QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Saturday, October 11, 2014

Những ngôi mộ Lính VNCH bị bỏ quên

 


image





Preview by Yahoo


NH

Xin giúp gửi chuyển tiếp để may ra có vài thân nhân của những người quá cố đọc được tên trên các mộ bia này.
Cảm ơn. HMN.

Những ngôi mộ Lính VNCH bị bỏ quên

HLTL CỘNG ĐỒNGTÌM NGƯỜIVNCH 9/16/2012
Nhân dịp tham quan Cổ  Thành Quảng Trị, tôi ghé quán cơm ven QL1, cạnh mương thủy lợi, tôi có gặp đôi vợ chồng Cán Bộ về hưu tốt bụng có một ước nguyện hợp đạo lý của người Việt Nam là quy tập hài cốt về với Gia Đình , Dòng Họ.

Bà tuy tuổi đã cao, lại đi chân giả, mà bà vẫn nhiệt tình chỉ cho tôi từng ngôi  mộ hoang của Sĩ Quan, binh lính chế độ cũ. Vạch những đám cỏ dại, những bụi gai, bới những nấm đất (vì lâu năm những ngôi mộ bị đất bồi lấp gần hết) để thấy được bia mộ của những người đã nằm xuống. Là ở một Nghĩa Trang, những ngôi mộ này có tên, có tuổi, có số quân, nhưng không hiểu sao qua gần nửa thế kỉ mà không ai đón về, không ai hương khói, để những ngôi mộ phủ đầy gai. cỏ như rừng rậm vậy. Theo Ông Bà già tôi ghi được 36 ngôi mộ, ngôi thì sup, ngôi thì bị bồi lấp gàn hết, ngôi thì bia bị đổ bể lăn lóc hoặc mờ tịt không còn thấy chữ vì thời gian làm mờ đi hoặc bị đạn bắn, còn tất cả giống nhau ở chỗ cỏ và gai bao phủ kín mít.

Dưới đây là những ngôi mộ tôi ghi được (còn bao nhiêu mộ bị san bằng thì ….)

1_ Phan Gia Thinh
18-05…… Kỉ Sửu
Cha: Pham Khánh Hưng

2_ Môi Kim Trọng (60/ 207 956)
Sinh 07-03-1940
Phước Hòa- Tiên Phước- Quảng Tín
TT 05-07-1967
Cha: Môi Ha
Mẹ: Trần Thị Tửu
Vợ: Lưu Thị Nhẫn
Con: Môi Kim Tân

3_ Lê Đình Chữ
1934- 1967 ( Sinh Mùi- chết Mùi)
Kim….. Xuân-  Cam Lộ Quảng Trị
Vợ: Nguyễn thị Phương

4_ Ngô Văn Minh
28-12 năm Kỷ Mão
Đản Duệ- Vĩnh Linh- Quảng Tri
28-11- Ất Tỵ
Me: Nguyễn Thị Nghĩa

5_ BDQ Phạm Văn Long- 1939
Long Thanh- Chơn Thành Long An
TT 1-1-1962

6_ Lê Công Tuyên- 1951
Thạch Đàn- Lệ Thủy- Quảng Bình
5-2- Mậu Thân

7_  1968 Nguyễn Trang
TT 5-5-1968
Nguyên Quán Thôn Thanh Suôi

8_Dương C. Sữa
19-02-1944
Thương Văn- Hương Hóa- Quảng Trị
Tử: 02-05- 1969
Vợ: Võ Thị Huế
Con: Dương Công Tuấn

9_Lê Văn Nỗ
29-03-1948
An Nhơn- Gò Vấp- Gia Định
Cha: Lê Văn Tam
Mẹ: Nguyễn Thị Cúc
5-8-1968_ Quảng Trị

10_ Họa Sĩ Phan ( Phạm) Sơn
Số Quân:70/ ……
Sinh ngày :….
Tử trận: 27-07-1969
(12-6-Kỉ Dậu)
Tai HT Fre Base Davis

11_ Đinh Văn Hảo
Tử Trận: 30-09-1969

12_ Nguyễn Pho (Phô)
SQ: 57/216504
Tử Trận: 01-02-1968
Nguyên Quán: Đại Lộc Quảng Nam
Tiểu Đoàn 2/1 _ Đại Đội 1/2

13_ B1 Cao Văn Thời
Sinh: 1944 Phú Nhuận_ Sài Gòn
Con Ộng: Cao Văn Vinh
Bà : Phạm Thị Mười
TT: 01-02-1968 tai Quảng Trị
Tiểu Đoàn 2/1

14_ Nguyễn Văn Vào
BSQD – SQ 64/103267
Tai: Mỹ T…….

