QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Thursday, December 25, 2014

Mười Năm Sau (12/2004 – 12/2014) Nhìn lại thảm họa sóng thần tại Nam Á và Đông Phi


--
Kính Chuyển
MG

Mười Năm Sau (12/2004 – 12/2014)
Nhìn lại thảm họa sóng thần tại Nam Á và Đông Phi
MƯỜNG GIANG
            

            Biển muôn đời vạn kiếp, vẫn là kho tàng khổng lồ và vô giá nuôi sống con người. Nhưng chính con người lại là thủ phạm làm cho biển ô nhiễm nặng nề và trên hết tạo cho biển sự giận dữ trả thù, khi bị xúc phạm, qua các cơn động đất ngầm, bảo gió và tàn khốc nhất là những đợt sóng thần, hay TSUNAMI theo cách gọi của người Nhật. Ðây mới chính là cơn ác mộng của nhân loại, vì nó vừa hung hãn, tàn bạo lại khó biết trước , dù nhân loại hiện nay đã có một nên khoa học kỹ thuật thượng đẳng hơn bao giờ hết. Tuy vậy, người ta vẫn chưa biết hết bí mật của sóng. Ðiều này đã khiến các kỹ sư khi xây dựng đê điền , đôi lúc cũng khựng điếng cùng cực, vì các thay đổi chớp nhoáng của sóng hay những đụn cát biển bồi cao, làm sai lệch những công trình đang thực hiện. Trong số 11 quốc gia bị nạn sóng thần, Thái Lan là nước duy nhất, nằm trong Hệ Thống Báo Ðộng Sóng, do Hoa Kỳ thành lập năm 1965, sau trận động đất và sóng thần tàn phá Alaska năm 1964. Cơ quan này có tên “ National Oceanic and Atmospheric Administration “, trụ sở đặt tại Honolulu, nhưng bao gồm các quốc gia Á Châu Thái Bình Dương, Thái Lan, Mỹ Châu, Úc, Tân Tây Lan, Nga và các Ðảo thuộc địa của Pháp trong vùng. Do trên,Thái Lan đã biết trước một giờ, về cơn Sóng Thần sẽ tới, sau trận Ðộng Ðất 9.2 ngoài khơi Ấn Ðộ Dương. Nhưng vì chỉ nghĩ tới tư lợi,kinh tế, sợ nói lên sự thật, du khách sẽ di tản hết, giống như thời gian đã xảy ra bệnh cúm gà, gây tổn hại kỹ nghệ du lịch, đang hốt bạc. Kết quả không có một tín hiệu báo động nào được phổ biến, khiến cho thành phố du lịch nối tiếng Phuket và Ðảo Phi Phi bị tàn phá nặng nề, hằng ngàn người bị chết thảm cũng như mất tích, khi đang vô tình giỡn mặt với tử thần. Tóm lại tính tới ngày 31-12-04, theo tin của Evening Standars, nạn nhân Sóng Thần ngày 26-12-2004 tại các nước Nam Á và Ðông Phi đã lên tới 125.000 người chết, đó là chưa kể nhiều ngàn người mất tích không tìm thấy thi thể. Indonesia là quốc gia bị thiệt hại nặng nhất.

            Tại Thiên Ðàng Xã Nghĩa VN may mắn không bị tai trời lần này nhưng suốt năm 2004, cũng đã chịu nhiều lần thiên tai tàn pha nặng nề như bảo tố, mưa lớn, lụt và nhất là nạn hạn hán kéo dài từ tháng 4-2004 tới cuối năm, tại các tỉnh miền nam Trung Việt, từ Bình Ðịnh vào, mà thiệt hại nặng nề nhất vẫn là tỉnh Bình Thuận, với nguy cơ hằng trăm ngàn người phải chết đói.

            Mỗi năm mỗi tuổi như đuổi xuân đi. Trước thềm năm mới sắp tới, nhân loại ngoài cái sự buồn rầu đón thêm một chiếc lá vàng rơi xuống bờ vai của cuộc đời, còn bồn chồn trước những tai trời, ách nước không báo trước như vụ sóng thần vừa xảy ra, được coi như là những bi kịch tàn khốc cuối năm, dù mới cảm nhận qua tin tức, cũng đã thấy vị đắng của phận người trong thời loạn.

1-Từ Ðộng Ðất tới Sóng Thần, những bi kịch tàn khốc không hề báo trước

            Trong lịch sử Nhân Loại, đã xảy ra không biết bao nhiêu lần động đất nhưng trong số trên, trận động đất vào ngày 1-11-1755 tại thủ đô Lisbone của Bồ Ðào Nha, coi như được ghi chép lại rất tỉ mỉ và đầy đủ nhất.

            Khắp Châu Âu, từ tháng 5-1755, đã xảy ra nhiều trận động đất và núi lửa phun, như báo trước một bi kịch tàn khốc sắp tới cho nhân loại. Tại Ý và Hy Lạp có hai trận động đất nhỏ, này 11-9 nuí Hecla phun lửa, làm cả vùng Groenland phải rung chuyển dữ dội. Tháng 10-1755, Pháp và Thụy Sĩ thường có những trận mưa máu (nước mưa bị phù sa nhuộm màu đỏ ). Ngày 14-10, hơi nóng của nuí lửa Locarno bốc cao lên nghịt trời, làm thành những đám mưa mây màu đỏ, nhuộm hồng cả tuyết ở Pháp, Ý, Thuỵ Sĩ. Ðiềm trời quái dị làm ai cũng lo sợ và tiên đoán một tai họa ghê gớm nào đó sắp ập tới. Bồ Ðào Nha lúc đó là một cường quốc, nên thủ đô vô cùng cực thịnh và ăn chơi xa xi nhất tại Âu Châu. Theo sử liệu, một tuần trước khi xảy ra trận động đất, tại Lisbone cũng như các vùng lân cận , đã có rất nhiều hiện tượng quái lạ từ loài sâu bọ, bò sát và chuột. Nói chung cả người và súc vật lúc đó đều mang một tâm trạng lo sợ , như hình có điều gì thảm khốc đang chờ đợi.

            Rồi mọi sự cũng đã tới vào lúc 9.30 sáng ngày 1-11-1755 bắt đầu bằng 3 tiếng nổ làm rung chuyển cả trời, đất và thủ đô. Tuy thời gian xảy ra thật ngắn ngủi nhưng cũng đủ làm sụp đổ hầu hết các lâu đài và biến một thành phố sầm uất nhất Châu Âu lúc đó, thành một đống gạch ngổn ngang, còn nước sông Tage thì dâng cao, tràn lấp hết hải cảng. Sau đó một trận hỏa hoạn lớn nhất trong lịch sử nhân loại vào sáng ngày 2-11 làm xóa tên Lisbone trên bản đồ nước Bồ. Theo nhân chứng cũng là sử gia Sayfarht, thì chỉ trong tiếng nổ đầu tiên, khiến mặt đất bể một mảng lớn , chớp nhoáng ùa ngay 4000 căn nhà xuống, rồi cũng nhanh chóng khép kín lại, chôn sống vĩnh viễn người và vật. Tại bến tàu, hậu chấn của trận động đất, gây nên một con Sóng Thần cao như núi, giết ngay 800 lính thủy và ngư dân tại đó. Sóng thần tiếp tục tiến vào thủ dô, xoáy cuốn tất cả nhà cửa, người vật và ngay cả nước sông Tage cũng bị sóng rút hết, khi lùi về biển. Thống kê cho biết có 60.000 người chết và mất tích. Ngoài ra động đất và sóng thần, cũng đã tàn phá nặng nề các nước Pháp, Ðức và xa hơn về phía bên kia bờ Ðịa Trung Hải, tại Maroc, Algérie, ngay cả bờ biển phía đông Châu Mỹ cũng bị địa chấn kéo dài tới năm 1756 mới chấm dứt.
            
            Hơn ba thế kỷ sau, vào ngày chủ nhật 26-12-2004, một thảm kịch tương tự cũng đã xảy ra. Lần này là Sóng Thần mang tới, do hậu chấn của trận động đất dữ dội, mạnh tới 9.2, ngoài khơi Ðảo Sumatra, trong Ấn Ðộ Dương. Lần trước nhân loại chưa có trình độ khoa học kỹ thuật, nên chỉ cảm nhận qua tâm linh và những kinh nghiêm sống từ thú vật quanh mình. Còn lần này trái lại đã biết trước nhưng vì thiếu thiết bị báo động tại các nước Nam Á và nhất là sự cố ý giấu nhẹm tin tức sóng thần của Thái Lan, nên đã khiến cho hằng trăm ngàn người phải chết hay bị mất tích, một cách tức tười bi thảm nhất trong lịch sử của nhân loại.

