QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Saturday, November 1, 2014

Nhìn vào nền Đệ Nhất Cộng Hòa ở VN

Nhìn vào nền Đệ Nhất Cộng Hòa ở VN
Nguyễn Tiến HưngCựu Tổng trưởng VNCH, gửi cho BBC từ Mỹ.
  • 31 tháng 10 2014

Ông Ngô Đình Diệm cùng Thứ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Donald Quarles tại Washington hồi năm 1957
Bầu không khí trong phòng họp thật nặng nề. Các thành viên đến họp đều đã biết rõ sẽ có những tranh luận hết sức gay go.

“Ông Diệm không phải là một giải pháp tốt. Pháp và Mỹ đã cố gắng chứng minh ngược lại, nhưng chúng ta đã thất bại.
"Lợi dụng lúc (Đại sứ Mỹ) Collins đi vắng, ông ta đã cho nổ súng và đã thắng thế nhưng cũng chẳng đóng góp gì được cho một giải pháp lâu dài. Quan điểm chống Pháp của ông ta là cực đoan, Diệm không những bất tài mà còn là một người điên (Fou).”
Đây là lời phát biểu của Bộ Trưởng Các Quốc Gia Liên Kết, ông Henri Laforet. Chỉ trích việc Mỹ luôn luôn thay đổi lập trường đối với ông Diệm, Laforet tiếp tục: “Hai bên Mỹ-Pháp chúng ta đã đồng ý với nhau là chỉ ủng hộ ông Diệm một thời gian cho tới tháng giêng vừa qua (tháng 1, 1955), lúc đó nếu ông Diệm vẫn cứ thất bại thì ta phải kín đáo tìm người thay thế. Nhưng điều này đã không xảy ra,” Mỹ đã không tìm người thay thế ông Diệm.
“Vấn đề là trước tình thế hiện nay ta phải làm gì,” Ngoại trưởng Foster Dulles trả lời, “và tình hình hiện nay là đang có một phong trào cách mạng dấy lên ở Việt Nam.”
"Cách mạng gì đâu, Laforet cãi lại, “Chính cái gọi là ‘Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng Quốc Gia’ lại đang bị Việt Minh chi phối vì Phó Chủ tịch Hồ Hán Sơn là một sĩ quan cũ của Việt Minh.”
Dulles phản biện: “Nếu ông cho rằng một người trước đây đã cộng tác với Cộng sản thì bây giờ vẫn là Cộng sản thì chưa đủ lý do để kết luận…vì nếu lý luận theo kiểu ấy thì chính ông Bảo Đại cũng có thể là Cộng sản.”
Nếu ông cho rằng một người trước đây đã cộng tác với Cộng sản thì bây giờ vẫn là Cộng sản thì chưa đủ lý do để kết luận…vì nếu lý luận theo kiểu ấy thì chính ông Bảo Đại cũng có thể là Cộng sản.
Ngoại trưởng Mỹ nói với người tương nhiệm phía Pháp hồi năm 1955
Thấy hai bên căng thăng quá, Ngoại trưởng Anh Harold MacMillan xen vào và đề nghị ‘Thôi ta hãy hoãn cuộc họp lại để nghỉ ngơi đã rồi sẽ bàn tiếp.” Đó là đối thoại trong một cuộc họp tay ba Pháp-Mỹ-Anh ở Paris bắt đầu từ ngày 7 tháng 5, 1955 sau khi Ủy Ban Cách Mạng họp tại Dinh Độc Lập ngày 29 tháng 4 ủng hộ Thủ tướng Diệm.
Tới lúc này, sau khi ông Diệm ổn định được tình hình ở Sàigòn thì Mỹ mới dứt khoát ủng hộ.
Trước đó, ngay từ khi ông Diệm vừa về nước, Pháp đã thuyết phục được Mỹ cũng đồng ý để loại trừ ông đi.
Chỉ một tuần lễ trước cuộc họp này, Đại sứ Mỹ ở Sàigòn còn làm áp lực để Ngoại trưởng Dulles ký mật điện dẹp ông Diệm (như đề cập dưới đây). Pháp muốn bám víu vào Miền Nam nhưng lại gặp phải một ông thủ tướng có tinh thần siêu quốc gia nên chắc chắn là phải tìm mọi cách loại bỏ để thay thế bằng một người lãnh đạo thân Pháp.
Hoàn cảnh ở Miền Nam thì lại thuận lợi: Quốc trưởng Bảo Đại vẫn còn ở Cannes, quân đội Việt Nam còn nằm trong Liên Hiệp Pháp, và Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội, Tướng Nguyễn Văn Hinh (con trai của cựu Thủ Tướng Nguyễn Văn Tâm) là một sĩ quan cũ trong Không quân Pháp. Cảnh sát thì do Bình Xuyên nắm giữ; ngay cả lực lượng an ninh ‘Sureté’ cho văn phòng phủ Thủ Tướng Diệm cũng do Cảnh sát gửi đến. Như vậy là ông Diệm đang ở trong hang cọp rồi.
Pháp, Mỹ và Ngô Đình Diệm
Trong một tài liệu mật ghi số 1691/5 (ngày 15 tháng 4, 1955), Bộ Quốc Phòng Mỹ thẩm định là có hai yếu tố làm căn bản cho tất cả những tính toán của Pháp ở Việt Nam, đó là Pháp nhất quyết:
Giữ vai trò lịch sử lâu dài của mình tại Việt Nam; vàBảo vệ những đầu tư quá lớn của Pháp về kinh tế, tài chính tại nơi đây.
Bởi vậy, Bộ nhận xét rằng: vấn đề quyền lợi của Pháp là yếu tố quyết định cho tất cả những diễn tiến chính trị tại nơi này. Pháp toan tính hành động ra sao?
Bằng hai biện pháp:
Tổng thống Ngô Đình Diệm (1901-1963) cùng Tổng thống Carlos Carsia và phu nhân tại Philippines hồi năm 1958
Tìm cách loại trừ ông Diệm hoặc bằng một cuộc đảo chính, hoặc bằng cách thuyết phục ông Bảo Đại truất chức ông Diệm; và bất hợp tác với Mỹ trong việc huấn luyện quân đội Quốc Gia Việt Nam