15_ Phạm Văn Hải
65/175503
Sinh 1945_ Long An
Cha: Pham Quế
Mẹ: Nguyễn Thị Ngọt
TT: 28-02-1968- Quảng Trị

16_ Thiếu Úy Lê Khắc Minh
66/139428
23-9-1946 tai Thanh Cẩm- Hương Yên
Tiểu Đoàn: 2/2
TT12-02-1968

17_ Hạ Sĩ Hồ văn Quân
64/208306
Sinh tại: Phú An- Mộ Đức – Quảng Ngãi
TT: 04-02-1968
Tiểu Đoàn 2/2 PL

18_ Hạ Sĩ QD Nguyễn Văn Bông
56/804583
Bình Phước- Biên Hòa
TT: 10-02-1968
Tiểu Đoàn 2/2 PL

19_ Hạ Sĩ QD Lê Văn Thành
57/000304
Cai Lậy- Đinh Tường
TT04/02/1968
TĐ 2/2 L

20_ Hạ Sĩ QD Lương H. Cường
Tiểu Đoàn: 2/1
TT: 01-02-1968

21_ Phạm Văn Đủ
BSQD – SQ: 68/8…1101
Sinh: 15-08-1947 ( Công Giáo)
TT 04-02-1968
Tiểu Đoàn:2/1 Đại Đội 3 Phong Lập

22_ Nguyễn Văn Chiến
01-01-1942_ Cần Thơ
TT 1-2-1968
Me: Nguyễn Thị Hải lập mộ

23_ Nguyễn Văn Chiến
SQ: 62/100192
Nguyên Quán: Đường Trần Quang Khải- Sài Gòn
Tiểu Đoàn: 2/1_ đại đội 1/2

24_Thiếu Tá Võ Văn Thừa_ Phật Giáo
Sinh: 4-12-1939
Tai: Kiến Hòa
Tử Trận 1-2-1968(3-1- AL)
anh Nguyễn Văn Tá lập Mộ

25_ BSQD Dương Cần
Sinh 1945
SQ: 65/208574
Nguyên quán Sơn Trà- Sơn Tịnh- Quảng Ngãi
TT 5-2-1968
Con Ông: Dương Câu
Bà: Nguyễn Thị Đào
Tiểu Đoàn: 1/2

26_ BSQD Trương Văn Dũng
SQ 66A/ 115830
Sinh:1946 Quán Thuận Hòa- Tỉnh Sóc Trăng
TT 5-2-1968
Cha: Trương Cam Thân
Mẹ: Nguyễn Thị Lan
Vợ: Trần Thị Đúp

27_BSQD Nguyễn Văn Thông
65/ 000207
Mỹ- An- Hưng Sa Đéc- Long An
TT 31-01-1968
Cha: Nguyễn Thu
Mẹ: Lương T. Hai
Vợ: Trần Thị Tuyết Nguyên

28_Nguyễn Văn Lý
Sinh: 1942
Thốt Nốt- An Giang- Nam Phần
TT: 27-1-1968
Vợ: Võ Thị Điền lập mộ

29_ Dương Quang Phương
25-10-1940
Tiên Phước- QN
TT 27-2-Đinh Mùi
Vợ: Nguyễn Thị Chúng
Con: Dương Quang Phước

30_Hạ Sĩ Nguyễn Ngoc S….
Tiểu Đoàn 2 ( Nhảy dù)
TT 2-1-1968
KBC4
Con Bà:…. Thị Trẻ
Quận Điện Bàn_ Quảng Nam_ Phụng Lập

31_ BSQDDo964 Ngọc But
31-1-1968
Hòa An- CL- Khánh Hòa

32_   1970 Lập mộ
Nguyễn Văn Đại
3-1-1968
Vợ: Hồ Thị Tẽo

33_ Vô Danh
64/248494
24-2-19….
Hải Phòng
Cha: Nguyễn S Tin
Mẹ: Lý Thị Cần
TT 19-2-1968

34_ Nguyễn………. ang
SQ:62/165276
Sinh 1942- Gò Công
TT: 19-2-1968
Cha: Nguyễn Văn Va
Me: Phan Thị Sự