            Theo các nhà khoa học, hiện nay con người nhờ máy móc, nên có thể biết trước được các thiên tai như động đất, bảo tố, sóng thần và nhờ đó có thể tránh được phần nào sự thiệt hại vật chất và nhân mạng. Trong thiên tai thảm khốc vừa qua, hệ thống báo động Sóng của National Oceanic and Atmospheric Administration “ tại Honolulu đã nhận được tín hiệu động đất mạnh vào chúa nhật. Sự kiện này các nước Nam Á và Ðông Phi cũng biết nhưng ngoại trừ Thái Lan, nằm trong hệ thống báo Sóng của Hoa Kỳ, nên biết trước được hướng di chuyển của Tsunami. Trong lúc đó hầu hết các nước Nam Á, trong Ấn Ðộ Dương,( trừ một trạm duy nhất của Úc , có khả năng ghi nhận được sự chuyển động của sóng nhưng cũng không cao quá 2 feet.), đều không có thiết bị cảm nhận sóng biển (wavesensors) và thiết bị cảm nhận sóng trên phao nổi.

            Theo tin của Evening Standard, số nạn nhân động đất và sóng thần tại Nam Á và các nước Ðông Phi đã lên tới 150.000 người, qua sự khám phá thi thể của các cư dân, tại làng mạc ven bờ biển phía tây Ðảo Sumatra, thuộc tỉnh Aceh. Quân đội Nam Dương và Hoa Kỳ cũng đã tới đây, để lo chôn cất các nạn nhân, vì có nhiều thôn xóm, Sóng Thần giết hết mọi người. Thành phố Banda Aceh vì nằm gần trung tâm động đất nên bị tàn phá tơí 60%, trong lúc các vùng lân cận trên bờ biển thì bị sóng thần. Tính chung Indonesia bị nặng nhất với số nạn nhân lên tới gần 100.000 người. Kế đó là Sri Lanka, Ân Ðộ, Maldives , Miến Ðiện, Bangadesh, Mã Lai. Somalia, Tanzania, Keynia, Seychelles cũng có nhiều người chết .. Riêng Thái Lan, theo thủ tướng Shivanatra cho biết, số người chết có thể lên tới 7000 người, phần lớn là du khách phương tây tại các nước Bắc Âu, Châu Mỷ, Pháp, Anh, Hồng Kông, Nhật..

            Thế giới dù đã tưng bừng đón năm mới 2005 nhưng đồng thời cũng không quên chuyện cứu trợ và giúp đỡ các nước bị thiên tai tàn phá ở Nam Á và Ðông Phi, trong số trên Hoa Kỳ vẫn là quốc gia dẫn đầu về tiền trợ cấp cũng như thực phẩm, thuốc men và số thiện nguyện viên làm việc trong vùng bị nạn. Tuy nhiên vì có quá nhiều công việc phải làm cùng một lúc như chôn người, phát thực phẩm, cũng như trị bệnh và chích ngừa, trong lúc đó nhiều nước như Nam Dương, phương tiện chuyên chở thiếu thốn, đường sá xấu và hư hỏng nhiều, nên hàng cứu trợ của các nước cứ chất cao như núi tại phi trường, trong khi nạn nhân thì è cổ đợi tại chỗ. Chính Jan Egaland, nhân viên cứu trợ của Liên Hiệp Quốc cũng đã tuyên bố tại New York về sự trở ngại và thất vọng trên, đối với các điều phối viên cứu trợ. Nhưng dù gì chăng nửa, thì công cuộc cứu trợ nạn nhân động đất và sóng thần ngày chủ nhật 26-12-2004, được coi là lớn nhất của nhân loại với 60 nước tham gia, số tiền mặt lên tới 1 tỷ 150 triệu đô la, trong khi Tổng Thống W.Bush vừa tuyên bố sẽ cố gắng tăng cứu trợ lên 10 lần, tức 350 triệu đô la. Nhưng sự lo lắng nhất của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, như Bác Sỹ David Nabarro đã tuyên bố, đó là bệnh dịch sẽ bùng phát sau sóng thần, mà sự đau khổ cũng không kém gì nổi thương tâm vừa qua. Một điều lạ lùng đã xảy ra tại Tích Lan, là trong cơn sóng thần vừa qua, chỉ có người và nhà cửa bị thảm họa, còn các tượng Phật lớn nhỏ, tạc bằng đất đá vẫn được nguyên vẹn. Ðiều này đã chứng tỏ trời có mắt, quả báo luôn luôn chờ sẵn những kẻ bất lương vô hạnh, đang gây khổ đau cho đồng bào.

            Sau thảm họa Tsunami ở Nam Á, tại Hoa Kỳ hầu hết các nhà khoa học như Richard Eisner, giám đốc California Office of Emergency, cũng như Bruce Jaffe thuộc US.Geologial Survey tại Santa Cruz, cùng đồng thuận về lời cảnh báo rằng, miền duyên hải phía tây Hoa kỳ, từ Mũi Mendocino tới Puget Sound,qua các tiểu bang California, Oregon và Washington, sẽ xảy ra thảm họa Sóng Thần như vừa qua tại các nước Nam Á trong Ấn Ðộ Dương. Nguyên do vì tầng địa chất Cascadia Sudduction Zone, từ 14 năm về trước đã có hiện tượng chuyển dịch tầng địa chất, sau trận động đất 7,1 trong vùng Humboldt vào ngày 25-4-1992. Tuy nhiên nhiều năm nay, tại các tiểu bang CA,WAS, OR cũng như Alaska và Hawaii đã xây dựng một hệ thống báo động Tsunami, bằng các thiết bị chìm dưới đáy biển và các phao nổi, luôn theo sát đường đi của sóng, với hy vọng tránh được phần nào thảm họa vô hình, tuy biết trước nhưng không làm sao ngăn cản được.

2-Sóng Thần, Cơn Thịnh Nộ Của Ðại Dương :

            Muôn đời sự chuyển động của các đợt sóng, vẫn là những điệu luân vũ không bao giờ chấm dứt, giữa không gian và biển cả, do gió và mặt trăng điều khiển, khi thì thầm mơ mộng như lời ru của thơ nhạc. Nhưng rồi chỉ trong một giờ, một đêm , sự tuyệt vời kia sẽ biến thành thảm họa thiên nhiên, có sức tàn phá không thua gì bom nguyên tử. Quả vậy sóng biển vô hình vạn trạng, từ gợn nhẹ đìu hiu như gió, cho tới núi sóng Tsunami, chúa tể hung tàn , không một ai có thể ngăn cản nổi. Theo các khoa học gia, thì hiện tượng Sóng Thần , chẳng có ăn nhập gì tới thủy triều, mà nguyên nhân phát sinh ra nó là các trận động đất hay đất chùi dưới đáy biển. Ðể vượt qua khoảng cách mênh mông, Tsunami có vận tốc tới 800 km/giờ và tàn phá tất cả mọi vật khi tiến vào bờ. Năm 1964 động đất ở Anchorage và tiếp theo là sóng thần, tàn phá nặng nề thành phố biển Valdez. Cơn sóng dữ còn tiếp tục ập tới bờ biển California, tàn phá và làm chết nhiều người tại thành phố Crescent City. Vì tính chất phức tạp, nên ngay cả toán học, cũng phải khó khăn khi tìm hiểu từ khối lượng nước tới cho tới hình dạng của sóng, qua đủ dạng rún biển, sóng bạc, bọt sóng, mưa biển, sương biển.. Thời đệ nhị thế chiến, sự nghiên cứu về sóng biển , được coi như là một bí mật quân sự, được bảo vệ cẩn mật, coi như là một yếu tố chiến lược quyết định, trong các lần đổ bộ từ tàu lên bờ biển, tại các mặt trận ở Thái Bình Dương, Âu Châu, Bắc Phi. Trước khi một triệu quân Ðồng Minh đổ bộ lên bờ biển Normandie của nước Pháp, thì Tổng Tư Lệnh Mặt Trận là Tướng Eisenhower đã được các Khoa Học Gia báo cho biết, Ngày N đổ bộ, sẽ có sóng to gió lớn. Nhưng vì yếu tố bất ngờ, cuộc đổ quân lớn nhất trong lịch sử chiến tranh đã thành công, làm cho Phe Trục trở tay không kịp, vì đã không tin Ðồng Minh dám đổ bộ trong khi biển có sóng lớn.

            Trong các loại thiên tai thường xảy ra như nuí lửa, động đất, gíó bão,,thì sóng cũng được xem như là một hung thần tàn bạo đáng nể sợ. Tại bờ biển Scotland trong mùa đông chướng, các đợt sóng lớn có thể làm xê dịch những tảng đá có trọng lượng trên 500 tấn, một cách nhẹ nhàng. Ngoài biển, khi gió lớn tới cấp 14, sóng có thể đánh tung các con tàu trọng tải từ 10.000 tấn trở lên, vào bờ là chuyện rất thường. Tại HoaKỳ, tiểu bang Florida là vùng đất suốt 60 năm qua, từng chịu nhiều thảm cảnh Cyclone, qua các cơn bão lớn tàn pha như Hugo năm 1989, Andrew năm 1992 và năm 2004, cũng bị mưa bão lớn , gây sóng cao hất nhiều du thuyền lên mái nhà trong bờ.

