QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Thursday, February 12, 2015

Người VN ở Little Sài Gòn California

 

From: NGUYỄN VÂN TÙNG <tonytv1@msn.com>
Date: 2015-02-09 7:08 GMT-06:00
Subject: Người VN ở Little Sài Gòn California (Ti do suu tam)
To:



Thật sự tôi không biết nên khóc hay cười nữa.

 Người VN ở Little Sài Gòn California


Những điều chúng ta nói ra đây không phải "vạch áo cho người xem lưng" mà để cùng nhau cải tiến một lối sống "sạch sẽ & trật tự" hơn như những giống dân khác mà thôi... 

Tôi đang ở chung cư, chỗ này dành cho người lớn tuổi trên 55 mới được phép vào mướn. 

Tôi hay giúp đỡ mọi người, già trẻ lớn bé, liền ông liền bà gì cũng giúp ráo trọi, do đó ai có chuyện gì "không giống ai" cũng gọi tôi. 

Đây là những chuyện có thật 100% tôi đã chứng kiến. Phần đông, người ngoài văn phòng nhờ tôi nói dùm vì ... cần sửa đổi những việc "trái tai gai mắt". 

1/ Có những người VN vào đây ở, họ được hưởng tiền già, tiền hưu, tiền bệnh nhưng hãy còn cái thú kiếm thêm "income". Rất OK, xứ này tự do, ai có sức muốn xả thân kiếm tiền, làm 3 job một ngày không ai cấm miễn đừng phiền đến người khác thôi. 

Có bà ở đây nấu cơm tháng, ai ai cũng biết nấu cơm VN thì có đủ món, thịt cá tôm cua đủ cả. Bà này mang hết những thứ này ra phòng giặt (là nơi họ để máy giặt máy xấy bỏ tiền vào giặt quần áo, trong phòng này có 1 bồn nhỏ & vòi nước để có ai đó cần giặt tay), bà ta dùng cái bồn ấy để rửa rau rửa cá rửa thịt... và nghĩ rằng sẽ tiết kiệm được tiền nước mỗi tháng của bà. Sau khi rửa các thứ ấy, bà để lại trong phòng một mùi tanh thịt cá cộng thêm một bịch rác khổng lồ trong thùng rác nơi phòng giặt. Thùng rác này họ chỉ để bỏ những thứ rác khô và không bị thiu thối như giấy thơm cho quần áo, thùng xà bông giặt... Ông giám đốc gọi tôi và nhờ nói cho bà ta hiểu rằng chỗ này cấm không cho lạm dụng của công và dù bà có dùng nước trong nhà hay ngoài ngõ thì vẫn trả tiền nước như nhau.

Ngoài ra nhà ai cũng có 2 cửa, một là cửa chính ra vào cái hành lang chung, một cửa sau mở ra phía vườn hoa chung. Nếu nấu nướng chiên xào nhiều, cần mở cửa cho bớt hôi nhà thì mở cửa sau, bà ta làm ngược lại, và quý vị có bao giờ ngửi mùi mắm ruốc chưng không? cả building tán loạn vì "mùi gì thối thế? có ai ăn thịt chó chết chăng?..." và mùi này đọng trong hành lang cả tháng mặc dù hàng xóm đã xịt hàng trăm chai thuốc thơm !!! 

2/ Có bà trông còn trẻ măng (63 tuổi), khoe "em đi Bally exercise mỗi ngày, cuối tuần từ thứ sáu đến chủ nhật đi phòng trà nhảy đầm" ... nhưng từ phòng giặt ra đến chỗ đổ rác cách nhau có 3 bước ... mà không làm được. Chị ả mang bao thịt hư cá thối ra bỏ ngay trong thùng rác của phòng giặt, phòng này lúc nào cũng nóng vì máy xấy, sau 1/2 ngày bịch rác của bà này bốc mùi. 

3/ Có bà khoe mình lên truyền hình phổ biến văn hóa VN mỗi tuần, vác 5, 7 thùng nước rỗng ra ngay vòi nước chỗ phòng tập thể dục để lấy nước uống... có người nhờ tôi "khuyên bảo" bà ta, tôi phải dậy sớm từ 5 a.m. làm bộ như đi tập thể dục. Gặp bà tôi tay bắt mặt mừng "... chị ơi, nước uống này và nước ngay trong phòng chị là một thứ !!! Nếu muốn kỹ hơn ra tiệm mua cái lọc nước độ $35 đồng nhờ người gắn cho tha hồ vừa uống vừa tắm! 

... Chị ơi, em biết chị còn sexy lắm mặc dù chị đã ngoài 70, "nhìn chị bao thằng nhỏ dãi" (lời bà ta), nhưng nơi đây là công cộng, có bao đàn ông đủ mọi sắc tộc ở đây, nửa đêm gà gáy chị mặc áo ngủ đi lông bông thế này em sợ có ngày chị sẽ làm phiền cảnh sát Fountain Valley vì: "ông ơi nó hiếp tôi !!!" 

4/ Có ông đã ngoài 70, khoe là ngày xưa cũng từng là tay chân của tướng.  Thế mà chiều chiều chàng "diện" bộ pijama nhàu nát, "c tru" ... đi đổ rác. Nghề sở trường của chàng là hay ve vãn những cụ bà (có bà là gái bán bar hồi Mỹ đóng ở VN 1962, cũng đã ngoài 70). Cụ ông kia thích sờ mó lung tung để mấy cụ bà này khoái, cho tí tình còm và nấu ăn free cho chàng. Có ngày bà già bán bar này nổi cơn ghen "sư tử Hà Đông", làm loạn ầm ĩ nơi đây với những lời lẽ văn chương cả Việt lẫn Mỹ. 

5/ Thêm vài tệ nạn xảy ra hàng ngày mà tôi mệt muốn tắt thở không ngăn cản nổi: ăn cắp báo, ăn cắp thức ăn, ăn cắp thuốc, ăn cắp sữa đường ở phòng ăn, ăn cắp hoa ngoài vườn, ăn cắp thư. Tệ hơn nữa ăn cắp xe đẩy từ chợ về vất đầy hành lang và bãi đậu xe mặc dù có khuyến cáo của cảnh sát họ cũng "phớt tỉnh ăng lê" 

6/ Có chiều tôi đi dạo với chị bạn, bắt gặp một cảnh thật "điên cái đầu": có 2 người mới đi chợ về(?), xe của họ là loại mercedes kiểu mới 2011, cộng thêm theo cách ăn mặc và vòng vàng nữ trang họ đeo, chúng tôi đoán là dân có tiền và có "tí ti đầu óc..". Nhưng hỡi ôi, họ mở cửa xe, trước khi bước xuống họ rải ngay một mớ khăn lau tay, bao nylon có chữ thank you màu đỏ ...để lót đường... Tôi định ra nhắc nhở họ bài học công dân lớp 3 thì chị bạn vội nắm áo tôi lại "Kim ơi tao lạy mày, I can you, I van you..." 

Cũng việc xả rác, người Việt mình hình như "có thú" xả rác nơi công cộng thì phải.  Bất chợt cửa xe bên người lái mở và tiếp theo một bịch rác khổng lồ bay xuống đường, ngay trước đầu xe tôi. Cái bịch rác tung toé đầy đường, nào chè nào cháo nào xôi nào bánh nào cafe sữa đá, trông quá khiếp đảm, không còn hình ảnh nào kinh hãi hơn thế nữa ... tôi bèn nổi máu anh hùng định xuống "tả lớ" cho một trận, cũng bà bạn chicken nắm áo lại, "tao lạy mày trăm lạy ngàn lạy Kim ơi, bốn con nặc nô nó xúm lại thì cả tao lẫn mày tan xác". 

7/ Ngoài ra người Việt mình có tật ra chỗ công cộng ăn nói ầm ĩ như chỗ không người. Nơi tôi ở có thư viện cho người ta đến đọc sách, tức là chỗ cần yên tĩnh. Các cụ VNam cứ đến túm 5 tụm 3 nói chuyện ào ào như mưa rào, không ai chịu nổi. Chưa kể vào phòng computer cũng thế, mạnh ai nấy nói, um sùm cả lên còn cộng thêm cái tật thích xâm lấn vào đời tư người khác.  người Mễ vào phòng nói chuyện um sùm, mình sẽ cảm thấy ra sao? có điên lên mà chết không? và ý tưởng đầu tiên hiện lên trong đầu sẽ là : "LŨ MỌI..." 

8/ Có hôm mùa Đông, sáng sớm độ 6 giờ hơn có người gõ cửa, mở ra thấy bà hàng xóm người Mỹ. Bà ta xin lỗi rối rít vì đánh thức tôi dậy quá sớm vì bà ấy muốn cho tôi chứng kiến tận mắt một bà Việt Nam đang mặc áo ngủ ... đi lục thùng rác. Nhìn qua cửa sổ tôi nhận ra là ai, vì bà VN này luôn luôn hãnh diện và khoe đàn con 9 đứa đều thành công, đều là "SƯ& SĨ...". Bà hàng xóm người Mỹ còn chêm thêm một câu :"tôi nghĩ bà này đi lục đồ ăn thừa vì thấy bà ta cầm mấy hộp màu trắng họ bán food to go .... tụi bay người VN ở đây có cách nào cho bà ta thức ăn để ăn không ???". Tôi á khẩu ...!!! 

Tôi biết bà ta không thiếu thức ăn, không đói khát đến độ như thế, lương già của bà ít nhất cũng $850 mỗi tháng, tiền nhà housing trả gần hết, được ở đây sạch sẽ ngon lành chỉ phải tốn có $150, còn lại $700 vừa tiền ăn, tiền tiêu, kể cả đủ tiền đi sòng bài kéo máy mỗi tháng một lần. Cộng thêm 9 đứa con thành danh !!! tại sao lại lục thùng rác lượm thức ăn cũ ??? có ai nghĩ ra được không ??? bà ta lại là hạng người rất thích "xắn váy lên chửi tồ tồ ... ", đụng vào bà là chỉ có chết đến trọng thương mà thôi ! Do đó tôi xin đầu hàng cả 2 tay lẫn 2 chân. 

9/ Nhân tiện đây tôi:  Chỗ tôi ở có đủ mọi giống người: từ Mỹ trắng, Mỹ đen, Tầu, Đại Hàn đến Trung Đông v.v... và nhiều nhất là Việt Nam, chiếm khoảng 70% dân số nơi chung cư này. Có những người ở đây có đôi có cặp, nghĩa là vợ chồng, cũng có nhiều người sống độc thân. Trong số những cặp vợ chồng tôi quen biết người ngoại quốc, vợ chồng họ đều sống chung cùng trong một căn hộ (apartment), mỗi căn hộ có phòng khách, nhà bếp, nhà tắm và phòng ngủ, đôi khi có hai phòng ngủ hai phòng tắm. Chỉ riêng người VN của chúng ta, tôi thấy có 4 cặp vợ chồng (đấy là sơ khởi thôi, còn thêm bao nhiêu cặp nữa tôi chưa biết), mỗi người sống một căn hộ riêng !!! Nhưng nếu họ ở riêng và trả tiền thuê nhà như những người khác ($1350 mỗi tháng) thì không thành vấn đề. Vấn đề là họ đã lạm dụng chính phủ, xin cả 2 căn hộ tiền nhà (housing). Chúng ta thử làm một bài toán nho nhỏ xem sao nhé: 

- căn hộ #1 họ chỉ cần trả $150 tiền thuê mỗi tháng 
- căn hộ # 2 họ cũng chỉ trả $150 

Hai vợ chồng có hai căn hộ, tổng cộng tiền nhà tốn có $300 mỗi tháng. Họ ở một căn, còn căn thứ hai cho thuê lại tiền mặt $1000, như vậy hàng tháng họ thu về $700 không cần đóng thuế. Có ai thắc mắc nhà nước kiểm soát, xin thưa: người ở thuê sẽ nhận là người care giver của họ vì ngoài tiền nhà, tiền thuốc và tiền bác sĩ free (medical) họ còn có care giver (người làm đến chăm sóc vì vấn đề sức khoẻ) ... đến để ... rửa xe cho họ !!! họ được hưởng free care giver từ 20 đến 60 giờ mỗi tuần. 

Quý vị ơi, từ khi dân tình VN sang tị nạn tại thủ đô Little Saigon này, tôi thấy xảy ra bao vụ "ăn cướp tiền chính phủ bất hợp pháp, từ các ông Đốc tờ ăn gian lận tiền medical, đến các ông làm đụng xe giả rồi....


Cái vô liêm sỉ nhất là tôi biết có hai cặp vợ chồng: 

a/ một cặp ông chồng là cựu bác sĩ, sang Mỹ từ năm 1975, đã hành nghề tại bệnh viện và cũng có phòng mạch riêng. Họ cũng có 4 đứa con, đều là "SƯ và SĨ" cả, thế mà khi họ về hưu, họ vào khu tôi ở và được hưởng chế độ housing cho hai căn hộ như tôi nêu trên, tài tình thật !!!!!! 

b/ một cặp khác có con trai là bác sĩ thẩm mỹ nổi tiếng ở vùng này, con dâu cũng là bà đốc tờ, thế mà họ cũng dùng hai căn hộ housing như trên, quá tài tình ... bái phục bái phục vừa về nhân phẩm lẫn liêm sỉ của họ!!! 

10/ Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng (last but not least), có những người tính rất ích kỷ đến độ ... hèn hạ ...thiếu nhân cách con người. 

Số là chỗ tôi ở có hồ bơi, lâu lâu tự nhiên thấy xuất hiện những "quái nhân" từ ngoài vào xuống hồ bì bõm. Cách đây mấy tháng thấy xuất hiện một ông VN, tuổi đoán ngoài 70, ông ta đến hồ bơi 2,3 lần mỗi tuần.  Đến hồ bơi ông tự động thoát y từ từ trước mặt đàn bà con gái.  Có cái quần này mỏng đến độ có thể thấy hết "mọi sự",    "cái ấy" của ông ta size to bé thế nào ai ai đều thấy được hết. Đã thế ông ta nhảy ùm xuống hồ nước nóng (Jacuzzi), việc đầu tiên ông ta thọc ngay hai tay vào quần ... kỳ cọ !!! rồi chạy lên kỳ cọ hai cái nách rổn rảng.  Tôi khuyên 
"bác ơi, xin bác hãy vào phòng WC thay quần áo... xin bác mặc quần tắm và không nên mặc xà lỏn này tắm trước mặt đàn bà con gái công chúng ... kỳ lắm...". 

Vừa thấy ông VN biến thì lại xuất hiện một ông Tàu từ ngoài vào tắm lậu, cũng dơ dáy và thoát y trước mặt đàn bà như chỗ không người. Các bà ở đây lại giao cho tôi việc khuyến cáo tên này. Thấy nó to con tôi cũng hơi sợ nhưng chướng mắt quá bèn can đảm nói nó vào phòng vệ sinh... thay quần. Nó cũng giả điếc còn làm tới hơn, càng phô trương lộ liễu hơn... 


Phải nhờ ông VN vì dù sao tôi không muốn nó biết tôi là thủ phạm "càm ràm" nó, nhỡ nó trả thù tôi thì sao? Không hiểu chàng VN nói năng ra sao, ngôn ngữ bất đồng chăng? ngày sau nó vẫn như thế, tôi gọi ông VN nhờ lên văn phòng report dùm. Thay vì lẳng lặng ra văn phòng report, ông này vô ý vô tứ và điên vô cùng, ông ra ngay hồ bơi trước mặt tên Tàu đấy, rống lên hỏi tôi "có nên report thằng Tàu bây giờ không". Đúng là không có cái ngu nào bằng cái ngu này, "lạy ông con ở bụi này". Kết quả hai ngày sau thằng Tàu lại xuống tắm, trước sự chứng kiến 5 bà VN khác nó đá cho tôi một cú thật đẹp và hào hùng gần gãy ba cái xương sườn và bầm tím ngực!!! nếu có ngực giả thì bong bóng trong ngực chắc cũng bể mất rồi ! Tôi đau điếng và thật sự chửi thầm ông VN, người đâu vô tích sự, mang tiếng có học, nghe đâu ngày xưa ở VN cũng là dược sĩ mà sao đần độn quá sức ... đến bây giờ tôi vẫn còn sợ ra đường thằng Tàu rình đánh tôi trả thù... vì sự vô trách nhiệm của ông VN hàng xóm... Thiệt tình hết thuốc chữa!!! 

Tôi ước mong chúng ta hãy cố gắng sửa đổi để cộng đồng người Việt chúng ta "sạch sẽ" hơn và học được "sự tự trọng" như dân tộc khác? 

Họ làm được tại sao mình không làm được nhỉ? 



Thiên Kim





__._,_.___

Posted by: =?UTF-8?B?TkdVWeG7hE4gVsOCTiBUw5lORw

Đám tang của Cha Bửu Đồng (bị Cộng sản VN chôn sống) Tết Mậu Thân, 1968!

 

 


phanuu5-D.jpg picture by cungttran2003

Đám tang của Cha Bửu Đồng (bị Cộng sản VN chôn sống) Tết Mậu Thân, 1968!