35_ Trần Văn Lân
SQ: 64/201208
1-4-1968
Chánh Quán Hòa Lộc_ Hương Mỹ_ Vĩnh Bình

36_ Giang Binh Lai
62/804467
NQ Bình Tha- Bình Dương
Tiểu Đoàn 2/1
Đại Đội: 1/2

Ghi chú: những chữ ghi thiếu ( …..) là một số bia mộ bị mờ hoặc bị đạn bắn nên không thấy rõ chữ.
Từ hôm tôi rời Quảng Trị đến nay đã nửa tháng, hai Ông Bà Già có gọi điện hỏi thăm là tôi đã đăng tin này lên mạng chưa?!!!
Tôi có cảm tưởng rằng Ông Bà hiểu lắm nỗi lòng của những người lính đang nằm đó, dưới những lùm cỏ, trong bụi gai, không một nén hương mong mỏi lắm được trở về nhà, bên người thân, bạn bè và đồng đội…
Qua đây, tôi mong rằng những nhà hảo Tâm, bạn bè, đồng đội cũ, hoặc may mắn hơn là gặp được chính người thân của những người lính kia đã nằm xuống đọc được tin này để sớm đưa những người đã một thời hy sinh và nằm xuống kia sớm có một nơi an nghỉ ấm cúng hơn.
Mọi chi tiết xin liên hệ:                +841699814857         +841699814857 (Nguyễn Sơn Hải) để được hướng dẫn 


image





Just another WordPress.com weblog
Preview by Yahoo






__._,_.___

Posted by: Ngoc Hoa

Friday, October 10, 2014

Nước Đức, 25 năm Tự Do và Thống Nhất


Nước Đức, 25 năm Tự Do và Thống Nhất
Tường An, thông tín viên RFA
2014-10-08
10082014-tuongan.mp3 Phần
                  âm thanh  Tải
                  xuống âm thanh