            Bờ biển Waimea Bay ở Ðảo Big Island của Tiểu Bang Hawaii, có sóng to nhất trên thế giới, còn những con sóng cao từ 9-10m, được coi là chuyện bình thường. Ngày 3-4-1968 tại dây có một con sóng cao tới 16,50m. Nhưng sóng dài nhất lại thường xảy ra trong Vịnh Matanchen của Mễ Tây Cơ, thường có chiều dài từ 2-3km khi ập vào bờ. Ngày 24-4-1771, có một ngọn sóng thần cao tới 93m, từ ngoài khơi Ðảo Isigaki, khi đập vào bờ đá, đã bứng một rặng San Hô nặng 828 tấn, văng xa tới 2 km. Ngày 4-12-1984, các nhà địa chất học, đã tìm lại được dấu vết của ngọn Sóng Thần cao 340m, mà 100.000 năm trước, đã đập vào bờ biển Lanai của Tiểu Bang Hawaii, nguyên do từ một Vẫn Thạch khổng lồ rớt xuống biển, khiến núi lửa bị nức chảy nham thạch, làm lở đáy đại dương. Theo sự giải thích của Nhà Hải Dương Học Williart Bascom, chính phần cuộn lỏm của sóng, mới là nguyên nhân làm nhiều tàu thuyền bị chìm.

            Theo Walter Munk, một chuyên gia khí tượng, thì sau thập niên 50 của Thế kỷ XX tới ngày nay, người ta đã theo dõi được đường đi của sóng, dễ dàng hơn nhờ các Vệ Tinh bay ở trên cao, có thể nhìn xuyên các tầng mây mù che kín phía dưới. Bài học sóng thần ngày chủ nhật 26-12-2004, đã được biết trước nhưng vì các nước Nam Á thiếu thiết bị cảm nhận hay không chịu tin vào khoa học kỹ thuật, nên đã hứng chịu một thảm kịch chưa từng có trong lịch sử nhân loại.

            Nhưng đối với những cơn sóng Tsunami, khổng lồ và hung hãn, thì thật khó biết trước đường đi của chúng. Sáng sớm ngày 1-4-1946, trong quần đảo Aléoutiennes ở Alaska, bị một cơn động đất 7.3 và 45 phút sau đó, ngọn Hải Ðăng tại Mũi Scotch, cách mặt nước 10m, bị một sóng thần cao 30m, phá hủy hoàn toàn.. Cùng ngày, lúc 7 giờ sáng, cơn sóng thần trên từ Alaska kéo tới thành phố Hilo, trên Ðảo Hawaii, giết chết 159 người và làm sập đổ nhiều nhà cửa tại đây.

            Sóng Thần theo tiếng Nhật là Tsunami, thường rất ít xảy ra nhưng nếu có, chúng sẽ tung hoành không sao cản nổi. Tới nay, danh từ Sóng Thần vẫn không được các nhà khoa học chấp nhận, vì hiện tượng Tsunami không có liên quan gì tới sức hút của Mặt Trời và Mặt Trăng, mà hoàn toan do những cơn chấn động dử dôi của võ trái đất. Sự lạ lùng nhất của Tsunami là tại sao, một đợt sóng bình thường nhìn thấy ngoài biển, lại trở thành Tsunami có sức tàn phá khủng khiếp, khi tiến vào bờ . Sức mạnh của Tsunami là sự cấu thành của cột nước, không bị lệ thuộc vào chiều sâu của biển. Còn tốc độ trái lại rất khủng khiếp, lên tới 800 km/giờ. Sóng thần khi vào tới bờ, bị dồn ép trong địa hình giới hạn, làm nó phải vươn cao lên và đổ ập vào bờ. Vì không ý thức được hiểm họa trên nhiều người đã phải chết thảm vì Tsunami.

            Từ năm 1948, một Trung Tâm Báo Ðộng Sóng Thần đã được thành lập tại Honolulu, để bảo vệ Hawaii và 25 quốc gia ven biển Thái Bình Dương. Trong 10 năm đầu, Trung Tâm đã báo động được hai lần có Sóng Thần nhỏ nhưng năm 1960, một Tsunami khổng lồ xuất hiện, gây nhiều thươg vong tại Chili, Hawaii và Nhật, thì máy móc của Trung Tâm lại im re, không hề phát hiện một tín hiệu bao động nào hết. Theo các nhà Khoa Học, sở dĩ có tình trạng trên vì máy móc sẽ trỡ thành bất khiển dụng, trong trường hợp động đất xảy ra ở dưới đáy biển, tạo thành sự sụt lở của bùn, đá hoặc băng , một cách chớp nhoáng. Do trên, năm 1958 tại Alaska có một Tsunami lớn nhất nhưng máy móc không ghi nhận được. Tóm lại không phải Tsunami chỉ diễn ra một lần, trong một chu kỳ 10-20 năm như Bruce Turner, một chuyên gia địa chất từng nhận xét, mà nó có thể xuất hiện bất chợt và bất cứ nơi nào trên thế giới, vì cho tới nay, chưa có ai ngăn cản nổi.

3-Tai Trời, Ách Người Tại Xã Nghĩa trong năm 2004 :

            Sau khi xảy ra động đất và sóng thần tại Nam Á, Nguyễn Ngọc Thủy viện trưởng viện khoa học của VC, trong lúc được phỏng vấn , đã khoe là VN nhờ không nằm trong vòng cung đông đất của vùng Thái Bình Dương, nên đã tránh được thảm họa Sóng Thần vào ngày chủ nhật 26-12-2004 như các nước Nam Á và Ðông Phi. Nhưng có điều VC lại quên nói tới, là suốt năm 2004, đồng bào VN cũng đã chịu nhiều tai trời như Lũ Lụt, Bảo Tố tại các tỉnh Miền Bắc , Miền Nam nhưng đau khổ nhất vẫn là Nạn Hạn Hán, đã xảy ra từ tháng 4-2004 tới cuối năm , tại các tỉnh Nam Trung Phần, từ Phú Yên vào, mà khô hạn nhất vẫn là tỉnh Bình Thuận. Từ bao đời, vùng Tam Phan (Phan Rang, Phan Rí và Phan Thiết) đã nổi tiếng nhất trong nước là vùng khô hạn và mưa ít. Trong năm 2004, từ tháng tư  đang trong mùa mưa, nhưng suốt mấy tháng trời chỉ nắng chan chan, khiến cho hầu hết sông, suối, lạch, hồ gần như khô tới đáy. Thêm vào đó, nước mặn từ biển , xâm nhập vào các con sông khô nước tại các quận Tuy Phong, Hòa Ða, Hàm Thuận Nam và Hàm Tân, khiến cho hơn 50.000 mẫu ruộng trong tỉnh khô cháy. Trong lúc đó, các hồ Cà Giây, Ðá Bạc không còn nước, riêng Hồ Sông Quao-Ða Mi chỉ còn chưa tới 19 triệu lít nước. Tóm lại khô hạn chẳng những làm cho ruộng đồng khô cháy, mà còn không đủ nước uống cho đàn gia súc, nguy cơ làm cho 16.430 gia đình - 75.778 người chết đói, nếu tình trạng nắng hạn vẫn không thay đổi. Trong lúc đó, tình trạng khô cháy tại các tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên và Bình Ðịnh cũng chẳng có gì hơn Bình Thuận. Các hồ chứa nước nổi tiếng Ninh Giang, Ða Nhim (Ninh Thuận), Ðồng Cam, Tam Giang, Phú Xuân (Phú Yên), Núi Một, Hội Sơn, Thuận Ninh (Bình Ðịnh), cũng khô cạn nước.       

            Trong lúc cả thế giới cùng đau khổ trước thảm họa động đất và sóng thần vừa qua, khiến cho cả trăm ngàn nạn nhân bị chết thê thảm, làm cho 5 triệu người trong vùng lâm cảnh tay trắng, sống đời màn trời chiếu đất, thì tại Xã Nghĩa , Công An VN lại khoe, tính tới cuối năm 2004, đảng VC cùng Trung Cộng, đã cùng cấm được hằng ngàn cọc biên giới Việt- Hoa. Hỡi ơi, qua mấy ngàn năm lịch sử, chưa có triều đại nào, mà con cháu Lạc Hồng lại bị nhục nhả, hèn kém như Triều Ðại Hồ Chí Minh. Tai trời tuy có làm cho đồng bào khổ đau, chết người và mất mát vật chất nhưng con người có thể tạo lại được những mất mát đã mất. Còn VC đem bán nhượng đất đai, lãnh hải cho Trung Cộng, thì biết tới bao giờ, chúng ta và con cháu mới thu hồi lại được ? Chẳng nhưng thế VC còn bán nhượng lãnh hải phía nam, cho cả Nam Dương và Thái Lan, để đổi lấy tiền, chuẩn bị chạy. Ngày nay, Trung Cộng qua những văn kiện bán nước của VC, do chính Hồ Chí Minh, Phạm Văn Ðồng ký từ năm 1958 (Hoàng Sa, Trường Sa), Nguyễn Văn Linh, Đổ Mười, Phạm Đồng (cam kết Thành Đô 1990) tới nay, đã coi biển Ðông Hải của VN là lãnh hải của Tàu. Chúng ỷ sức mạnh và văn kiến bán nước, ngang ngươc muốn làm gì thì làm, từ sự đem giàn khoan dầu KanTan 3 vào hoạt động trong Vịnh Bắc Việt,giàn khoan HĐ81 năm 2014, cho tới việc xảy ra cơm bữa trên biển Ðông, bắt cướp, tông tàu , rượt đuổi ngư dân VN, bất chấp công pháp quốc tế, cũng như sự hiện diện của các chóp bu đảng bù nhìn, chỉ biết đàn áp đồng bào trong nước mà thôi.