Theo Miền Nam Việt Nam (facebook)
LINH MỤC GIOAN BAOTIXITA BỬU ĐỒNG (1912-1968)



            Tiểu sử Linh mục Gioan Baotixita Bửu Đồng


Linh mục Gioan Baotixita Bửu Đồng, sinh ngày 29-8-1912 tại Huế lúc 2 giờ ngày thứ năm, tức là ngày 17-7 năm Nhâm Tý. Thuở thiếu thời, cậu Bửu Đồng theo học trường Pellerin do các Sư Huynh Dòng La San hướng dẫn. Sau đó cậu vào Tiểu Chủng Viện An Ninh, Cửa Tùng, Quảng Trị ngày 01/09/1927 và Đại Chủng Viện Phú Xuân, Kim Long, Huế, ngày 02/09/1935. Thầy Bửu Đồng lãnh phép Cắt Tóc (04/06/1937), bốn chức nhỏ (18/10/1938 và 16/03/1940). Thầy chịu chức Năm (05/06/1940), chức Sáu (12/06/1940) và thụ phong Linh Mục (07/06/1941) do Đức Cha Lemasle (Lễ) truyền chức.
Xin Chúa báo ứng
Vào dịp lễ phong chức linh mục của cha Bửu Đồng năm 1941, tại nhà thờ Chánh Tòa Phủ Cam, một biểu ngữ treo trước nhà cụ Ưng Trạo với hàng chữ La-tinh: “Vindicat sanguinem”, có nghĩa là “Xin Chúa báo ứng”. Đó là biểu hiệu của cha Bửu Đồng và đích thân cha đã dịch bằng thơ là “Rưới đổ mưa dào kêu báo ứng”. Cha Bửu Đồng là hậu duệ của vua Minh Mạng – vị vua bách hại giáo hữu dữ dội. Toàn bài thơ cha Bửu Đồng trước tác như sau:
Cách đà trăm năm hóa cành nầy,
Nho nhà, nho rủ chiết thành cây:
Tủi Ông Sơ Nội nghiêm trừ đạo,
Mừng phước Ngoại Sơ hưởng cõi mây.
Rưới đổ mưa dào kêu báo ứng (vindicat sanguinem),
Tạc con bởi đá hóa sum vầy (ngài bị chôn sống về sau).
Đời đời chúc tụng lòng nhân Chúa,
Con hiến thân nầy tế lễ thay.
J.B. Bửu Đồng LM. (1941)

Câu thơ thứ 5 trên đây được ứng nghiệm vào cuối đời linh mục Bửu Đồng vì “rưới đổ mưa dào” là cha đã chết vì đạo, và “kêu báo ứng” tức là để cùng báo đền ơn Chúa đã cho ông Sơ Ngoại là Thánh Phaolồ Tống Viết Bường, một vị võ quan tại triều vua Minh Mạng, được phúc tử đạo. Như vậy, vua Minh Mạng là ông Sơ Nội của các cha Bửu Đồng và Bửu Hiệp, còn Thánh Phaolồ Tống Viết Bường là ông Sơ Ngoại.
Nói tóm lại, về bên Nội: vua Minh-Mạng, tức hoàng đế, sinh Đức Ông Trấn Biên Quận Công. Đức ông sinh Mệ Hường Thuyền. Mệ Hường Thuyền sinh cụ Ưng Trạo là thân sinh của hai linh mục Bửu Đồng và Bửu Hiệp.

Đức Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục chụp hình với gia đình Ôn Mệ Ưng Trạo trước Nhà Thờ Phủ Cam, Huế. Cha Gioan Baotixita Bửu Ðồng đứng hàng đầu, thứ hai từ phải sang trái, gần bên thân phụ là Ôn Ưng Trạo (cháu của Vua Minh Mạng)
Đức Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục chụp hình với gia đình Ôn Mệ Ưng Trạo trước Nhà Thờ Phủ Cam, Huế. Cha Gioan Baotixita Bửu Ðồng đứng hàng đầu, thứ hai từ phải sang trái, gần bên thân phụ là Ôn Ưng Trạo (cháu của Vua Minh Mạng)

Về bên ngoại: Thánh Phaolô Tống Viết Bường sinh bà Tống thị Đạm. Bà Đạm kết hôn với cụ Hồ Văn Bảo sinh cụ Hồ Văn Tháp. Cụ Tháp sinh cụ bà Hồ Thị Nguyệt, kết hôn với cụ Ưng Trạo.

Đời sống mục vụ
Khởi đầu, linh mục Bửu Đồng làm cha phó tại giáo xứ Kim Long từ ngày 26/06/1941, rồi chánh xứ Thần Phù (Thừa Thiên) từ 02/07/1943 và Gia hội (Huế) từ 18/02/1946. Gia Hội là một họ đạo đối diện với Thành Nội Huế, nằm bên bờ sông Gia Hội. Vào năm sau, cha đã rửa tội cho một người tên là Dương Cung Kính, bị Việt-Minh đem xử bắn tại sân vận động Huế. Chính cha đã đến giúp người tử tội nầy trong phút cuối cùng. Và ông Dương Cung Kính đã để lại một bức thư cảm tạ Chúa với lời lẽ rất cảm động.
LINH MỤC BỬU HIỆP (Linh Mục Chủ Tế đứng bên tay phải) anh em ruột với linh mục Bửu Đồng

LINH MỤC BỬU HIỆP (Linh Mục Chủ Tế đứng bên tay phải) anh em ruột với linh mục Bửu Đồng.

Tiếp theo, cha làm giáo sư Dòng Thánh Tâm (Huế) từ 17/10/1947, sau đó làm chánh xứ Thủy Ba và Cổ Hiên (Quảng Bình). Năm 1949-1952, chánh xứ Phan Xá (Quảng Trị).
Sau ngày 20/07/1954, chia đôi đất nước, linh mục Bửu Đồng theo họ đạo di cư vào La Vang và lập ra giáo xứ La Vang Thượng (Quảng Trị) từ 1954-1958. Từ 1958-1963, ngài giúp giáo xứ Phú Cam (Huế). Từ 1963-1968, ngài coi sóc giáo xứ Sư Lỗ kiêm An Truyền (quận Phú Vang, Thừa Thiên).
Bài giảng đêm Giáng Sinh 1967 tại các Giáo Xứ Sư Lỗ và An Truyền của Linh Mục Bửu Đồng
Bài giảng đêm Giáng Sinh 1967 tại các Giáo Xứ Sư Lỗ và An Truyền của Linh Mục Bửu Đồng.

Vào dịp Tết Mậu Thân 1968, ngài bị bắt ngày 08/02/1968, bị đưa đi mất tích và bị chôn sống. Người ta tìm được xác ngài ngày 08/11/1969, chôn chung với linh mục Micae Hoàng Ngọc Bang và hai sư huynh Dòng La San tại Lương Viện Phú Thứ (Thừa Thiên). Ngài thọ 57 tuổi, trong đó 28 năm làm linh mục.
Thánh Lễ cầu nguyện cho Linh Mục JB Bửu Đồng, Linh Mục Micae Hoàng Ngọc Bang và hai sư huynh Dòng La San do Đức Tổng Giám Mục Philipphê Nguyễn Kim Điền và 12 linh mục trong giáo phận đồng tế tại nhà thờ Chánh Tòa Phú Cam, nơi sinh quán của ngài, ngày 12/11/1969 và an táng ngày 13/11/1969 cạnh mộ Đức Cha Allys (Lý).
Bài Văn Tế của Linh Mục Raphael Bửu Hiệp
Bài Văn Tế của Linh Mục Raphael Bửu Hiệp
Năm 1985, nhà cầm quyền CS ra lệnh dời nghĩa địa để lấy đất nên ngài được cải táng lần nữa và chôn tại núi Thiên Thai (Huế), chung với các linh mục quá cố.
Trong dịp Tết Mậu Thân 1968, có hai linh mục ngoại quốc và ba linh mục Việt Nam cùng hai sư huynh Dòng La San, một số tu sĩ và giáo dân đã bị chôn sống. Hai linh mục ngoại quốc thuộc Dòng Biển Đức là cha Urbain và cha Guy. Ba linh mục việt Nam là cha JB Bửu Đồng (Huế), cha Micae Hoàng Ngọc Bang (Huế) và cha Giuse Lê Văn Hộ (Quảng Trị).
Theo Miền Nam Việt Nam (facebook)


__._,_.___


Posted by: <vneagle_1

VÀI HÌNH ẢNH VỀ MỘT ANH HÙNG QLVNCH TƯỚNG NGUYỄN NGỌC LOAN.



From: NGUYỄN VÂN TÙNG <
Date: 2015-02-09 7:06 GMT-06:00
Subject: VÀI HÌNH ẢNH VỀ MỘT ANH HÙNG QLVNCH TƯỚNG NGUYỄN NGỌC LOAN.
To:



VÀI HÌNH ẢNH VỀ MỘT ANH HÙNG QLVNCH TƯỚNG NGUYỄN NGỌC LOAN.

Nguyễn Quang Duy

Ngày 29-9-1967, Thượng Tọa Thích Trí Quang với ba nhà sư tổ chức một cuộc biểu tình trước Dinh Độc Lập, vì mưa to nên đích thân Tướng Nguyễn Ngọc Loan đã cầm dù ra mời và đón Thượng Tọa và phái đoàn vào tránh mưa trong Dinh Độc Lập.

alt

altalt
Tướng Nguyễn Ngọc Loan cũng là người trong tấm hình cầm súng ru lô bắn vào đầu tên khủng bố Việt cộng Bảy Lốp vào sáng ngày mồng hai Tết Mậu Thân 1968, tức ngày 31-1-1968.

alt
Theo một số nguồn tin thì vào lúc 4g30 sáng hôm đó, Bảy Lốp chỉ huy một đơn vị đặc công Việt cộng tấn công trại Phù Đổng của binh chủng Thiết Giáp ở Gò Vấp. Sau khi kiểm soát được trại lính, Bảy Lốp bắt giữ gia đình Trung Tá Nguyễn Tuấn và bắt Trung Tá phải chỉ dẫn cách sử dụng các xe tăng còn để lại trong trại. Trung Tá Tuấn từ chối, thế là Bảy Lốp giết chết toàn thể gia đình Trung Tá, gồm cả một bà mẹ già 80 tuổi. Chỉ có một bé trai 10 tuổi tuy bị thương nặng nhưng được cứu sống.

Trong chiến cuộc Tướng Loan luôn là người trên tuyến đầu điều động binh sĩ ông cũng đã bị thương nặng trong 1 trận đánh vào dịp Tết Mậu Thân.

alt
Ngày 14 tháng 7 năm 1998 Nguyễn Ngọc Loan qua đời vì bệnh ung thư tại Burke, Virginia, ngoại ô của Washington D.C. Sau khi tướng Loan chết, nhà báo Eddie Adams đã gửi lời viếng và bày tỏ sự ân hận vì những tác động của bức ảnh lên cuộc sống của tướng Loan sau này:

"Người này là một anh hùng. Ông ấy chiến đấu cho cuộc chiến của chúng ta, không phải cuộc chiến của họ. Vậy mà mọi điều nhục nhã lại đổ trên đầu con người này Nước Mỹ đáng lẽ phải tiếc thương ông ta. Tôi rất tiếc là đã để cho ông ta ra đi như thế này, trong khi người ta không hề biết một chút gì về ông ta cả."

"Bức ảnh này đã thực sự làm đảo lộn cuộc sống của ông ta. Ông không bao giờ đổ lỗi cho tôi. Ông nói với tôi nếu tôi không chụp bức ảnh này, thì người khác cũng sẽ chụp thôi, nhưng tôi đã cảm thấy áy náy trước ông và gia đình ông trong một thời gian dài. Tôi đã giữ liên lạc với ông ta. Lần cuối cùng chúng tôi nói chuyện với nhau là cách đây khoảng sáu tháng, khi bệnh tình của ông đã rất nặng rồi. Khi hay tin ông mất, tôi đã gửi hoa chia buồn và đã viết, "Tôi xin lỗi. Có những giọt nước mắt trong mắt tôi."

Tết sắp đến xin có lời thành kính tri ân những người đã anh dũng chiến đấu để bảo vệ miền Nam khỏi sự xâm lăng khủng bố của cộng sản và cũng cầu nguyện vong linh của hằng triệu nạn nhân cộng sản sớm siêu thóat.

Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
3-2-2015




__._,_.___

Posted by: =?UTF-8?B?TkdVWeG7hE4gVsOCTiBUw5lORw

Câu chuyện về: 10 MẪU BAO LÌ XÌ VỚI LÁ CỜ VNCH







        


LỜI GIỚI THIỆU.- Một tác phẩm rất độc đáo đó là Bao Mừng tuổi hay Bao đựng tiền lì xì cho con trẻ Việt Nam vào ngày Tết Ta (Tết Nguyên Đán). Tác phẩm này do chính tay cô họa. Kiểu vẽ mới lạ này rất “VIỆT” với phong bì hoàn toàn màu “da vàng” (solid yellow) và nền là Ba sọc đỏ(ý chỉ VNCH), mặt sau của mỗi kiểu phong bì có ghi vắn tắt (brief) về Lịch sử Dòng giống Việt qua nhiều đời.

Với tình thế rất nhiêu khê và bất lợi cho Việt Nam hôm nay, thiết nghĩ đây là một sản phẩm mới với hình thức tuy đơn sơ nhưng chuyển tải được tinh thần “Dân Tộc Việt” cho đại chúng người Việt đang tỵ nạn cộng sản khắp năm châu qua 2 cách dùng:

1) Bao lì xì và
2) Trang trí (ornament)treo trên kính chiếu hậu xe hơi hay trên các cành mai vàng tươi thắm trong 3 ngày xuân.

Kính mời quý Độc giả đọc tiếp “Lời tác giả” đăng dưới đây để rõ thêm chi tiết, và xin phổ biến sâu rộng đến mọi ngõ ngách trên trái đất này. SAU CÙNG, KÍNH XIN TOÀN THỂ NGƯỜI VIỆT KHẮP NĂM CHÂU ĐỒNG THANH NHIỆT LIỆT HƯỞNG ỨNG PHONG TRÀO “BAO LÌ XÌ VNCH” bắt đầu vào mùa Tết Nguyên Đán năm nay, năm Ất Mùi – 2015 và tiếp tục mãi cho đến tận thế! Không xài đồ tàu! Period! Chấm hết!

Trân trọng.

--BKT.

ooooooOoooooo

Lời Tác giả:

“From: Thu trang Le
Date:Thu, Jan 15, 2015 at 4:54 PM
Subject:Bao Mừng Tuổi 2015

Kính gởi các cô chú bác,

Nhân dịp tết năm nay 2015, Thu Trang đã thiết kế 6 mẫu bao Mừng Tuổi Tết, Thu Trang xin kính gởi đến các cô chú bác, nhất là các bậc cô chú bác đang gánh trên vai những trách nhiệm nặng nề trong các cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản, nhằm bảo tồn nền cờ vàng và truyền thống văn hóa Việt Nam, một nền văn hóa Việt Nam không cộng sản cho các thế hệ con em trên đất khách, Thu Trang hy vọng có được sự giúp đỡ từ các bậc cô chú bác có thể giúp Thu Trang một tay quảng bá rộng bao Mừng Tuổi Tết này năm 2015 trong các cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản... và quan trọng hơn hết chính là ngay trong giáo xứ, cũng như trong các Chùa Phật Giáo nơi các cô chú bác đang lui tới thờ phượng.

Mục đích:

1) Tại sao chúng ta không xem bao lì xì là một thông điệp mạnh nhất trong dịp Tết?

2) Tại sao chúng ta không nhìn thấy hàng năm vào ngày Tết chúng ta cứ đua nhau mua hàng triệu bao lì xì toàn của tàu cộng với nền đỏ và những hình vẽ trên phong bì như cá chép, nén bạc tàu, ếch ngậm đồng tiền, tiền tàu, với những em bé mặc toàn áo tàu và chữ tàu?

3) Tại sao người Việt hải ngoại vẫn chưa thấy được qua bao lì xì mà chúng ta chuyền tay cho con em chúng ta nó còn có cả một nền văn hóa và lịch sử mà các bậc cô chú bác đi trước đã phải bỏ 40 năm công sức để bảo tồn trên đất khách?

4) Tại sao chúng ta vẫn chưa thấy Lá cờ Vàng có thể chuyền tay cho con em chúng ta trong dịp tết cũng là hình thức nhắc nhở các con em chúng ta là ai? Và tại sao chúng mang nguồn gốc Việt Nam nhưng lại là quốc tịch của nước người?

5) Tại sao chúng ta không dùng hình ảnh Lịch Sử cũng như những chỉ thị của các đời vua Lê, Lý, Nguyễn, Trần và như Hai Bà Trưng để đánh động lòng dân tộc của những người đang sống ở hải ngoại mà vẫn thờ ơ với chính đất nước mình?

Cũng như các cô chú bác đều nhìn thấy các siêu thị ngày nay nhuộm rực một màu đỏ cộng sản trên các phong bì bao lì xì và chúng ta đã dùng chính tiền túi mình mua về rồi chuyền tay nhau cũng như chúng ta đang vô tình hướng dẫn con em chúng ta đồng hóa tết Việt thành tết tàu... ở Mỹ thậm chí một số người Việt thường quen miệng khi nói chuyện với người Mỹ và gọi tết Việt là Chinese New Year... Xin hãy bắt đầu thay đổi từ năm nay! Hãy bắt đầu hướng dẫn lại con em chúng ta. Xin đừng để một chế độ tà quyền cộng sản đã và đang bóp nát nền văn hóa Việt Nam. Nhất là gởi đến những bậc cha mẹ đã từng sẵn sàng bỏ mạng trong rừng sâu hay trên biển cả... để tìm đường tự do. Hàng triệu các bà mẹ đã từng sẵn sàng chôn con trong rừng sâu nước độc, hay làm mồi cho cá trên biển cả... Xin đừng quên tấm lòng và sự hy sinh của họ, xin đừng quên nỗi đau của họ, xin đừng quên câu:

Một là con nuôi má
Hai là má nuôi con
Ba là con nuôi cá ...

Rất cám ơn sự ủng hộ của các cô chú bác, tinh thần và nghị lực của giới trẻ không phải bởi sáng kiến và ý thức riêng của từng cá nhân, mà bởi chính sự hỗ trợ và hưởng ứng của các bậc cô chú bác đi trước, mang lại niềm hãnh diện mình là người Việt Nam. Xin hãy bắt đầu chuyền tay nhau, và hướng dẫn thế hệ tương lai biết được dòng máu Lạc Hồng đang chảy trong cơ thể chúng!