Kỷ niệm nước Đức thống nhất. Ảnh chụp hôm 03/10/2014. Photo by LĐC
Tuần vừa qua, thành phố Hannover đã tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 25 năm bức tường Bá Linh sụp đổ cũng như kỷ niệm 24 năm nước Đức thống nhất.
Đêm 12 rạng sáng 13 tháng 8 năm 1961, những viên đá đầu tiên đã được đặt xuống thành phố Bá linh, từ đó, bức tường ô nhục dựng lên bất chấp sự phản đối của trên 300.000 người dân Tây Đức. Máu đã đổ trên bức tường này khi gần 5000 người đã tìm cách vượt qua biên giới, trên 200 người đã ngã xuống để trả giá cho tự do.
Bức tường Bá Linh sụp đổ
Nhưng rồi, 28 năm sau đó, như một phép lạ, đêm 9 tháng 11 rạng sáng 10/11 năm 1989 những viên gạch ô nhục ấy đã được đập vỡ trong niềm hân hoan vô bờ của hai vùng đất nước dẫn theo một loạt tan rã của chủ nghĩa cộng sản ở Đông âu.
Bức tường dài 155 km, biểu tượng của sự chia lìa nay chỉ còn là một vành đai xanh cho người đi xe đạp để gợi nhớ lại một  giai đoạn bi thương của lịch sử đã sang trang.
“Cái đêm hôm đó đêm gì ?” Có lẽ đó sẽ là một ấn tượng không bao giờ quên với những người dân Đức. Một cảm giác bàng hoàng ? Buồn ? Vui, Ngỡ ngàng ? Ngôn ngữ nào diễn tả được tâm trạng của trên 60 triệu người dân Đức lúc đó ? Là một thuyền nhân, tị nạn tại Đức từ năm 1981, Chị Mỹ Lâm sống cùng gia đình tại Tây Berlin , cách bức tường không đầy 500 mét hồi tưởng lại quang cảnh Berlin lúc đó:
"Đêm hôm đó cảnh sát Đông Đức đã tự động bỏ súng xuống để cho người ta tự động đi qua cửa biên giới. Riêng ở Berlin, từ 21 giờ đến 2 giờ sáng đã có khoảng 20.000 người đã vượt bức tường Berlin để đi qua vùng Tây Bá Linh. Nhà tôi thì lúc đó cách bức tường khoảng nửa cây số thì sáng ngày mùng 10/11 tự nhiên thấy hai bên con đường chính, người đi bộ sắp hàng hàng lớp lớp, họ đi đông không thể tưởng tượng được, họ là những người vượt biên giới, họ đi suốt đêm tới sáng vẫn còn hàng ngàn người đi bộ ngoài đường.
Những người Đông Đức tràn vào các siêu thị. Một tình trạng rất là hỗn loạn xảy ra ngày hôm đó nhưng mà hỗn loạn trong sự vui mừng, người Tây Bá Linh đón tiếp người Đông Bá Linh trong sự vui mừng. Không khí ngày hôm đó như là một ngày lễ hội lớn. Đông Bá Linh đi tới đâu cũng được tiếp đón và được đối xử rất là tử tế. Hai đứa con gái tôi được cô giáo dẫn ra bức tường mua hoa tặng cho những người bước qua khỏi ranh giới.”
Anh Lâm Đăng Châu, du học tại Đức từ năm 1968, lúc đó làm việc tại thành phố Hannover, cách Berlin gần 300 cây số, anh nói lên sự xúc động của mình khi nghe tin bức tường Bá Linh sụp đổ:
“Trong ngày lịch sử của nước Đức, chúng tôi vui mừng và ứa nước mắt khi thấy cảnh người dân Tây và Đông Đức ôm nhau gặp gỡ nhau sau 28 năm chia cắt. Người Việt lao động ở Đông Đức và Đông Âu sau đó cũng tìm cách sang Tây Bá Linh, sang Tây Đức để xin tị nạn”
Nhưng niềm vui mừng đó hình như không hẳn là cảm xúc của tất cả những người Việt có mặt trên nước Đức lúc đó. Anh Nguyễn văn Mài, hợp tác lao động tại Đông Đức từ năm 1988 chia sẻ một cảm giác gần như là thờ ơ bên cạnh một biến động lớn của nước Đức:
“Nói thật ra thì tôi không có gì là sửng sốt hay bàng hoàng, bởi vì nói thật nước Đức không phải là nước của mình, chỉ biết đây là việc của người Đức thôi. Tôi chỉ có một cái so sánh nhỏ trong đầu tôi, đó là người ta cũng đấu tranh để thống nhất nước Đức, nhưng người ta đã thống nhất một cách rất khôn ngoan, không có thương tổn nhiều như Việt Nam mình.”
Gần một năm sau khi bức tường Bá Linh bị san bằng, nước Đức chính thức thống nhất ngày 3 tháng 10 năm 1990 và ngày này cũng được coi là ngày Quốc Khánh. Những năm đầu tiên, trên 40 triệu dân Tây Đức một sớm một chiều đã phải cưu mang thêm gần 18 triệu dân Đông Đức. Những thay đổi bất ngờ đã làm xáo trộn cuộc sống kỷ cương của cộng hoà xã hội chủ nghĩa Đức, nhiều nhà máy đóng cửa, nhiều người mất việc làm đã là lý do cho làn sóng kỳ thị dấy lên trong những ngày đầu nước Đức hợp nhất mà đỉnh điểm là cuộc đốt chung cư của người tị nạn tại Rostock-Lichtenhagen làm rung chuyển chính trường Đức. Anh Mài kể lại:
“Tôi thấy rằng cuộc sống kinh tế tại Đông Đức rất tốt, một trời một vực với Việt Nam mình, người dân Đông Đức cũng tốt lắm, ngày ấy anh em bên này có câu ”giầu thì đi Đức, trí thức đi Nga, mà la cà thì đi Tiệp“, thế nhưng chỉ khi mà bức tường Bá Linh đổ, khi mà chế độ bắt đầu thay đổi thì trong một số người Đức thấy xuất hiện tư tưởng bài xích người ngoại quốc cụ thể như là người Việt Nam, người Cuba, người Mozambique đang làm việc tại Đức.
Họ cho rằng người mình đến đây lao động đã chiếm mất việc làm của người ta, cho nên dấy lên một làn sóng bài xích và đã xẩy ra những sự việc rung động cả nước Đức, thí dụ như ở Rostock hay ở Mattersburg, họ đã đốt khu nhà ở của người Việt mình, họ hành hung người Việt nhà mình. Nhưng nó chỉ xảy ra một thời gian ngắn thôi, sau đó thì chính quyền Đức người ta đã kịp thời chấn chỉnh và hiện tượng như vậy không còn xảy ra nữa.”
Thống nhất và xây dựng đất nước
Gánh nặng bên kia bức tường Bá Linh trao lại cho nước Đức thống nhất không phải nhỏ, người dân Tây Đức đã đóng góp rất nhiều để có một nước Đức cường thịnh và phát triển như hôm nay, chị Mỹ Lâm cho biết:
Khau-hieu_Thong-Nhat-trong-Da-Dang-400.jpg
Khẩu hiệu Thống Nhất trong Đa Dạng. Photo by LĐC
“Phải nhìn thấy rằng là sự giúp đỡ của người dân Tây Đức đối với người dân Đông Đức rất lớn. Chúng tôi đi làm phải đóng 7% lương của mình vào một quỹ gọi là “quỹ xây dựng lại Đông Đức.”
Sau một thời gian ổn định lại lòng người cũng như vật chất. Nước Đức đã lấy lại cân bằng và phát triển. Sự sáng suốt của những người nắm giữ những vai trò quan trọng trong bộ máy hành chánh của nước Đức có phải chăng là nhờ họ đã có một quá khứ đau thương dưới chế độ Cộng sản ? Anh Lâm Đăng Châu nói:
“Một điểm rất đặc biệt là hai người nắm giữ quyền lực cao nhất của nước Đức là Tổng thống Đức và bà Thủ tướng Merkel đều xuất thân từ Đông Đức họ có tầm nhìn xa. Chính vì những hoạt động đảng phái mà họ có tầm nhìn xa như vậy, đã đóng góp phần nào về sự phát triển của nước Đức. Đã không có những chuyện như tù đầy, trại cải tạo hay đàn áp. Nếu mà so với sự thống nhất của Việt Nam thì họ đã khôn khéo nhìn ra vấn đề, để phát triển nước Đức thành một trong những cường quốc, ít nhất là cường quốc về kinh tế hiện này trên thế giới.”
Với 16 bang, nước Đức đã chia mỗi tiểu bang mỗi năm phụ trách tổ chức lễ thống nhất hay còn gọi là lễ Quốc khánh của nước Đức. Năm nay, thành phố Hannover, thủ phủ của bang Niedersachsen nhận trách nhiệm tổ chức lễ hội liên bang kỷ niệm 24 năm nước Đức thống nhất. Hàng trăm ngàn người từ khắp nơi đổ về thành phố nằm bên dòng sông Leine của Tây Bắc Đức. Trung tâm Việt Nam tại Hannover cũng có gian hàng triển lãm, anh Lâm Đăng Châu, chủ tịch trung tâm Việt Nam kể lại không khí tưng bừng trong ngày lễ hội:
“Năm nay, thủ phủ của bang Niedersachsen, tức là thành phố Hanover nhận tổ chức lễ hội liên bang 25 năm bức tường Bá linh đổ và chính thức 24 năm nước Đức thống nhất. Khẩu hiệu họ đưa ra là 25 năm cuộc cách mạng ôn hoà và bức tường Bá Linh đổ hay 25 năm Tự do và nước Đức thống nhất trong đa dạng (Vereint in Vielfalt). Trong sinh hoạt cách đây hai ngày, chúng tôi có tham dự, thời tiết rất đẹp, chúng tôi thấy có hàng trăm ngàn người từ những thành phố lớn ở Đức đã tới Hannover để tham dự.
Và chúng tôi thấy những quan chức trọng yếu trong chính quyền Liên bang như Tổng thống Đức Gauck, Thủ tướng Đức Merkel, ông Chủ tịch Quốc Hội Lammert, Thống đốc bang Niedersachsen, ôngWeil và Thị trưởng thành phố Hannover, ông Schostock cũng như đại diện 16 tiểu bang của Đức đều hiện diện trong ngày Quốc khánh của Đức hôm thứ sáu 3/10 vừa qua. Trung tâm Việt Nam chúng tôi cũng được lời mời của bang Niedersachsen, Trung tâm Việt Nam Hannover có một gian hàng thông tin và triển lãm về người Việt ở Đức góp phần vào sự đa dạng, nói lên tiếng nói của người di dân tại Đức. Trong cuộc triển lãm đó, chúng tôi trình bày 3 chủ đề:
-          Chủ đề thứ nhất: là những người Việt Nam tị nạn, chúng tôi có những hình ảnh về thuyền  nhân đến Tây Đức từ cuối thập niên 70.
-          Chủ đề thứ hai: Chúng tôi nói về người Việt Nam hợp tác lao động bên Đông Đức từ đầu thập niên 80 cho đến khi bức tường đổ.
-          Chủ đề thứ ba: Kết hợp và giao lưu người Việt Nam miền Bắc bên Đông Đức và thuyền nhân tị nạn, đa số ở miền Nam có dịp gặp gỡ để trao đổi với nhau.“

