QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Friday, December 12, 2014

Lật chồng báo cũ: Về nguồn gốc tên VC nằm vùng ỡ Hoa Kỳ




Lật chồng báo cũ: Về nguồn gốc tên VC nằm vùng ỡ Hoa Kỳ

Inline image 2 

“Sáu Hồ Hởi” aka “Sáu Góp Gió”  
Dương Tiến Đình.
                                                         
LGT: Ngay sau khi chương trình H. O. ra đời, nhà văn Dương Tiến Đình đã cho ra mắt một tập truyện mang tên là “Sau Cuộc Đổi Đời” để cảnh báo dư luận hải ngoại về việc các cán bộ Công an, tình báo VC đã chui vào chương trình này để được đưa ra hải ngoại  hoạt động. Câu chuyện về anh “Sáu Hồ Hởi” là câu chuyện đầu tiên nói về một nhân vật “nổi cộm” trong số 12 câu chuyện đã được nhà văn Dương Tiến Đình kể lại trong tập truyện này.
Khi vừa mới chân ướt chân ráo đến Mỹ theo diện H.O. –mà là H.O.#1 mới ngon lành- anh “Sáu Hồ Hởi” đã cho phát hành tờ Góp Gió với hàng ngàn ấn bản phát không, mail đến tận nhà những người Việt khắp nơi trên thế giới –chi ra một khoản tiền rất lớn-, để làm một công việc duy nhất là bôi đen bôi đỏ tất cả những khuôn mặt của người Việt Quốc Gia đang hoạt động tích cực tại hải ngoại. Trong số những nhân vật được anh “Sáu Hồ Hởi” đưa lên bảng phong thần kể cả GS Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh, Tướng Lê Minh Đảo, qúy sư, quý cha, v.v… và nay thì đến lượt BK Nguyễn Hữu Luyện. Để khỏi mất thì gìờ bạn đọc, xin mời quý vị cùng chúng tôi nghe nhà văn Dương Tiến Đình kể chuyện về nhân vật này. HHN.

 Hưng nằm vùi trên ô đất chà láng lót tấm áo đi mưa “pon-cho” nhà binh. Từ hôm được phép thăm nuôi tới giờ anh ốm đi thấy rõ. Trông anh như bị cảm mạo thương hàn, nhưng khi bác sĩ khám thì chẳng thấy bệnh hoạn gì ráo. Mặc dù vậy, anh cũng khai bệnh nằm nhà, chẳng chịu theo anh em đi lao động như mọi ngày. Anh Tổ Trưởng biết, nhưng cố lờ đi không báo cáo cán bộ quản giáo. Khác hẵn với những lần thăm nuôi trước, mỗi khi gặp thân nhân về, mặt anh lộ vẽ hân hoan, nhưng lần này trông anh tiều tụy thấy rõ. Hưng biếng ăn, thần sắc mất hết vẻ linh hoạt vui nhộn. Điều lạ lùng nhất là anh chẳng nhận một món quà thăm nuôi nào cả. Ở chung một trại thì chẳng có gì bí mật hết. Những người chung quanh bàn ra tán vào càng làm cho Hưng buồn tủi thêm. Thật khốn nạn cho người vợ hư thân  mất nết, đã thối tha như vậy còn dám đem cái bụng mang dạ chửa đến bỉ mặt chàng. Hưng đâu phải hạng người chịu nhục vì miếng ăn, chẳng biết điều sĩ diện là gì. Thà nhịn đói nhịn khát, chứ đời nào anh thèm nhìn người đàn bà bỉ ổi đó là vợ nữa. Mặc cho loa phóng thanh gọi tên anh năm lần bảy lượt, mặc cho vệ binh tìm kiếm áp giải anh ra tận khu thăm nuôi, mặc cho nước mắt cá sấu tuôn đầm đìa trên gò má mụ, Hưng vẫn lạnh lùng ngoảnh mặt làm ngơ, quay lưng trở vào trại, cố tình không nghe tiếng nấc nghẹn não nùng tuyệt vọng của vợ anh đang réo gọi sau lưng. 

Trong khi mọi người thương hại cho Hưng và lên án người đàn bà thối tha tội lỗi, chỉ có một mình anh Sáu hồ hởi là người luôn luôn bào chữa, bênh vực. Anh lý luận:
-         Chú em chưa phải là người trượng phu. Đàn ông cần phải có một chút khoan dung độ lượng mới chứng tỏ là đàn ông. Anh hỏi thật chú em nhé, chú em có để lại cho thiếm chút ít vốn liếng gì trước khi đi trình diện học tập không?
Hưng lắc đầu chán nản:
-         Tháng lương nào xài tới mười tây cũng phải đi vay nợ thì lấy cái chi để dành bây giờ?
-         Vậy thì lại càng thông cảm cho thiếm. Ai ở trong hoàn cảnh này cũng phải vậy thôi. Thử hỏi vừa thăm chồng, vừa nuôi con, người đàn bà tay yếu chân mềm, lại không có chút vốn liếng, không lẽ nằm chờ chết đói? Thiếm phải xoay sở để sống chứ.
-         Nhưng tụi em ở chung với ông nội bà nội. Hưng không hẵn đồng ý.
-         Ở thì đỡ tốn tiền nhà nhưng cũng phải lo cái ăn nữa chứ. Thiếm chết một mình cũng đành đi, nhưng còn chồng, còn con, thiếm phải gánh vác cho trọn tình, trọn nghĩa. Ở thế chẳng đặng đừng, thiếm có liều nhắm mắt đưa chân, chịu tiếng nhục để nuôi chồng nuôi con thì cũng đáng thương thôi. Chú đừng nên oán trách thiếm nữa mà tội nghiệp. 
Hưng nghe anh Sáu khuyên lơn mãi cũng bùi tai, buồn thì có buồn nhưng không còn giận dỗi chán đời như trước nữa. Anh Sáu có cái biệt danh là “Sáu Hồ Hởi”. Trong trại này tiếng tăm anh đã nổi như cồn. Anh là người chững chạc, thẳng thắn, cởi mở và luôn luôn lạc quan. Chưa bao giờ thấy anh Sáu buồn rầu lo lắng. Anh quan niệm chính nghĩa là lẽ tất thắng. Anh thường mang niềm tin và hy vọng đến cho người chung quanh, cho nên khi thấy ai đau khổ, anh liền tìm cách an ủi vỗ về. 

Trong khi mọi người tuyệt vọng chán nản thì anh vẫn tin tưởng vào ngày mai tươi sang. Anh tổng hợp, phân tích một cách sắc bén tình hình quốc tế, quốc nội với lập trường vững chắc. Anh không bao giờ buộc tội Mỹ bỏ rơi chúng ta. Anh nói đấy chỉ là một chiến lược giai đoạn, “bất chiến tự nhiên thành” bằng cách dùng “miếng thịt bò tẩm thuốc độc để tiêu diệt con cọp hung tàn”. Anh Sáu ví miền Nam như miếng thịt bò, miền Bắc nói riêng và cọng sản nói chung là con cọp. Anh nói ai cũng bùi tai và sướng gan, sướng ruột vô cùng. Thỉnh thoảng anh đưa vào một vài dẫn chứng, chẳng hạn như khi ngoại trưởng Mỹ Kissinger nghe Việt Nam Cộng Hoà buông súng đầu hàng vô điều kiện thì vui mừng, vì biết ngày tàn của Cộng Sản đã gần kề. Hoặc giả anh Sáu mang những câu sấm của Trạng Trình để lý giải theo phương pháp của tâm linh.