Pháp ‘lobby’ Đại sứ Mỹ tại Paris và Sàigòn
Muốn dẹp ông Diệm thì cũng không khó vì lực lượng của Pháp rút từ Miền Bắc vào Nam còn rất hùng hậu. Chỉ có một trở ngại, đó là chính sách của Mỹ đối với ông này.
Tuy nhiên, vào lúc ấy thì sự ủng hộ của Mỹ đối với ông Diệm cũng chưa có gì là rõ ràng. Bởi vậy, Pháp tin rằng mình có thể tìm cách hạ uy tín ông Diệm. Dễ nhất là ‘lobby’ với Đại sứ Mỹ ngay tại Paris và Sàigòn.
Tại Paris
Ông Diệm chấp chính tháng 7 thì tháng 8, Đại sứ Mỹ ở Paris là Douglas Dillon đã đánh điện về Washington báo cáo về cuộc họp với ông Guy La Chambre, Bộ trưởng Các Quốc Gia Liên Kết. La Chambre nêu ra ba đặc điểm sau đây để phê phán ông Diệm. Đại sứ Dillon báo cáo:
Paris, Ngày 4 tháng 8, 1954
Kính gửi: Ngoại Trưởng
“Cuối tuần qua tôi có nói chuyện với ông La Chambre một cách hết sức thẳng thắn. Ông ta cho rằng tương lai của chính phủ Việt Nam sẽ tùy thuộc vào ba yếu tố sau đây:
Chính phủ ấy phải thực sự đại diện nhân dân; Phải tổ chức cải cách điền địa cho sớm; và Phải sửa soạn truất phế ông Bảo Đại để thành lập một nước Cộng Hòa trong mấy tháng tới.
“Ông La Chambre nghĩ rằng chính phủ Diệm không (“tôi xin nhắc lại là không”) đủ khả năng để thi hành bất cứ điểm nào trong ba điểm này...”
Dillon
Phủ Tổng thống với hình ông Diệm trong ảnh chụp hồi đầu thập niên 60
Dillon báo cáo thêm: (i) về điểm thứ nhất: ông La Chambre lưu ý Hoa Kỳ là theo thông tin nhận được thì ông Diệm sẽ không thể có khả năng đại diện nhân dân vì ông ấy không có được sự cộng tác và ủng hộ của các phe phái Miền Nam; (ii) về điểm thứ hai và thứ ba: “vì quá trình của ông Diệm là quan lại, nên ông ta sẽ phản đối cả việc cải cách điền địa cả việc truất phế ông Bảo Đại.”

