nhân, văn nghệ sĩ để có thể dùng văn chương, nghệ thuật mà vinh danh hai đấng sinh thành. Tôi xin mượn bài thơ “Cảm Ơn Nghĩa Mẹ, Tình Cha” của Quốc Vương để bày tỏ lòng biết ơn Cha Mẹ từ một đứa con có lắm “tội tình”:

        Cảm ơn nghĩa mẹ, tình cha
Cảm ơn công đức mẹ cha cao dày
Khi xưa bồng bế trong tay
Cha mẹ dìu dắt, thơ ngây vào đời
Bao dung cha nở nụ cười
Cho con ý chí giữa đường thơ ngây
Mẹ hiền dành trọn tình thương
Ngày đêm gian khổ, đoạn trường nuôi con
Ơn cha cao cả núi non
Tấm lòng của mẹ suối nguồn biển khơi
Cho con mái ấm cuộc đời
Cho con mở mắt nhìn đời mai sau
Cho con hiểu biết cuộc đời
Cho con tất cả biển trời bao la
Cảm ơn nghĩa mẹ, tình cha
Cho con công đức mẹ cha sinh thành.
                                                                                     Ngô Kỷ - Father's Day 2010

Mời bấm các Links dưới xem Video nhạc về Cha:
You Tube: Tình Cha. Ca sĩ Ngọc Sơn

Celine Dion : Dance With My Father Again"

Luther Van Dross: "Dance With My Father Again"


 av1_zps2e48f11e.jpg

VIDEO: Tuồng cải lương Tâm Sự Loài Chim Biển (Áo Vũ Cơ Hàn)



 av4_zps703c8b42.jpg

AUDIO: Tuồng cải lường Tâm sự Loài Chim Biển (Áo Vũ Cơ Hàn)  



Những kỷ niệm bên Ba, bây giờ thì con mất Ba rồi, còn nỗi buồn nào hơn hỡi Trời?!

Ba thời trai trẻ

xsw72.jpg

Ngô Kỷ 2 tuổi, đội mũ đứng bên trái, chụp hình với ông bà nội, ba má và anh chị em năm 1954.
Hình phải là cậu bé Ngô Kỷ 58 năm sau, trở thành "khắc tinh" của Việt cộng và Việt gian.

vcx1112.jpg

Ngô Kỷ, Ba và Chị đi Đà Lạt thăm người anh họ đang học tại trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt năm 1970

vcx1111.jpg

Cha con hội ngộ tại Mỹ năm 1991  


















tg1-1.jpg imageby ngokycali
Ba qua đời vào lúc 1 giờ 45 phút chiều thứ Bảy ngày 26 tháng 5 năm 2012,
sau khi đã được lãnh các Phép Bí Tích cuối cùng trước giờ lâm tử tại
bệnh viện Garden Grove Hospital, California.

vcx91.jpg

Trong quyển Hồi Ký của Ba để lại, Ba có viết bài kinh “Tuyên xưng đức tin.”

Một tuần trước khi Ba qua đời, Ba muốn đẩy xe lăn ra parking để Ba chụp hình
với Ngô Kỷ và chiếc xe Vàng Ba Sọc Đỏ kỷ niệm lần cuối cùng.

Bây giờ xe Vàng Ba Sọc Đỏ còn đó,
  

Ngô Kỷ còn đây,
tiễn đưa Ba lần cuối. Ba đã vĩnh viễn ra đi.


 Tháng 5 năm 2013, làm lễ Giáp Năm nhớ Ba


Giỗ Má

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List