Cứ mỗi lần được phép thăm nuôi, những tin tức sôi động từ thế giới bên ngoài lại dồn dập đổ vào theo con đường rỉ tai. Mỗi người bàn luận, diễn giải theo một lối “Mao Tôn Cương” khác nhau. Có lẽ hấp dẫn và phấn khởi nhất là nguồn tin từ một số người ở Phương Lâm Định Quán, di rẩy sáng sớm bắt gặp được vị trí đóng quân vừa bỏ đi của một đơn vị kháng chiến, lò than còn nóng hổi, thức ăn đồ hộp của quân đội Mỹ và bom táo còn tươi rói rơi rớt chung quanh. Khi nghe xong anh Sáu tỏ vẻ đăm chiêu suy nghĩ:
-         Chắc chắn có lực lượng của ta đang hoạt động trong vùng này.
-         Nhưng mà lực lượng của ai mới được chứ?
-         Có thể là lực lượng Fulro? Khi người khác đưa ra giả thuyết, anh Sáu tỏ vẻ đồng tình:
-         Dám lắm! Nghe nói ngày trước mặc dù chống Quốc Gia, nhưng họ cũng không chịu hợp tác với Cộng Sản, cho nên Mỹ đưa qua biên giới Lào huấn luyện và trang bị quân sự từ đầu tới chân bằng vũ khí tối tân.
-         Không lẽ họ hoạt động một mình? Một anh bạn trẻ gợi ý.
-         Họ có thể đang liên kết với tàn quân của ta chạy vào rừng, chẳng hạn như cánh quân Vùng II chiến thuật, họ đâu có trình diện hết khi mất Pleiku? Họ vẫn lẩn trốn trong rừng. Riêng tại vùng IV, đâu có mấy đơn vị chịu buông súng đầu hàng. Họ kéo về tử thủ tại rừng tràm Đồng Tháp Mười, V.C. giờ này cũng chưa dám mò vô tới đó. Anh Sáu bàn tiếp tới đây, có người khoái chí vổ tay nhưng có người vẫn phân vân.
-         Nghe nói Tướng Nguyễn Khoa Nam tự sát tại cột cờ rồi?
Anh Sáu lắc đầu:
-         Làm gì có chuyện đó! Hôm đi trình diện học tập, anh gặp Đại úy Chánh văn phòng của ông nói người chết không phải ông. Ông đánh lừa mấy thằng V.C. đó mà.
Nghe anh Sáu khẳng định như vậy ai lại không tin:
-         Nếu đúng thì V.C. cũng khó ăn đó!
Anh Sáu tuyên bố tiếp:
-         Ăn làm sao được, tụi chúng đang thương lượng với Mỹ để bán tù cải tạo, mấy chú có biết không?
Nghe tin hấp dẫn mọi người nhao nhao lên:
-         Có thiệt vậy không anh Sáu?
Anh Sáu đưa ngón tay lên miệng ra dấu phải thận trọng, rồi tiết lộ:
-         Sao không thiệt! Mỗi đầu người là mười ngàn đô la. Họ lãnh chúng ta ra và đưa đi Mỹ ngay.
-         Còn gia đìnhvợ con thì sao? Có người thắc mắc.
-         Thì đi hết, chứ để lại ai nuôi!   
Ôi chao! Sung sướng hồ hởi biết chừng nào! Một ngày nào đó được ra khỏi đây, rồi ung dung bước lên chiếc máy bay “Boeing” đang chực sẵn tại phi trường Tân Sơn Nhất, vẫy tay chào tạm biệt như một vị anh hùng ra đi tìm đường cứu nước và hẹn ngày tái ngộ khi đã sạch bóng quân thù. Càng nghĩ càng phấn khởi. Mọi người tự động giải tán. Ngay sau nguồn tin nóng bỏng đó, cả trại thi nhau trau dồi Anh ngữ.  
Đùng một buổi sáng cuối tuần, mọi người được lệnh xét nhà đột xuất. Vệ binh và trật tự lật từng mảnh chiếu, từng kẻ đất để tìm bài học tiếng Anh. Những người có tang vật bị đưa vào phòng kỷ luật về tội “nín thở qua sông”, đầu óc còn tư tưởng “ôm chân đế quốc”. Mặc dù là người phao tin đồn thất thiệt, nhưng khi xet nhà, anh “Sáu Hồ Hởi”chẳng có một mảnh giấy vụn tiếng Anh nào làm tang chứng, hơn nữa chẳng có người nào nhẫn tâm khai cho anh, nên anh vẫn tự do ở ngoài. Sau khi được thả ra, những người bị kết tội được bố trí sang các đội khác. 

Sau biến cố “học Anh văn” vừa rồi thì tình hình trong trại trở nên lắng dịu với những sinh hoạt bình thường, nếu không có lệnh quản giáo cho làm vệ sinh sạch sẽ doanh trại để đón tiếp phái đoàn Cao Ủy Liên Hiệp Quốc đến tham quan. Nghe nói phái đoàn này, gồm có thành viên của Uỷ Ban Nhân Quyền (Human Rights) và Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International). Bộ tham mưu của anh Sáu bắt đầu làm việc. Họ tiên liệu, ngày đó cả trại sẽ cho ăn cơm nguyên với cá thịt đàng hoàng. Cải tạo viên sẽ nghỉ lao động và mặc quần áo tươm tất sạch sẽ vừa được phát mấy ngày trước. Chắc chắn Ban Chỉ Huy Trại phải làm như thế để đánh lừa dư luận thế giới. Muốn cho người ngoài thấy được bộ mặt thật, chúng ta chỉ còn cách là chuẩn bị một số tư liệu để trình bày khi có dịp tiếp xúc với phái đoàn. Tất cả mọi người có mặt đều đồng ý lời đề nghị của anh Sáu là hợp tình hợp lý. Họ cạn ly nước trà nấu bằng “hà thủ ô” rồi nhà ai nấy về.  

Qua ngày hôm sau thì phái đoàn tới. Trên ngực mỗi thành viên có mang bảng tên và chức vụ để chứng tỏ họ đến đây để làm việc nghiêm túc, chứ không phải đi tham quan du lịch. Trái với dự liệu của mọi người, Trại vẫn sinh hoạt rất bình thường. Bửa cơm vẫn là bo bo độn với khoai sắn. Không thấy mùi thịt cá, chỉ trừ canh rau nấu với nước muối mặn. Mỗi người vẫn đi lao động như mọi ngày với quần áo vá víu rách tả tơi. Phái đoàn đang đi ngừng lại để chụp hình, nhưng bị vệ binh tịch thu máy, kéo phim ra phá hủy. Một vài người trong phái đoàn lên tiếng phản đối, nhưng chẳng ai quan tâm. Đến chiều tối, sau khi lao động trở về, mọi người được lệnh tập trung tại sân cờ để sinh hoạt với phái đoàn quốc tế. Anh em mừng thầm, đây là cơ hội ngàn năm một thuở để đạo đạt nguyện vọng và nói lên sự thật. Có nhiều người mạnh dạn bước ra phát biểu ý kiến. Họ tố cáo với phái đoàn chế độ lao tù hà khắc vô nhân đạo. Nhất là tình trạng sức khoẻ, khi cải tạo viên đau ốm bệnh hoạn không được cung cấp thuốc men. Bệnh dịch tả, dịch hạch hoành hành, nhiều người bị chết vì không được chữa trị. Khi bị thương tích, tai nạn, không được chở vào bệnh viện, mặc dù rất gần thành phố. Khi cần, y sĩ thiếu dụng cụ y khoa, thuốc tê và trụ sinh mổ nạn nhân còn tĩnh như thiến một con heo hoặc một con chó, không cần biết họ đau đớn và hậu quả ra sao.