6 mẫu thiết kế dưới đây Thu Trang đã đặt mỗi 2 mẫu trên một tờ giấy khổ 8.5” x 11”. Tất cả có thể tự in và tự xếp dán ở nhà. Nếu [quý vị] muốn [các phong bì] đẹp và rõ nét hơn, quý vị có thể download về máy mình và đem ra các nhà in để in. Hơn thế nữa, các nhà thờ có thể in trong dip tết và hướng dẫn cho các em Thiếu nhi Thánh thể tự cắt, xếp và dán [những bao lì xì này] nhằm khích lệ tinh thần của các em, cũng như Hội các bà mẹ Công Giáo và Hội các bà mẹ Phật Giáo.

Xin chân thành cám ơn sự hưởng ứng của các cô chú bác.
Thu Trang

TB: Thu Trang cũng tìm được một nhà in rất rẻ họ chịu in với giá $300.00USD cho 3,000 bản copy cho 6,000 cái bao mừng tuổi, các cô chú bác có thể liên lạc trực tiếp [với ông]:

Mr. Brett
Spinnprint.com
(800)544-1006
(949)973-0156 - Cell & Text

Tên account hoặc tên của project là Lucky Money Bags under last name Le. Ông ta đã có sẵn 3 files, mỗi file 2 mẫu bao mừng tuổi.

Họa sĩ: Lê Thu Trang

ooooooOoooooo
Dưới đây là hình ảnh của 6 kiểu mẫu mà họa sĩ Thu Trang đã in và xếp

MẪU 1:


alt


MẪU 2:

alt



MẪU 3:
alt




MẪU 4:
alt




MẪU 5:
alt


 

MẪU 6:
alt



 
MẪU 7:
alt


 
MẪU 8:

alt


 
MẪU 9:


alt


 
MẪU 10:
Để cùng đồng hành với quý vị, Tập Thể Người Việt Tỵ Nạn cộng sản tại Pháp, xin giới thiệu cùng quý vị mẫu "Bao Lì Xì Tết Ất Mùi" do anh Nguyễn Văn Đông, một thành viên của TTNVTNCS/Pháp thực hiện. quý vị có thể in ra và thực hiện để xử dụng "lì xì" cho con cháu.

Bao Li Xi TTNV 1.jpg


 
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~








__._,_.___

Posted by: Nhat Lung 

Wednesday, February 11, 2015

"Con Heo" Ngô Thanh Hải bán linh hồn cho Việt cộng



Date: Sun, 8 Feb 2015 14:20:30 +0100
Subject: VIDEO: Ngô Kỷ chống TNS việt gian NGÔ THANH HẢI, VC Nguyễn Thanh Sơn và VC Cù Huy Hà Vũ!!!!
From: tranvanlong


VIDEO: Ngô Kỷ chống TNS việt gian Ngô Thanh Hải, 
VC Nguyễn Thanh Sơn và VC Cù Huy Hà Vũ!



Matthew Trần:

Anh Ngô Kỹ là viên kim cương quý, hiếm tìm thấy trong cộng đồng người Việt tỵ nạn hiện nay.

Nhắn nhũ anh Ngô Kỹ: Đừng bao giờ sờn lòng trước các lời zèm fa, chĩ trích.
Anh Ngô Kỹ: Hãy áp zụng câu cách ngôn Tây Fương: "Chó sũa mặc chó, người lữ hành vẫn tiếp tục bước".

MT


__._,_.___

Posted by: =?UTF-8?






 From: DienDanCongLuan@yahoogroups.com
Sent: Tuesday, 10 February, 2015 10:14 PM
To: DienDanCongLuan@yahoogroups.com
Subject: [DDCL] "Con Heo" ngô Thanh Hải bán linh hồn cho Việt cộng


"Con Heo" Ngô Thanh Hải bán linh hồn cho Việt cộng

Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải


Little Saigon ngày 10 tháng 2 năm 2015

1)

Kính thưa Quý Đồng Hương,

Trong những ngày gần đây, vấn đề Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải đệ trình dự luật "Ngày Hành Trình Đến Tự Do" (Journey To Freedom Day) tại Canada đã khiến cho cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản hải ngoại bàn tán xôn xao, kẻ binh người chống. Trên các Diễn Đàn đã có đăng tải khá nhiều bài viết lên án và phản đối hành động "phản quốc" của Ngô Thanh Hải khi y cố tình xóa bỏ Ngày Quốc Hận 30 Tháng 4, nên tôi không thấy cần thiết đi sâu vào sự kiện đó nữa, mà bài viết này tôi chỉ muốn nêu ra một số tài liệu để chứng minh Ngô Thanh Hải là một tên "xò lá," lưu manh, điếm đàng, lọc lừa, gian xảo. Hy vọng với các tài liêu dẫn chứng dưới đây có thể góp phần làm sáng tỏ sự việc. 

Như từng trình bày, hầu hết bài viết của tôi đều có tính cách tài liệu chứ không phải là một bản tin tức, và càng không phải là một bài nhận định, quan điểm, bình luận chứa đầy thiên kiến và chủ quan. Tôi chủ trương "nói có sách mách có chứng" cho nên mỗi khi tôi đặt vấn đề gì hay đề cập đến nhân vật, tổ chức, tập đoàn nào, tôi luôn trưng dẫn bằng chứng để bảo vệ ý kiến của mình, chính vì vậy mà bài viết thường dài. Tôi phân tích vấn đề dựa theo các chứng cớ rõ ràng, trung thực và khoa học chứ không "suy diễn" bằng cảm tính hay "chụp mũ" vu vơ, bậy bạ. Tôi viết bài trong tinh thần tự nguyện và không hề có một tham vọng hay mưu đồ gì cả, do đó tôi chẳng mấy quan tâm đến chuyện độc giả có đồng ý hay không, vì trình độ quần chúng khác nhau và mỗi người nhìn vấn đề dưới một lăng kính khác nhau, tùy theo hoàn cảnh, lập trường, chính kiến, nhu cầu v.v.., do đó mới có câu "chín người mười ý" là vậy. Là người đấu tranh độc lập, không kết bè lập đảng, tôi chủ trương "pháp bất vị thân" nên hoạt động của tôi khó mà vừa lòng người nào lâu dài được, vì bản chất của đa số người Việt là "phù thịnh" và sợ "bứt dây động rừng," chính vì vậy tôi không hề trông đợi một ai đồng tình với mình cả, vì tôi e rằng nếu nay được khen thì rồi cũng có ngày bị chê, bây giờ được hoan hô thì mai rồi cũng sẽ bị đả đảo v.v.., do đó quý vị có đọc các bài viết hay nghe tôi nói thì cứ cho là "mua vui cũng được một vài trống canh" thì cũng là quý hóa lắm rồi.

Trước khi đi vào đề tài chính của bài viết này, tôi kính mời quý vị đọc một câu chuyện ngụ ngôn ngắn "Khỉ và két tranh luận về đom đóm có lửa" của Ấn Độ sau đây:

"Mùa Đông, trong cánh rừng già, giá buốt.

Thấy đom đóm phát sáng, tưởng có lửa, khỉ bắt đom đóm để vào giữa một đống lá khô; hì hụt thổi, nhóm lửa sưởi ấm.

Nhờ ra sức thổi, cơ thể sinh nhiệt; Khỉ cảm thấy bớt lạnh. Càng tin vào "lửa" của đom đóm có thể sưởi ấm mình, khỉ càng thổi mạnh hơn nữa.

Từ một tàn cây; nghe tiếng thổi ầm ì của Khỉ, tỉnh ngủ, con két nói vọng xuống:

"Bác khỉ ơi là bác khỉ, tội nghiệp lắm; đom đóm chỉ chiếu sáng thôi. Nó làm gì có lửa mà bác phải mất công thổi ... cho đến lòi đuôi như thế!"

Khỉ trả lời ngay:

"Bác két ạ, bác chỉ nói dông nói dài, mà không biết gì cả. Có lửa chứ sao không! Tôi đã thấy ấm hơn rồi đây."

Két nằng nặc: "đom đóm chỉ chiếu sáng, không có lửa. Khỉ ơi là khỉ."

Khỉ quát lớn: "Đom đóm có lửa! Đồ có mỏ mà không có mắt!"

Không chịu bỏ qua; két bay xà xuống, kề bên tai khỉ, trịnh trọng: "Xưa nay, đom đóm chỉ chiếu sáng, đom đóm không có lửa bao giờ!"

Nổi nóng, khỉ tóm đầu két, quăng mạnh vào một gốc cây. Tan xác!"
 (ngưng trích)

Kính thưa Quý Đồng Hương,

Qua câu chuyện ngụ ngôn trên, chúng ta thấy trong cộng đồng người Việt hải ngoại hiện cũng có rất nhiều "con khỉ" ngu ngốc và cuồng tín, chúng cứ thần tượng, sụp lạy và ngỡ các con "đom đóm" Ngô Thanh Hải, Trúc Hồ, SBTN, ASIA, Nam Lộc, Nguyễn Văn Khanh, Báo Người Việt, Ngô Nhân Dụng "Đỗ Quý Toàn," Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Cù Huy Hà Vũ, Trần Trung Đạo ...là "lửa," do đó bọn khỉ này cứ chổng mông, cúi đầu mà "thổi," bất chấp những lời cảnh báo, khuyên răn của những người Quốc Gia chân chính, tỉnh táo và có kinh nghiệm đấu tranh. Thay vì tỉnh thức và biết ơn, thì bọn khỉ này lại lại tỏ ra xấc xược, hổn láo, cố chấp, xúm nhau đi tấn công, nhục mạ, phỉ báng, bỉ thử, chụp mũ những ân nhân của chúng. Riêng về sự kiện con két bị "tan xác" cũng là do sự thiếu cẩn trọng, kém tinh tế và quá hời hợt, đó cũng là bài học đáng suy ngẫm để rút kinh nghiệm trong việc tự bảo vệ và đối phó trước mọi bất trắc có thể xảy ra.

Kính thưa Quý Đồng Hương,

Tôi từng lên tiếng phản đối và ví Ngô Thanh Hải là "con heo" vì y đã vô liêm sỉ "cúc cung tận tụy" đón tiếp tên thứ trưởng ngoại giao kiêm chủ tịch Ủy Ban Người Việt Nước Ngoài Nguyễn Thanh Sơn vào ngày 12 tháng 3 năm 2014 tại Ottawa, Canada, kể từ đó tôi chẳng thèm để tâm gì đến các hoạt động lố lăng, tào lao của y nữa, nhưng nay y hắn lại "múa may quay cuồng" và khoe khoang um sùm trời đất về cái dự luật "phản quốc" mà y là tác giả, khiến tôi thấy cần lên tiếng để đánh tiếng chuông cảnh tỉnh cho những ai còn mê muội tôn vinh và thần tượng y. Mời quý vị đọc cái bản tin mạng BBC và mạng Thanh Niên dưới đây và xin chú ý đến đoạn tôi highlight chữ đỏ ở dưới, rồi tôi sẽ xin trình bày tiếp:



Canada thảo luận dự luật tỵ nạn cộng sản

  • 6 tháng 2 2015
Báo Canada nói Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gửi thư cho Thủ tướng Stephen Harper hồi trung tuần tháng 12/2014 để phản đối Dự luật S219
Hạ viện Canada vừa thảo luận về dự luật coi ngày 30/4 là ngày chính thức kỷ niệm người tỵ nạn cộng sản bỏ nước ra đi sau khi Sài Gòn thất thủ, bất chấp sự phản đối từ phía chính quyền Việt Nam.
Dự luật S-219, hay còn gọi là Dự luật Ngày Con đường tới Tự do, do Thượng nghị sỹ gốc Việt Ngô Thanh Hải khởi xướng và đã được Thượng viện Canada thông qua hôm 8/12/2014.
Từ Canada, Luật sư Vũ Đức Khanh cho biết: "Hầu như tất cả các hạ nghị sỹ phát biểu đại diện các đảng phái đều đồng ý với nội dung của dự luật."
"Họ hân hoan hết lời ca ngợi vinh danh cộng đồng người Canada gốc Việt. Họ cũng lên án, phê phán thẳng thừng chế độ độc tài hà khắc của cộng sản Việt Nam mặc dù nhìn nhận xã hội Việt Nam đang có những chuyển biến tích cực mạnh mẽ."
"Cuối cùng, họ đồng ý đề nghị đưa dự luật này ra trước tiểu ban quốc hội "Di sản Canada" để tiếp tục tranh luận một cách rộng rãi vì đây cũng là cơ hội để tất cả mọi người dân Canada có cơ hội bày tỏ quan điểm chính kiến của mình."
"Đây là điểm son nổi bật cơ bản truyền thống của nền tự do, dân chủ Canada."
Trước đó, Thủ tướng Việt Nam đã viết thư trực tiếp cho Thủ tướng Canada Stephen Harper để bày tỏ quan ngại về dự luật này, trang tin globeandmail.com của Canada tường thuật.
Thủ tướng Dũng trong lá thư được gửi cho Văn phòng Thủ tướng thông qua Tòa đại sứ Canada tại Hà Nội hồi trung tuần tháng 12/2014 nói rằng dự luật này đưa ra cái nhìn méo mó về lịch sử Việt Nam và sẽ làm tổn hại đến quan hệ song phương mà cả hai nước đã nỗ lực bồi đắp, theo bài viết của tác giả Kim Mackrael.

'Phản ứng mạnh'

Ngay khi được Thượng viện Canada thông qua, Dự luật đã gây những phản ứng dữ dội từ phía giới chức Việt Nam.
Báo chí Canada hôm 9/12/2014 dẫn lời một trong các quan chức Đại sứ quán Việt Nam ở Ottawa, ông Vũ Việt Dũng, nói việc này "sẽ gây ảnh hưởng xấu tới quan hệ song phương giữa Việt Nam và Canada, cũng như nỗ lực làm sâu rộng quan hệ trong cả các lĩnh vực thương mại và đầu tư".
Ông Dũng cho hay Đại sứ Việt Nam Tô Anh Dũng đã bày tỏ quan ngại với Ngoại trưởng Canada John Baird về dự luật này, mà Việt Nam cho rằng sẽ gửi thông điệp không đúng tới người dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình tuyên bố Dự luật S219 "có những nội dung sai trái, xuyên tạc lịch sử, khơi lại quá khứ đau buồn, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam, nhằm phục vụ những mục đích chính trị cá nhân", trang tin VietnamNet tường thuật.
Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh cũng từng gửi thư cho người đồng nhiệm Canada về việc này.
Tuy nhiên, không thấy truyền thông trong nước nhắc tới lá thư của Thủ tướng Dũng.
Luật sư Vũ Đức Khanh nhận xét: "Những lập luận của Hà Nội không vượt qua được những phép thử pháp lý và quy định của quốc hội Canada.
"Tôi nghĩ Hà Nội đang làm trò hề vì thứ nhất họ không hiểu luật chơi, thứ hai họ không biết lobby vì không biết ai là nhân vật cần tác động và thứ ba là điều quan trọng nhất là họ không có thực tâm hoà giải dân tộc và cải thiện cách điều hành quản trị đất nước."

'Hợp tác và tôn trọng'


Chính phủ của ông Harper nói Canada coi Việt Nam là thị trường ưu tiên trong mảng đầu tư
Canada hiện đang nỗ lực phát triển quan hệ kinh tế với Việt Nam và các nước Á châu khác.
Chính phủ của ông Harper coi Việt Nam là một thị trường ưu tiên cho các hoạt động đầu tư và rất muốn tỏ thái độ quan tâm tới khu vực qua việc đàm phán về thỏa thuận thương mại TPP.
Bộ trưởng Lao động Jason Kenney, người chịu trách nhiệm về vấn đề đa văn hóa của Canada trong một tuyên bố nói rằng "Canada tiếp tục tôn trọng những quan hệ với Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" nhưng ông ủng hộ dự luật bởi nó kỷ niệm 60 ngàn người "đã dám đánh đổi mạng sống để đi tìm tự do, và đã tìm được tự do tại Canada".
Thượng nghị sỹ Ngô Thanh Hải, người bảo trợ cho dự luật nói rằng dự luật không liên quan gì tới chính phủ hiện tại của Việt Nam. "Quan điểm của tôi là dự luật không đụng gì tới Việt Nam hết, dự luật không đụng gì tới các quan hệ thương mại," trang tin globeandmail.com trích trả lời của ông trong một cuộc phỏng vấn.
Hồi đầu tuần, Đại sứ Việt Nam tại Canada đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Canada để bày tỏ quan ngại về việc cờ Việt Nam Cộng hòa được sử dụng trong một sự kiện tại Mississauga ở ngoại vi Toronto dịp cuối tuần qua, là sự kiện có mặt ông Harper.
"Chúng tôi rất ngạc nhiên và quan ngại về chuyện nhiều lá cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng hòa trước đây đã được treo cạnh các lá cờ Canada tại các địa điểm công cộng ở Toronto," tuyên bố của Tòa đại sứ viết.
Tuy nhiên, ông Kenney nói rằng cờ vàng là biểu tượng mà người Canada gốc Việt đã lựa chọn, còn luật sư Vũ Đức Khanh cho rằng việc đồng ý cho sử dụng cờ vàng là chỉ dấu cho thấy ông thủ tướng Canada ủng hộ Dự luật 219: "Quan điểm chính thức của Thủ tướng Harper là bằng mọi giá phải thông qua dự luật này vì đây là năm bầu cử quốc hội liên bang. Bằng chứng là cuối tuần vừa rồi Thủ tướng Harper dự lễ Tết ở Toronto với một rừng cờ vàng với trên 10.000 người tham dự."
"Dự luật được thông qua rồi bầu cử, sau đó mọi người sẽ quên đi. TPP kết thúc đàm phán, 2016 tất cả sẽ trở lại bình thường. Và mọi chuyện sẽ rơi vào lãng quên," luật sư Khanh nhận xét.