Bởi vậy, La Chambre đề nghị “Để Miền Nam có được một cơ may thắng thế trong kỳ tổng tuyển cử toàn quốc thì cần phải có ngay một chính phủ mới.” Đề nghị này là ‘gãi đúng chỗ ngứa’ của Mỹ vì Mỹ đang lo ngại về cuộc tổng tuyển cử Bắc-Nam (1956) theo như Hiệp Dịnh Geneva 1954. Ông La Chambre đề nghị ông Nguyễn Văn Tâm làm Thủ Tướng.
Tại Sàigòn
Ngày 26 tháng 8, Đại sứ Mỹ Donald Heath được mời dùng bữa tiệc tại nhà một người triệu phú Pháp tên là Jacques Raphael-Leygues. Tới nơi ông ta mới biết rằng thực ra đây chỉ là một cuộc hội họp chính trị.
Tham dự, ngoài Tướng Nguyễn Văn Hinh, có lãnh đạo của các lực lượng giáo phái và một số quan chức Pháp. Trong bữa tiệc, mọi người tố cáo ông Diệm là người bất tài lại không chịu điều đình với các giáo phái.
Một người đã hỏi thẳng ông Đại sứ Heath: “Nếu chúng tôi xúc tiến để thay thế chính phủ Diệm thì ông có đồng ý hay không?” Ngay ngày hôm sau, ông Heath đánh điện về Washington: “Chúng ta phải để ý theo dõi tìm một lãnh đạo khác.”
Tổng Tham Mưu Trưởng công khai chống Thủ Tướng
Tháng 8 thì như vậy, tới tháng 9 thì ‘hầu như ngày nào cũng có tin đồn về đảo chính.’
Cơ quan tình báo Hoa Kỳ CIA báo cáo liên tục là có dư luận tại Việt Nam là Pháp đang đứng đằng sau một âm mưu lật đổ ông Diệm.
Tướng Hinh công khai chống lại Thủ Tướng Diệm, và còn khoe “Tôi chỉ cần nhấc cái ống điện thoại lên là có thể dẹp được Diệm rồi.”
Nghe vậy, ngày 11 tháng 9 ông Diệm đi tới một quyết định táo bạo: chỉ thị cho Tướng Hinh ‘đi nghỉ để nghiên cứu’ trong sáu tuần và phải xuất ngoại nội trong hai mươi tư giờ.
Mặc dù đã có lệnh, Tướng Hinh bất chấp, ‘ông mặc áo sơ-mi đi chiếc xe môtô thật bự ngang nhiên chạy vòng quanh đường phố Sàigòn.’
Một tuần sau, ông cho phổ biến lời tuyên bố về việc ông bất tuân lệnh ông Diệm và một điện tín ông đã gửi thẳng cho Quốc trưởng Bảo Đại yêu cầu can thiệp.
Cùng ngày, ông Diệm tuyên bố là ông Hinh đã nổi loạn. Ông Hinh cho xe thiết giáp bảo vệ tư dinh của mình, đồng thời phái một lực lượng tới bao vây Dinh Độc Lập. Trong thời gian sáu tuần tiếp theo, tình hình đi tới chỗ bế tắc.
Ngày 20 tháng 9, có tới 15 ông Bộ Trưởng trong nội các ông Diệm đồng loạt từ chức. Quân đội của ông Hinh cũng đã sẵn sàng chờ lệnh để tấn công.
Trước sự cương quyết của ông Diệm, Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ gửi một công điện chỉ thị cho Đại sứ Heath và Tướng O’Daniel là phải “nói không úp mở (với Pháp và Tướng Hinh) rằng Hoa Kỳ sẽ không dự trù hoặc triển hạn những viện trợ lâu dài cho quân đội Việt Nam nếu còn một chút nghi ngờ gì về sự trung thành của vị Tổng Tham Mưu Trưởng và các sĩ quan cao cấp.”
Tướng Hinh ra đi ngày 13 tháng 11, 1954.
Đại sứ Mỹ: “Chỉ ủng hộ ông Diệm vài tuần nữa thôi”
Nhưng chưa xong. Tướng Hinh ra đi tháng 11 thì tháng 12, Tổng Thống Eisenhower cử ông Joseph Lawton Collins (một danh tướng trong Đệ Nhị Thế Chiến) làm Đặc sứ tại Việt Nam.
Vừa tới Sàigòn, ông Collins đã được Tư lệnh Pháp là Tướng Paul Ély thuyết phục chống ông Diệm. Collins là chiến hữu của Ély trong thế chiến.
Tổng thống Eisenhower cử danh tướng Collins tới làm Đặc sứ ở Nam Việt Nam
Bây giờ hai ông tướng lại gặp nhau trên chiến trường Miền Nam. Ngày 6 tháng 12, 1954, Collins gửi công điện ‘Sàigòn 2103’ về Washington nói về sự “nản lòng của tôi đối với tình hình đen tối tại nơi đây.” Ông cho rằng “khả năng của ông Diệm yếu kém” và đề nghị “Mỹ chỉ nên ủng hộ ông ta thêm vài tuần nữa thôi, sau đó nếu tình hình không tiến bộ, Mỹ nên có những biện pháp khác.”