Phái đoàn ghi nhận tất cả tình trạng và hứa sẽ phúc trình trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc sáp nhóm họp nay mai.  
Sau khi giải tán, mọi người đều hồ hởi phấn khởi như đã trút hết tâm tư nguyện vọng của mình. Họ nghĩ rằng không sớm thì chầy, thế nào tiếng khóc than cũng thấu tới tai trời. Nhưng họ lầm, chỉ ngay khuya hôm đó, những người đã can đảm lên án tội ác dã man là những kẻ bị chuyển trại vội vàng và bí mật. Từ đó, chẳng ai nghe tung tích những anh em này hiện đang ở đâu, sống chết như thế nào?
Sau này, người ta mới té ngữa ra rằng, trong những năm đó chẳng có phái đoàn Cao Ủy Liên Hiệp Quốc nào tới Việt Nam cả.
 Những đại biểu đó chỉ là những người anh em Liên Sô, Ba Lan, Tiệp Khắc, Cu Ba ở trong hệ thống XHCN.   
*
 Gần một tháng sau ngày Hưng từ chối gặp mặt vợ con tại nhà thăm nuôi, hôm nay anh Sáu lại đến láng của Hưng. Anh có nhiệm vụ đi phát thư hàng ngày cho anh em trong đội. Đi ngang Hưng, anh dừng lại và giao cho chàng một lá thư. Chưa nhìn qua nét chũ, nhưng anh cũng đã đoán được thư của ai rồi. Hưng định xé vụn bỏ vào thùng rác, nhưng anh Sáu ra tay cản lại:
-         Chú em làm vậy là sai! Phải mở ra đọc, rồi sau đó bỏ đi cũng đâu có muộn!
Nghe anh Sáu can gián hợp lý, Hưng cũng nễ tình xé thư ra xem. Khi đó anh mới biết mình lầm. Không phải là thư của vợ anh, nhưng chính là của mẹ anh gửi cho anh. Thư viết thật dài, thật thống thiết. Hưng vừa đọc, vừa ăn năn hối hận. Hai hàng nước mắt cứ từ từ tuôn rơi. Anh nghĩ mình thật là hồ đồ, đã vội kết án người vợ ngoan hiền chung thủy. Thì ra, vợ chàng chẳng có bầu bì với ai cả, chẳng qua đó chỉ là mưu kế của nàng để cố tình tiếp tế cho anh thêm bột gạo, bột bích chi vượt quá tiêu chuẩn hai ký lô của trại đề ra. Sau cơn mưa trời lại nắng, Hưng cười tươi tắn:
-         Bà này cứ làm em lên ruột kiểu này vài lần, chắc em điên luôn!
Anh Sáu lên giọng:
-         Thì anh đã nói với chú em rồi, đừng vội kết tội người khác bằng bản năng tình cảm tưởng tượng.
Hưng tự thú nhận:
-         Cũng may nhờ anh Sáu khuyên lơn, chứ không em muốn cắn lưỡi chết cho rồi. Nghĩ đi nghĩ lại nhục nhã quá chừng.
-         Chút xíu nữa là chết oan mạng rồi thấy chưa! Anh Sáu cười thông cảm.
-         Chắc cái này cũng là nghiệp quả đấy anh Sáu ạ!
-         Bộ ngày trước chú thường hay gạt thiếm lắm, phải vậy không? Anh Sáu bông đùa.
-         Quả thật đó anh Sáu! Nhưng vì nghề nghiệp đành phải dấu, chứ em có mèo mỡ gì đâu. Hưng phân bua.
-         Trước chú làm ngành gì? Anh Sáu thắc mắc.
Hưng liếc quanh một vòng để chắc chán không có ai có thể nghe được, anh bèn xuống giọng:
-         Với anh, em mới nói thiệt. Hồi đó, em thuộc Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo. Ba má và vợ con em cứ thấy em đi cà nhổng, cằn nhằn em tối ngày, nhưng em đâu có dám nói ra, vì đó là tiêu lệnh “phòng gian bảo mật” tuyệt đối mà!
-         Vậy có chi lạ đâu?
-         Có chứ. Em kể anh nghe nhưng nhớ đừng nói lại với ai, cán bộ mà nghe được là khổ em đó. Cái nầy em vẫn dấu kín đó.
-         Nếu như chú không tin anh thì thôi, anh không ép! Anh Sáu hờn mát. Hưng vội phân trần:
-         Ý em không phải vậy! Rồi Hưng lên giọng kể tiếp. Hồi mới ra trường, em được lệnh đến trình diện Trưởng lưới. Em tưởng là ông ta có văn phòng trụ sở đàng hoàng. Ai dè một địa chỉ nằm trong hẽm. Anh biết nhà ai không? Nhà của ông già vợ em mới chết chứ! Ông trưởng lưới mướn chỗ đó làm trung tâm hành quân. Sau khi trình diện, ông gửi em về chỉ huy một cụm ở bên quận Tư, nhưng ngày nào cũng phải đi qua đi lại, báo cáo tin tức và làm việc với ổng. Ông già vợ em thấy em suốt ngày cứ giao du thân mật với nhóm người này, trông có vẻ chẳng lương thiện tý nào cả, cho nên ông muốn đuổi khéo bằng cách tăng tiền nhà một cách vô lý. Em ở thế khó xử, năn nỉ ông, ông càng giận thêm. Ông báo cảnh sát bao vây căn nhà, bắt trọn ổ đang đánh mật mã. Ông nghi là V.C. nhưng thực ra tụi em đang làm việc. Khi hốt về Nha Cảnh Sát, tụi em suýt bị ăn đòn nếu Trung Ương không ra tay can thiệp kịp thời. Hết ông già vợ tới phiên vợ em lên lớp, cằn nhằn cửi nhửi tối ngày. Bà ấy trách em lo chơi bời lêu lổngvà hăm dọa xách gói về nhà nếu cứ đào ngũ mãi. Em chỉ biết cắn răng chịu đựng, chẳng dám thổ lộ với ai hết vì sợ bể đường dây. Sau ngày 30-4 em đi trình diện học tập, bà xã em mới té ngữa ra và thương em nhiều hơn.  

Anh Sáu cười thích thú:
-         Câu chuyện cũng ly kỳ đó! Chú thận trọng là phải. Tụi chúng mà biết được thì chú không còn ở trong trại này nữa đâu.  
Thật quả như vậy, chỉ nữa tháng sau, Hưng là một trong số người được đưa đi Bắc, gồm có các thành phần trốn học tập, cảnh sát và an ninh tình báo. Anh Sáu Hồ Hởi khi hay tin chỉ biết đưa tay than “trời” mà thôi.  

Thời gian thấm thoắt trôi nhanh, thế mà đã ăn mấy cái Tết trong trại. Vào một ngày đẹp trời, từ tờ mờ sáng, hai mươi sáu ngàn người được lệnh há mồm để nha sĩ khám răng. Mặc dù đây là buổi kiểm tra sức khoẻ, nhưng ngoài các nha sĩ cải tạo, còn thêm một toán công an thành đội ngồi chung để quan sát công việc. Mọi người tỏ vẻ lo âu, không biết chuyện gì xảy ra đây mà không khí coi mòi nghiêm trọng. Người thì được khuyên về súc nước muối, người thì đề nghị gặp lại nha sĩ để nhổ răng sâu. Không ai được cấp cho viên thuốc nào cả.