Vietnam protests Canadian senate's passage of 'Journey to Freedom Act'
Thanh Nien News
Friday, December 12, 2014 16:00
Ministry of Foreign Affairs Spokesman Le Hai Binh. Photo credit:  Vietnam News AgencyMinistry of Foreign Affairs Spokesman Le Hai Binh. Photo credit: Vietnam News Agency
The Bill S-219, sponsored by Conservative Senator Thanh Hai Ngo and passed on Monday

On Friday, Ministry of Foreign Affairs Spokesman Le Hai Binh condemned the bill, saying it contained "misinformation," "distortions of historical fact" and represented a clear effort to "dredge up the sad past" and  "divide the Vietnamese national solidarity to serve a personal political agenda.”
The Canadian Senate’s approval of this bill undermined the increasingly cordial relations between Vietnam and Canada, Binh said.
The so-called "Journey to Freedom Act," which recognizes April 30 as a national day to commemorate the "exodus" of Vietnamese refugees and their acceptance in Canada after the 1975 fall of the US-backed government in Saigon.
The bill will go to the House of Commons, for further review.
If the bill was passed by the Commons, Viet Dung Vu, a diplomat at the Vietnamese embassy in Ottawa, told The Canadian Press that it would “have an adverse impact on the growing bilateral relationship between Vietnam and Canada, as well as efforts devoted to broadening and deepening our ties, including trade and investment relations.".
“It will send the wrong message to the public of Vietnam and the international community about Canada’s goodwill toward our country,” he said.
“The Canada-Vietnam Trade Council warned in a letter to the Senate’s human rights committee that the bill would negatively affect the government’s economic aspirations because it would [sic]so divisions among Vietnamese Canadians,” The Canadian Press reported.
The national news agency quoted Dai Trang Nguyen, the council’s director, as saying the bill reflects the view of less than five per cent of Vietnamese Canadians and promotes a view “of the past, of hatred, of negativity, resulting in neglect of the well-being of future generations.”
The Canadian Press also quoted the Liberal leader in the upper chamber, Sen. James Cowan, as saying that the Canadian government blocked the Vietnamese ambassador from testifying before the Senate about his concerns.
Cowan also said the "contentious" bill would "stir up devisions" when Canada is trying to improve relations with Vietnam. (ngưng trích)
2)
Kính thưa Quý Đồng Hương,
Tôi không muốn tốn thì giờ để phân tích về cái chuyện Nguyễn Tấn Dũng và đồng bọn đang thi đua nhau "sủa" như trong bản tin mạng BBC và mạng Thanh Niên đăng ở trên, vì mọi người đều biết bọn Việt cộng muốn tạo "credit chống cộng" cho Ngô Thanh Hải để giúp Ngô Thanh Hải lấy điểm với tập thể người Việt chống cộng hải ngoại. Bộ chính trị và ban tuyên giáo Việt cộng chủ trương hãy "đấu tố, chửi bới" Ngô Thanh Hải càng nhiều càng tốt, có như vậy thì Ngô Thanh Hải mới có cơ hội "được lòng" cộng đồng nhằm y có thể lặn sâu và bám rễ vào cộng đồng để làm "gián điệp" cho Việt cộng. Trong quá khứ bọn Việt cộng từng chửi rủa thậm tệ những người Việt tỵ nạn bỏ nước ra đi là điếm, đĩ, ma cô, bợ đít Mỹ để liếm bơ sửa v.v.., nhưng bây giớ thì chúng lại đổi giọng trở thành là Việt kiều yêu nước, khúc ruột ngàn dằm, cánh tay nối dài v.v.. Chúng viết bài tố khổ nặng nề Khánh Ly, Tô Văn Lai Thúy Nga Paris, Trúc Hồ SBTN, ASIA v.v.., nhưng rồi chúng lại cho phép Khánh Lỳ về hát tại Hà Nội, lại cho vợ chồng Tô Văn Lai xây dinh thự Thúy Nga Paris nơi quê nhà, lại hợp tác với Trúc Hồ làm ra bản nhạc "Đáp Lời Sông Núi," và đón tiếp Trúc Hồ về lại Việt Nam nhiều lần, cũng như cho phép các phóng viên lái xe SBTN đi làm phóng sự suốt từ Nam chí Bắc v.v...Kể sơ như vậy để thấy rằng không thể tin miệng mồm bọn Việt cộng được, chính vì vậy mà cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từng tuyên bố: "Đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm."

Ngô Thanh Hải tiếp đón thứ trường ngoại giao Việt cộng kiêm chủ tịch 
Ủy Ban Người Việt Nước Ngoài Nguyễn Thanh Sơn tại Ottawa, Canada ngày 12-3-2014
Mời bấm xem Youtube: Ngô Kỷ lên án và ví Ngô Thanh Hải là "con heo"

Kính thưa Quý Đồng Hương, 
Điều mà tôi phẫn nộ và bất mãn tên Ngô Thanh Hải này là trong khi bọn Việt cộng lên tiếng phản đối cái dự luật "Hành Trình Đến Tự Do," thì tên Ngô Thanh Hải này lại ra sức "thanh minh thanh nga" rằng y không hề có ý tưởng "đụng chạm" đến Việt cộng, điều này đã để lộ cái chân tướng thân cộng khi y nhanh nhẫu lên tiếng cải chính như vậy. Trong khi Ngô Thanh Hải đi khoe khoang với cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản hải ngoại, và trên các hệ thống truyền thông, báo chí Việt ngữ là y đưa ra dự luật "Ngày Hành Trình Đến Tự Do" nhằm lên án tội ác cộng sản xâm lăng miền Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, thế mà mặt khác thì y lại đi ngõ sau, tuyên bố vung vít và lấp liếm trước quốc hội và nhân dân Canada, cùng các hệ thống truyền thông, báo chí Canada rằng dự luật của ý không hề có "liên quan gì tới chính phủ hiện tại của Việt Nam," mà trong mạng BBC đã trích dẫn như sau: "Thượng nghị sỹ Ngô Thanh Hải, người bảo trợ cho dự luật nói rằng dự luật không liên quan gì tới chính phủ hiện tại của Việt Nam. "Quan điểm của tôi là dự luật không đụng gì tới Việt Nam hết, dự luật không đụng gì tới các quan hệ thương mại," trang tin globeandmail.com trích trả lời của ông trong một cuộc phỏng vấn." (ngưng trích) 
Mời quý vị đọc nguyên bản bài báo bằng Anh ngữ chứng minh Ngô Thanh Hải đã "chối bai bải" như sau. Xin xem phần chữ đỏ.
This group of Vietnamese boat people set out to sea in the exodus that followed the fall of Saigon. (K. Gaugler/UNHCR)

Vietnam ‘hurt’ by Senate bill commemorating ‘Black April Day’

KIM MACKRAEL
OTTAWA — The Globe and Mail
Published Wednesday, Feb. 04 2015, 10:12 PM EST
Last updated Thursday, Feb. 05 2015, 4:26 PM EST

  •  
928
928
0
0


The Prime Minister of Vietnam has written directly to Stephen Harper to register his concern over a private member’s bill that would declare April 30 an official day to commemorate the exodus of South Vietnamese refugees after the fall of Saigon.
Prime Minister Nguyen Tan Dung warned in his letter that the bill presents a distorted version of Vietnam’s history and could damage the bilateral relations both countries have worked to build. The letter was provided to the Privy Council Office and delivered to the Canadian embassy in Hanoi in mid-December.

MORE RELATED TO THIS STORY

MPs are expected to start debate on the legislation, which has received Senate approval, on Thursday.
The bill was originally titled the Black April Day Act, and was introduced by its sponsor as a way of marking the day South Vietnam fell “under the power of an authoritarian and oppressive communist regime.” The title was later amended to the Journey to Freedom Day Act.
A diplomat from the Vietnamese embassy in Ottawa says the intent of the legislation has not changed. Viet Dung Vu said the bill still includes a reference to April 30 – the day in 1975 when the North Vietnamese captured Saigon – as “Black April Day.” The name Black April is often used by Vietnamese people overseas to refer to that day.
“We are not fighting against recognizing a day to commemorate the Vietnamese coming to Canada. But choosing April 30 hurts us,” he said in an interview. He said his government uses that day to recognize the end of the war and the beginning of reconciliation. He added that ambassador To Anh Dung was denied an opportunity to appear as a witness during the Senate’s consideration of the bill.
The tiff comes at a time when Canada is trying to grow its economic relationship with Vietnam and other Asian countries. The government has named Vietnam a priority market for investment, and is keen to show its interest in the region as it negotiates the Trans-Pacific Partnership trade agreement.
The Prime Minister’s Office referred a request for comment to the office of Employment Minister Jason Kenney, who is also responsible for multiculturalism. Mr. Kenney said in a statement that he supports the bill because it celebrates 60,000 people who “risked their lives in search of freedom, and found it in Canada.”
“Canada continues to have respectful relations with the Socialist Republic of Vietnam,” the minister added.
Thanh Hai Ngo, the Conservative senator who introduced the bill, insists it is not related to the current government of Vietnam. “My point of view is the bill has nothing to do with Vietnam, the bill has nothing to do with trade relations,” he said in an interview.
He said the legislation is meant to recognize those who fled Vietnam after the war and to acknowledge Canada’s decision to accept the refugees.
NDP foreign affairs critic Paul Dewar said the bill’s original text contained “a lot of negative language” but was changed significantly. He said he spoke with Mr. Ngo and the Vietnamese ambassador and hopes the bill will ultimately focus on the contributions of Vietnamese-Canadians to the country.
The bill is not the only irritant for Vietnam. Earlier this week, the ambassador contacted Canada’s foreign affairs department to register his concern about the use of South Vietnamese flags at an event in Mississauga on the weekend that Mr. Harper attended.
“We are very surprised and concerned about the fact that the yellow flags with three red stripes of the former Republic of Vietnam were displayed side by side with the Canadian flags in public places in Toronto,” the embassy said in a statement.
Mr. Kenney said the flag is a symbol chosen by Canadians of Vietnamese origin to celebrate their heritage.
3)
Kính thưa Quý Đồng Hương,
Là một thượng nghị sĩ gốc Việt Nam tỵ nạn cộng sản, thế mà Ngô Thanh Hải đi làm ra cái dự luật "Ngày Hành Trình Đến Tự Do" liên quan đến ngày Quốc Hận ngày 30 tháng 4, lại "không liên quan gì tới chính phủ hiện tại của Việt Nam, không đụng gì tới Việt Nam hết, không đụng gì tới các quan hệ thương mại giữa Canada và Việt Nam cả," thế thì mục đích Ngô Thanh Hải làm ra cái dự luật này để làm gì? Quả thật là tôi không thể hiểu nỗi, đành "bó tay" mà thôi. Xin ai có câu trả lời thì cho tôi biết với, xin đa tạ. 
Kính thưa Quý Đồng Hương, 
Điều tôi muốn nêu thêm ra dưới đây là Ngô Thanh Hải đã "lấp liếm" và "dối gạt" cộng đồng khi nguyên thủy y đệ trình cái dự luật "Tháng Tư Đen" (Black April) nhưng bị phe quốc hội "cấp tiến" bị Việt cộng áp lực phản đối và đánh bại, do đó Ngô Thanh Hải bèn đổi dự luật ra cái tên "chẳng giống ai" cả là "Ngày Hành Trình Đến Tự Do (Journey To Freedom Day.) Tôi muốn hỏi tại sao Ngô Thanh Hải không thành thật trình bày cho cộng đồng biết sự thật, mà lại đi lấp liếm và đổ thừa cho lý do này lý khác khác, rằng "chữ black nó hơi nhạy cảm, chữ Black April Day dân Canada không rõ cái ý nghĩa đó là gì." Trong cuộc phỏng vấn với đài Á Châu Tự Do RFF, Ngô Thanh Hải còn lố bịch, lố lăng, ngu xuẫn, tào lao khi tuyên bố rằng: " Nói rằng sẽ làm cản trở quan hệ giữa hai quốc gia thì đó là do chính phủ Việt Nam nêu lên mà thôi. Dự luật này không liên hệ gì đến chính phủ cộng sản Việt Nam cả....Ở xứ tự do này mình không thể nào cấm cản được nhưng tôi thấy dự luật của tôi không có chú trọng đến vấn đề củ cộng sản Việt Nam mà chỉ chú trọng đến gần hai triệu người Việt Nam đã bỏ nước ra đi sau khi chiến tranh chấm dứt năm 1975." 
Mời quý vị xem cái Youtube Ngô Thanh Hải trả lời phỏng vấn, và mời quý vị đọc nguyên văn bản tin Anh ngữ trích lời Ngô Thanh Hải tự nhận là dự luật mang tên "Black April Day" đã bị phe quốc hội cấp tiến đánh bại, và dưới là bài phỏng vấn của đài Á Châu Tự Do RFA với Ngô Thanh Hải. Xin quý vị lưu ý đến chỗ chỗ màu đỏ và xanh. để chứng minh những điều tôi nêu lên ở trên là sự thật.






STATEMENT BY SENATOR NGO ON THE ADOPTION OF JOURNEY TO FREEDOM DAY BILL IN THE SENATE

DECEMBER 9, 2014

Senator Thanh Hai Ngo today issued the following statement on the adoption of Bill S-219, Journey to Freedom Day Actin the Senate:
“I am extremely honoured to announce that Bill S-219, known as the Journey to Freedom Day Act, passed the Senate on December 8, 2014, and has now been referred to the House of Commons.”
“The bill regarding Journey to Freedom Day, alternatively known as Black April Day by the Vietnamese-Canadian community, establishes a day to commemorate the thousands of refugees who fled Vietnam in pursuit of freedom, and it pays tribute to Canada’s humanitarian tradition of welcoming thousands of refugees during and after the Vietnam War.”
“Unfortunately, by refusing to support the bill, the Liberals have given into pressure from a foreign government – namely that of the Socialist Republic of Vietnam – rather than listen to the voices of Canada’s Vietnamese community.
“For the past 39 years, Vietnamese-Canadians have gathered on April 30 to remember a new beginning and to thank Canada. In 2015, the Vietnamese-Canadian community will celebrate the 40th anniversary of the boat people’s resettlement in Canada. I envision the Journey to Freedom Day Act as a way to mark this milestone year, to thank Canada for saving our lives and to commemorate the Vietnamese refugees’ new-found freedom.”
“Freedom is not free, and the boat people paid for their freedom with their perilous journey.”
-30-
For more information please contact:
The Office of Senator Thanh Hai Ngo 613-943-1599
ThanhHai.Ngo@sen.parl.gc.ca
www.senatorngo.ca

Obscure Senate bill infuriates Vietnam, sparks diplomatic spat with Canada

JOAN BRYDEN
OTTAWA — The Canadian Press
Published Friday, Dec. 05 2014, 5:19 AM EST
Last updated Friday, Dec. 05 2014, 5:21 AM EST

  •  
15
0
14
1

Click Here
An obscure private member’s bill from a Conservative senator has sparked a diplomatic spat between Canada and Vietnam.
But despite Vietnam’s dark warnings that the bill will have an adverse impact on relations between the two countries, the Harper government appears determined to pass it.
The bill, sponsored by Sen. Thanh Hai Ngo, would recognize April 30 as a national day to commemorate the exodus of Vietnamese refugees and their acceptance in Canada after the fall of Saigon to North Vietnamese communist forces.

MORE RELATED TO THIS STORY

The bill was originally entitled the “Black April Day Act”, as April 30 is known among many, including Ngo, who fled South Vietnam at the end of the Vietnam war.
In a nod to the vociferous objections of the Vietnamese government, the title was changed to the “Journey to Freedom Act.”
But the intention remains unchanged.
“For Canadians of Vietnamese origin and the wide Vietnamese diaspora now living abroad, April 30 depicts a day when South Vietnam fell under the power of an authoritarian and oppressive communist regime that pays no heed to human rights,” Ngo told the Senate when he kicked off debate at second reading last spring.
“We remember April 30 as a black day because it represents the sad day we lost our country, our families, our friends, our homes, our freedom and our democratic rights. It commemorates a day of loss and grief.”
When the bill was sent to the Senate’s human rights committee for study in October, Vietnam’s ambassador to Canada wrote to the committee chair to express his government’s “serious concerns” about the bill, and asked to be a witness.
The Conservative majority on the committee refused to invite the ambassador, suggesting instead that he send a written submission. However, after hearing from only three witnesses, including Ngo, the committee wrapped up its study of the bill before the ambassador’s submission, which had to be translated into French, could be tabled.
In that submission, which the committee did not consider, the ambassador accused Ngo of dredging up the past, painting a distorted view of his country’s history and ignoring its positive bilateral relationship with Canada over the past 40 years.
“The government of Vietnam disagrees with this negative and selective portrayal and has expressed its concerns privately and publicly,” To Anh Dung wrote, adding that his government has made “many representations to the most senior levels of the government of Canada and leaders of Parliament expressing our serious concerns about the language and intent of this bill.”
“If passed, this bill will have an adverse impact on the growing bilateral relations between our two countries. Despite claims of being non-political, this bill clearly incites national hatred and division, not unity.”
Vietnam’s deputy prime minister and foreign affairs minister, Pham Binh Minh, wrote to his Canadian counterpart, John Baird, back in June to voice his concerns.
“While we understand that this is technically not Government of Canada policy, we believe that passage of this Senate Bill S-219 would send the wrong message to the international community and the people of Vietnam,” he wrote.
A spokesman for Baird emphasized that this is “not a government bill” and that senators and MPs are free to introduce private member’s bills.
“Vietnam is a strong and valued partner in the Trans-Pacific Partnership negotiations, a country of focus for Canadian development assistance, the International Education Strategy and the Global Markets Action Plan,” Adam Hodge told The Canadian Press in an email.
“Canada and Vietnam have strong mutual interests that guide our bilateral relations.”
Nevertheless, the government’s leadership in the Senate, not known for defying the wishes of Prime Minister Stephen Harper, seems determined to whisk the bill through.
It was to have been put to a final vote in the Senate on Thursday but Liberal Senate leader James Cowan questioned why the governing party is in such a rush.
“We were allowed to hear only one side of the story (at committee), from those who support the bill,” Cowan told the Senate.
In the absence of a “serious and balanced study” of the bill, Cowan said he doesn’t know whether it deserves support.
“This is not how legislation should be passed in this country. This is not the right path for any so-called ‘journey to freedom,“’ he said.
The Conservative majority thwarted Cowan’s attempts to adjourn debate on the bill or to refer it back to committee for further study. However, Liberal senators insisted on a recorded vote, which deferred the final vote on the bill until next week.
The bill appears to have divided Canada’s Vietnamese community. While the committee heard supportive testimony from the Vietnamese Canadian Federation and the Canadian Immigration Historical Society, the chair received letters from a number of others — including representatives of the Canada-Vietnam Friendship Association and the Canada-Vietnam Trade Council — who said it would create tension among Vietnamese Canadians, many of whom have put the past behind them and now want cordial relations with Vietnam.