            VN may mắn không bị thiên tai sóng thần vừa qua, nhưng ách người thì thê thảm không sao kể xiết. Tính tới cuối năm 2004, VC đã qua mặt quan thầy Nga So-Trung Cộng , về sự tham nhũng đứng đầu thế giới. Người VC cũng được xếp hạng là có nhiều tỷ ohú đô la nhiều nhất ..

            Thảm họa cũng đã tới miền đông bắc nước Nhật với động đất lẫn sóng thần vào ngày 26-3-2011, làm hơn 9000 người thiệt mang nhưng đau khổ nhất vẵn là việc các nhà máy điện nguyển tử bị hư hỏng, làm thất thoát chất phóng xạ trong không khí lẫn nước biển, khiến cho nước Nhật khốn đốn tới nay vận chưa giải quyết xong..


Cuối Chạp 2014
Viết tại Xóm Cồn Hạ Uy Di
MƯỜNG GIANG


Về những người Việt đã vượt biển đến Hong Kong sau ngày 30/4/1975

From: "Tran Marie hangiangletuyen
To: thaoluan9@yahoogroups.com
Sent: Thursday, December 25, 2014 8:56 AM
Subject: [Thaoluan9] Về những người Việt đã vượt biển đến Hong Kong sau ngày 30/4/1975

 
Về những người Việt đã vượt biển đến Hong Kong sau ngày 30/4/1975

Hàn Giang Trần Lệ Tuyền


Kính gửi quý vị trên các diễn đàn,
Kính gửi anh Nguyễn Thùy,

Trước hết, tôi xin nói rõ: Anh Nguyễn Thùy, là một người anh đồng hương, anh đã từng chia xẻ những đau thương của riêng tôi. Anh là ân nhân của tôi. Thế nhưng, vì lương tâm, vì những sự thật, bắt buộc tôi phải lên như sau:

Trước hết, tôi biết anh Nguyễn Thùy, là người vượt biển, nhưng anh không đến trại Hong Kong, nên anh không biết gì về những người đã ra đi từ miên Bắc. Tôi không có ý kiến về những điều khác, mà chỉ nói riêng về một đoạn, mà anh Nguyễn Thùy đã viết về những người miền Bắc đã đến Hong Kong. Tôi cũng biết, anh Nguyễn Thùy, không thấy, không biết. Nghĩa là không chứng kiến, nên viết không đúng với sự thật.

Còn tôi, tôi  từng ở trại tỵ nạn Cộng sản Hong Kong như trại Chimawan, trại San Yick,  nên phải lên tiếng về một đoạn anh Nguyễn Thùy đã viết như sau:

“…một số không ít người miền Bắc (dưới chế độ Dân Chủ Cộng Hòa Cộng sản - số người nầy thường vượt biển sang tỵ nạn tại Hồng-Kông) đã 'mười chết một sống' hối hả phải rời Tổ quốc thân yêu, chạy trốn độc tài Cộng sản đến các xứ sờ tự do tìm không gian sống mới”.


Những điều này, hoàn toàn không đúng với sự thật:

1. Những người từ Bắc Việt, họ không hề có cái gọi là đã 'mười chết một sống' hối hả phải rời Tổ quốc thân yêu, chạy trốn độc tài Cộng sản”, mà họ được đảng CSVN, tạo điều kiện hoàn toàn tự do, để đi đến Hong Kong. Mỗi thuyền họ ra đi, đều chuẩn bị đầy đủ, để mang theo cả gà, vịt... và thức ăn, trên con đường men theo bờ biển đến Hong Kong.

Họ không hề bị bắt lại, không hề có bị tù vì “tội vượt biển” như người miền Nam: VNCH.

2. Đến Hong Kong, mỗi năm đến ngày 30/4, họ đều treo Cờ Đỏ Sao Vàng, để “ăn mừng chiến thắng”. Họ luôn luôn tìm mọi cách để giết chết người dân miền Nam tỵ nạn Cộng sản thực sự. Họ đã dùng những thanh sắt, được tháo ra từ những chiếc giường ngủ, rồi mài thành những vũ khí, để giết chết, đâm, chém, và cắt gân chân, gân tay của người miền Nam. Có khi họ nấu nước sôi, hoặc dùng nước tiểu đem tưới lên những giường ngủ của các gia đình Quân Nhân QLVNCH.

Cũng nên biết, trước đó đồng bào miền Nam: VNCH ở trại Chimawan. Còn những người miền Bắc thì ở trại Heiling Chau, Shamshuipo... họ đông hơn người miền Nam, vì được CSVN cho đi tự do.

Cũng cần nhắc lại, khi chính quyền Hong Kong đã dồn tất cả những người vượt biển, cả Nam lẫn Bắc đến ở chung tại trại San Yick. Từ đó, hàng ngày người miền Nam đã bị người miền Bắc đánh, giết, có người trở thành tàn phế. Vì bản chất và chiến thuật lấy thịt đè người của họ.

Chính vì vậy, nên đồng bào miền Nam. Đặc biệt, là các chị phụ nữ, đã tập họp toàn trại miền Nam, để thành lập đội ngũ, thành những nhóm thanh niên thay phiên canh gác ban đêm, để đồng bào được an tâm đi ngủ. Cũng có tổ chức cho các thiếu nữ, để họ chịu trách nhiệm trông nom các trẻ  em, để cho các phụ nữ lớn tuổi đối đầu trong  những lần người miền Bắc tấn công người miền Nam.

Và cuối cùng, họ đồng tâm đứng lên tranh đấu: Từ Văn Phòng Phúc Lợi - Cảnh sát Hong Kong - Ông Trại trưởng - Ông Thống Đốc Chính Phủ Hong Kong. Cho đến cuối cùng là một cuộc tuyệt thực từ sáng sớm đến chiều trước Văn Phòng Phúc Lợi tại trại San Yick, của Thành phần Phụ nữ Đại Diện tầng lớp đồng bào Tỵ Nạn Cộng Sản tại trại San Yick, Hong Kong, để đòi gặp cho bằng được Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc tại Hong Kong, để trình bày những bằng chứng xác thực về những đợt tấn công đẫm máu, kinh hoàng của người miền Bắc.

Và sau một buổi “tranh luận” giữa Phái đoàn cao Ủy Tỵ Nan Liên Hiệp Quốc và Đại diện đồng bào miền Nam tỵ nạn Cộng sản của Thành phần Phụ nữ,  thì Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc đã chấp thuận: Chia đôi hai trại Nam, Bắc trở lại như cũ.

Tôi còn giữ lại những bằng chứng, một ĐƠN THỈNH NGUYỆN, của Thành phần Phụ nữ Đại diện tấng lớp đồng bào tỵ nạn cộng sản tại trại san Yivk, Hong Kong.

Vậy, tôi đưa lên đây, để quý vị hiểu thêm về tình trạng này. Tuy nhiên, tôi phải cắt đi phần chữ ký của hơn 100 (hơn một trăm) các phụ nữ đã ký tên vào Đơn Thỉnh Nguyện, vì ngoài chữ ký, các phụ nữ ấy, đều có ghi thêm tên họ rõ ràng. Mà hiện nay, họ đang tỵ nạn Cộng sản ở nhiều quốc gia, có thể họ đang sống gần những người miền Bắc, đã từng đánh đập, hành hung họ và thân nhân của họ, để tránh những cuộc trả thù, như đã xảy ra tại Hong Kong trước kia.








Một lần nữa, tôi chân thành mong quý vị, nếu muốn viết về những người vượt biển, thì trước khi viết, quý vị nên tham khảo những tài liệu chính xác, để tránh được những sai lầm không nên có, và cũng để trở thành những tài liệu lịch sử, cho hậu thế còn biết đến những cuộc vượt biên, vượt biển đầy máu và nước mắt, tang tóc, đau thương của tất cả những con dân của nước Việt Nam Cộng Hòa sau NGÀY QUỐC HẬN: 30/4/1975 !