Đề nghị năm bước để loại bỏ ông Diệm.
Ngày 9 háng 4, 1955 ông Collins gửi Ngoại Trưởng Dulles một điện văn dài, đề nghị giải quyết toàn bộ cuộc khủng hoảng tại Sàigòn.
Đề nghị này: thứ nhất, sắp xếp việc ông Diệm ‘từ chức;’ thứ hai, thẩm định hậu quả của việc từ chức, được tóm tắt như sau:
Mật Điện số 4448
Ngày 9 tháng 4, 1955
…..
Thứ nhất, việc sắp xếp cho ông Diệm từ chức gồm 5 bước đi:
Giải quyết vấn đề rút Cảnh sát và Công an ra khỏi tay Bình Xuyên, hoặc bằng một nghị định do ông Diệm ký rồi ông Bảo Đại, Pháp, Mỹ ủng hộ; hoặc cho ông Bảy Viễn một cơ hội để chính ông ta tự nguyện đề nghị như vậy;
2. Thuyết phục ông Diệm từ chức, và nếu ông này không chịu thì yêu cầu ông Bảo Đại truất chức; Tìm người thay thế ông Diệm làm Thủ tướng, rồi ông Bảo Đại gọi người này sang Paris để tham khảo.
Khi trở về Sài Gòn, người này sẽ tham khảo với mọi phía để thành lập tân chính phủ;
Đi tới một thỏa thuận về một giải pháp đối với các giáo phái; và sau cùng,Vận động để các giáo phái chấp nhận giải pháp trên.
(Vì giới hạn của bài này, chúng tôi không viết về phần thứ hai, “thẩm định hậu quả của việc ông Diệm từ chức”).
Đề nghị xong, ông Collins lên đường về Washington để thuyết phục TT Eisenhower và Ngoại trưởng Dulles dẹp ông Diệm.
Ai thay ông Diệm
Ngày 22 tháng 4, 1955 ông Collins dùng bữa ăn trưa với Tổng thống. Sau đó ông gặp Ngoại trưởng Dulles cùng với các đại diện Bộ Quốc Phòng và Trung Ương Tình Báo để thuyết phục.
Tổng thống Diệm duyệt binh mừng độc lập hồi năm 1962, một năm trước khi ông bị ám sát
Ông nhắc lại quan điểm của ông một cách mãnh liệt và cứng rắn hơn trước là Mỹ phải thay thế ông Diệm và phải có kế họach hành động ngay tức khắc. Collins đề nghị ông Phan Huy Quát lên thay thế ông Diệm. Trước áp lực mạnh mẽ của Collins, vừa là đặc ủy của Tổng Thống, vừa là đại sứ, lại là chứng nhân có mặt tại chỗ để nhận xét, nên sau cùng ông ta đã thắng thế.

Mật điện thay thế Thủ Tướng Diệm
Không phải đợi tới ngày 24 tháng 8, 1963 mới có mật điện ủng hộ các tướng lãnh đảo chính mà ngay từ tám năm trước đó cũng đã có mật điện sắp xếp việc dẹp ông Diệm:
Bộ Ngoại Giao
Ngày 27 tháng 4, 1955
“Tướng Collins và Ely phải thông báo cho ông Diệm biết rằng vì lý do ông không thành lập được một chính phủ liên hiệp có cơ sở rộng rãi và ông bị người Việt chống đối, chính phủ Hoa kỳ và Pháp không còn đủ tư thế để ngăn ngừa việc ông phải từ chức. Những đức tính yêu nước của ông vẫn có giá trị tiềm năng lớn đối với Việt Nam, và chúng ta hy vọng rằng ông sẽ hợp tác với bất kỳ chính phủ mới nào được chỉ định…
“ Chúng tôi tạm đề nghị một tân chính phủ như sau:
1) Về Nội Các: quyền hành pháp đầy đủ sẽ được trao cho ông [Trần Văn] Đỗ hoặc ông [Phan Huy] Quát làm thủ tướng và phó thủ tướng;
2)Thành lập một Hội Đồng Tư Vấn từ 25 tới 35 người đại diện cho các phe nhóm gồm cả các Giáo Phái…và
3)Thành lập một Quốc Hội Lâm Thời, một cơ chế gần như một Quốc Hội Lập Pháp….”
Dulles
Nhưng với sự may mắn lớn lao, mật điện này lọt ra ngoài, Thủ tướng Diệm biết đuợc nên trong khoảnh khắc đã cho lệnh tấn công Bình Xuyên (lúc ông Collins còn đang trên đường về Sài gòn), và đã lật ngược được thế cờ.
Tháng 5, 1955: cuộc họp nảy lửa tại Paris
Giải quyết được vấn đề Bình Xuyên cũng chưa xong.
Tình hình tiếp tục căng thẳng. Ba cường quốc quyết định họp lại ở Paris để bàn tính như trích dẫn ở phần đầu.
Tranh luận thật là gay go, kéo dài tới 5 ngày ( từ 7 tới 12, tháng 5, 1955). Để kết thúc, đến lượt Thủ tướng Pháp Edgar Faure hỏi thẳng Ngoại trưởng Dulles: “Ngài nghĩ thế nào nếu Pháp rút hết và triệt thoái Quân đội viễn Chinh ra khỏi Đông Dương sớm nhất có thể?”
Để xoa dịu, ông Dulles bình luận rằng “Việt Nam không đáng để Hoa kỳ cãi nhau với Pháp, cho nên nếu như rút lui và cắt bỏ viện trợ cho Việt Nam mà giải quyết được vấn đề thì Hoa kỳ sẵn lòng.”
Mỗi ngày họp xong, ông Dulles đánh điện tín về Washington để thông báo kết quả. Ông viết cả việc Thủ tướng Faure gọi ông Diệm là người điên, và mở ngoặc chữ “Fou”.
Ông Diệm về sau này bị ám sát dưới thời Tổng thống Kennedy, người sau đó cũng bị ám sát
Về việc ông Faure hăm dọa sẽ rút hết quân đội Pháp khỏi Việt Nam, trong lúc nghỉ giải lao ông Dulles gọi điện thoại về Washington để tham khảo ý kiến.