Thượng viện Canada thông qua dự luật công nhận 30/4 là Ngày Hành Trình Đến Tự Do

ngo-thanh-hai-622.jpg

Thủ tướng Canada, Stephen Harper (trái) và Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải, ảnh minh họa chụp trước đây.

Photo by NTH

Hôm thứ Hai ngày 8/12 vừa qua, thượng viện Canada thông qua dự luật đề nghị công nhận ngày 30 tháng Tư hàng năm là Ngày Hành Trình Đến Tự Do. Đây là dự luật do thượng nghị sĩ Canada gốc Việt Ngô Thanh Hải đệ trình ra quốc hội.

Tưởng nhớ những người đã ra đi

Trả lời Thanh Trúc từ Ottawa, Canada, thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải trình bày chi tiết:

TNS Ngô Thanh Hải: Dự luật S-219 tôi dự định đưa ra năm rồi, tháng Mười 2013. Bởi vì năm 2015 là 40 năm thì tôi nghĩ cách mình có thể làm được là một dự luật tưởng niệm ngày 30 tháng Tư 75, nhớ lại hành trình chúng ta đi.

Trong dự luật tôi đưa ra là để tưởng nhớ làn sóng hai triệu người đã ra đi, để tưởng nhớ 250.000 người chết trên biển cả, để cám ơn Canada nhận 300.000 và để cám ơn chính phủ Canada và nhân dân Canada đã mở rộng vòng tay để đón tiếp chúng ta, cũng đồng thời để công nhận rằng Canada là quốc gia duy nhất được Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc trao giải thưởng Nelson là một giải thưởng đã đóng góp rất nhiều trong vấn đề tị nạn. Đó là có 5 điều tôi cám ơn và đồng thời để nhớ những người đã ra đi.

Thanh Trúc: Thưa ngay từ đầu dự luật S-219 được ông đặt tên như thế nào cho đến khi nó được quyết định đổi lại là Ngày Con Đường Tới Tự Do?

Trong dự luật tôi đưa ra là để tưởng nhớ làn sóng hai triệu người đã ra đi, để tưởng nhớ 250.000 người chết trên biển cả, để cám ơn Canada nhận 300.000.
-TNS Ngô Thanh Hải

TNS Ngô Thanh Hải: Cộng đồng mình nghĩ ngày 30 tháng Tư là Black April Day Tháng Tư Đen, thì tôi cũng đệ trình lên là Black April Day. Nhưng mà cộng đồng người Việt mình không nghĩ là thủ tướng và chính phủ cho rằng dùng chữ “black” nó hơi nhạy cảm.

Thứ hai, khi dùng chữ Black April Day dân Canada không rõ ý nghĩa của cái đó là gì. Thành ra thủ tướng Canada đề nghị là Journey To Freedom Day nó dễ hiểu hơn, đọc tới thì dân Canada hiểu rằng đó là ngày người Việt của mình bỏ nước ra đi, Journey To Freedom Day Hành Trình Đến Tự Do thì nó đầy đủ ý nghĩa hơn.

Tuy nhiên trong cái preambule lời nói đầu của tôi thì tôi để là đa số người Việt Canada đều coi ngày 30 tháng Tư năm 75 là Black April Day Ngày Tháng Tư Đen. Một số người thì cứ khăng khăng nói rằng ngày 30 tháng Tư là ngày quốc hận. Cộng đồng mình muốn dùng chữ 30 tháng Tư gì cũng được hết, khi đã được công nhân rồi mình có thể nói Ngày 30 tháng Tư Đen hoặc Ngày Quốc Hận cũng được như thường. Đó là lý do sửa đổi tên vì chử “black” rất là nhạy cảm và không rõ y nghĩ của dự luật.

000_APP2000051812935-305.jpg

Tàu hải quân HQ-504 đến cảng Vũng Tàu, miền Nam Việt Nam chở người tị nạn tại biến cố 30/4/1975

Thanh Trúc: Thưa ông, báo Canadian Press phát hành ở Ottawa khi đưa tin dự luật S-219 do ông giời thiệu và đã được thượng viện Canada thông qua, sẽ gây sóng gió cho quan hệ ngoại giao Việt Nam Canada bởi chính phủ của thủ tướng Stephen Harper đang muốn tăng cường quan hệ với Việt Nam. Phía Việt Nam thì nói dự luật S-219 gởi một thông điệp không đúng đến người dân Việt Nam và đến cộng đồng quốc tế. Ông có lời bình luận nào về nhận xét này?

TNS Ngô Thanh Hải: Nếu như vậy thì Việt Nam không chịu nhìn sự thật. Nói rằng sẽ làm cản trở quan hệ giữa hai quốc gia thì đó là do chính phủ Việt Nam nêu lên mà thôi. Dự luật này không liên hệ gì đến chính phủ cộng sản Việt Nam cả. Hai triệu người bỏ nước ra đi, 250.000 người chết trên biển, 300.000 người được Canada đón nhận, đó là những thức tế không thể nào chối cãi được.

Dự luật này không nói gì đến vấn đề liên hệ ngoại giao Canada Việt Nam. Đó là một lý do mà Việt Nam nêu lên để làm áp lực với chính phủ Canada mà thôi. Cộng sản Việt Nam không công nhân sau 75 là có hơn hai triệu người Việt Nam mình đi tị nạn. Ở xứ tự do này mình không thể nào cấm cản được nhưng tôi thấy dự luật của tôi không có chú trọng đến vấn đề củ cộng sản Việt Nam mà chỉ chú trọng đến gần hai triệu người Việt Nam đã bỏ nước ra đi sau khi chiến tranh chấm dứt năm 1975.

Phản ứng của Việt Nam

Thanh Trúc: Theo chỗ ông biết thì Tòa Đại Sứ Việt Nam ở Ottawa và Bộ Ngoại Giao Việt Nam thông qua Bộ Ngoại Giao Canada, đã có những phản ứng như thế nào đối với dự luật S-219 thưa ông?

TNS Ngô Thanh Hải: Tòa đại sứ Việt Nam tại Canada và chính phủ Việt Nam đã mướn một người để lobby và đánh phá cho dự luật này không được thông qua. Đó là chuyện của Tòa Đại Sứ Việt Nam và chính phủ cộng sản Việt Nam. Đối với tôi nó không có liên hệ gì cả bởi vì đó là cái dự luật chỉ đề cập đến những người tị nạn bỏ đất nước ra đi. Không bằng lòng hay không thích là chuyện của cộng sản Việt Nam chớ không phải chuyện của cộng đồng Việt Nam tại Canada hoặc trên thế giới. Phải nhìn đúng sự thật chứ đâu thể nào trốn tránh sự thật đó.

Lập luận của chính phủ Việt Nam thực ra tôi không muốn bàn đến, nói gì thì nói thực tế nó vẫn có đó và chúng ta phải công nhận thức tế đó.

Lập luận của chính phủ Việt Nam thực ra tôi không muốn bàn đến, nói gì thì nói thực tế nó vẫn có đó và chúng ta phải công nhận thức tế đó.
-TNS Ngô Thanh Hải

Thanh Trúc: Tờ Canadian Press cũng có nói rằng dự luật S-219 tuy đã được thượng viện thông qua nhưng còn phải chờ hạ viện. Cũng có ý kiến cho rằng còn lâu thì dự luật S-219 mới được mang ra thảo luận tại hạ viện. Ý của ông như thế nào?

TNS Ngô Thanh Hải: Vấn đề lâu hay chậm thì ăn thua công việc của hạ viện. Tuy nhiên tôi cũng cho biết rằng ngày hôm qua, thứ Tư ngày 11 tây tháng Mười Hai vào lúc 4 giờ 15, dự luật này đã được đệ nạp tại hạ viện do ông dân biểu Mark Atler đưa ra tại hạ viện, nó kêu là 1st reading. Còn cái 2nd reading và 3rd reading nữa rồi sau đó thì bỏ phiếu.

Sau khi mà hai viện chấp nhận thì mới có chữ ký của đại diện nữ hoàng, kêu là Royal Ascension. Có cái Royal Ascension đó rồi mình mới ra hạ viện và thượng viện.

Thanh Trúc: Ông kỳ vọng bao nhiêu chục phần trăm là S-219 này có thể ra thành luật được?

TNS Ngô Thanh Hải: Hy vọng dự luật thành công trong vòng năm tới bởi vì cái thứ nhất là tất cả những đảng phái đều phải công nhận cái thực tế và sự thật của dự luật này. Đảng Bảo Thủ cũng đã nhận thấy cái đó, đảng Tự Do cũng phải nhận thấy bởi vì đảng Tự Do cũng là một trong chính phủ thời đó đã chấp nhận người tị nạn cộng sản chúng ta. Và đảng Tân Dân Chủ cũng phải nhận cái thực tế đó.

Tôi hy vọng tất cả những đảng phái không vì áp lực của chính phủ Việt Nam mà không bỏ phiếu 100%. Nói tới chính trị là nói tới quyền lợi của từng đảng một thành ra tôi không biết nó như thế nào, tuy nhiên tôi hy vọng dự luật này sẽ ra đúng ngày 30 tháng Tư năm 2015.

Dự luật này bị cộng sản Việt Nam mướn người đánh phá thành ra cũng hơi khó khăn, mà hy vọng mình là con người làm việc ngay thẳng, hai là có sự yểm trợ của đồng bào và của cộng đồng thì tôi hy vọng dự luật được thông qua trong năm tới, kỷ niệm 40 năm chúng ta bỏ nước ra đi.

Thanh Trúc: Cảm ơn ông Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải.

Việt Nam hôm nay lên tiếng chỉ trích dự luật S-219 do thượng nghị sĩ Ngô thanh Hải bảo trợ và được thượng viện Canada thông qua.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Việt Nam, ông Lê Hải Bình, nói dự luật yêu cầu công nhận ngày 30 tháng Tư là ngày kỷ niệm Hành Trình Đến Tự Do mà thượng viện Canada thông qua hồi đầu tuần này là một dự luật xuyên tạc lịch sử, vì chính trị cá nhân, khơi lại quá khứ đau buồn, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam. Vẫn theo lời ông Lê Hải Bình, việc thượng viện Canada thông qua dự luật này là đi ngược tình cảm của nhân dân Việt Nam, cộng đồng người Việt sống tại Canada cũng như mối quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc gia.

4)
Kính thưa Quý Đồng Hương,
Để chứng minh rằng Ngô Thanh Hải đã cố tình lấp liếm và dối gạt cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản, tôi xin post ra đây bài điều trần giữa Hạ Nghị Viện Canada của Dân biểu Peter Ken xác nhận rõ ràng rằng cái dự luật "Ngày Hành Trình Đến Tự Do" (Journey To Freedom Day" do Ngô Thanh Hải đệ trình "không có lên án nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam." Xin quý vị lưu ý chỗ chữ màu đỏ.

Journey to Freedom Day Act
Private Members' Business
February 5th, 2015 / 6:10 p.m.
See context
Conservative
Peter Kent Thornhill, ON
Mr. Speaker, I rise enthusiastically in the few minutes left in debate to support Bill S-219, the journey to freedom day act.
I spent a significant amount of time in Vietnam in my previous life as a journalist in the 1960s, 1970s, 1980s, and even into the 1990s. I had the dubious privilege of being in Saigon on that dark day, April 30, 1975, when I was lifted out of the American compound with the final Americans present, other third country nationals, and more than 7,000 South Vietnamese nationals. I watched with great concern during the dark years of re-education through the late 1970s and afterward, and followed with great concern the plight of those who were forced through circumstance to leave their country and seek a better life elsewhere.
I can reassure my colleagues who expressed concern, the members for Beauharnois—Salaberry and Winnipeg North, that this bill will be going to committee. The committee will hear witnesses across the spectrum, and I look forward to seeing the Vietnamese ambassador during this coming committee study.
I would say to him that this bill is not a condemnation of the present government. We have close and good ties with the current government. This portrays a particularly dark period and the journey to freedom of hundreds of thousands of people. Of these, 60,000 came to Canada. In fact, greater freedoms came to Vietnam not through war but through the pressures of capitalism, free enterprise, and the will of the people for better lives in Vietnam.
Just to conclude, the significance of the commemoration of journey to freedom day is really threefold. It would mark the tragic events following the fall of Saigon and the exodus of the Vietnamese refugees. It would also pay tribute to all of those Canadians who rose to the challenge, welcomed the traumatized refugees, and helped them adjust to a new and better life in a new and unfamiliar land. Finally, it would celebrate the incredible contributions that the Vietnamese refugees have made to the building of our great country.
This was demonstrated just last week at this year's Tet celebration in Toronto, where members will recall that the Prime Minister addressed a crowd of over 10,000 grateful Canadians of Vietnamese origin.
All Canadians should know the story of the Vietnamese refugees who were forced to flee their native land, of the vast humanitarian effort undertaken by Canadians from coast to coast to coast, and of the triumph over adversity that the vibrant Vietnamese community in Canada represents today.



