Khi đến phiên anh Sáu Hồ Hởi, các nha sĩ khám đi khám lại rất cẩn thận. Họ đếm tới đếm lui, rồi đưa qua mấy công an ngồi kế cận kiểm soát lần chót. Khi xác nhận là đúng, họ gật đầu cho toán vệ binh đến còng tay anh Sáu, dẫn đi trước nỗi bàng hoàng ngơ ngác của mọi người đang ngồi chờ đợi. Họ không biết người ta dẫn anh đi đâu. Họ chỉ biết thương hại cho người anh lớn tuổi vui nhộn, cởi mở và luôn luôn lạc quan.
Sau biến cố, họ nghĩ anh Sáu đã bị ăng-ten tố cáo. Anh đang gặp dữ hơn lành. Mọi người xầm xì bàn tán, suy diễn tưởng tượng. Có người còn đoán anh là một tình báo CIA gài lại để thu nhặt tin tức, nhưng bị bại lộ. Họ gán thêm cho anh ám số này, mật mả nọ để câu chuyện về anh trở thành một vị anh hùng bất tử. Họ đâu ngờ rằng, vài tháng sau, tin tức cũng đến từ nhà thăm nuôi, tất cả huyền thoại về anh đều bị sụp đổ, khi biết được rằng anh chỉ là một cán bộ gộc của V.C. gài vào để theo dỏi hành tung và hoạt động của cải tạo viên. Hèn gì những người thân cận với anh đều bị lâm đại nạn cả.  
Sau ngày bị áp giải ra khỏi trại, anh Sáu Hồ Hởi đã được bố trí chức vụ Bí Thư Quận Ủy của một quận lớn nhất tại Thành Phố Hồ Chí Minh và biết đâu anh đã đến định cư tại Mỹ theo diện H.O. nào đó?
 Dương Tiến Đình
(Sau Cuộc Đổi Đời)

Chủ Nhiệm Tờ Truyền Đơn “Góp Gió" Tại Seattle , Sáu Hồ Hởi (Võ Văn Sáu), Bị Bạn Đồng Tù Nhận Diện Là Cán Bộ Công An Việt Cộng.

LGT: Trong guồng máy cai trị của CS, hai ngành công an và thương nghiệp là hai ngành xương sống của chế độ. Một bộ phận nắm giữ phần trị an, thực hiện vô sản chuyên chính còn bộ phận kia thì dùng bao tử , thực hiện nghiêm nhặt chế độ hộ khẩu để cai trị con người. Hai ngành này ngoại trừ những đảng viên cốt cán-nghĩa là những thành phần tin cậy nhất của chế độ -kỳ dư không ai được bố trí vào công tác tại đây.

Đài phát thanh Sài Gòn (SRBS) trong cuộc phỏng vấn một Nhân Chứng Sống của Trại Tù Suối Máu, họa sĩ Nguyễn Quân, đã mang ra trình diện trước đồng bào hai khuôn mặt khá “nổi danh” tại Seattle -nổi danh về thành tích đánh phá và bôi lọ người Việt Quốc Gia- đó là vợ chồng Võ Văn Sáu : Chồng là cán bộ Công An, vợ là Cửa hàng trưởng Thương Nghiệp Thành Phố Sài Gòn!  

      Họa sĩ Nguyễn Quân (NQ) tốt nghiệp trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định năm 1968 và sau đó động viên vào Trường Võ Bị Thủ Đức Khoá 6/68. Sau khi mãn khóa anh về tùng sự tại Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị và rồi được đưa đi học khóa 11 Đại Đội Phó CTCT . Đơn vị sau cùng của anh là Tiểu Đoàn 50 CTCT. Sau 1975 anh bị bắt đi “học tập cải tạo” và đã trải qua hầu hết các trại tù chính ở miền Nam như Trảng Lớn, Long Giao, Suối Máu...
            Anh đến Mỹ theo diện HO 6 vào năm 1991, và hiện đang sinh sống cùng gia đình tại Chicago, Illinois . Trong cuộc phỏng vấn trực tiếp truyền thanh của đài Sài Gòn, anh đã kể lại những ngày sống chung trong tù với Võ Văn Sáu và cuộc đụng độ ở ngoài đời khi Võ Văn Sáu là một cán bộ công an, còn anh là một tù nhân cải tạo vừa mới được phóng thích. Chúng tôi lược bỏ phần xã giao và giới thiệu ở đoạn đầu để trích đăng nguyên văn phần nội dung chính của bài phỏng vấn. 
Đọc xong bài phỏng vấn này chắc quý độc giả sẽ không còn thắc mắc tại sao Sáu Hồ Hởi, hội viên “remote control” và là cánh tay nối dài của Trung Tâm Văn Bút VNHN Toronto của Nguyễn Hữu Nghĩa-  lại bôi đen người tù kiệt xuất Nguyễn Hữu Luyện, bởi vì “bôi đen, bôi đỏ” là nghiệp vụ của chàng. 
***

Đây là Hệ Thống Truyền Thanh Sài-Gòn SRBS.
Kính thưa qúy vị thính giả...           
SRBS: Thưa họa sĩ Nguyễn Quân, khi mà anh bị bắt đi tù cải tạo thì chúng đưa anh vào trại tù nào đầu tiên, thưa anh?
NQ: Dạ, đầu tiên là tôi ở Trảng Lớn, Tây Ninh.
SRBS: Và sau đó họ chuyển anh đi đâu?
NQ: Sau đó họ đưa tôi lên Long Giao.
SRBS: Dạ vâng, rồi sau đó nữa...
NQ: Dạ, sau đó vì trại Long Giao giải tán, họ đưa tôi về Hốc Môn, Thành Ông Năm. Rồi sau đó, họ chuyển tôi lên Suối Máu.
SRBS: Dạ thưa anh, có phải trại Suối Máu ở Tân Hiệp, Biên Hòa không anh?
NQ: Dạ vâng, Tân Hiệp, Biên Hòa. Trại giam tù binh nữ Cộng Sản ngày xưa.
SRBS: Thưa anh, trong trại đó theo sự ước lượng của anh, thì VC đã giam bao nhiêu tù cựu sĩ quan của mình?
NQ: Có tất cả là 5 K. Tôi ở K1, rồi K2 , K3, K4, K5. K5 là K để chữa bệnh, tức là những anh nào bệnh hoạn thì họ đưa về K5. Để tôi nhẩm thử xem mỗi một K là bao nhiêu?
SRBS: Đại khái là mình ước lượng... nghĩa là bao nhiêu người tụi nó nhốt trong trại tù Suối Máu?
NQ: Chắc cũng khoảng độ 8000 người.
SRBS: 8000 người cũng đông dữ phải không anh?
NQ: Dạ, đông lắm ạ.
SRBS: Vâng, trong trại tù Suối Máu, anh ở tổng cộng là bao nhiêu năm tháng ạ?
NQ: Tôi về Suối Máu vào khoảng năm 78.
SRBS: Khoảng bao nhiêu năm?
NQ: Lâu quá tôi không nhớ rõ, nhưng tôi về đó trước khi xảy ra cái đêm Noel náo động của trại.
SRBS: Tức là Noel năm 78 phải không?
NQ: Dạ!
SRBS: Thưa anh ở bên Seattle này có một anh cũng xưng là ở trong trại Suối Máu. Ảnh đã viết một bài nổ lớn là Đêm Noel Vùng Dậy tại Suối Máu, mà tên là Võ Văn Sáu, có ở chung trại với anh không?
NQ: Dạ vâng, có. Anh em trong trại gọi anh Võ Văn Sáu là Sáu Hồ Hởi.
QN: Tại sao gọi là Sáu Hồ Hởi?