Ông cho rằng “Ông Faure đã đưa ra một tối hậu thư, và như vậy, bây giờ Mỹ phải lựa chọn giữa việc tiếp tục ủng hộ ông Diệm và việc Pháp rút quân sớm.”
Lúc ấy quân đội Quốc Gia Việt Nam còn non yếu, vậy nếu Pháp rút hết và Bắc Việt tấn công thì làm sao đây? Tổng Tham Mưu Hoa Kỳ trả lời: “Chính phủ Diệm có khả năng lớn nhất để có thể thiết lập được ổn định nội bộ, một điều cần thiết cho an ninh Việt Nam. Bởi vậy, việc Pháp rút lui tuy tuy rằng sẽ làm cho Miền Nam bớt ổn định, nhưng rồi các biện pháp của Mỹ trong khuôn khổ SEATO sẽ giúp cho Miền Nam được an toàn cũng không kém gì sự có mặt tiếp tục của quân đội Pháp.”
Ủy Ban Kế Hoạch của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia bình luận thêm “Việc Pháp rút lui lại giúp cho Hoa Kỳ hết bị dính vào dấu vết của thực dân (‘taint of colonialism’) và chấm dứt khả năng nguy hiểm là Pháp sẽ làm một sự đổi chác với Việt Minh.”
Khai sinh nền Cộng Hòa
Như vậy, nếu như tháng Tư năm 1975 đã thật đen tối thì tháng Tư năm 1955 cũng hết sức gay go (cách nhau đúng 20 năm).
Về thời điểm này, tác giả nổi tiếng Joseph Buttinger là người có mặt tại chỗ đã viết lại: “Kể cả trong những tuần lễ trước cuộc đảo chánh và ám sát ông vào năm 1963, TT Diệm cũng đã không bị gian lao, cay đắng bằng trong tháng 4, 1955.”
Ngoài khủng hoảng Bình Xuyên và sự việc là cả hai tư lệnh Pháp - Mỹ đã cấu kết để dàn dựng loại bỏ ông, Thủ tướng Diệm còn trăn trở hơn nữa về một vấn đề lương tâm.
Quốc trưởng Bảo Đại muốn thay thế ông Diệm nhưng bất thành
Khi Quốc trưởng Bảo Đại ra lệnh cho ông sang Pháp để tường trình thì ông đã sửa soạn ra đi nhưng mọi người ủng hộ ông đã nhất quyết can ngăn.