Kính thưa Quý Đồng Hương,

Thật là thiếu sót khi đề cập đến dự luật "Ngày Hành Trình Đến Tự Do" (Journey To Freedom Day) mà không thấy rõ nội dung của bản dự luật chứa đựng cái gì trong đó, cho nên tôi đính kèm dưới đây nguyên văn nội dung bản dự luật "Ngày Hành Trình Đến Tự Do" (Journey To Freedom Day) để quý vị tham khảo. Điều tôi muốn lưu ý ra đây là dù rằng bản dự luật này có đề cập đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, nhưng toàn bản văn hoàn toàn không có một chữ nào lên án hành động xâm lăng của cộng sản Bắc Việt, không có một lời nào tố cáo Việt cộng tàn ác với nhân dân miền Nam Việt Nam, và không hề nhắc đến việc Việt cộng hành hạ dã man và tàn bạo đối với hàng trăm ngàn chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa trong các trại tù "cải tạo" sau ngày cộng sản xâm chiếm miền Nam Việt Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Quả thật Ngô Thanh Hải là một tên vô liêm sỉ, lợi dụng chức vụ "thượng nghị sĩ" của mình để làm ra một dự luật nhằm "bưng bô" và "nâng bi"chính phủ Canada để lấy điểm, và cố tình xóa nhòa cái ý nghĩa quan trọng Ngày Quốc Hận 30 tháng 4 của dân tộc. Thử hỏi với một cái dự luật mà nội dung rỗng toét, chẳng chứa đựng một ý nghĩa nào của Ngày Quốc Hận 30 tháng 4, thế thì tại sao Ngô Thanh Hải lại làm ra, rõ ràng Ngô Thanh Hải là tay sai của Việt cộng muốn biến Ngày Quốc Hận 30 tháng 4 trở thành "Ngày Vinh Dan Chiến Thắng" của quân xâm lược Bắc Việt. Ngô Thanh hải đúng là một thằng khốn nạn và bỉ ổi đáng khinh bỉ và phỉ nhổ. Kính mời quý vị đọc cái dự luật "phản quốc" này của tên vô loại Ngô Thanh Hải dưới đây.
2nd Session, 41st Parliament,
2e session, 41e législature,
62-63 Elizabeth II, 2013-2014
62-63 Elizabeth II, 2013-2014
senate of canada
sénat du canada
BILL S-219
PROJET DE LOI S-219
An Act respecting a national day of commemoration of the exodus of Vietnamese refugees and their acceptance in Canada after the fall of Saigon and the end of the Vietnam War
Loi instituant une journée nationale de commémoration de l’exode des réfugiés vietnamiens et de leur accueil au Canada après la chute de Saïgon et la fin de la guerre du Vietnam
Preamble
Whereas the Canadian Forces were involved in the Vietnam War with supervisory operations to support the aim of establishing peace and ending the Vietnam War by assisting in the enforcement of the Paris Peace Accords of 1973;
Whereas on April 30, 1975, despite the Paris Peace Accords, the military forces of the People’s Army of Vietnam and the National Liberation Front invaded South Vietnam, which led to the fall of Saigon, the end of the Vietnam War and the establishment of the Socialist Republic of Vietnam Government;
Whereas the United Nations High Commissioner for Refugees has reported that these events and the conditions faced by individuals in Vietnam, including deteriorating living conditions and human rights abuses, contributed to the exodus of approximately 840,000 Vietnamese people, who were referred to at the time as “Vietnamese boat people”, to neighbouring countries in the ensuing years;
Whereas the United Nations High Commissioner for Refugees has reported that at least 250,000 Vietnamese people lost their lives at sea during the exodus of the Vietnamese people for reasons that included drowning, illness, starvation and violence from kidnapping or piracy;
Whereas the sponsorship refugee program in Canada, assisted by the efforts of Canadian families, Canadian charities, religious groups and non-governmental organizations, contributed to Canada accepting more than 60,000 Vietnamese refugees, among whom it has been estimated that 34,000 were privately sponsored and 26,000 were assisted by the Canadian government;
Whereas the major and sustained contribution by the people of Canada to the cause of refugees was recognized by the United Nations High Commissioner for Refugees when it awarded the Nansen Refugee Award to the “People of Canada” in 1986;
And whereas April 30 is referred to by many members of the community of displaced Vietnamese people and their families in Canada as “Black April Day”, or alternatively as “Journey to Freedom Day”, and is, therefore, an appropriate day to designate as a day to remember and commemorate the lives lost and the suffering experienced during the exodus of Vietnamese people, the acceptance of Vietnamese refugees in Canada, the gratitude of Vietnamese people to the Canadian people and the Government of Canada for accepting them, and the contributions of Vietnamese-Canadian people — whose population is now approximately 300,000 — to Canadian society;
Attendu :
Préambule
que les Forces canadiennes ont pris part à la guerre du Vietnam dans le cadre d’opérations de surveillance menées pour appuyer l’objectif de rétablir la paix et de mettre fin à la guerre du Vietnam, en aidant à assurer le respect des Accords de paix de Paris de 1973;
que le 30 avril 1975, malgré les Accords de paix de Paris, les forces militaires de l’Armée populaire vietnamienne et du Front national de libération ont envahi le Vietnam du Sud, ce qui a entraîné la chute de Saïgon, la fin de la guerre du Vietnam et l’établissement du gouvernement de la République socialiste du Vietnam;
que, selon le Haut Commissariat des Nations Unies pour les réfugiés, ces événements ainsi que la situation vécue par les gens du Vietnam, notamment la détérioration des conditions de vie et les violations des droits de la personne, ont contribué à l’exode de quelque 840 000 d’entre eux — appelés à l’époque les « réfugiés de la mer vietnamiens » — vers les pays voisins au cours des années qui ont suivi;
que, d’après un rapport du Haut Commissariat des Nations Unies pour les réfugiés, au moins 250 000 Vietnamiens sont décédés en mer au cours de cet exode en raison notamment des noyades, de la maladie, de la famine et des violences liées aux enlèvements ou aux actes de piraterie;
que, grâce aux efforts des familles canadiennes et à ceux des groupes religieux, des organismes de bienfaisance et des organismes non gouvernementaux du Canada, le programme canadien de parrainage des réfugiés a permis d’accueillir au pays plus de 60 000 réfugiés vietnamiens, parmi lesquels, selon les estimations, 34 000 ont été parrainés par des organismes du secteur privé et 26 000 ont reçu l’aide du gouvernement canadien;
que le Haut Commissariat des Nations Unies pour les réfugiés a reconnu la contribution importante et soutenue de la population canadienne à la cause des réfugiés lorsqu’il a décerné la distinction Nansen pour les réfugiés au « peuple canadien » en 1986;
qu’il convient de désigner le 30 avril — que de nombreux membres de la communauté des Vietnamiens déplacés et leurs familles au Canada reconnaissent déjà comme « jour de l’Avril noir » ou encore comme « Journée du Parcours vers la liberté » — en tant que journée pour commémorer les vies perdues et la souffrance vécue lors de l’exode du peuple vietnamien, souligner l’accueil des réfugiés vietnamiens par la population et le gouvernement du Canada et la gratitude du peuple vietnamien à l’égard cet accueil, et reconnaître les contributions apportées par les Vietnamo-Canadiens — aujourd’hui au nombre d’environ 300 000 — à la société canadienne,
Now, therefore, Her Majesty, by and with the advice and consent of the Senate and House of Commons of Canada, enacts as follows:
Sa Majesté, sur l’avis et avec le consentement du Sénat et de la Chambre des communes du Canada, édicte :
SHORT TITLE
TITRE ABRÉGÉ
Short title
1. This Act may be cited as the Journey to Freedom Day Act.
1. Loi sur la Journée du Parcours vers la liberté.
Titre abrégé
JOURNEY TO FREEDOM DAY
JOURNÉE DU PARCOURS VERS LA LIBERTÉ
Journey to Freedom Day
2. Throughout Canada, in each and every year, the thirtieth day of April shall be known as “Journey to Freedom Day”.
2. Le 30 avril est, dans tout le Canada, désigné comme « Journée du Parcours vers la liberté ».
Journée du Parcours vers la liberté
Not a legal holiday
3. For greater certainty, Journey to Freedom Day is not a legal holiday or a non-juridical day.
3. Il est entendu que la Journée du Parcours vers la liberté n’est pas une fête légale ni un jour non juridique.
5)

Kính thưa Quý Đồng Hương,

Trong khi chính phủ Canada tự nguyện đứng ra tuyên dương và cám ơn sự đóng góp của những người dân Canada Da Đen với "Black History Month," cũng như chính phủ Canada đã lên tiếng Công Nhận Ngày Tưởng Niệm Holocaust "Recognizing International Holocaust Remembrance Day," nhằm tưởng niệm hàng triệu người Do Thái bị Đức Quốc Xã tàn sát bằng hơi ngạt, trong khi đó thì "thượng nghị si4i" gốc Việt Nam tỵ nạn cộng sản Ngô Thanh Hải không làm ra một dự luật để tưởng niệm hàng triệu người dân miền Nam và chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa bị chết dưới bàn tay tàn ác của bọn cộng sản Việt Nam vô thần sau khi chúng xâm chiếm miền Nam Việt Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, trái lại Ngô Thanh Hải lại vô liêm sỉ làm ra một dự luật đi ngược lại cái ý nghĩa Ngày Quốc Hận 30 Tháng 4 mà mọi người dân Việt tưởng nhớ. Xin mời quý vị đọc các bằng cớ dưới đây:

Black History Month

February is Black History Month. Proud of our history. 2015 The year of Sport in Canada.
Download or order Black History Month posters.


Every year, Canadians are invited to participate in Black History Month festivities and events that honour the legacy of black Canadians, past and present.
Canadians take this time to celebrate the many achievements and contributions of black Canadians who, throughout history, have done so much to make Canada the culturally diverse, compassionate and prosperous nation it is today. During Black History Month, Canadians can gain insight into the experiences of black Canadians and their vital role in the community.

Canada and the International Holocaust Remembrance Alliance

The International Holocaust Remembrance Alliance (IHRA) is made up of government officials and experts from 31 countries. It is guided by the principles identified in the Stockholm Declaration. Its objectives include:
·  supporting Holocaust education, remembrance and research in member countries and around the world;
·  promoting the development of civil society through an annual grant program of approximately €500,000;
·  working in partnership with other international organizations to support these principles and objectives.
Canada became a full member of IHRA in 2009. From March 5, 2013 to February 25, 2014 Dr. Mario Silva chaired IHRA on behalf of Canada.
Canada will continue to work closely with the IHRA as an active member country. Jason Kenney, Minister for Multiculturalism, has named Dr. Andrew Bennett, Canada’s Ambassador for Religious Freedom, as Canada’s new Head of Delegation to the IHRA where he will continue to promote Holocaust awareness and further the global fight against anti-Semitism.
Image of Dr. Mario Silva
Dr. Mario Silva, 2013 Chair of the International Holocaust Remembrance Alliance

IHRA Chair’s Advisory Council

In May 2012, Jason Kenney, Minister for Multiculturalism, appointed an advisory council, co-chaired by Dr. Silva and Senator Linda Frum, to provide support and advice on domestic initiatives for the duration of the Chair Year.
“Membership in this important body provides Canada with an opportunity to work internationally to combat racism and anti-Semitism. This government believes it is critically important to be engaged in efforts to teach future generations the lessons of the Holocaust and to help prevent future acts of genocide.”
– The Honourable Jason Kenney
Image of Senator Linda Frum
Senator Linda Frum, Co-Chair of the 2013 International Holocaust Remembrance Alliance Chair Advisory Council

Chair Year Initiatives

Survivor Testimony

The Government of Canada intends to provide support of approximately $800,000 for four organizations to preserve Holocaust survivors’ testimonials:
·  The Vancouver Holocaust Education Centre will support the preservation, access and use of Holocaust survivor testimonies in schools;
·  The Montreal Holocaust Memorial Centre and the Sarah and Chaim Neuberger Holocaust Education Centre will work, in partnership, to digitize existing footage of Holocaust survivors’ testimonies; and
·  A digital archive of Holocaust survivor testimonies from the March of the Living will be created by the Jewish Federations of Canada-United Israel Appeal of Canada. The March of the Living is an annual educational program, which brings students from around the world to explore the remnants of the Holocaust.
For more information:

Award for Excellence in Holocaust Education

Mr. Scott Masters, a teacher at Crestwood Preparatory College in Toronto, Ontario, won the 2013 Award for Excellence in Holocaust Education for his innovative approach to promoting understanding and awareness of the Holocaust and its implications.

Recognizing International Holocaust Remembrance Day

Events and activities across Canada support Holocaust remembrance, research and education

Ottawa, January 23, 2014 — Citizenship and Immigration Canada (CIC) and the National Film Board of Canada (NFB) are launching new innovative learning tools to help educators promote Holocaust remembrance and education. Jason Kenney, Minister for Multiculturalism, made the announcement today as Canada and the world prepare to recognize International Holocaust Remembrance Day on January 27.
International Holocaust Remembrance Day, the anniversary of the liberation of Auschwitz-Birkenau, is an important occasion to remember the unique horror of the Holocaust and pay tribute to its victims.
To help educators learn new approaches to teaching the Holocaust, the NFB, in partnership with CIC, is organizing an International Holocaust Remembrance Day Virtual Classroom on January 27. A French language virtual classroom will follow on February 4.
These professional development events will help educators discover new approaches to teaching the Holocaust and its lessons on human rights, racism, genocide, democratic values and citizenship. During the virtual classrooms, which will run as live webcasts, educators will interact with Holocaust experts in addition to teachers such as the winner of the CIC Award for Excellence in Holocaust Education, Scott Masters, as well as award finalists Line Dubé and Annie Frenette. Educators will also have the opportunity to view NFB films and access innovative learning resources. The moderator of the English webcast will be Dr. Carson Phillips of the Sarah and Chaim Neuberger Holocaust Education Centre. The French language webcast will be moderated by Jacqueline Celemencki of the Montreal Holocaust Memorial Centre.
CIC is also partnering with the Sarah and Chaim Neuberger Holocaust Education Centre to offer workshops on the Holocaust for newcomers in the Greater Toronto Area, Kitchener-Waterloo and Peterborough, Ontario. In addition, the Azrieli Foundation, an organization that publishes memoirs and produces videos by Holocaust survivors who emigrated to Canada, will provide resource packages to newcomers participating in these workshops and to educators who register for virtual classrooms. These packages, available in English or French, include Holocaust survivor memoirs, a DVD and thematic questions.

Quick Facts

·  Canada has been profoundly shaped by approximately 40,000 Holocaust survivors, who resettled across the country after World War II.
·  In 2011, Canada was the first country to sign the Ottawa Protocol on Combating Anti Semitism, an international action plan to help nations measure their progress in the fight against anti-Semitism.
·  In 2005, the United Nations General Assembly designated January 27—the anniversary of the liberation of Auschwitz-Birkenau—as International Holocaust Remembrance Day.
·  Canada joined the International Holocaust Remembrance Alliance (IHRA) in 2009 and was named Chair in March 2013. Canada will chair the IHRA until February 2014.

Canadian Chair Year of the International Holocaust Remembrance Alliance Ends: Holocaust Awareness and the Fight Against Anti-Semitism Continue



Ottawa, February 25, 2014 — The Canadian Chair Year of the International Holocaust Remembrance Alliance (IHRA) officially concluded today at a handover ceremony in Berlin. Dr. Mario Silva, Canadian Chair, formally passed the Chairmanship to the United Kingdom (UK) and Sir Andrew Burns, the UK's Special Envoy for Post-Holocaust issues.
Canada assumed the Chair of the IHRA in March 2013 and committed to an ambitious campaign to raise Holocaust awareness and fight anti-Semitism both in Canada and internationally. Throughout the past year, Canada maintained its status as a world leader in promoting Holocaust education, remembrance and research with key accomplishments highlighted in an inaugural annual report that includes:
·  achieving international consensus on a working definition of Holocaust denial and distortion;
·  hosting two international working meetings bringing together experts and policy makers;
·  funding the digitization of Holocaust survivor testimony; and
·  organizing numerous Holocaust remembrance, research and education events as well as initiatives such as:
o    supporting teachers through International Holocaust Remembrance Day virtual classrooms in partnership with the National Film Board of Canada;
o    assisting researchers with a Guide to Holocaust-related Holdings at Library and Archives Canada; and
o    funding for research to identify the origin of Holocaust-era artworks, through Canadian Heritage.
Canada will continue to work closely with the IHRA as an active member country. Jason Kenney, Minister for Multiculturalism, has named Dr. Andrew Bennett, Canada's Ambassador for Religious Freedom, as Canada's new Head of Delegation to the IHRA where he will continue to promote Holocaust awareness and further the global fight against anti-Semitism.


Kính thưa Quý Đồng Hương, 

Giả dụ cứ cho cái dự luật "Ngày Hành Trình Đến Tự Do" (Journey To Freedom Day) của Ngô Thanh Hải là chấp nhận được, thế thì câu hỏi đặt ra là trên thực tế có phải chính phủ và nhân dân Canada đón nhận người Việt tỵ nạn cộng sản đến Canada có đúng vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 hay không, các tài liệu của sở di trú, xã hôi và ngoại giao của Canada không thấy chứng minh điều đó, thế thì tại sao Ngô Thanh Hải lại chọn Ngày Quốc Hận 30 tháng 4 để cám ơn chính phủ và nhân dân Canada đã đón nhận người Việt tỵ nạn cộng sản, trong khi người Việt Nam tỵ nạn cộng sản đầu tiên đến Canada không phải vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ngô Thanh Hải đã cố tính bóp méo lịch sử, đã âm mưu biến Ngày Quốc Hận 30 tháng 4 là một ngày biến cố chính trị quan trọng trở thành một ngày mang tính cách xã hội, nhân đạo vu vơ. Phải chăng Ngô Thanh Hải đã nhận chỉ thị của Bắc Bộ Phủ để làm điều này? Mời quý vị đọc và xem Youtube nói về người Việt tỵ nạn cộng sản đầu tiên đến Canada.


Aug. 14, 1979: First Vietnamese refugees arrive to start a new life here


More than a million refugees fled war-ravaged Vietnam, Cambodia and Laos after the Vietnamese War. They were dubbed the "boat people" because they travelled on the ocean in small, overcrowded ships.


BY EDMONTON JOURNAL AUGUST 14, 2014

More than a million refugees fled war-ravaged Vietnam, Cambodia and Laos after the Vietnamese War. They were dubbed the "boat people" because they travelled on the ocean in small, overcrowded ships.
On this day in 1979, 210 Vietnamese refugees arrived in Edmonton on Canadian Forces Boeing 707 planes and were accommodated at military barracks.
Like 18 refugees who had arrived four years earlier from Camp Pendleton, Calif., they had few possessions but a lot of hope for their new life.
Khuu Tong Giang, a 33-year-old technical engineer, who was in that earlier group, had left his country for the first time with "no clothes, no shoes, nothing."
He had no Canadian friends, no Canadian relatives and no money. All he knew was that Canada was "very, very cold."
Giang and the others had been met at Edmonton International Airport by a Canada Manpower greeting team. They were put up briefly in a local motel, their skills were assessed, and they started to hunt for jobs. Skilled workers were told they would likely find work within a couple of weeks.
Edmontonians who could provide them with accommodation were asked to contact Canada Manpower. Four years later, the federal government had a new program where the Edmonton military base was Western Canada's reception centre or staging area for a total of 25,000 refugees who were to arrive 500 at a time, every six days, for the next four to six months.
Military families already lodged in the barracks doubled up and tripled up to make room for the newcomers.
They were to stay no longer than a week before being sent to other parts of Western Canada to live.
It would take from 60 hours to a week to process each refugee through immigration and medical departments, explained Maj. Vic Keating. The base could only accommodate 500 refugees at a time and some problems were expected, he added.
"It will put a strain on our activities. We don't have enough people to feed 500 refugees three meals a day. We'll have to hire more people.
"We don't know what to feed them and it will be difficult to supply transportation for them."
Funding for the refugees during their stay at the base had been set aside by the federal Employment and Immigration Department, department spokesman Garth Norris said.
After the refugees received medical clearance and had rested, they would be taken to their final destinations in Western Canada.
Most of the boat people at the base already knew where they would be staying in Canada. Refugees had been interviewed about possible locations to live while still in camps overseas.
Most were to be sent to stay near relatives or sponsoring groups or to preferred areas in Western Canada requested by the refugees themselves.
Alberta received about 10 per cent of the 50,000 refugees that arrived in Canada.
Twenty per cent of the new arrivals stayed here.
To read more stories from the series This Day in Journal History, go toedmontonjournal.com/history
© (c) CanWest MediaWorks Publications Inc.