NQ: Là như thế này, trước đêm Noel thì anh em tù cải tạo, một số các anh em binh chủng mạnh như Biệt Kích, Lôi Hổ, Thủy Quân Lục Chiến, Nhảy Dù, lập ra một  Ban Hành Động để đánh ăng-ten. Tôi lấy ví dụ như là tôi ở nhà 8, thì lúc mà danh sách ăng-ten có, thì đêm hôm đó Ban Hành Động sẽ đến nhà 8, thì bổn phận anh trưởng nhà 8 là phải tắt đèn. Cả nhà giam chỉ có một bóng đèn vàng mà thôi. Lúc đó Ban Hành Động sẽ vào đúng chỗ thằng ăng-ten nằm, và lôi ra mà đập rất là găng, chớ không phải giỡn chơi. Nhưng nếu người làm ăng-ten mà biết lỗi (dĩ nhiên là phải đánh trước đã, chớ không phải biết lỗi là tha liền), mà xin lỗi thì anh em sẽ tha; tuy nhiên đánh cũng đau lắm. Sau đó, anh em trong Ban Hành Động kéo dài tình trạng như vậy, tức là đập ăng-ten từ nhà này sang nhà khác, cứ đập dần dần. Rồi đồng loạt các trại khác tức là K2,  K3, K4, tất cả các anh em cũng lập ra Ban Hành Động đứng lên lần lượt đập ăng-ten hết. Thời gian đó hình như cái trại tù đó giống như là được tự do. Thế là anh em bên này chui qua hàng rào bên kia hỏi thăm người thân...Sau những lần diệt ăng-ten như vậy, thì một số anh em còn tư cách cảm thấy bị xấu hổ, thì họ từ bỏ, và giai đoạn đó chấm dứt.

            Đến đêm Noel, có bác sĩ Chung hồi đó không phải là ăng ten, ảnh là bác sĩ của phe mình ngày xưa. Thời kỳ đó, trại  giao cho ảnh trách nhiệm là khám bệnh, phát thuốc cho anh em, thì anh ấy cũng hơi quá quắt. Thí dụ anh em bị bệnh như cảm cúm, không đi được, mà ảnh không cho thuốc, ảnh quý thuốc lắm.Vả lại anh em bệnh nhiều không đi làm được đến khai bệnh, thì anh ấy bảo là bệnh giả bắt đi làm hết. Cho nên anh em bực mình nói ảnh là bợ đít cách mạng. Nhưng mà trong thời gian đánh ăng ten, thì bác sĩ Chung có hối hận. Và sau đó tất cả những người bị đánh, thì ảnh săn sóc hết. Có một anh bị đánh nặng nhất là anh Vương Quang Nhật, thì bác sĩ Chung đã săn sóc 7 ngày. Trong đêm Noel năm đó, vì bác sĩ Chung là người Công Giáo nên ảnh đã đứng ra làm lễ thay Linh Mục, ảnh biết tất cả thủ tục làm lễ để đón Giáng Sinh. Mà không biết ở đâu ảnh lại có khăn choàng. 

Trong đêm Noel, tất cả những anh em Công Giáo tụ tập ở sân đằng sau, để nghe bác sĩ Chung làm lễ đón mừng Chúa Giáng Sinh. Anh em Phật Giáo cũng có đến tham dự. Nhưng bất ngờ là Việt Cộng biết, mà lúc đầu thì làm lễ rất là âm thầm, rất là yên lặng, anh em Công Giáo sám hối, xưng tội v.v... Nhưng không biết tại sao Việt Cộng họ biết, và họ đã ập vào. Chúng đã bắt bác sĩ Chung, tịch thu tượng Chúa Hài Đồng. Mà tượng Chúa Hài Đồng được làm bởi anh bạn học cùng khóa với tôi về điêu khắc. Thế thì chúng bắt bác sĩ Chung đi, và cả trại đã biểu tình, yêu cầu phải cho làm lễ và không được bắt người. Mới đầu tụi nó không chịu. 

Thế là anh em Công Giáo trong trại đã hát bài Thánh Ca, anh em Phật Giáo cũng đồng lòng hát lên. Lúc đó tiếng vọng nghe kinh hoàng lắm. Các K khác như K2, K3, K5 sau khi nghe như vậy, họ đồng tâm ca lên. Lúc đó thì không còn phân biệt Công Giáo hay Phật Giáo nữa. Chỉ thuộc bài là ca lên. Và những bài hát Công Giáo thì Phật Giáo cũng thuộc, nghe lâu rồi sẽ nằm trong lòng thôi. Sau khi dân chúng ở Tam Hiệp (Biên Hòa) nghe được tiếng ca từ trong trại. Họ không ngờ là ở trong trại lại có một biến cố lớn như vậy; đến nỗi những lời hát ở trong trại lại vọng ra xa đến như vậy. Sau đó thì Việt Cộng họ đã nhượng bộ. Lúc đó anh em ở trong trại được Free, và đã nghĩ rằng nay mai thì có thể lật đổ Cộng Sản

SRBS: Có phải trong vụ Noel đó, là Sáu Hồ Hởi sách động không?
NQ: Không! Nếu mà anh ấy sách động thì ảnh là người Quốc Gia rồi. Ảnh chỉ nằm một chỗ thôi. Nói chung là anh em Công Giáo làm thôi, sau đó bị Việt Cộng bắt, tự nhiên mình uất ức, thì mình nhảy ra. Lúc đó, những anh em Phật Giáo thấy những anh em Công Giáo bị bắt đi, không cần biết là Công Giáo hay Phật Giáo bị chúng bắt người của mình đem đi là sẽ bị giết. Thế là anh em đồng lòng biểu tình làm cho lớn chuyện. Anh Quốc Nam cũng biết mà, Việt Cộng thấy không xong nên nó thả bác sĩ Chung về. Tuy nhiên, bức tượng Chúa Hài Đồng nó lấy luôn không trả. Đó là chấm dứt cái đêm Noel.

SRBS: Nhưng mà tôi vẫn thắc mắc là tại sao Võ Văn Sáu nằm một chỗ mà Hồ Hởi được.
NQ: Không, sau đó bắt đầu là toàn trại bị náo loạn lên hết, vì tự nhiên có những nguồn tin từ ở đâu đưa vào. Sau đợt ấy, Việt Cộng bàn kế hoạch như thế nào mà mình không rõ, thì từ đó tham mưu của nó tung tin tức vô nghe rất là đã! Chẳng hạn như bà vợ tôi đi kinh tế mới, khốn khổ, khốn nạn, để dành được vài đồng, mua một ít bánh đậu xanh, một cây kem đánh răng, một bánh thuốc lào v.v... Và tôi nghĩ là đồ ăn thì không cần thiết, nhưng phải có bánh thuốc lào. Thì bả cũng ráng dành dụm tậu được bánh thuốc lào đem lên. Trong khi vợ tôi chờ thăm tôi, thì nghe được nào là vợ của ông thiếu tá, trung tá gì đó nghe đài BBC bình luận những chuyện nghe rất là sướng. Mục tiêu những nguồn tin như vậy đi vào, để mà nói mình đừng trốn trại không à! 

Sau đó, tôi nghĩ là toàn những cái tin mà Việt Cộng nó sợ trong thời gian mà cải-tạo-viên thắng thế, mình sẽ phá trại. Anh biết không? Nó sợ mình sẽ nổi loạn mà làm nhiều chuyện bậy, nó cũng ngại, nên nó cho thăm nuôi ào ạt. Tự nhiên anh thấy không, Việt Cộng nó đâu có tử tế gì để cho đi thăm nuôi. Những bà vợ của anh bạn tôi, bà vợ  của những người khác, kể cả bà vợ của ông đại tá nữa vô thăm cũng toàn là nói chuyện đừng nên trốn trại. Bởi vì nay mai là Mỹ sẽ đón các anh ở Biên Hòa, bây giờ phi trường Biên Hòa đang sửa lại và v.v... thì những chuyện như vậy làm sao tôi giấu được. Nên tôi nói với anh bạn tôi là Dương Ngọc Châu, và anh Châu mà họa sĩ Phạm Thông cũng biết, đó là  cháu ruột của thiếu tướng Dương Ngọc Lắm. Mà anh Dương Ngọc Châu và tôi coi như anh em ruột. 