Nước Đức thống nhất không đổ máu, không một tiếng súng. Nước Đức trở thành một quốc gia kinh tế đầu tàu của Âu châu. Nhìn về Việt Nam, chị Mỹ Lâm so sánh hai sự thống nhất:
“Một sự khác biệt rất rõ ràng: sự thống nhất của nước Đức là do sự đầu hàng của chế độ Cộng sản, họ từ chối chế độ Cộng sản, đó là sự thất bại của chế độ Cộng sản. Còn ở Việt Nam thì sự thống nhất ở Việt Nam là sự thống nhất trong bạo lực. Nên sự thống nhất ở Việt Nam đưa nước Việt Nam mình xuống dốc, còn sự thống nhất của nước Đức tạo ra một nền kinh tế tự do và con người được phát triển theo bảo đảm của Nhân quyền.”
Nước Đức thống nhất trong hoà bình, cường thịnh. Sau 25 năm, các thành phố ở Đông đức được xây dựng lại tân tiến hơn cả Tây Đức. Việt Nam sau gần 40 năm thống nhất vẫn còn những chênh lệch  giầu nghèo quá lớn. Anh Lâm Đăng Châu nhận xét:
“Nước Đức thống nhất trong hoà bình, không đổ máu, không tiếng súng. Nước Đức tôn trọng nhân quyền, kinh tế vững mạnh, có uy tín và được thế giới ngưỡng mộ. Nhìn về Việt Nam thì nước Việt Nam thống nhất có quá nhiều thương đau, mất mát trong một cuộc nội chiến tàn bạo. Muốn có dân chủ trong nước thì bị bắt bớ, tù đày, độc lập dân tộc thì bị đe doạ.”
Tương lai của một đất nước nằm trong tay người dân và do chính người dân quyết định, vấn đề là họ có đủ can đảm đứng lên để cầm lấy vận mệnh của đất nước như những sinh viên Hồng kông đang đứng lên đòi quyền làm chủ của mình ? Anh Lâm Đăng Châu kết luận:
“Chính người dân Đông Đức đã tự định đoạt lấy số phận của mình, họ kiên trì tranh đấu cho tự do dân chủ, bất chấp tù đầy. Theo tôi nhận thấy, vấn đề chuyển hoá của Việt Nam mình phải do chính người dân tự quyết định lấy vận mạng của mình.”