Welcome to Canada: Vietnamese refugees arrive

They were prepared to risk everything. In the years following the Vietnam War, over one million refugees fled the war-ravaged countries of Vietnam, Cambodia and Laos. Those Vietnamese who took to the ocean in tiny overcrowded ships were dubbed the "boat people." The survivors sometimes languished for years in refugee camps. The luckier ones were taken in by countries like Canada.

media clip
loading clip

Welcome to Canada: Vietnamese refugees arrive

The first flight of Vietnamese refugees arrives at Pearson International Airport in Toronto.
In July 1979, flights full of refugees start arriving in Canada every three days. Two staging areas are set up at military barracks near Edmonton and Montreal. There the refugees will be processed; filling in paperwork, undergoing a medical exam and receiving a crash course on Canadian culture. Sally Caudwell reports on the first flight of refugees arriving from Hong Kong at Pearson International Airport in Toronto.

The private sponsorship program disperses refugees across the country, although many eventually migrate to the larger centres of Toronto, Ottawa, Montreal, Edmonton, Calgary and Vancouver.
Many refugees can hardly speak a word of English or French. Nonetheless, government-sponsored refugees are turned loose with little more than a city map and a lecture on how to get around on the transit system. Private sponsors, on the other hand, have pledged emotional support and advice.

Orientation lectures like the ones at Operation Lifeline's Welcome House are designed to fill in the gaps. They provide an introduction to the Canadian postal system, Canadian money, opening a bank account and English language basics. With these skills in hand, refugees go forth to make a new life -- to find a job, a place to live, a school for their children.
















6)

Kính thưa Quý Đồng Hương, 

Tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy trên Website chính thức của Cộng Đồng Người Việt Ottawa, Canada lại lên tiếng ca ngợi, vinh danh Thượng nghị sĩ ngô Thanh Hải, và cổ xúy việc ký tên ủng hộ cho dự luật "Ngày Hành Trình Đến Tự Do" (Journey To Freedom Day,) trong khi đó cũng Website này lại posted bản tin dịch bằng Việt ngữ lẫn nguyên văn Anh ngữ, mà trong đó có đề cập đến lời minh xác của Thượng nghị Sĩ Ngô Thanh Hải rằng: "Thượng nghị sỹ Ngô Thanh Hải, người bảo trợ cho dự luật nói rằng dự luật không liên quan gì tới chính phủ hiện tại của Việt Nam. "Quan điểm của tôi là dự luật không đụng gì tới Việt Nam hết, dự luật không đụng gì tới các quan hệ thương mại," trang tin globeandmail.com trích trả lời của ông trong một cuộc phỏng vấn." (Thanh Hai Ngo, the Conservative senator who introduced the bill, insists it is not related to the current government of Vietnam.“My point of view is the bill has nothing to do with Vietnam, the bill has nothing to do with trade relations,”he said in an interview.) 

Thế thì tôi xin hỏi quý vị lãnh đạo Cộng Đồng Người Việt Ottawa nghĩ sao khi Ngô Thanh Hải vô liêm sỉ "thanh minh thanh nga" và cải chính để lấy lòng với cộng sản Việt Nam? Trong khi Ngày Quốc Hận 30 Tháng Tư là ngày toàn dân căm hận cộng sản, thế mà Ngô Thanh Hải lại không dám nhắc đến tội ác tày trời của bọn Việt cộng, chẳng lẽ Ban Đại Diện Cộng Đồng Người Việt Ottawa lại đồng ý và đồng tình với tư tưởng phản quốc của Ngô Thanh Hải hay sao? Mời quý vị đọc cái bản tin trong mạng Cộng Đồng Người Việt Ottawa đăng lời Ngô Thanh Hải sau đây. Xin để ý đến đoạn chữ xanh.








Tin Tc Cng Đng Vietnamese Community News

Ông Dũng bức xúc dự luật tị nạn cộng sản...

posted Feb 5, 2015, 3:47 PM by Le Phan

BBC and Globe and Mail article

Báo Canada nói Th tướng Nguyn Tn Dũng đã gi thư cho Th tướng Stephen Harper hi trung tun tháng 12/2014 đ phn đi D lut S219

Th tướng Vit Nam đã viết thư trc tiếp cho Th tướng Canada Stephen Harper đ bày t quan ngi v mt d lut coi ngày 30/4 là ngày chính thc k nim người t nn cng sn b nước ra đi sau khi Sài Gòn tht th, trang tinglobeandmail.com ca Canada tường thut.

Th tướng Dũng trong lá thư được gi cho Văn phòng Th tướng thông qua Tòa đi s Canada ti Hà Ni hi trung tun tháng 12/2014 nói rng d lut này đưa ra cái nhìn méo mó v lch s Vit Nam và s làm tn hi đến quan h song phương mà c hai nước đã n lc bi đp, theo bài viết ca tác gi Kim Mackrael.

D lut S-219, hay còn gi là D lut Ngày Con đường ti T do, do Thượng ngh s gc Vit Ngô Thanh Hi khi xướng và đã được Thượng vin Canada thông qua hôm 8/12/2014. Các dân biu H vin được trông đi s tho lun v d lut này vào hôm th Năm 05/02/2015.

'Phn ng mnh'

Ngay khi được Thượng vin Canada thông qua, D lut đã gây nhng phn ng d di t phía gii chc Vit Nam.

Báo chí Canada hôm 9/12/2014 dn li mt trong các quan chc Đi s quán Vit Nam Ottawa, ông Vũ Vit Dũng, nói vic này "s gây nh hưởng xu ti quan h song phương gia Vit Nam và Canada, cũng như n lc làm sâu rng quan h trong c các lĩnh vc thương mi và đu tư".

Nhng lp lun ca Hà Ni không vượt qua được nhng phép th pháp lý và quy đnh ca quc hi Canada. Lut sư Vũ Đc Khanh t Canada

Ông Dũng cho hay Đi s Vit Nam Tô Anh Dũng đã bày t quan ngi vi Ngoi trưởng Canada John Baird v d lut này, mà Vit Nam cho rng s gi thông đip không đúng ti người dân Vit Nam và cng đng quc tế.

Người phát ngôn B Ngoi giao Vit Nam Lê Thanh Hi tuyên b D lut S219 "có nhng ni dung sai trái, xuyên tc lch s, khơi li quá kh đau bun, chia r khi đi đoàn kết dân tc Vit Nam, nhm phc v nhng mc đích chính tr cá nhân", trang tin VietnamNet tường thut.

Phó th tướng, B trưởng Ngoi giao Vit Nam Phm Bình Minh cũng tng gi thư cho người đng nhim Canada v vic này.
Tuy nhiên, không thy truyn thông trong nước nhc ti lá thư ca Th tướng Dũng.

Lut sư Vũ Đc Khanh hin đang sng ti Canada nhn xét: "Nhng lp lun ca Hà Ni không vượt qua được nhng phép th pháp lý và quy đnh ca quc hi Canada.
"Tôi nghĩ Hà Ni đang làm trò h vì th nht h không hiu lut chơi, th hai h không biết lobby vì không biết ai là nhân vt cn tác đng và th ba là điu quan trng nht là h không có thc tâm hoà gii dân tc và ci thin cách điu hành qun tr đt nước."

'Hp tác và tôn trng'

Chính ph ca ông Harper nói Canada coi Vit Nam là th trường ưu tiên trong mng đu tư

Canada hin đang n lc phát trin quan h kinh tế vi Vit Nam và các nước Á châu khác.

Chính ph ca ông Harper coi Vit Nam là mt th trường ưu tiên cho các hot đng đu tư và rt mun t thái đ quan tâm ti khu vc qua vic đàm phán v tha thun thương mi TPP.

B trưởng Lao đng Jason Kenney, người chu trách nhim v vn đ đa văn hóa ca Canada trong mt tuyên b nói rng"Canada tiếp tc tôn trng nhng quan h vi Cng hòa Xã hi Ch nghĩa Vit Nam" nhưng ông ng h d lut bi nó k nim 60 ngàn người "đã dám đánh đi mng sng đ đi tìm t do, và đã tìm được t do ti Canada".

Cui tun va ri Th tướng Harper d l Tết Toronto vi mt rng c vàng vi trên 10.000 người tham d

Lut sư Vũ Đc Khanh
 Thượng ngh s Ngô Thanh Hi, người bo tr cho d lut nói rng d lut không liên quan gì ti chính ph hin ti ca Vit Nam. "Quan đim ca tôi là d lut không đng gì ti Vit Nam hết, d lut không đng gì ti các quan h thương mi," trang tin globeandmail.com trích tr li ca ông trong mt cuc phng vn.

Hi đu tun, Đi s Vit Nam ti Canada đã liên h vi B Ngoi giao Canada đ bày t quan ngi v vic c Vit Nam Cng hòa được s dng trong mt s kin ti Mississauga ngoi vi Toronto dp cui tun qua, là s kin có mt ông Harper.
"Chúng tôi rt ngc nhiên và quan ngi v chuyn nhiu lá c vàng ba sc đ ca Vit Nam Cng hòa trước đây đã được treo cnh các lá c Canada ti các đa đim công cng Toronto," tuyên b ca Tòa đi s viết.

Tuy nhiên, ông Kenney nói rng c vàng là biu tượng mà người Canada gc Vit đã la chn, còn lut sư Vũ Đc Khanh cho rng vic đng ý cho s dng c vàng là ch du cho thy ông th tướng Canada ng h D lut 219: "Quan đim chính thc ca Th tướng Harper là bng mi giá phi thông qua d lut này vì đây là năm bu c quc hi liên bang. Bng chng là cui tun va ri Th tướng Harper d l Tết Toronto vi mt rng c vàng vi trên 10.000 người tham d."

"D lut được thông qua ri bu c, sau đó mi người s quên đi. TPP kết thúc đàm phán, 2016 tt c s tr li bình thường. Và mi chuyn s rơi vào lãng quên," lut sư Khanh nhn xét.


Vietnam ‘hurt’ by Senate bill commemorating ‘Black April Day’
KIM MACKRAEL

OTTAWA — The Globe and Mail
Published Wednesday, Feb. 04 2015, 10:12 PM EST
Last updated Wednesday, Feb. 04 2015, 10:12 PM EST
•           

The Prime Minister of Vietnam has written directly to Stephen Harper to register his concern over a private member’s bill that would declare April 30 an official day to commemorate the exodus of South Vietnamese refugees after the fall of Saigon.

Prime Minister Nguyen Tan Dung warned in his letter that the bill presents a distorted version of Vietnam’s history and could damage the bilateral relations both countries have worked to build. The letter was provided to the Privy Council Office and delivered to the Canadian embassy in Hanoi in mid-December.

MORE RELATED TO THIS STORY

•            Obscure Senate bill infuriates Vietnam, sparks diplomatic spat with Canada
•            MARKET FINDERS Vietnam in hot pursuit of foreign business, investment
•            TDSB question ex-chair Chris Bolton’s role in Vietnam school deal

MPs are expected to start debate on the legislation, which has received Senate approval, on Thursday.

The bill was originally titled the Black April Day Act, and was introduced by its sponsor as a way of marking the day South Vietnam fell “under the power of an authoritarian and oppressive communist regime.” The title was later amended to the Journey to Freedom Day Act.

A diplomat from the Vietnamese embassy in Ottawa says the intent of the legislation has not changed. Viet Dung Vu said the bill still includes a reference to April 30 – the day in 1975 when the North Vietnamese captured Saigon – as “Black April Day.” The name Black April is often used by Vietnamese people overseas to refer to that day.
“We are not fighting against recognizing a day to commemorate the Vietnamese coming to Canada. But choosing April 30 hurts us,” he said in an interview. He said his government uses that day to recognize the end of the war and the beginning of reconciliation. He added that ambassador To Anh Dung was denied an opportunity to appear as a witness during the Senate’s consideration of the bill.

The tiff comes at a time when Canada is trying to grow its economic relationship with Vietnam and other Asian countries. The government has named Vietnam a priority market for investment, and is keen to show its interest in the region as it negotiates the Trans-Pacific Partnership trade agreement.

The Prime Minister’s Office referred a request for comment to the office of Employment Minister Jason Kenney, who is also responsible for multiculturalism. Mr. Kenney said in a statement that he supports the bill because it celebrates 60,000 people who “risked their lives in search of freedom, and found it in Canada.”
“Canada continues to have respectful relations with the Socialist Republic of Vietnam,” the minister added.

Thanh Hai Ngo, the Conservative senator who introduced the bill, insists it is not related to the current government of Vietnam.“My point of view is the bill has nothing to do with Vietnam, the bill has nothing to do with trade relations,”he said in an interview.

He said the legislation is meant to recognize those who fled Vietnam after the war and to acknowledge Canada’s decision to accept the refugees.

NDP foreign affairs critic Paul Dewar said the bill’s original text contained “a lot of negative language” but was changed significantly. He said he spoke with Mr. Ngo and the Vietnamese ambassador and hopes the bill will ultimately focus on the contributions of Vietnamese-Canadians to the country.

The bill is not the only irritant for Vietnam. Earlier this week, the ambassador contacted Canada’s foreign affairs department to register his concern about the use of South Vietnamese flags at an event in Mississauga on the weekend that Mr. Harper attended.

“We are very surprised and concerned about the fact that the yellow flags with three red stripes of the former Republic of Vietnam were displayed side by side with the Canadian flags in public places in Toronto,” the embassy said in a statement.

Mr. Kenney said the flag is a symbol chosen by Canadians of Vietnamese origin to celebrate their heritage.

 

Ngày Hành Trình Tìm Tự Do - The Journey To Freedom Day

posted Jan 14, 2015, 4:40 AM by Le Phan   [ updated Jan 15, 2015, 7:39 AM ]
  Xin Ký Thỉnh Nguyện Thư Yêu Cầu Hạ Viện Canada Thông Qua Dự Luật: S-219 
" Ngày Hành Trình Tìm Tự Do" ( The Journey To Freedom Day).

1)-Thỉnh Nguyện Thư cần gởi đến các Dân Biểu, Thượng Nghị Sỉ trể lắm là tuần lể thứ ba của Tháng Giêng, 2015. Sau khi được Hạ Viện thông qua, Dự Luật sẽ trở thành Đạo Luật và hy vọng ông Toàn Quyền Canada sẽ thay Nử Hoàng ký trước ngày Quốc Hận, 30 tháng 04 năm 2015.

2)-Xin vận động ít nhất là 10,000 ( mười ngàn) chử ký. Nhưng nếu được nhiều hơn thì càng tốt.

3)-Không những chỉ cộng đồng Việt tại Canada mới được ký Thỉnh Nguyện Thư. Tất cả cộng đồng Việt khắp nơi trên thế giới đều ký được, ngoài ra mọi người Ngoại Quốc, dân Canada, Mỹ, Úc, Pháp, Đức, v.v. đều ký được nếu họ ủng hộ Dự Luật.

Xin nhắc lại là Dự Luật S-219 là một sự SĨ NHỤC đối với tà quyền việt cộng vì vậy chúng tìm mọi cách ngăn chận không cho Dự Luật được thông qua. Là người Việt Quốc Gia không chấp nhận chế độ độc tài việt cộng, chúng ta cần cho cộng đồng thế giới Tự Do biết là tà quyền việt cộng không tôn trọng Tự Do, Quyền Làm Người bị hủy diệt vì vậy nên bắt đầu Ngày 30 Tháng Tư năm 1975, hàng triệu người Việt đã phải bỏ Nước ra đi.

Ngoài ra việc hàng ngàn người Việt đồng ký Thỉnh Nguyện Thư còn chứng tỏ cho Quốc Hội và Chính Phủ Canada thấy là chúng ta là một tập thể đoàn kết với "Triệu Con Tim, Một Tiếng Nói".

Thượng Nghị Sỉ Ngô Thanh Hải cũng nhấn mạnh là Ngày 30 Tháng Tư muôn đời vẫn là Ngày Quốc Hận trong tâm tư mỗi người Việt chúng ta. Dù Dự Luật được Quốc Hội thông qua, nhưng trong các Bản Tin, Văn Kiện hay trong những đối thoại hàng ngày giửa người Việt với nhau, chúng ta vẫn gọi 30 Tháng Tư là Ngày Quốc Hận, hay Tháng Tư Đen.

Vậy tha thiết xin quý cô bác, anh chị hãy cho việt cộng thấy là chúng ta Đoàn Kết và có Tình Thương Yêu Dân Tộc, bằng ngòi bút chúng ta sẽ đánh bại tà quyền việt cộng trong trận đánh ngoại giao nầy.

Việc ký Thỉnh Nguyện Thư nầy chỉ mất vài ba phút trong đời người của mình, vậy xin quý cô bác, anh chị đừng nở bỏ qua. Xin bấm vào link bên dưới



Những suy tư về ngày 30/4 được 
chánh thức công nhận bằng luật pháp Canada.

Nguyễn Sỹ Thùy Ngân

Vô cùng tri ân Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải, người đã làm việc cho chính phủ Canada nhưng luôn đem trái tim Việt Nam ra để giúp đở và hướng dẩn cộng đồng mình làm việc ngày càng có hiệu quả hơn bằng cách vận động trực tiếp về Hành Pháp với Thượng Viện Canada.

Vì muốn biết tận tường buổi bỏ phiếu ở Thượng nghị Viện ra sao, nên vào giờ chót tôi quyết định xin theo phái đoàn do anh Phát Hội Cựu Sĩ Quan Thủ Đức hướng dẩn lên Ottawa.

Tôi được may mắn là một trong 10 người (danh sách trình lên để tham dự là 12, nhưng có 2 người bị bịnh trước khi khởi hành) đến chứng kiến cuộc bỏ phiếu tại Thượng Viện Canada ngày Dec. 8, 2014. Có tận mắt thấy cuộc bỏ phiếu mới thấy được tấm lòng của Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải và thấy được sức mạnh của sự đồng lòng trong cộng đồng chúng ta qua việc cùng nhau gởi email thỉnh nguyện thư tới các Thượng Nghị Sĩ ở Thượng Viện. Mặc dù chỉ trong vòng thời gian rất ngắn mà email của cộng đồng Việt mình đã tràn ngập Mail Box của các Thượng Nghị Sĩ (TNS). Các TNS ở Thượng Viện rất quan tâm khi nhận được nhiều email của chúng ta gởi đến, và đó cũng là một trong những yếu tố quan trọng để giúp cho việc vận động thông qua Bill S-219 được thuận lợi hơn.