Tôi vào nói với anh Châu: “Anh Châu à! Bà xã tôi ở trên kinh tế mới lên, bả không biết gì hết, nhưng khi ngồi chờ ở ngoài trại thì bả nghe bà đại tá hay thiếu tá nói là ... Bả khóc lóc nói với tôi đừng có trốn trại, lỡ mà nó bắn chết thì em với con ở nhà sống không nổi”. Thì ra tất cả những tin loại đó được truyền miệng đến tai Sáu Hồ Hởi hết. Ví dụ như tôi chẳng hạn, hay là nói trường hợp của anh A khi vợ ảnh vào cho hay là con chết hay là gì đó, hoặc bức hiếp chẳng hạn, thì lúc đó anh A đó sẽ nổi giận nói là: “Chắc tao phải trốn trại, hoặc là chắc tao phải đục mấy thằng cán bộ này”, thì cái tin đó cũng đến anh Sáu Hồ Hởi ngay.

SRBS: Tức là ai cũng tâm sự với Sáu Hồ Hởi hết!
NQ: Tất cả tin hay, tin dở, tin dữ gì, mà hay một cái là đều đến tai Sáu Hồ Hởi hết. Và chỗ ảnh nằm cũng giống như là Bộ Tham Mưu vậy. Nếu có việc chuyện gì, thì anh Sáu Hồ Hởi sẽ chạy đến ngay. Thí dụ như tôi chẳng hạn, ảnh đến nói là: “Quân à, tao biết vợ mày đi kinh tế mới thì nghèo khổ, con mày thì bệnh hoạn. Nhưng mà mày thấy hôn, vợ mày nó nói như vậy thì mày đừng có trốn  trại. Mày nên đem cái tin của mày ra để mà nói với anh em yên tâm, đừng có này nọ kia. Như tao, tao không có biết là anh em bên K2 họ nói với tao là bây giờ Mỹ nó bằng lòng với cái giá là 12 ngàn đô rồi. Tức là vấn đề tiền nong sòng phẳng mà Mỹ đòi trả bằng máy cày, trong khi Việt Cộng không chịu, chúng đòi trả bằng đô-la. Nhưng mà cái âm mưu của thằng Mỹ là nó đưa máy cày vào tụi Việt Cộng phải xài, xài vài năm thì hư, hư thì bắt đầu phải mua phụ tùng của Mỹ. Thì thằng Mỹ nó sẽ lấy lại hết. Cho nên khi nghe như vậy, thì anh em hồ hởi quá!

SRBS: Thì ra chính Võ Văn Sáu tung tin Hồ Hởi kiểu đó?!
NQ: Nghe đã quá! Anh thấy không? Từ đó ảnh có cái biệt danh là anh Sáu Hồ Hởi. Ví dụ như có một anh có tư tưởng tự tử chẳng hạn, thì anh Sáu Hồ Hởi sẽ đến ngay. Mà có cái hay là kể cả những cái tin ai mà muốn tự tử anh Sáu Hồ Hỡi cũng biết nữa.
SRBS: Tức là có người báo cáo cho anh ta biết?
NQ: Dạ vâng! Đại loại là tất cả những cái gì xảy ra trong trại là anh Sáu Hồ Hởi đều biết hết. Và mục tiêu ảnh đến nói cho mình để mà yên tâm, và cái thứ hai là mình sẽ không trốn trại. Thí dụ như tôi trốn về nhà là khốn nạn, công an sẽ bắt tôi ngay. Trong khi anh em chuẩn bị đợi lên máy bay, lúc đó là ca-ri-bu, ga-lắc-xi... và cái trại lúc đó nó vui lắm. Khi có một chiếc máy bay tầm bậy tầm bạ nào nó bay ngang, chẳng hạn tôi thì đi kiếm anh bạn Không Quân, anh Trí, anh coi xem máy bay đó là máy bay gì? Thì anh bạn Không Quân tôi ngày xưa lái máy bay trực thăng chiến đấu thì đâu có biết gì, nói đại là máy bay Liên Sô. 

  Đến đây, tôi nhấn mạnh một điểm chính anh Sáu Hồ Hởi nói rằng: một cái nguồn tin rất là chính xác, tức là nay mai anh em sẽ được thăng 2 cấp và được lãnh ráp-ben kể từ ngày 30 tháng 4/75. Thí dụ chẳng hạn như tôi là Trung úy sẽ thăng lên Thiếu tá, tức là tăng 2 cấp đặc cách sau khi Mỹ đón mình đi. Thì hỏi anh làm sao không “hồ hởi” được!?

SRBS: Tức là ảnh cấy vào trong lòng người ta những hy vọng hão huyền, phải không ạ?

NQ: Hy vọng quá đi chứ! Hy vọng tràn trề, anh thấy không? Tại vì ảnh đưa ra những điều rằng: “Tụi bây biết không? Khi mà Việt Nam thất thủ, thì Kissinger đang đánh tennis với Đại sứ Anh. Nó ngừng lại ra lấy khăn lông, lau tay, rồi sau đó nó bắt tay với ông Đại sứ Anh nói là nước Mỹ đã thắng trận tại miền Nam Việt Nam ”. Đó! Anh nghe như thế có sướng không chứ? Thành ra cuối cùng khi nghe thấy tất cả những cái hay cái xấu, những cái gì ở trong trại tự động nó sẽ nổi lên. Ví dụ nếu tôi nói: Tao nói thật với tụi bây, kỳ này mà trở về, lật ngược lại ván cờ, là tao sẽ nói với ông già tao “Xin lỗi ba nha! Dù rằng anh ruột hay em ruột của ba có là Cộng Sản, thì con cũng phải giết trước. Giết người trong nhà rồi mới ra ngoài xã hội tính sau”. Chính tôi tuyên bố như vậy, thì những lời tôi nói như vậy sẽ đến tai Sáu Hồ Hởi. Nếu một ngày nào đẹp trời nào đó, VC gọi tôi đến “chuyển trại” thì đó là khốn nạn của cuộc đời tôi. Mà tôi đâu có biết rằng do anh Sáu Hồ Hởi hay là do ai. Trong lúc mình điên lên thì mình đưa tất cả những cái trong lòng của mình ra. 