Parir, ngày 25/12/2014
Hàn Giang Trần Lệ Tuyền
______________________________________________
  


---------- Forwarded message ----------
From: Chinh Tran 
ChinhNghiaViet@yahoogroups.com>
Date: 2014-12-25 1:54 GMT+01:00

Thưa qúi vị,
Từ ngày “bị gậy” lưu lạc giang hồ, hôm nay  được đọc một bài  của
  Nguyễn Thùy  đã “thẩm thấu” được tất cả những ý- từ  đã được nhiều người phơi bày từ trước đến nay .
Tại sao người ngọai quốc luôn đồng tình  hay chủ trương “ Xóa bỏ ngày quốc Hận 30-4-1975”
của VNCH ?  Vì đó là nỗI đau, nỗI nhục của nhân lọai, nhất là những quốc gia, thể chế có chữ ký trong Hiệp Định Geneve và Hòa Đàm Paris !  Những chữ ký giết người , những quốc gia bần tiện và độc ác đã lụy theo kẻ giết người chỉ vì “miếng cơm manh áo”, kiếm được lợi nhuận  chiến tranh  chia chác với kẻ cựu thù !

Điều đáng trách hờn hơn cả , là lũ Việt Gian tay sai, đã quên đi nỗI đau nhục cho Quê hương miền Nam - Việt Nam Cộng Hòa  mà phục vụ cho kẻ thù và những bá nhân  độc ác  phản bội và  hèn hạ !

Dưới Thế  này vẫn chưa được Bình An vì thế giới này còn qúa nhiều kẻ (Quốc Gia) Độc ác !
ChinhIrving ./.

                               
“Ngày Quốc Hận”
hay “Ngày Hành Trình Ðến Tự Do” ?
                                                                                                         
nguyễn thùy
     
      Ngày 30 tháng Tư năm 1975 được mọi người VN tại hải ngoại gọi là ‘Ngày Quốc Hận’. nhưng đã có lần đảng Việt Tân gọi ngày đó là ngày ‘tranh đấu cho Tự do’ (thay vì gọi là ‘ngày quốc hận’) và bị hầu hết người Việt yêu nước phản đối. Mới đây Tiến sĩ Ngô Thanh Hải, thượng nghị sĩ Quốc hội Canada đệ trình dự luật lên Thượng Viện Cananda và được Thủ tướng Harper và Thượng viện đồng ý danh xưng gọi ngày 30/04/1975 là ‘Ngày Hành Trình đến Tự Do’, sự việc nầy cũng bị một số người chống đối đôi khi với lời lẽ thô bạo đối với Thượng Nghị sĩ Ngô Thanh Hải. Thêm một danh xưng khác về tháng Tư năm 1975 là ‘Tháng Tư đen’.
          I- Qua ba tên gọi đó, tên gọi nào đúng đắn nhất ? Người viết xin góp một số ý kiến, sau đó nói rõ quan điểm người viết nên chọn tên gọi nào.

          1/- ‘Ngày Quốc Hận’ . Dùng tên gọi nầy là ta đứng trên cương vị của Dân tộc, Quốc gia. Ngày Quốc Hận có nghĩa ngày nói lên mối hận thù của cả dân tộc, quốc gia, cả toàn thể nhân dân căm thù vì bị mất nước bỡi cường quyền ngoại xâm, ngày đánh dấu sự kiện lịch sử đã đưa toàn thể dân tộc vào thảm họa nô vong. ‘Ngày Quốc Hận’ tên gọi nầy do người Việt tỵ nạn cộng sản nơi hải ngoại dùng nói tên thân phận lưu vong của mình cùng tình cảnh đất nước, nhân dân  bị rơi vào vòng thống trị Cộng sản.

        Người Cộng sản VN căm tức tên gọi nầy vì xóa sạch tất cả công lao tranh đấu của họ cùng lên án họ là xâm lăng. Cộng sản VN xem ngày 30/04/75 là ngày chiến thắng của họ vì họ đã giải phóng và thống nhất đất nước. Như vậy, với Cộng sản VN, không có chuyện ‘mất nước’ vì đất nước VN vẫn còn, được thế giới và LHQ công nhận và vẫn do người VN dù là Cộng sản nắm quyền. Tên gọi ‘ngày quốc hận’ không được thế giới hảo cảm ; thế giới xem ngày đó là ngày cáo chung chế độ VNCH ; sự cáo chung một chế độ không hẳn là mất nước. Chỉ riêng nhân dân Miền Nam VN (từ vĩ ruyến 17 đến mũi Cà-Mau) gồm cả Quân, Dân, Cán, Chính VNCH mới xem ngày đó là ‘ngày mất nước’ và hô hào đấu tranh bằng mọi cách để phục hồi đất nước, thu hồi lại chủ quyền dân tộc cho đất nước và quyền sống tự do dân chủ cho nhân dân VN.
          2/- ‘Ngày Hành Trình đến Tự Do’.  Tên gọi nầy nói lên sự kiện lịch sử hàng ngàn, hàng vạn rồi hàng triệu người VN không riêng ở Miền Nam VN (từ vĩ tuyến 17 đến mũi Cà-Mau) mà còn một số không ít người miền Bắc (dưới chế độ Dân Chủ Cộng Hòa Cộng sản - số người nầy thường vượt biển sang tỵ nạn tại Hồng-Kông) đã ‘mười chết một sống’ hối hả phải rời Tổ quốc thân yêu, chạy trốn độc tài Cộng sản đến các xứ sờ tự do tìm không gian sống mới. Cả trên hàng trăm ngàn người phải bỏ mạng nơi rừng sâu biển cả, không kể bị hải tặc cướp của, hiếp dâm, sát hại, khiến thế giới bàng hoàng, xúc động phải ra tay cứu vớt số nạn nhân nầy do lương tâm, do nhân đạo, do tinh thần nhân bản.

                  Số người nầy phải chứng minh rằng mình là nạn nhân của Cộng sản, ở lại nước sẽ bị Cộng sản đày đọa, sát hại để cơ quan HCR công nhận là ‘tỵ nạn chính trị’ mới được can thiệp với các nước cho định cư. Một số người không được công nhận như thế nên trong các cuộc thanh lọc, đã bị cưỡng bách phải về lại VN khiến nhiều người phải tự tử (sự việc xảy ra ở các trại tỵ nạn tại Hồng-Kông khi chính quyền nước Anh bắt buộc họ phải về lại VN). Gọi là ‘ngày hành trình đến tự do’, thế giới nghe thuận tai hơn là ‘ngày quốc hận’ hay ‘Tháng Tư đen’. Vì các xứ sở tự do đó từ lâu có phải bị ‘mất nước’ đâu và xứ sở họ có bị bóng đêm nào vây phủ. Hơn nữa, họ nhìn vào sự kiện chứ không mấy nghĩ đến tâm trạng của lớp người tỵ nạn chính trị nầy.
          Thực sự mà nói, số người tỵ nạn Cộng sản, trong những ngày đầu phải đành đoạn bỏ nước ra đi chỉ là để chạy trốn chế độ cộng sản, bảo toàn sinh mạng mình cùng gia đình, thân nhân, bà con và để gầy dựng lại cuộc sống chứ chưa hề nghĩ lả để tranh đấu cứu nước, cứu dân . Tuy nhiên, dù chưa nghĩ gì đến nước, đến dân, nơi họ mặc nhiên đã mang chở  cái ‘hồn dân tộc’, cái ‘hồn nước’, cái truyền thống văn hóa bao đời qua lịch sử. Ðến các trại  tỵ nạn, dù tương lai chưa rõ ra sao, cái ‘hồn dân tộc’thao thức đêm dài. Ðến được xứ sở định cư, sau ít năm tìm cách thích ứng với nếp sông xứ người và ổn định phần nào cuộc sống cá nhân cùng gia đình, con cái, cái ‘hồn nước’ trổi dậy mạnh mẽ để thấy ngày 30/04/75 là ‘ngày quốc hận’ làm động cơ cho mọi hành động đấu tranh vì dân, vì nước, vì  đồng bào nơi quốc nội. 