__._,_.___

Posted by: ttvnh 

TỔNG-THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM TẶNG GẠO CHO DÂN TÂY-TẠNG TỊ-NẠN


TỔNG-THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM
TẶNG GẠO
CHO DÂN TÂY-TẠNG TỊ-NẠN
 
I
Nguyên-Nhân
 
        Trong tháng 7 năm 2014, có một số người đã đăng trên nhiều diễn-đàn liên-mạng và nhà-mạng bài-viết sau đây:
 

Đức Dalai Lama tri ân Cố TT Ngô Đình Diệm:

câu chuyện thật cảm động


Một câu chuyện được nghe kể từ chị Hoa Lan :

Ngày 20.09.2013 khi người Việt tại Đức được vinh dự đón Đức Dalai Lama tại chùa Viên Giác, Ngài đã kể lại 1 câu chuyện thật cảm động:

Những thập niên 50, Mao Trạch Đông xua quân vào Tây Tạng giết sư, đốt chùa và gây ra hằng hà xa số tội ác với 1 dân tộc Tây Tạng hiền lành chịu đựng. Năm 1959 Đức Dalai Lama phải cùng dân tộc của Ngài từ bỏ quê hương lên đường tỵ nạn. TQ lúc bấy giờ như con hổ đói, họ dùng đủ mọi cách để truy lùng ...Ngài.   Khoảng thời gian đó trên thế giới ít người biết và để ý đến tình hình xảy ra ở Tây Tạng, và cũng chẳng ai biết gì về 1 thanh niên với nụ cười thật nhân hậu đang dìu dắt dân tộc mình lánh nạn trước mũi súng bạo tàn của Mao Trạch Đông.
Ấn Độ luôn có đụng độ với TQ về vấn đề biên giới, vi vậy họ không muốn làm tình hình căng thẳng thêm, nên cũng chẳng tha thiết giúp đỡ đoàn người tỵ nạn đến từ Tây Tạng. Tin tức về tình hình bi đát từ Tây Tạng chẳng được loan truyền, lại bị TQ cô lập thông tin toàn diện, nên thế giới chẳng ai biết đến mà quan tâm.

Đoàn người tỵ nạn vì vậy thiếu thốn cơ cực đủ điều, tình hình lúc bấy giờ thật nghiệt ngã.
May thay ở vùng Đông Nam Á có 1 vị Tổng Thống cũng nhân đạo không kém. Ông từng biết thế nào là tỵ nạn CS, vì chính ông cũng đã mở rộng vòng tay đón tiếp và giúp đỡ hằng triệu đồng bào của ông chạy nạn CS từ Bắc vào Nam... Đó là cố TT Ngô Đình Diệm, một vị Tổng Thống Công Giáo, đã âm thầm gửi hàng tấn gạo để cứu khổ những người Phật Giáo Tây Tạng.
Một miếng khi đói bằng một gói khi no, Đức Dalai Lama bồi hồi khi kể lại sự giúp đỡ của cụ Diệm đối với dân tộc của ông vào những ngày tháng khó khăn nhất.
Đây là lần đầu tiên tôi nghe được câu chuyện này và cũng rất xúc động. Nếu Đức Dalai Lama không kể lại, chắc câu chuyện đã theo thời gian mà chìm vào quên lãng .. Thương cụ Diệm, thương dân tộc Tây Tạng và thương sao dân tộc mình ...
 