Theo một báo cáo của Đại tá Edward Landsdale (sau này lên Tướng), người cố vấn và rất gần gũi Thủ tướng Diệm thì có ba lần chính Landsdale đã chứng kiến cảnh đau đớn dằn vặt của ông Diệm (“he cried over my shoulder”).
Một trong ba lần đó là khi ông Diệm phải miễn cưỡng chấp nhận việc truất phế Quốc trưởng Bảo Đại. Theo như Tướng Trần Văn Đôn (người trong cuộc) thì ông “Bảo Đại dự định khi Ngô Đình Diệm ra khỏi nước thì cách chức liền, đưa Lê Văn Viễn, tư Lệnh Bình Xuyên lên làm Thủ tướng” (Việt Nam Nhân Chứng, trang 124).
Chúng tôi đã chứng kiến sự can đảm và táo bạo mà Ngài và nhân dân Việt Nam đã biểu dương để đạt tới độc lập trong một tình huống nguy hiểm đến độ mà nhiều người đã coi như là vô vọng.
Sau cuộc họp quan trọng tại Paris, quân đội Pháp bắt đầu rút khỏi Việt Nam. Sự chiếm đóng của quân lực Pháp từ Hiệp ước Patenôtre năm 1884 tới đây đã hoàn toàn chấm dứt.
Sang Thu 1955 Thủ tướng Diệm ở vào cái thế mạnh. Đối nội, ông đã chấm dứt được sự đe dọa của Cảnh sát, và Quân đội Quốc Gia đã tuân lệnh ông quét sạch lực lượng Bình Xuyên. Sau đó ông được Đại Hội các đoàn thể chính đảng bầu ra nhất mực ủng hộ.
Thêm nữa, ông có hậu thuẫn mạnh mẽ của gần một triệu người di cư. Đối ngoại thì ông Diệm đã cương quyết chống trả và khuất phục được kế hoạch dẹp tiệm của cặp Ély-Collins, bây giờ lại được Washington nhất mực ủng hộ.
Ngày 26 tháng 10, Thủ tướng Diệm tuyên bố thành lập một chế độ ‘Cộng Hòa,’ và trở thành Tổng Thống đầu tiên.
Tên chính thức của nước Việt Nam đổi từ ‘Quốc Gia Việt Nam’ sang ‘Việt Nam Cộng Hòa,’ nhưng bài quốc ca và quốc kỳ không thay đổi. Sau này, chính TT Eisenhower còn nhắc lại về những gian lao trước lúc khai sinh Nền Cộng Hòa Việt Nam:
Thưa Tổng Thống,
"Chúng tôi đã chứng kiến sự can đảm và táo bạo mà Ngài và nhân dân Việt Nam đã biểu dương để đạt tới độc lập trong một tình huống nguy hiểm đến độ mà nhiều người đã coi như là vô vọng. Chúng tôi còn ngưỡng mộ khi tình trạng hỗn loạn ở Miền Nam đã nhường chỗ cho trật tự, và tiến bộ đã thay thế cho tuyệt vọng, tất cả với một tốc độ quá là nhanh chóng...” (Thư TT Eisenhower gửi TT Diệm ngày 22 tháng 10, 1960).


Tội ác cuả đảng cộng sản Việt Nam xâm lăng miền Nam Việt Nam 1954 1975


Tội ác cuả đảng cộng sản Việt Nam xâm lăng miền Nam Việt Nam 1954 1975

Khi Loài Chim Báo Bão_Nguyễn Thị Thanh BÌnh






Câu hỏi dành cho các "cháu ngoan của "bác" :

Tại sao thời chiến tranh Việt Nam (trước 30/4/1975), mỗi khi có giao tranh giữa quân đội miền Nam (VNCH) và bộ đội “giải phóng” thì dân chúng đều chạy về phía có lính miền Nam trú đóng, chứ không chạy về phía bộ đội “giải phóng”? 
Nếu dân miền Nam bị “Mỹ, Ngụy kìm kẹp”, cần phải được “giải phóng”, thì lẽ ra họ phải hồ hởi mà chạy về phía các “đồng chí bộ đội”, tay bắt mặt mừng và cám ơn “được giải phóng”, chứ sao lại bồng bế nhau mà chạy trối chết để xa lánh các “đồng chí” ấy?

South Vietnam people move out any way they can as they leave the area of Quang Tri city - April 3rd, 1972.









Câu hỏi dành cho các "cháu ngoan của "bác" :

Tại sao thời chiến tranh Việt Nam (trước 30/4/1975), mỗi khi có giao tranh giữa quân đội miền Nam (VNCH) và bộ đội “giải phóng” thì dân chúng đều chạy về phía có lính miền Nam trú đóng, chứ không chạy về phía bộ đội “giải phóng”? 
Nếu dân miền Nam bị “Mỹ, Ngụy kìm kẹp”, cần phải được “giải phóng”, thì lẽ ra họ phải hồ hởi mà chạy về phía các “đồng chí bộ đội”, tay bắt mặt mừng và cám ơn “được giải phóng”, chứ sao lại bồng bế nhau mà chạy trối chết để xa lánh các “đồng chí” ấy?




Ông Uwe Siemon-Netto, ký giả nổi tiếng người Đức từng trải qua 5 năm phục vụ chiến trường VN, sau khi theo một đơn vị QLVNCH hành quân giải vây một ngôi làng tỉnh Định Tường bị Việt cộng khủng bố năm 1965, tường thuật: 
“ Xác xã trưởng, cùng nguời vợ và 12 đứa con vừa trai, vừa gái kể cả cháu bé bị treo lủng lẳng trên các cành cây sào trong sân làng. Tất cả nạn nhân nam đều bị cắt bộ phận sinh dục nhét vào mồm, còn phụ nữ thì bị cắt nhũ hoa. Dân làng kể lại, họ bị VC bắt tập họp lại để chứng kiến cảnh tàn sát này. Việt cộng bắt đầu giết em bé nhất rồi lần lượt giết các em lớn hơn, kế tới người mẹ và sau cùng là nguời cha, viên xả trưởng. 
Việt cộng đã giết cả nhà 14 nguời, giết một các lạnh lùng như thể bấm cò súng đại liên bắn máy bay..."




