             Từ đó những ‘cộng đồng người Việt tự do’ ra đời khắp nơi tranh đấu chống Cộng sản. Cũng do cái ‘hồn nước’ đó, có thể nói lớp người tỵ nạn cộng sản đã mặc nhiên  hình thành một ‘quốc gia văn hóa VN’ nơi hải ngoại. Gọi là ‘quốc gia văn hóa’ vì chỉ có văn hóa thôi, không có lãnh thổ (lãnh thổ là của người), không có một Chính phủ được mọi người bầu ra, không có một hệ thống pháp luật riêng, không có cảnh sát, công an, không có thuế khóa,…nói chung chẳng có lập pháp, hành pháp, tư pháp gì ráo trọi, (ngoài cái ‘đệ tứ quyền’ được sử dụng để rồi một số người lạm dụng…‘chửi’ nhau, chao ôi !) Và cái ‘quốc gia văn hóa VN’ đó đã có nhiều thành tựu đáng kể : trước tiên hủy bỏ ngày ‘vinh danh HCM, tố cáo tội ác Cộng sản bán nước buôn dân, hèn với giặc, ác với dân, thực trạng  đen tối cùng cực nơi quốc nội (tình trạng tụt hậu thê thảm đến thua cả Cam-Bốt), những sa đọa của xã hội (tham nhũng, hối lộ, mua quan bán tước, bằng cấp giả, ngôn ngữ bẩn thỉu, xem người dân như ngựa trâu, cỏ rác,…), xây dựng những tượng đài tưởng niệm anh hùng, tưởng niệm thuyền nhân, phổ biến văn hóa truyền thống VN (hiếu thảo, hòa thuận với anh chị em, lễ phép với người lớn tuổi, cả vấn đề ẩm thực, y phục vn,…), tự học và gầy dựng con cái thành danh không kém thua gì người nước ngoài, vận động quốc tế buộc Cộng sản VN phải tôn trọng quyền sống tự do của người dân, biểu tình liên tiếp chống các hành động tuyên vận của Cộng sản, chống quan chức  cộng sản công du nước ngoài,..Ðặc biệt là phục hồi lá cờ vàng ba sọc đỏ, biểu trưng cho chính nghĩa tranh đấu, cho hồn nước, cho lý tưởng Dân chủ, Tự do…Cộng sảm căm thù việc nầy, đã phải tốn bao nhiêu tiền bạc, nhân sự cố hủy phá cho bằng được mà kết quả là công cốc., tuy có phá hoại, gây chia rẻ các Cộng đồng người Việt hải ngoại. Ðổi ‘ngày Quốc hận’ thành ‘ngày hành trình đến Tự do’ là phũ nhận, là chối bỏ tất cả những thành tựu đó đồng thời phũ nhận tinh thần yêu nước của họ.

          Sở dĩ Thượng Nghị sĩ Ngô Thanh Hải gọi là ‘ngày hành trình đến Tự do’ mặc nhiên phủ nhận những thành tựu trên của người Việt yêu nước ở hải ngoại là do đi theo chủ trương ‘diễn biến hòa bình’ của chính phủ Hoa Kỳ, làm thỏa mãn số người cơ hội như đảng Việt Tân, phe phái Trúc Hồ,..và phần nào chiều theo chủ trương ‘hòa hợp hòa giải’ của Cộng sản. Một số người yêu nước chống Cộng vì thấy quá lâu mà không có thay đổi nào nên rút lui vào cô đơn, đấy là số người gọi là ‘thầm lặng’ hầu mong một thời cơ nào đó, lịch sử VN sẽ đổi chiều, sang trang. 

                  Số khác ‘hồ hỡi’ tán thành vì tham vọng chính trị, vì muốn được về VN dễ dàng du lịch, du hí, du dâm, hoặc cộng tác với Cộng sản dễ có điều kiện làm giàu,…với lý do là ‘quên quá khứ, hướng đến tương lai’,.Tiến sĩ Ngô Thanh Hải là Thượng Nghĩ sĩ Quốc hội Canada nên không thể không tuân phục chủ trương, chính sách của quốc gia nầy, thuận theo chủ trương ‘Diễn biến Hỏa Bình’ của Hoa Kỳ, nghĩ rằng chủ trương nầy vừa hợp lý vừa khả thi. Bao nhiêu người lúc được đắc cử vào vị trí nầy, chức vụ nọ trong guồng máy công quyền xứ sở tạm dung, cũng nghĩ như thế và buộc phải như thế như trường hợp ông Luật sư Hoàng Duy Hùng. Không rõ, nay mai Bà Janet Nguyễn vừa đắc cử Thượng nghị sĩ tiểu bang Californie, Luật sư Nguyễn Tâm vừa đắc cử Nghị viên thành phố San José và bao bao nữa có rơi vào tình trạng nhu Ngô Thanh Hải, Hoàng Duy Hùng để gián tiếp cổ vũ cho ‘hòa hợp hòa giải’ theo ý đồ của Chính phủ Hoa Kỳ và Cộng sản VN, rồi hủy bỏ tên gọi ‘Ngày Quốc Hận’ và ‘Tháng Tư đen’.Vì tin tưởng và chỉ trông cậy vào Hoa Kỳ nên không mấy để ý rằng chủ trương ‘Diễn biến Hòa Bình’ cùng mọi điều được gọi là ‘tranh đấu cho nhân quyền’ của Hoa Kỳ và bao nước khác chỉ là nhằm ‘lôi kéo CS VN tùy thuộc vào Hoa Kỳ’ chứ có thực sự đem lại Tự do, Dân chủ, Nhân quyền cho người dân VN đâu.

                    Những luận điệu đó đã quyến rủ bao người VN chạy theo, nghĩ rằng mình yêu nước để phải biến thành ‘giá trị lợi dụng’, ‘giá trị hàng hóa’ phục vụ quyền lợi nước ngoài . Khi ‘không còn ‘giá trị lợi dụng, ‘giá trị bán buôn đổi chác’ cho quyền lợi của họ thì sẽ bị loại như trường hợp một Nguyễn Cao Kỳ trước đây. Hoa Kỳ luôn luôn ‘đi hàng hai’, bề ngoài chống đối, bên trong lại ‘thỏa hiệp ngầm’ với đối phương vì quyền lợi riêng tư. Cứ xem chính sách ‘xoay trục sang Á Châu’ nhưng Hoa Kỳ đã làm được gì cho các nước Á Châu. Tàu Cộng lấy cớ ‘Hoa Kỳ bao vây’ họ để có lý do tăng trưởng quốc phòng, hiện đại hóa quân đội, chế tạo và mua thêm vũ khí, đe dọa thêm vùng biển Ðông,..Hoa Kỳ lấy cớ ngăn chặn Tàu Cộng đe dọa biển Ðông để chế tạo thêm vũ khí và bán vũ khí cho nhiều nước, kể cả Nhật Bản, Ấn Ðộ, Ðại Hàn, Ú châu,.. Chính trị và Kinh tế, cả hai mặt nầy luôn luôn đi đôi, nhân quả cho nhau. Tùy tình hình, tùy theo thái độ và chủ trương của đối phương mà ‘chính trị hóa’ kinh tế’ (dùng áp lực chính trị để mưu lợi kinh tế) hay ‘Kinh tế hóa chính trị’ (dùng áp lực kinh tế để thực hiện ý đồ chính trị), mọi vấn đề khác  -Tự do, Dân chủ, nhân đạo, đạo đức, văn hóa- chỉ là chiêu bài phục vụ cho Kinh tế và Chính trị thôi.

          3/- Gọi Tháng Tư 75 là ‘Tháng Tư Ðen’ có tính cách văn chương là chỉ nói lên một trạng thái tâm lý hơn là nói lên một sự kiện lịch sử. cùng hậu quả của sự kiện đó. Thượng Nghị sĩ Ngô Thanh Hải cho rằng gọi ‘tháng tư đen’  (Black April) quá ‘nhạy cảm’ đối với người ngoại quốc nhưng ông không nói rõ tại sao và nhạy cảm như thế nào. Ðen là màu đen, là bóng  tối mà các nước dân chủ tự do có màu đen, bóng tối nào đâu (?). Thượng Nghị sĩ Ngô Thanh Hải không để ý rằng ngày 11 tháng 09 năm 2001, sau khi bọn khủng  bố đánh sập hai tòa tháp tại Nữu Ước, cả nước Mỹ và thế giới tự do bàng hoàng, sững sốt, lên án bọn khủng bố và thuơng tiếc hàng ngàn người phải chết vì sự kiện đó. Rồi chính phủ Mỹ đơn phương tấn công Irak, cho rằng nước nầy là sào huyệt của khủng bố. Và mỗi năm dân Mỹ đều tưởng niệm ngày đen tối đó. Như thế, có thể gọi tháng chín năm 2001 là ‘tháng chín đen’ cũng được lắm chứ ?  

            Ta thường thấy mỗi khi có một sự vụ chết người rất bất thường (như vụ một tên giết người đã bắn chết một số giáo viên và học sinh tại nơi nào đó trên đất Mỹ, hoặc cả xứ Na-Uy treo cờ rủ sau khi một tên cuồng tín dân tộc bắn chết bao nhiêu sinh viên đang camping –và bao nhiêu vụ khác, người viết không nhớ rõ sự kiện cùng năm tháng) thì cũng có thể gọi ngày giờ tháng đó là ‘đen’ chứ. Tiếng Pháp thường dùng từ ‘en deuil’ được gọi là ‘tang chế’ nghe ra còn nặng nề gấp bao lần từ ‘đen’ của VN. Người Việt chống Cộng gọi tháng Tư/1975 là ‘tháng tư đen’ để nói lên thảm cảnh của đất nước, dân tộc vì kể từ ngày đó, bóng đêm tăm tối phủ trùm dày đặc lên thân phận đất nước và nhân dân từ Bắc đến Nam hàng mấy mươi năm trời và còn bao năm nữa do chế độ Cộng sản tàn ác, phi nhân.