II
Phản-Ứng
 
21.   Ngày 23-07-2014, Ông Nguyễn Kha đã đăng trên nhà-mạng Sách Hiếm một bài-viết nhan đề
Đức Dalai Lama, Ông Ngô Đình Diệm
Và Mặc Cảm Tội Lỗi Của Nhóm “Hoài Ngô”
sau khi rà khắp trên Internet, tìm được 3 nguồn tiếng Việt và tiếng Anh đăng tin về cuộc viếng-thăm của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma tại Chùa Viên-Giác vào ngày 20-9-2013, nhưng trong cả 3 tài-liệu ấy đều không có một chữ Ngô Đình Diệm” hay tặng gạo” nào cả (Nguồn:)
  
22.   Ngày 29-7-2014, Lê Xuân Nhuận đã gửi thư đến Hòa-Thượng Thích Như Điển, Phương-Trượng Chùa Viên-ĐứcĐức, để hỏi xem “chính Thầy, và/hoặc các đạo-hữu hiện-diện tại Chùa Viên Giác vào ngày 20-9-2013, có nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma kể rằng cố Tổng-Thống Ngô Đình Diệm đã “âm thầm gửi hàng tấn gạo để cứu khổ những người Phật Giáo Tây Tạng” hay không”.
 
23.   Ngày 07-8-2014, Hòa-Thượng Thích Như Điển đã trả lời Lê Xuân Nhuận bằng vi-thư như sau:
 
2014-08-07 16:23 GMT+02:00 Chua Vien Giac <chuaviengiac2012@googlemail.com>:
 
Nam Mô A Di Đà Phật
Thưa Qúy Đạo Hữu,
Mấy hôm trước chúng tôi đã nhận được Mail của ĐH Vương ở Hoa Kỳ gửi và đã hỏi một vấn đề tương tự như ĐH Chân Nhân
Lê Xuân Nhuận hỏi hôm nay. Tôi cũn g đã hướng dẫn cho ĐH Vương vào Youtube ngày 20.9.2013 vừa qua, khi Đức ĐLLM thứ 14 ghé thăm chùa Viên Giác lần thứ hai để xem và cũng đã hướng dẫn cho ĐH Vương xem tin tức ngày 18.6.1995(thay vì ngày 20.6.1995)như đã cho, lúc Đức ĐLLM viếng chùa Viên Giác tại Hannover lần thứ nhất. Tuy nhiên chúng tôi vẫn chưa an lòng. Hôm nay có nhờ mấy người Phật Tử ở Hannover đi tìm , thì kết qủa như PDF có gửi kèm. Xin Qúy ĐH tham khảo.

Trong tài liệu Indian Parliament on the issue of Tibet   RAJYA SABHA DEBATES 1952-2005
trang thứ 71 (xin xem phần 30.4.1962) để rõ và trang 58 phần ngày 19.12.1960  cũng có ghi rõ việc nầy.

Đây là những thông tin đã được tra cứu kỹ càng.

Xin gửi đến Qúy Đạo Hữu để làm tài liệu tham khảo.
Kính chúc Qúy Vị được vô lượng an lạc.

Kính Mail

Thích Như Điển

Phương Trượng chùa Viên Giác Hannover Đức Quốc
             ---------- Forwarded message ----------
From: <pagode24@web.de>
Date: 2014-08-07 15:02 GMT+02:00
Subject: Reis
To: chuaviengiac2012@gmail.com               
 
Adida Phat Meister,
die pdf ist hier zu finden:
Die Homepage ist von The Tibetan Parlament in Exile !
http://www.tpprc.org/      
Alles Gute
hugo
 
24.   Trong thư tôi gửi Hòa-Thượng Thích Viên Giác, tôi có nêu một câu hỏi (Xem 22) nhưng HT không trả lời trong vi-thư này.
 
25.   Về điểm này, Ông Trần Trung Đạo, trong bài-viết đề ngày 26-8-2014, đã viết:
       
        Sau những chuyện riêng tư..., tôi bạch với Hòa Thượng Thích Như Điển [:] trong thời gian Đức Đạt Lai Lạt Ma viếng thăm chùa Viên Giác hôm 20 tháng 9, 2013, khi ngài thuyết pháp, khi ngài trò chuyện, khi ngài nói trong chương trình, khi ngài thăm hỏi ngoài chương trình, có bao giờ Đức Đức Đạt Lai Lạt Ma nhắc đến việc “TT Ngô Đình Diệm, một vị Tổng Thống Công Giáo, đã âm thầm gửi hàng tấn gạo để cứu khổ những người Phật Giáo Tây Tạng” không? Hòa thượng Như Điển xác định “Không”.  
và:
“... chị Hoa Lan...  Hòa thượng Phương Trượng chùa Viên Giác nhờ chị đón chúng tôi ở phi trường, đưa sang nhà ga đi Hannover và đón chúng tôi khi về lại Berlin. Khi chị đón tôi ở nhà ga Berlin, trên đường về khách sạn, tôi hỏi có phải chính chị đã nghe đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng “TT Ngô Đình Diệm, một vị Tổng Thống Công Giáo, đã âm thầm gửi hàng tấn gạo để cứu khổ những người Phật Giáo Tây Tạng” hay không? Chị Hoa Lan trả lời “Không”. Chị Hoa Lan cũng không biết ai đã dùng tên chị để đưa vào bài viết.
 