Được biết: 

Black April là cái tên được TNS Ngô Thanh Hải đề nghị từ trước nhưng đã không được thông qua, vì phần đông những TNS không rỏ ý nghĩa và cũng không thấy thoải máy khi chúng ta dùng chử Black. Theo Thủ Tướng Harper thì  chử Black là chử rất sensitive, khuyên chúng ta nên tránh! Và ông là người đề nghị cái tên: Journey to Freedom Day (Hành trình đi tìm tự do) thì dễ hiểu và đầy đủ ý nghĩa hơn. Và đó là lý do tại sao chúng ta có cái tên: Journey to Freedom Day. Và cũng nhờ cái tên nầy mà đã được sự đồng cảm và ủng hộ của hầu hết các TNS ở Thượng Viện với 45 phiếu thuận của các TNS Đảng Bảo Thủ, 4 phiếu chống và 14 phiếu trắng của các TNS Đảng Tự Do và Độc lập. Mục đích chánh của chúng ta là muốn ngày 30/4 là ngày được chính thức công nhận trong luật pháp Canada, cho nên dù tên gọi là Journey to Freedom Day hay Black Friday mà lá Cờ Vàng được công nhận đại diện chánh thức, mới là việc chính yếu. Xin đừng vì cái tên gọi không đúng ý mình mà bàn ra tán vào làm hoang mang dư luận, gây chia rẻ trong cộng đồng mình thì không có ích lợi gì! Xin hãy vui mừng vì dự luật nầy đã được thông qua và hãy đón nhận cái tên do Thủ Tướng Canada đề nghị Journey to Freedom Day một cách trân quí và vì TNS Ngô Thanh Hải đã âm thầm làm việc rất tận lực mới được kết quả tốt đẹp nầy.

Xin ghi lại đây những gì đã nghe và thấy trong ngày chứng kiến cuộc bỏ phiếu tại Thượng Viện Canada ngày Dec. 8, 2014 vừa qua với lòng biết ơn vì Bill S- 219 đã đươc thông qua, nhưng khi viết lại những dòng chử nầy, sao lòng tôi thấy vẩn còn day dứt và mang nhiều suy tư khi nhớ lại lúc nhìn phái đoàn Việt 10 người, đồng loạt quấn khăn Cờ Vàng chỉnh tề, đứng từ trên cao giơ tay chào đáp lể lúc giới thiệu phái đoàn Việt Nam đến chứng kiến cuộc bỏ phiếu. Lúc đó toàn thể TNS ở Thượng Viện đã hướng về phái đoàn Việt Nam vổ tay chào đón một cách nồng nhiệt, thế mà lúc đó tôi lại thấy mắt mình…cay cay, vì sao giờ phút nầy, đứng ở nơi đây, sao chỉ có 10 người mà không là 100 người hay nhiều hơn thế nữa?

Câu hỏi nầy đã làm tôi trăn trở, cùng lúc nhớ tới lời TNS Ngô Thanh Hải đã nhắc nhở chung cho chúng ta là:
-Thấy nước(Tổ Quốc) chứ không thấy người (có cách làm khác)
Có nghĩa là chúng ta có chung cùng nhịp đập của trái tim thương yêu dân tộc và có cùng mục đích là tranh đấu cho một quê hương không Cộng Sản, nhưng mổi người chúng ta vì quá tha thiết nên có những cách đấu tranh khác biệt nên vì thế mà chưa hiểu hết nhau.
Cho nên chúng ta nên đặt lợi ích của viêc tranh đấu cho đất nước được tự do là trên hết, chứ không nên lấy sự khác biệt của cách làm việc mà cho là quan trọng để rồi dẩn đến kết quả là sự tách biệt xa rời nhau làm mất đi sức mạnh của tính đoàn kết.
Từ nay, chúng ta chỉ “thấy nước, chứ không thấy người” khi làm việc chung với nhau nhé!

Nguyễn Sỹ Thùy Ngân
Dec. 09, 2014

7)

Kính thưa Quý Đồng Hương,

Nhân dịp đề cập đến Ngô Thanh Hải, tôi xin nhắc lại chuyện cũ liên quan đến hành động "phản quốc" của y. Vào ngày 7 tháng 4 năm 2012, trong cuộc hội thảo với đề tài "hiểm Họa Bắc Phương" do Liên Khu Hội Âu Châu Liên Minh Dân Chủ Việt Nam do Nguyễn Quốc Nam tổ chức tại Paris, Pháp quốc, có mặt của các đại biểu từ Mỹ Châu đến tham dự, như Ngô Thanh Hải, Chủ tịch Ban Chấp Hành Trung Ương Liên Minh Dân Chủ đến từ Canada, Nguyễn Tấn Trí, Phó chủ tịch Ban CHTƯ/LMDCVN, và Lê Phát Minh, Cố vấn Ban CHTƯ/LMDCVN đến từ Texas. Hoa Kỳ. Trên bàn thuyết trình,  Ngô Thanh hải và các nhân vật nòng cốt này đã hô hào mọi người Việt Nam hải ngoại hãy hợp tác với Việt cộng để đánh Tàu cộng. Đây là một bằng cớ chứng minh rõ ràng Ngô Thanh Hải và đồng bọn Liên Minh Dân Chủ Việt Nam của y đang chủ trương hòa hợp hòa giải với cộng sản Việt Nam, đi ngược lại mục tiêu đấu tranh giải thể đảng cộng sản Việt Nam của toàn dân quốc nội lẫn hải ngoại. Kính mời quý vị bấm vào Link Youtube ở dưới để nghe bọn này tuyên truyền "bưng bô" cho Việt cộng:







LIÊN MINH DÂN CHỦ VIỆT NAM DO NGÔ THANH HẢI LÀM CHỦ TỊCH, VÀ LÊ PHÁT MINH LÀM CỐ VẤN 
TUYÊN BỐ CHỦ TRƯƠNG HỢP TÁC VỚI VIỆT CỘNG: 
"Về phương diện bảo vệ tổ quốc thì chúng ta phải cùng đứng chung với Việt cộng." 

Xin kéo tới chỗ 3:06 để nghe lời tuyên bố "đứng chung" với Việt cộng. Phần cuối cùng, đồng hương phẫn nộ đứng lên phản đối chủ trương ngu xuẩn này:

https://www.youtube.com/watch? v=xs-zJ2vWR-Y  (tổng cộng dài 6 phút)

Tam đầu chế Liên Minh Dân Chủ: Vợ chồng Lê Phát Minh (Houston)-Vợ chồng Ngô Thanh Hải (Canada)-Vợ chồng Nguyễn Quốc Nam (Paris)
8)
Kính thưa Quý Đồng Hương,
Để có phương tiện tuyên truyền cho Nghị Quyết 36, Ngô Thanh Hải đã cấu kết và thông đồng với Việt gian Trúc Hồ để được xử dụng đài SBTN loan truyền các chương trình cổ võ cho kế hoạch "hòa hợp hòa giải" của cộng sản. Ngô Thanh Hải hiện đang đóng vai trò cố vấn chính trị cho Việt gian Trúc Hồ trong việc tuyên truyền nghị Quyết 36 tại hải ngoại. Đây đúng là trường hợp "ngưu tầm ngưu, mã tầm mã." 
Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải, Chủ tịch Ban CHTƯ/LMDCVN và Trúc Hồ, giám đốc ASIA, SBTN


Tổng kết các Video, hình ảnh, bài viết liên quan đến Việt gian Trúc Hồ, tập đoàn ASIA, SBTN nối giáo Việt cộng, tuyên truyền cho Nghị Quyết 36 của cộng sản. Đây là những bằng chứng rõ ràng, trung thực để chứng minh hành động phản bội cộng đồng tỵ nạn của Việt gian Trúc Hồ, tập đoàn ASIA, SBTN không chối cãi được.

Có thể một số người biện minh cho hành động khiếp nhược và hèn hạ của mình khi không dám "đụng" đến Trúc Hồ, bằng cách bào chữa rằng họ chưa hề nghe thấy được những hành động và lời tuyên bố thân cộng của Trúc Hồ, thì nhân đây, tôi xin trích lại một số tài liệu để chứng minh Trúc Hồ là một tên Việt gian đã và đang nối giáo cho Việt cộng, đâm sau lưng tập thể người Việt tỵ nạn cộng sản, mà họ là ân nhân đã nuôi dưỡng và đóng góp cho sự giàu có và tiếng tăm của Trúc Hồ.
Xin quý vị cố gắng bỏ ra 30 phút để xem và nghe trong nhiều dịp khác nhau, Trúc Hồ tuyên bố ủng hộ hòa hợp hòa giải với Việt cộng, không chủ trương giải thể cộng sản, đem tình yêu xóa tan hận thù, giúp Việt cộng đến gần Mỹ v.v.., và ở phút cuối Youtube này là bản nhạc Đáp Lời Sông Núi của Trúc Hồ có hình cờ đỏ sao vàng Cộng Sản, hình Hồ Chí Minh và Quân Đội Nhân Dân tuyên truyền cho Việt cộng:


Xin bấm 2 Links dưới xem và nghe Trúc Hồ và Diệu Quyên tuyên bố Trúc Hồ về Việt Nam nhiều lần:
VIDEO TRÚC HỒ XÁC NHẬN VỀ VIỆT NAM (dài 1phút 19 giây)

AUDIO TRÚC HỒ XÁC NHẬN VỀ VIỆT NAM NHIỀU LẦN: (dài 16 giây) 

AUDIO: Trúc Hồ xác nhận đã về Việt Nam nhiều lần. (dài 15 giây)

 photo trh1_zpsc72b2f8d.jpg
Video chứng minh Trúc Hồ tuyên truyền cho Việt cộng:

https://www.youtube.com/watch? v=8At2VFDUGKk Tổng hợp Trúc Hồ nói trong nhiều shows TV, dài 30 phút

http://www.youtube.com/watch? v=jQGeA3cZU1U   Tóm gọn trong 10 phút

http://www.youtube.com/watch? v=GsdV3nyowLc    Toàn bộ dài 1giờ Trúc Hồ tuyên bố trên đài SBTN

Trong cuốn phim Trúc Hồ, luật sư Đỗ Phủ, ông Võ Thành Nhân nói chuyện trên đài truyền hình SBTN vào ngày 6 tháng 3 năm 2012 để tường trình kết quả ngày trao kiến nghị cho Tòa Bạch Ốc ngày 5 tháng 3 năm 2012, Trúc Hồ đã tuyên bố một số điều bưng bô cho Việt cộng, tuyên truyền có lợi cho cộng sản Việt Nam, đâm sau lưng cộng đồng người Việt tỵ nạn hải ngoại và phản quốc như sau:

“Đã đến lúc Quốc Hội phải là người Hoa Kỳ thật sự, đã đến lúc Quốc Hội phải giúp đở nước Việt Nam của chúng ta. Chuyện quan trọng đầu tiên Quốc Hội cần phải làm giúp chúng ta là cái gì? Chúng ta không bao giờ kêu gọi lật đổ chế độ (cộng sản) hay là bạo động hay là gì hết, cái đó hoàn toàn sai. Trong thế giới chúng ta đang sống bây giờ, chúng ta tất cả mọi thứ chúng ta đều nên hành động một cách nói chuyện với nhau. Nước Việt Nam chúng ta quá nhiều chiến tranh, chúng ta không nên  kêu gọi chiến tranh, không nên kêu gọi hận thù, mà chúng ta phải nên mang tình yêu xóa tan hận thù. Chúng ta là những người Việt đã từng bị nạn nhân của nhiều chuyện, nhưng mà thôi, chúng ta đã vượt qua tất cả rồi, chúng ta phải hãnh diện chúng ta đã vượt qua cái sự chết, và chúng ta đã sống lại, và chúng ta sống lại để giúp người chứ chúng ta không phải sống để mà moi cái này, móc cái kia, để mà nói người này nói người kia cái nọ.”

“Rất nhiều nỗi oan ức của 3 miền luôn chứ không phải một miền đâu. Đã đến lúc chúng ta phải mang tình thương, mang tình yêu để xây dựng lại một nước Việt Nam, và chúng ta không nhân danh ai, chúng ta không nhân danh hội đoàn, chúng ta không nhân danh đảng phái mà chúng ta nhân danh Việt Nam, chúng tôi là người Việt Nam và những người ở Hoa Kỳ, nhân danh chúng tôi là những người Hoa Kỳ mà gốc Việt, còn ở bên Châu Âu, những người ở Úc Châu, bên Canada và ngay cả tuổi trẻ Việt Nam” …(ngưng trích)

VIDEO: Xin kéo mũi tên tới chỗ 40:50 để nghe Trúc Hồ nói phần trên:

Không phải Trúc Hồ tuyên bố những câu “chói tai, thân cộng” một các “vô tình” hay “lầm lỡ,” trái lại Trúc Hồ lặp đi lặp lại cái thông điệp “bưng bô” Việt cộng và tuyên truyền làm lợi cho cộng sản Việt Nam nhiều lần và tại nhiều địa điểm khác nhau, mà điển hình thêm một lần nữa vào buổi tiệc tại nhà hàng Fortune ở Hoa Thịnh Đốn tối ngày 5 tháng 3 năm 2012 tường trình kết quả trao Thỉnh Nguyện Thư cho Tòa Bạch Ốc vào sáng cùng ngày, thì Trúc Hồ cũng đã tuyên bố một cách láu cá và trắng trợn bợ đít Việt cộng như sau:

“Trong năm nay chúng ta không kêu gọi gì hết, chúng ta chưa bao giờ kêu gọi bạo động, chúng ta chưa bao giờ kêu gọi lật đổ chính phủ Việt Nam Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.”

“Và Quân Đội Nhân Dân, những người lính, những người mà Hồ kính phục, kính nể, phải làm thiên chức của người lính là phải bảo vệ quê hương đất nước của mình”…(ngưng trích)

VIDEO: Xin kéo mũi tên tới chỗ 21:49 để nghe Trúc Hồ nói phần trên:

Còn đối với cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản tại Hoa Kỳ và hải ngoại thì Trúc Hồ đã tỏ ra ngạo mạn, xấc xược, hổn láo và khinh rẻ cộng đồng một cách trắng trợn khi Trúc Hồ trả lời cuộc phỏng vấn của nữ xướng ngôn viên Diễm Thi đài Á Châu Tự Do RFA ngày 8 tháng 3 năm 2012 rằng:

“Ba mươi mấy năm qua chúng ta đã thấy gì? Chúng ta không thấy gì hết! Chúng ta chỉ thấy chúng ta biểu tình và chúng ta đi về”…(ngưng trích)

VIDEO: Xin kéo mũi tên tới chỗ 04:37 để nghe Trúc Hồ nói phần trên:



Kính mời quý vị bấm vào các Links dưới để xem lại các bằng chứng tài liệu, hình ảnh, và video chứng minh Trúc Hồ, tập đoàn SBTN, ASIA, và băng đảng Việt Tân có liên hệ chặt chẽ với Việt cộng, phản bội cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản.






Cựu Trung Tướng Lữ Lan tố cáo Trúc Hồ và SBTN không chống cộng, mà chỉ làm thương mai thôi.

Vạch mặt Trúc Hồ, ASIA, SBTN và băng đảng Việt Tân lừa đảo "Hát Cho Biển Đông & Quyền Con Người"

Trung tâm Asia, SBTN tuyên bố sẵn sàng "trải thảm đỏ đón tiếp Việt cộng qua Mỹ"


Trúc Hồ và tập đoàn SBTN, Asia kinh tài cho Việt cộng


Trúc Hồ và tập đoàn SBTN, Asia nối giáo cho Việt cộng


Đặt vấn đề với Trúc Hồ, tập đoàn SBTN, Asia và băng đảng Việt Tân tiếp tay Việt cộng

9)

Kính thưa Quý Đồng Hương,

Trong kế hoạch mở rộng địa bàn hoạt động, Ngô Thanh Hải đã giao du và hợp tác với Việt gian Hoàng Duy Hùng trong việc thực hiện Nghị Quyết 36 Việt cộng tại hải ngoại. Hai tên Việt gian này có cùng một mẫu số chung là sẵn sàng bưng bô và làm lợi cho Việt cộng. Đúng là "cá mè một lứa." 


Vợ chồng Ngô Thanh Hải và Việt gian Hoàng Duy Hùng



Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải "bưng bô" Đoàn Thanh Niên Phan Bội Châu, ngoại vi đảng Việt Tân


Kính thưa Quý Đồng Hương,

"Thư bất tận ngôn, ngôn bất tận ý," bài khá dài rồi nên tôi xin ngừng tại đây, tôi chỉ mong một điều duy nhất là Ngô Thanh Hải hãy giác ngộ mà quay đầu về với Chính Nghĩa Quốc Gia, đừng chỉ vì chút "danh ảo" và lợi lộc nhỏ nhoi do Việt cộng hứa hẹn ban phát, mà lại đi bán rẽ danh dự và liêm sỉ. Đừng để nơi suối vàng, cố giáo sư Nguyễn Ngọc Huy phải đau khổ và tủi hỗ vì có một thằng đệ tử phản phúc và đê tiện, dám đem bán cái danh dự cao quý của tồ chức Liên Minh Dân Chủ Việt Nam cho loài quỷ đỏ cộng sản Việt Nam.

Trân trọng,

Ngô Kỷ
__._,_.___

Posted by: Ngo Ky 

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List