          II.- Quan điểm người viết. Trình bày đại lược như trên, người viết không đồng ý tên gọi ‘Ngày Hành trình đến Tự do’ mà giữ nguyên hai tên gọi ‘Ngày Quốc hận’ và ‘Tháng Tư đen’ vì nhũng lý do sau.

          a) Ngày 30/04/1975 là ngày Quốc Hận, ngày tang chung cho cả nước chứ không riêng cho thành phần Quân, Cán, Chính VNCH và nhân dân Miền Nam từ Bến Hải đến Cà-Mau. Bằng cớ, sau 30/04/75 một số người Miền Bắc dưới chế độ Cộng sản cũng đã vượt biển, phần lớn qua ngã Hông-Kông. Và trong những năm gần đây, đã sống dưới chế độ CHXHCN Cộng sản mấy chục năm vẫn còn một số người vượt biển tìm đến một xứ sở tự dô nào đó như Úc châu. Bỏ nước ra đi, lưu vong nơi xứ người, sự việc nầy, đối với hàng triệu nguời đó không là do ‘bị mất nước’ sao ? Cái tâm thức đó tạo nên ‘hận thù’ nơi họ, do từ cái ngày oái oăm đó họ gọi là ‘ngày quốc hận’ và hình thành nơi họ ý chí đấu tranh cứu nước để có được ngày về sáng lạng cho non sông.

          b) Sau ngày 30/04/75, người miền Bắc vào miền Nam đã ngỡ ngàng trước cảnh trù phú của miền Nam. Nhà văn Dương Thu Hương đã ngồi khóc nơi đường Catinat , ngậm ngùi than thở ‘man rợ đã thắng văn minh’, nhận ra bao năm trời đã bị chế độ Cộng sản bưng bít, dối trá, bịp lường…Tiếp theo, cho mãi đến nay, bao bao người sống nơi Miền Bắc trước đây và  bây giờ trên cả nước, cũng cùng tâm trạng đó như Dương Thu Hương, vừa tiếc thương cảnh sống trù phú, êm ả của Miền Nam dưới chế độ VNCH, vừa căm thù chế độ Cộng sản bán nước, buôn dân. Một du sinh nào đó đã viết một bài dài nói rõ :’còn lá cờ đỏ sao vàng thì không bao giờ có độc lập, tự do, hạnh phúc’. 

           Gần đây, nhà báo Ðặng Chí Hùng đã ca ngợi lá ‘cờ vàng ba sọc đỏ’, xem đấy là biểu tượng của chính nghĩa đấu tranh cứu nước (nguời viết chỉ nhớ đại cương như thế). Rồi bao nhà trí thức trong nuớc hiện nay, bao đảng viên Cộng sản đã về hưu, về già dù không đề cập đến lá ‘cờ vàng ba sọc đỏ’, dù không dám nói đến việc lật đổ chế độ Cộng sản, đã liên tiếp kiến nghị yêu cầu, đòi hỏi Ðảng và nhà nước Cộng sản phải cải tổ  chế độ, vì thấy đất nước tang thương, nhân dân lầm than, điêu đứng. Cái tâm trạng của bao người miền Bắc như một Dương Thu Hương và bao trí thức cùng đảng viên Cộng sản nói trên không do từ những thảm nạn của dân nuớc khởi đi từ cái ‘tháng Tư đen 75’  sao ?  
       
          c) Sau 30/04/75, một số người dân miền Bắc, trong đó một số giáo chức  (người viết có tiếp xúc vì cùng nghề dạy học), trong đôi lần trao đổi kín đáo, cởi mở thành thật cho biết rằng nhân dân miền Bắc trông chờ miền Nam ra ‘giải phóng’ họ, đâu ngờ sự việc lại ngược lại. Người viết đã phản ảnh tâm trạng đó qua đôi đoạn thơ  (trích trong tập ‘VN tân huyết sử diễn ca’,trên 7000 câu Song Thất Lục Bát nhưng chưa hoàn thành, viết lén lút tại Sài-Gòn từ 1979 đến 1987, không mang theo được trong lần vượt biển cuối năm 1988) :
                         ….
                     Bao năm đã thân tàn xơ xác
                     Bao năm rồi tan tác áo cơm
                     Bao năm xác chẳng còn hồn
                     Bao năm lệ máu cuộn tròn chiếu chăn
                     Những ngỡ được miền Nam giải phóng
                     Cuộc đời đen, kiếp sống nô vong
                     Chao ôi ! Muôn tủi nghìn hờn
                     Nghe tin thống nhất mà lòng ngẩn ngơ…
                     ….
                     Trách miền Nam đơn sai lời hẹn
                     Chẳng giữ mình, chẳng vẹn tình dân
                     Bấy lâu nửa nước tìm bầm
                     Giờ đây cả nước đen sầm bóng đêm….

          Tâm trạng đó không phải khởi đi từ cái ‘Tháng Tư đen 75’  nẩy sinh sao ?

           d) Từ 75 đến nay, bốn mươi năm qua (liệu còn bao năm nữa ?), Ðảng Cộng sản và cái Nhà nước CHXHCN của họ đem lại gì cho dân tộc, đất nước và nhân dân VN ? Toàn là đổ nát, điêu linh, thống khổ ngoài bọn Cộng sản nắm quyền. Công hàm 1958 của Phạm Văn Ðồng cùng các hiệp nghị bí mật tại Thành Ðô năm 1990 đã tạo cho Tàu cộng một số cơ sở ‘hợp pháp’ (!) để chúng có ly do bành trướng thế lực ra biển Ðông cùng gặm nhắm da thịt VN qua cái chủ trương ‘xâm lăng mềm’, không cần phải ồ ạt vũ trang. Cộng sản VN đã nhường hàng vạn cây số vuông ở biên giới miền Bắc cho Tàu Cộng. Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan, bãi Tục lãm, trở thành đất đai của Tàu cộng. Bao nhiêu cơ sở chiến lược, chiến thuật nằm trong tay Tàu cộng.

                 Cả dọc dài duyên hải cũng bị Tàu cộng khống chế đến nỗi ngư dân chài lưới trên lãnh hải nước mình cũng bị tàu Trung cộng bắn chìm, tịch thu tài sản, mắng nhiếc, chửi bới, đánh đập, thậm chí thủ tiêu hay bắt giam, đòi tiền chuộc mà Cộng sản VN không dám có một thái độ, hành động chống đối, lại còn bảo là ‘tàu lạ’, quả ươn hèn, khiếp nhược hết chỗ nói. Bao nhiêu khu biệt lập do dân Tàu công cùng công nhân của chúng chiếm giữ khắp nơi, sống hoàn toàn theo tàu, còn cấm người VN, ngay cả các bộ phận cầm quyền địa phương của VN léo hánh đến, càng lúc càng nhiều như ở Bình Dương, Ðà Nẵng, Vũng Áng và sắp sửa đến nhiều vùng nữa. VN đang ‘mất nước’ dần dần để đến năm 2010 trở thành một Huyện, một Quận của Tàu cộng như đôi tiết lộ về các mật nghị ở Thành Ðô. Với các chủ trương ‘công an trị, hộ khẩu trị, ngu dân trị, bần cùng hóa trị’, Cộng sản VN đang bán nước cho Tàu cộng, đưa cả dân tộc ; nhân dân vào vòng nô lệ giặc Tàu. Rồi lãnh thổ VN thuộc Tàu, nhà nguời VN Tàu ở, con gái VN Tàu chơi, con trai VN Tàu dùng làm lao nô, (nói theo lối của Cộng sản VN đối dân nước miền Nam VNCH trước đây)..Thảm cảnh đó của dân, nước không do khởi đi từ cái ‘ngày quốc hận’, từ ‘tháng tư đen 75’ sao ?

          e) Cộng sản VN còn ngày nào cầm quyền cai trị đất nước thì, dù không bị Tàu cộng chiếm cứ, đất nước càng ngày càng lụn bại, thoái hóa, tụt hậu thảm thương và dân tộc, nhân dân VN càng ngày càng không còn ‘sinh khí sống’ chứ đừng mong ‘ngóc đầu’ lên cùng thế giới năm châu. Giả sử Tàu cộng chiếm được toàn bộ VN thì bộn Cộng sản VN đang nắm quyền trị nước sẽ ra sao ? Một là chúng tiếp tục làm đầy tớ, tay sai cho Tàu ; hai là chúng sẽ bị Tàu cộng hất cẳng vì ‘giá trị lợi dụng’ của chúng không còn. Lúc bấy giờ -và chúng đã sửa soạn từ lâu- chúng sẽ ồ ạt chạy ra nước ngoài, xin hay ‘mua’ mộ thẻ tỵ nạn chính trị để sống ‘vương giả’ vì chúng đã mua nhà, mua đất và với số tiền của, quí kim do tham nhũng, hối lộ, làm giàu bất hợp pháp lâu nay mà  chúng đã gởi vào các ngân hàng ngoại quốc. Nhưng liệu chúng có an toàn như chúng toan tính ?. 