Chẳng hạn một anh bạn nghe nói như thế thì đã quá, vì nghe nói nay mai Mỹ nó đón rồi. Anh này nói: "Nói thật với mày ngày xưa là tao được Mỹ nó đưa vào Long Bình, nó huấn luyện cho tao hết 6 tháng để làm CIA, làm tình báo", thì anh đó bị bắt nhanh lắm. Nó không có vô bắt đâu! Buổi sáng đi lao động, nó gọi tên là bị đưa đi thôi. Có những anh nhìn thấy thắc mắc: "Ủa! Sao có người được ra thì đi bộ chết mồ, tại sao có những thằng được ra lại được xe bít bùng của nó đưa đi, mình thấy sao khốn nạn vậy?" Mình nói đó đâu phải tha đâu! Cũng như anh Sáu Hồ Hởi, nó đưa lên xe bít bùng đưa đi. Chứ đâu được tha như mình đi bộ ra cửa, đón xe lam về nhà đâu! Trong trại Suối Máu thì mình cũng không có tâm mà để ý anh Sáu Hồ Hởi là người của mình hay là người của ai?  Tại vì không có dư thì giờ. Thì giờ để mà đối phó với mạng sống của mình từng ngày, không có thì giờ để suy nghĩ tới những người khác. Cho nên, cái chuyện anh Sáu Hồ Hởi nói, mình nghe rõ ràng là hồ hởi, chớ chuyện bên trong mình cũng không có thì giờ để mà để ý.
SRBS: Vâng, tôi cũng muốn hỏi anh một câu là khi mà Sáu Hồ Hởi đưa ra những lời hồ hởi như vậy, thì mục đích của anh ta là như thế nào?
NQ: Mục đích của ảnh là mọi người đừng có nổi dậy chống lại trại, và cũng đừng tìm cách mà trốn trại. Nói chung, có thể là nhiệm vụ của ảnh là làm sao để cho trong trại được yên.
SRBS: Nhưng mà thưa anh, ngoài vai trò như thế, có những người nào tiết lộ trốn trại với Sáu Hồ Hởi, thì có bao nhiêu người bị bắt đi mất tích?
NQ: Nhiều! Nhiều lắm!
SRBS: Vâng, khi nãy anh nói đến việc Sáu Hồ Hởi sau đó bị tụi nó bắt đưa lên xe bít bùng, rồi đưa về đâu, anh?
NQ: Anh em trong trại thấy anh Sáu Hồ Hởi bị bắt, thì nghĩ chắc là anh Sáu bị đưa đi thủ tiêu, hay là đưa ảnh đi trại khác để đánh anh ấy. Chắc ảnh sẽ chết vì ảnh thì ốm nhom ốm nhách. Chắc chịu không nổi!
SRBS: Rồi chúng đưa anh ta về đâu?
NQ: Thì sau đó anh em được tin chúng đưa anh Sáu Hồ Hởi về Chí Hòa, và được thả ra ngay.
SRBS: Được thả ra, tức là trước cả những anh em ở trong tù nữa?
NQ: Xa! Ảnh về rồi, 3 năm sau tôi mới được về.
SRBS: Tức là năm mấy thì anh mới được ra khỏi trại Suối Máu?
NQ: Năm 81

SRBS: Rồi về năm 1981, thì anh ở Sài-gòn anh làm nghề gì thưa anh?
LTS.- Họa sĩ HO Nguyễn Quân đã kể lại với đại diện Đài SRBS làm đủ nghề thượng vàng hạ cám để sống qua ngày. Đầu tiên là hai cha con anh làm nghề sửa xe đạp, rồi bán đồ phụ tùng xe Honda. Sau đó, anh mua bán đủ thứ đồ cũ bên lề đường. Cuối cùng, anh học nghề phân chất vàng bạc, để mua bán những đồ cũ có vàng bạc bên trong, lấy ra và bán, kiếm sống trên khắp các nẻo đường của vùng Sài-Gòn. Họa sĩ Nguyễn Quân kể lể tiếp:
NQ:...Và sau đó tôi đi học nghề phân kim, để biết định giá mặt hàng buôn bán hầu khỏi bị hố. Sau khi học xong nghề phân kim, tôi đi khắp các chợ thu mua những mặt hàng của các anh em ngồi lề đường bán lạc-soong giống như tôi ngày xưa ngồi lề đường. Và cũng nhờ như thế mà tôi đi được khắp nơi trong thành phố như Hốc Môn, Quang Trung, Nhà Bè, Thủ Thiêm v.v... Cho đến một ngày tôi không nhớ rõ tôi đi tới Ngã Sáu Sài-Gòn, nơi có tượng Phù Đổng Thiên Vương.

SRBS: Có phải nằm gần đường Võ Tánh không anh?
NQ: Vâng, nó nằm ngay đường Võ Tánh. Thì khu đó có cái sân trống ngày xưa, có con đường nhỏ đâm thẳng vào ga xe lửa Saigon . Tôi đến đó để thâu mua hàng, nơi mà Việt Cộng đã xây nhà trên cái sân trống đó. Đầu căn nhà là Cửa Hàng Thương Nghiệp
SRBS: Nó kêu là Cửa Hàng gì anh?
NQ: Cửa Hàng Thương Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh, bán theo kiểu tạp hóa.  Tôi đến khu đó để thu mua vàng bạc vụn.
SRBS: Thưa anh, xin trở lại về vấn đề Cửa Hàng Thương Nghiệp, thì tại sao anh bước tới đó?
NQ: Tại vì anh em chợ trời lẩn quẩn ở khu đó. Tôi ghé lại để mua hàng. Trong lúc đang loay hoay, thì bất chợt tôi nhìn thấy anh Sáu Hồ Hởi.
SRBS: Nhưng mà anh nhìn thấy vợ ông ấy trước, hay là anh nhìn Võ Văn Sáu?
NQ: Không, tôi không biết vợ của Võ Văn Sáu, tôi chỉ biết Võ Văn Sáu mà thôi. Thì lúc đó tôi kinh ngạc nói: “Ủa, anh Sáu Hồ Hởi”.
SRBS: Tức là Sáu Hồ Hởi trong Cửa Hàng Thương Nghiệp phải không ạ?
NQ: Lúc đó tôi đã ngừng nói.
SRBS: Khi đó anh ta mặc đồ gì?
NQ: Ảnh mặc đồ công an.
SRBS: Mặc đồ công-an VC, và anh ta đeo mấy cái lon...?
NQ: Cái đó thì tôi không để ý. Trong khi tôi sững sờ và chợt nhớ ra hiện trạng, tôi hỏi: “Ủa, anh làm cái gì ở đây?”
SRBS: Thấy Sáu là công an Cộng Sản thì anh giật mình rồi phải không?
NQ: Nói thật với anh lúc đó mà ảnh hắt-xì-hơi, thì tôi cũng chạy dài rồi! Tức là tôi nói trong nỗi lo sợ. Mặc dầu tôi hỏi: “Ủa, anh làm cái gì ở đây?” nhưng thật ra trong lòng tôi cũng lo sợ lắm.
SRBS: Rồi Võ Văn Sáu trả lời ra sao?
NQ: Anh Sáu nói: “Tao đang làm việc ở cái Phường này!”
SRBS: Coi như là công an của Phường đó!
NQ: Yeah! Đồng thời lúc đó vợ của anh Sáu trong cửa hàng bước ra, và ảnh nói: “Đây là bà xã của tao, bả làm Cửa-Hàng-Trưởng ở đây”. Lúc đó tôi cũng giống như con chuột mà gặp con rắn, và tôi đã mất tinh thần rồi! Và sau đó tôi nói: “Chào anh Sáu, tôi đi nha!”
SRBS: Như vậy là nếu một người mà có vợ làm Cửa-Hàng-Trưởng một phòng thương nghiệp như vậy, thì hẳn phải là một cán bộ cao cấp?
NQ: Tất nhiên không phải là dân thường. Chắc chắn  phải là cán bộ thứ dữ, hoặc là bố mẹ, ông bà, hay cô dì của vợ chồng anh Sáu phải là cách mạng thứ dữ rồi. Chứ không bao giờ vợ của một người dân thường mà Việt Cộng đưa ra làm một Cửa-Hàng-Trưởng quan trọng như vậy. Anh thấy không? Chắc chắn gia đình của anh Sáu Hồ Hởi phải là thứ Cách-Mạng- Gộc rồi.
SRBS: Dạ thưa anh, bây giờ anh thử nhớ lại xem cái năm mà anh gặp Sáu Hồ Hởi mặc đồ cán bộ Công An Cộng Sản khoảng năm nào, thưa anh?
NQ: Khoảng năm 1984 hay 1985.