Mặc dù đã trốn dưới mương, số phận nghiệt ngã đã không buông tha gia đình xấu số người miền Nam này. 
Gia đình người mẹ tương lai trẻ này đang chờ đợi 1 hài nhi ra đời thì đã bị bộ đội cộng sản Bắc Việt tàn sát cùng với cả làng của mình ở Thừa Thiên Huế. 
Ghi chú: Dù không thấy dây trói ở cận cảnh của cô gái nhưng dấu vết bị trói rất rõ ràng ở phần dưới của tấm hình, và bụng của cô ta đã bị rạch lòi ruột. 
Nguồn: Viện Nghiên Cứu Á Châu - Đại Học Texas
http://www.vietnam.ttu.edu/virtualarchive/items.php?item=va003795





Thảm sát Huế Tết Mậu Thân (Hue massacre) là tên gọi một sự kiện trong Chiến tranh Việt Nam, khi tìm thấy một số lượng lớn các mồ chôn tập thể xác của những người dân Huế đã bị Việt cộng sát hại chôn sống . 


Ngay sau khi tấn công chiếm đóng Huế, bộ đội và "Mặt trận Giải phóng" đã tàn sát đồng bào Huế từ đêm giao thừa Mậu Thân 1968 và suốt gần một tháng chiếm đóng Huế. Sau đó chúng đã phải tháo chạy bởi sự phản công tái chiếm thành phố Huế của quân lực VNCH và Hoa kỳ .

Sau gần một năm tìm kiếm vô vọng những thân nhân đã bị Việt cộng bắt giữ.Nhờ qua lời khai của một Việt cộng hồi chánh, đã tiết lộ những mồ chôn tập thể bí mật mà Việt cộng đã tàn sát hàng ngàn đồng bào Huế mà chúng đã bắt giữ.

Mồ chôn xác những nạn nhân bị thảm sát được lần lượt được phát hiện, cùng với các chứng cứ khác là bằng chứng hành động tàn bạo ở quy mô lớn đã được Việt cộng thi hành ở Huế và vùng lân cận trong 4 tuần chiếm giữ Huế. Các vụ giết người,chôn sống này là Việt cộng có chủ tâm và là một phần của một cuộc trả thù, thanh trừng quy mô lớn với nhiều tầng lớp đồng bào Huế miền Nam Tự do.



*Mồ chôn tập thể thứ nhất tìm thấy ngay sau cuộc chiến:1,173 nạn nhân

Trong số những nạn nhân này có hai vị Linh Mục -- Cha Bữu Đồng và Cha Micael Bang, cùng với hai Sư Huynh Dòng Lasan.

*Mồ chôn tập thể thứ nhì, luôn cả mồ chôn Gò Cát, tháng 3-7, năm 1969: 809 nạn nhân

*Mồ chôn tập thể thứ ba, suối Đá Mài quận Nam Hòa, tháng 9, 1969: 428 nạn nhân

*Mồ chôn tập thể thứ tư, biễn muối ở Phú Thứ, tháng 11, 1969: 300 nạn nhân 







Một người phụ nữ ôm con đến xin cấp cứu tại một trạm Y tế quân đội Hoa Kỳ.




Nạn nhân vụ thảm sát Huế 1968. 
Trói thúc ké, dùng mã tấu chém, chặt vào đầu là phương cách giết người của Việt cộng

















Hai tiểu đoàn Việt Cộng tấn công "trả thù" ngôi làng nhỏ ở tỉnh Đăk Sơn. 
Đã phóng hoả và tàn sát 252 thường dân trong một cuộc  Ngày 06 tháng 12 năm 1967.




































42 người chết và bị thương 80 người nằm la liệt tại khu vực lối vào của nhà hàng nổi Mỹ Cảnh,
vì hai quả bom  hẹn giờ của Việt Cộng .
Trong số người chết là 27 thường dân Việt, 12 người Mỹ, một người Đức, một người Pháp và một người Philippines.








( Việt cộng KHỦNG BỐ - Việt cộng PHÁO KÍCH )
Từ ngữ này đã có từ sau 1954. Nhất là khi Việt cộng đã bị thất bại nặng nề trong cuộc "tổng tấn công Tết Mậu Thân" do âm mưu của tội đồ dân tộc hồ chí minh chủ xướng. 
Sau thất bại này đám tàn quân bộ đội miền Bắc và mặt trận giải phóng miền nam đã ngày,đêm thường xuyên khủng bố, pháo kích bừa bãi các phi đạn, hoả tiễn (122 ly ) "DKB" hoặc "DKZB" vào nhiều khu vực cư dân trong nội và ngoại thành phố để khủng bố, giết hại đồng bào miền Nam tự do.

