          Trước tiên, chúng sẽ bị khinh khi, phỉ nhổ bỡi người Việt hải ngôại, kể cả người dân bản xứ. Tiếp theo, cái Chính phủ do Tàu cộng thành lập lúc đã chiếm trọn VN có tha cho chúng không hay lại truy tố chúng, sẽ dùng áp lực về kinh tế tài chánh bắt chúng phải ‘quy hoàn’ những gì chúng sở hữu ở ngoại quốc cho Chính phủ do Tàu cộng thành lập lúc bấy giờ. Chắc chúng không nghĩ đến điều nầy. Chúng yên tâm nghĩ rằng các chính phủ nước ngoài sẽ bảo vệ chúng vì chúng đã phần nàô ‘làm giàu’ cho các nước đó. Chúng không nghĩ rằng, khi chiếm được toàn bộ VN, Trung Cộng trở nên mạnh hùng gấp bội, các nước dại gì ham một số tiền chừng một hai trăm tỷ mỹ kim của chúng mà phải mất đi hàng tỷ tỷ mỹ kim nếu gây hấn hoặc không bang giao với Tàu cộng. Ðất nước tụt hâu, nhân dân không còn sinh khí sống,  kể cả cái thân phận bi đát của tập đoàn Cộng sản VN như vừa nói, chẳng đã do từ ‘ngày quốc hận’, chẳng đã khởi đi từ ‘Tháng Tư đen 75’ sao ?  (Ước mong những dòng vừa viết được tập đoàN Cộng sản VN đọc hầu lo liệu cho số phận của họ mà sớm ‘hồi đầu’ quay về với dân tộc, nhân dân, sớm dân chủ hóa chế độ, bãi bỏ mọi thứ luật rừng lâu nay, bãi bỏ chủ trương ‘ công an trị, hộ khẩu trị, bần cùng hóa trị, ngu dân trị’, bãi bỏ việc bưng bít truyền thông để toàn dân cả nuớc phát huy tinh thần bất khuất chống lại mộng bành trướng, xâm lăng của Tàu cộng)..

          g) Có người  gọi là ‘Ngày thuyền nhân’, nghĩ ra không đúng vì bao kẻ đi bộ, xuyên rừng đến các trại tỵ nạn tại Thái-Lan. Một số khác sau nầy ra nước ngoài theo diện H.O. hay ‘đoàn tụ gia đình’ nào có phải đi ghe, đi thuyền mỏng manh, bé tí. Cũng không nên gọi là ‘Ngày Quốc Nạn’ vì quốc nạn nhiều khi chỉ một tai nạn của đất nước như cơn bão Katrina tại  Mỹ, cơn sóng thần tại Nhật năm 2013, cơn bão Hải Yến tại Phi-Luật Tân vừa qua,…Cũng không nên gọi là ‘Ngày quốc nhục’ vì gọi như thế nghe ra tiêu cực, có vẻ cam chịu, đành lòng chịu đựng, không động viên được ý chí đấu tranh rửa hận, phục thù. Kể ra suốt lịch sử trên 4000 năm, dân tộc ta, nhân dân ta đã phải trải chịu bao ngày ‘quốc hận’ : các triều đại phong kiến phương Bắc đã xâm lăng, thống trị dân tộc và đất nước ta, thì cái ngày họ hoàn thành việc chiếm cứ nước ta cũng phải xem là ‘ngày quốc hận’ ; rõ ràng nhất là ngày tên tướng Mã Viện đánh thắng hai Bà Trưng rồi trồng cây trụ đồng, khắc dòng chữ ‘đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt’ (Cộng sản VN đã bôi nhọ, đã nhục mạ lịch sử qua cuốn phim ‘Nghìn năm Thăng Long’ và cuốn vidéo trong đó cho bao nhiêu phụ nữ VN đóng vai hai bà Trưng cùng tướng tá của hai Bà phục dịch, hầu hạ Mã Viện trong ngày Tàu Cộng ‘vinh danh’ (!) tên tướng nầy.

           Ðây là thủ đoạn Tàu Cộng bày ra để bắt buộc Việt Cộng phải làm như thế hầu hạ nhục dân tộc VN vả khoa trươg sức mạnh của chúng). Ngày triều đình Huế phải ký hiệp ước Patenotre  để thực dân Pháp thống trị cả ba miền Nam Trung Bắc cũng là ‘ngày quốc hận’. Ngày 20/01/1954, quốc tế qua phân đất nuớc ta theo Hiệp định Genève cũng có thể xem là ‘ngày quốc hận’. Tuy nhiên, trong những ngày đó trước nay không được gọi là ‘ngày quốc hận’ mà chỉ có thể xem là ‘ngày quốc nạn’. Những ngày đó là do bên ngoài gây nên và cũng chẳng có người dân VN nào bỏ nước ra đi, xin tỵ nạn chính trị, ngoài số người làm Cách Mạng nhưng không là tỵ nạn chính trị. Ngày 20/07/54, hơn nửa triệu dân miền Bắc di cư vào miền Nam nhưng không là bỏ nước vì miền Nam vẫn là đất nước VN và chẳng ai ra ngoại quốc trừ đôi người có thân nhân ở ngoại quốc, nhất là ở Pháp, bảo lảnh họ. Chỉ ngày 30/04/75 mới thực sự được goi là
​​
ngày quốc hận’  vì ngày nầy không phải hoàn toàn do bên ngoài mà do chính cả tập đoàn Cộng sản VN đang nắm quyền ở nửa nước xua quân xâm lăng nửa nước còn lại rồi thống trị hà khắc, dã man nên mới có hàng triệu người bỏ nước ra đi, xin tỵ nạn chính trị nơi nước ngoài rồi khởi động cao trào đấu tranh chống Cộng để ‘rửa hận’ cho dân tộc, quê hương, cứu nguy đất nước, cứu nguy đồng bào thoát cái bóng đêm u ám, triền miên nghiệt ngã. Một nhà thơ (Phương Hà) gọi ngày Quốc Hận cũng là ngày Quốc Kháng, kêu gọi phải kháng Cộng để rửa hờn cho dân tộc, quốc gia.

          Vì những lẽ trên nên, theo người viết, phải gọi ngày 30/04/75 là ‘ngày quốc hận’, là ‘ngày tháng Tư đen’. Những ai gọi ngày đó bằng những cách gọi khác, thì, theo người viết chỉ là ‘mập mờ đánh lận con đen’ mong nhờ dựa vào các thế lực quốc tế và sự mua chuộc của Cộng sản để cầu tiền, cầu quyền, cầu danh, cầu lợi cho cá nhân, gia đình, phe phái. Chỉ những người thực sự yêu nước, yêu dân mới mới gọi ngày đó là ‘ngày quốc hận’ và mới thực sự đấu tranh rửa hận cho dân, cho nước.

          Những việc làm dù nhỏ bé đến đâu mà xuất phát từ lòng yêu nước thực sự cũng nên làm, phải làm. Làm một bài thơ chống Cộng, viết một bài xã luận hay truyện ngắn, truyện dài tố cáo tội ác Cộng sản, nêu ra những thảm nạn của người dân dưới chế độ Cộng sản, một bản nhạc đấu tranh chống Cộng, biểu tình liên tục chống Cộng dù chỉ năm ba người (trường hợp Ðại Tá trương Như Phùng ở Houston), gởi kiến nghị, thỉnh nguyện thư đến tập đoàn chóp bu Cộng sản trong nước, đến Chính Phủ các nước, đến Liên Hiệp Quốc (như các nhà trí thức, các đảng viên Cộng sản, các tổ chức dân sự trong nước ; các thỉnh nguyện thư của Tiến sĩ Nguyễn Ðình Thắng, của Trúc Hồ, của một số đảng phài, đoàn thể người Việt hải ngoại,..) và cả những cách chống Cộng mà một số xấu miệng gọi là ‘chống Cộng bằng mồm’, miển là xuất phát từ lòng yêu nước chân thành đều đáng quí vì đấy là những việc làm Văn hóa nên làm, phải làm dù chẳng thu đạt thành quả nào. (Còn nhớ Nguyễn Thái Học, trong Hỏa lò Hà Nội, biết ngày mai phải lên đoạn đầu đài, thế mà đêm đó đã viết thư gởi toàn quyền Pháp yêu cầu mở rộng giáo dục, cai sửa chế độ chính trị. Ông biết chẳng có hiệu quả nào nhưng vẫn làm vì đấy là việc làm văn hóa, phát xuất từ tấm lòng vì nước, vì dân).

          Tóm lại, theo người viết, với những ai chân thành yêu nước, thực lòng nghĩ đến nước, đến dân thì vẫn luôn luôn xem ngày 30/04/75 là ngày Quốc hận. Mặc kệ ai đó gọi bằng tên nào, ‘dù ai nói ngã nói nghiêng thì ta vẫn vững như kiềng ba chân’ vì ta kiên trinh với tấm lòng  yêu nước, yêu dân. (VN có phải mất nước về tay Tàu Cộng hay không, người viết không tin điều đó xảy ra nhưng xin không nói trong bài viết này).
                                                                                                       
Nguyễn Thùy
France 24/12/2014
ChinhIrving

__._,_.___

Posted by: Ngoc Hoa

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List