SRBS: Dạ thưa họa sĩ Nguyễn Quân, thực ra thì nãy giờ chúng ta đã nói chuyện với nhau cũng khá lâu, và trong giọng nói của anh cũng có tính chất của một người lính Cộng Hòa. Và anh nói quá chân tình, sự tiết lộ của anh đã làm giải tỏa một số thắc mắc lâu nay về lý lịch tên Võ Văn Sáu. Trước đây, có một nhà văn là Dương Tiến Đình đã viết một cuốn sách tựa là “Sau Cuộc Đổi Đời” và có viết một  truyện ngắn là: Anh Sáu Hồ Hởi. Hồi đó thì Sáu Hồ Hởi chối ghê lắm, và nhiều người tưởng chỉ là hư cấu. Nhưng hôm nay anh là một nhân chứng sống đã nói lên, thì chúng tôi mới tin Sáu Hồ Hởi là một cán bộ Công An của Việt Cộng. Và cái điều đó được anh nói lên rất có lợi cho những người Việt Quốc Gia ở vùng này. 

Thưa anh, thay mặt của những nạn nhân của Sáu Hồ Hởi, nạn nhân của những tù cải tạo, chúng tôi xin cám ơn họa sĩ Nguyễn Quân, mặc dù chúng tôi biết rõ là gia đình anh đều không muốn anh nói lên sự thực qúa phũ phàng này. Tại vì chính anh cũng nói với tôi là không muốn gì khác nữa, nhất là anh ở một tiểu bang xa. Kính thưa quý vị thính giả, chúng tôi đang nói chuyện với một nhân chứng sống, một họa sĩ tù cải tạo từ Chicago tới Seattle, tức là đường dây chúng tôi nối liền 2 thành phố này để nói chuyện với nhau. Và họa sĩ Nguyễn Quân là một người rất thân với một họa sĩ nổi tiếng bạn tôi, đó là anh Phạm Thông. Nếu có dịp, thì chúng tôi hy vọng quý vị sẽ được gặp họa sĩ Nguyễn Quân với những bức tranh đầy màu sắc trong cuộc triển lãm nơi đây trong những ngày sắp tới. Dạ thưa họa sĩ Nguyễn Quân, chúng tôi xin gởi lời cám ơn và xin lỗi với hiền nội và gia đình anh. Cũng chỉ vì chúng tôi cần anh nói lên những tiếng nói của sự thật, và nhất là tiếng nói mà một nhân chứng đã từng sống với Sáu Hồ Hởi Võ Văn Sáu mấy năm trong trại Suối Máu. Và thưa anh, trước khi chúng ta chấm dứt cuộc nói chuyện hôm nay, anh có muốn nói với quý thính giả của Đài Phát Thanh Sài-Gòn ở Seattle đôi lời không ạ?

NQ: Tôi xin phép anh Quốc Nam, thứ nhất  là riêng cá nhân tôi xin chân thành cảm tạ anh em, các chiến hữu cũng như tất cả đồng bào ở Seattle đã tin cậy và gởi trọn niềm tin vào những lời của tôi. Những lời tôi nói với danh dự của một người sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, mà danh dự đó tôi hứa là cho đến khi chết tôi vẫn giữ. Và tôi nói với tất cả thành tâm của tôi, để gởi đến cho tất cả anh em và mọi người biết cái điều đó. Riêng với anh Sáu Hồ Hởi, thì nếu mà những lời này đến anh Sáu Hồ Hởi, thì tôi chỉ muốn nói rằng: Anh Sáu ơi, hết rồi, chế độ Cộng Sản của anh quá ư là khủng khiếp rồi. 

Thì thôi anh làm ơn dẹp giùm đi, đừng có phá phách nữa, để cho cộng đồng mình sống yên vui, để mà nhìn tương lai của những đứa con mình lớn lên thành danh ở nước Mỹ này, và chúng nó đem những thành công đó mà về xây dựng đất nước mình. Còn anh em chúng mình, thì chỉ nên sống cho vui tuổi già của mình là được rồi. Và đó là những lời chân tình của tôi gởi đến tất cả những anh em ở Seattle . Thành thật cám ơn anh Quốc Nam, cám ơn tất cả những sĩ quan HO và đồng bào đã chịu khó nghe tôi nói những lời trên đây. Tôi chỉ nói với tấm lòng của tôi là thứ nhất, thứ hai nữa là danh dự của một sĩ quan QLVNCH, chớ tôi không làm gì mà trái với danh dự của tôi, là vì tôi sống ở đây không phải là cho tất cả ai nữa, mà tôi sống cho vợ và con tôi, để nhìn vào sẽ thấy tôi là người bố hoặc người chồng không có hèn và không có đê tiện. Chỉ có vậy thôi! Và nếu những lời tôi nói có hơi cộc cằn, thô lỗ, xin quý vị tha thứ cho.

SRBS: Không, họa sĩ Nguyễn Quân, đó là cái chân tình của một người lính VNCH chúng ta, là nói thật và làm thật. Chúng ta không có xảo trá và làm hại anh em. Đây là những ngày đầu năm, mà chúng tôi được nghe tiếng nói của anh rất là quý giá, và muôn vàn cám ơn anh, một người chiến sĩ Quốc Gia vẫn còn có lòng đối với quốc gia dân tộc. Một lần nữa, xin cám ơn anh, và xin chúc anh cùng gia đình một năm mới hoàn toàn hạnh phúc và vạn sự như ý!

Kính thưa qúy thính giả,
Qúy vị vừa theo dõi cuộc hội thoại đầu thế kỷ 21 giữa hoạ sĩ H.O. Nguyễn Quân và thi sĩ Quốc Nam của bổn Đài. Qua cuộc hội thoại này, chúng ta mới biết không phải một mình Võ Văn Sáu là Cán Bộ Công An VC, mà chính vợ y cũng là cán bộ kinh tế khá quan trọng của Đảng CSVN. Từ đó, người ta mới thấy rằng: từ lâu nay Võ Văn Sáu đã  dùng tờ truyền đơn Góp Gió chửi bới thô tục và chụp mũ bừa bãi rất nhiều người Quốc Gia uy tín là Cộng Sản, để tạo hỏa mù khiến không còn ai quan-trọng- hóa sự hiện diện của bọn VC trong cộng đồng chúng ta nữa. Rồi khi người ta có khám phá ra Võ Văn Sáu là Cán Bộ VC, thì dư luận có thể coi sự việc đó là chuyện thường, và y lại tiếp tục công tác bôi tro trát trấu vào những người Quốc Gia chống Cộng hoặc quý vị lãnh đạo tôn giáo, hầu lấp liếm các tội trạng của y. Gần đây nhất, tờ truyền đơn Góp Gió đã mạ lỵ những vị lãnh dạo tôn giáo cao trọng như Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Thuận của Tòa Thánh La Mã, nhiều vị tu sĩ Phật Giáo (trong số này có Thượng Tọa Thích Minh Tuyên thuộc Giáo Hội Thống Nhất Phật Giáo VN Hải Ngoại), một số vị cựu Sĩ Quan Dalat nhiều công trạng của QLVNCH v.v...

Kính thưa qúy thính giả,  
Nay, sự việc vợ chồng Võ Văn Sáu hoạt động cho VC từ nhiều chục năm qua, đã bị lột mặt nạ. Kể từ  giờ phút này, nhóm Võ Văn Sáu đã không còn đứng trong hàng ngũ quân dân VNCH nữa, và chúng tôi đặt cho cặp ác ôn này một cái tên muôn đời là vợ chồng Sáu Bò Vàng. Bởi vì Bò Vàng là bọn cán bộ công an VC mà mọi người Việt Nam trong và ngoài nước đều xa lánh và ghê tởm, vì tội ác chúng đã gây ra đối với đồng bào ta trong suốt hơn nửa thế kỷ qua. Chương trình hội thoại của Đài SRBS đến đây là chấm dứt, Phượng Nga xin kính chào quý vị và các bạn trẻ.

       




__._,_.___

Posted by: <vneagle_11


Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List