Pháo kích vào bệnh viện BÌNH DÂN 


Rạng sáng ngày 6 tháng 3 năm 1968, Việt Cộng đã tung ra một loạt pháo kích vào khu dân cư tại Sài Gòn làm chết 48 người và bị thương 150 người. Đây là trận tấn công thứ tư trong vòng 12 ngày vừa qua đã thả 7 quả pháo 122 ly lên nhà dân ở thành phố, quận Tư và quận Chín bị 25 người chết và 70 người bị thương. Bảy trong gia đình chín người bao gồm 4 trẻ em, đã bị giết chết trong nhà của họ. Hầu hết các nạn nhân là phụ nữ và trẻ em. Vài giờ sau trận tấn công, thân nhân của những nạn nhân bắt đầu than khóc trước thi thể của các nạn nhân ở bệnh viện Bình Dân, nơi 70 người bị tử thương được đưa vào bệnh viện nửa giờ sau khi bị pháo kích. Lính cứu hoả và những nhân viên cứu càng làm việc trong những đường hẻm hẹp trong bóng đêm nhằm cứu giúp những người bị chôn vùi trong đống đổ nát. Một quả đạn pháo đã rớt ngay vào bệnh viện kề bên và những mảnh thi thể nát vụn được tìm thấy trong đống tấm trải giường.

Nguồn: Viện Nghiên Cứu Á Châu - Đại Học Texas









(The Human Cost of Communism in Vietnam  - Trang 66 )





Hai tiểu đoàn Việt Cộng tấn công "trả thù" ngôi làng nhỏ ở tỉnh Đăk Sơn. 
Đã phóng hoả và tàn sát 252 thường dân trong một cuộc  Ngày 06 tháng 12 năm 1967.

Xác trẻ em bị bắn và thiêu cháy nằm sóng soài trên mặt đất sau khi Việt cộng tấn công làng.


Hai tiểu đoàn Việt Cộng tấn công "trả thù" ngôi làng nhỏ ở tỉnh Đăk Sơn. 
Đã phóng hoả và tàn sát 252 thường dân trong một cuộc  Ngày 06 tháng 12 năm 1967.



Hai tiểu đoàn Việt Cộng tấn công "trả thù" ngôi làng nhỏ ở tỉnh Đăk Sơn. 
Đã phóng hoả và tàn sát 252 thường dân trong một cuộc  Ngày 06 tháng 12 năm 1967.




 Nước mắt đang chảy dài trên khuôn mặt của bé Dieu Do (3 tuổi) nay trở thành mồ côi và vô không nhà. 
Ngày 06 tháng 12 năm 1967.
Two battalions of Viet Cong systematically killed 252 civilians in a "vengeance" attack on the small hamlet of Dak Son. Tears are streaming down the face of little three-year-old Dieu Do, now homeless and fatherless. 
December 6, 1967. 









Vũ Quang Hùng, người đã đặt bom giết chết giáo sư Nguyễn Văn Bông.


Thảm Sát Tân Lập - Tan Lap Massacre 1975







Đời Mồ Côi

Em sinh ra đã không hề biết mẹ
Hàng ngày Em theo chị để ăn xin
Ngày đầu đường đêm ghế đá công viên
Sống lay lắt nhờ đồng tiền thiên hạ.













Nhiều khi đói sữa thay bằng nước lã
Hai chị em vật vã dạ cồn cào
Dế ve Sầu nướng lót dạ đêm thâu
Mong trời sáng xin cơm thừa hàng quán.













Cha chết sớm mẹ bị người ta bán
Sang bên Tàu vào động bán dâm
Nhà cửa ruộng nương
Đảng qui hoạch chẳng bồi thường
Nghe người nói cán bộ phường chia chác














Mình sống được nhờ tấm lòng cô bác
Nín đi nào chị sẽ hát ầu ơ
Mất mẹ cha đời đói rét bơ vơ
Đừng khóc nữa em thơ xin hãy hiểu.













Chuyện xui xẻo đẩy đưa đời cô lựu
Chị bị tông xe nằm ngất bên đường
Khi mọi người đưa chị đến nhà thương
Chị đã chết từ trên đường nhập viện.
















Kẻ tông chị là đảng viên say xỉn
Sợ liên quan chúng đã biến vào đêm
Hết họ hàng giờ chỉ còn mình em
Nên ánh mắt mới buồn lên đến thế.















Anh xin lỗi mấy tháng rổi mới kể
Chỉ mong sao ánh mắt bé vơi buồn
Trẻ ăn mày không được đảng yêu thương
Nhưng còn có những trại cô nhi viện


MUA ĐÀN BÀ VN : Không ưng được đổi lại

Đây là thời đại siêu xa lộ tin tức, đâu phải chúng muốn làm gì thì làm.

TIẾN LÊN HONG KONG !





image





Preview by Yahoo

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List