26.   Chị Hoa Lan mà Ông Trần Trung Đạo tiếp-xúc là một Phật-Tử sinh-hoạt tại đó và được Hòa-Thượng Thích Như Điển tin-cậy, là một người thật, chứ không phải là chị Hoa Lan giả tác-giả bản tin nêu trên (Nguồn).
 
27.   Như thế tức là mọi người ở đó hôm ấy đều không có ai nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma phát-biểu như kẻ nào đó đã ghi là “được nghe kể từ chị Hoa Lan” trong bài-viết liên-hệ.
 
III
Tôi Đi Tìm Sự Thật
 
31-   Tài-liệu mà Hòa-Thượng Thích Như Điển đưa ra có nhan đề là:
Indian Parliament on the issue of
Tibet
RAJYA SABHA DEBATES
1952 -2005
Quốc-Hội Ấn-Độ với vấn-đề
Tây-Tạng
CÁC CUỘC THẢO-LUẬN TẠI THƯỢNG-NGHỊ-VIỆN
1952-2005
 
với một bài mở đầu:
FRIEDRICH-NAUMANN-STIFTUNG
&
THE TIBETAN PARLIAMENTARY AND
POLICY RESEARCH CENTRE
TỔ-CHỨC FRIEDRICH-NAUMANN-STIFTUNG
&
TRUNG-TÂM NGHIÊN-CỨU
NGHỊ-VIỆN VÀ CHÍNH-SÁCH
CỦA TÂY-TẠNG
đại-ý: Friedrich-Naumann-Stiftung (là một Tổ-Chức Quốc-Tế Bất-Vụ-Lợi Phục-Vụ Lợi-Ích Cộng-Cộng, hoạt-động tại 75 quốc-gia) phối-hợp với “Hội-Đồng các Đại-Biểu Nhân-Dân của Tây-Tạng” lập nên “Trung-Tâm Nghiên-Cứu về Nghị-Viện và Chính-Sách của Tây-Tạng”, nhằm mục-đích tăng-cường Cộng-Đồng Tây-Tạng [ở hải-ngoại] để xây-dựng một đặc-tính sinh-hoạt dân-chủ (viết tắt là TPPRC). [Tài-liệu này do Trung-Tâm ấy soạn-thảo và ấn-hành]. (Nguồn:)
          Tài-liệu này dày 116 trang, và chép đến ngày 03-03-2005.
 
32-   Tôi đã mở cái link ấy và đọc thấy 2 đoạn liên-hệ sau đây:
 
321) Ở trang 58:
        19 December 1960 Written Answers to Questions
FOREIGN AGENCIES ENGAGED IN THE RELIEF AND REHABILITATION WORK OF TIBETAN
REFUGEES
267.Shri Harihar Patel: Will the Prime Minister be pleased to state:
(a) the names of foreign countries and foreign private relief agencies engaged in the relief and rehabilitation work of
the Tibetan refugees in India; and
(b) the number and names of camps run by them in India, Sikkim and Bhutan?
The Prime Minister and Minister of External Affairs (Shri Jawaharlal Nehru):
(a) the Governments of Australia, United States of America and New Zealand have placed Rs. 10 lakhs, Rs. 4,75,000
and Rs. 2,63,920 respectively at the disposal of the Government of India for the relief and rehabilitation of Tibetan
refugees. The Government of the Republic of Vietnam donated 1,300 tons of rice.
The following private organizations (foreign and Indian) have been providing foodstuffs, clothing, medicines, etc:
1. Co-operative for American Relief Everywhere;
2. American Emergency Committee for Tibetan Refugees;
3. Catholic Relief Services in India;
4. National Christian Council of India;
5. World Veterans’ Federation;
6. Indian Red Cross Society;
7. Junior Chamber International;
8. The Buddhist Society of Thailand.
(b) No camps are run by any foreign Government or private agency in India.
 
        Tạm dịch: Chính-Phủ Việt-Nam Cộng-Hòa đã tặng 1,300 tấn gạo (cho việc cứu-trợ và phục-hoạt các người Tây-Tạng tị-nạn).
 
322) Ở trang 72 (không phải 71):
30 April 1962 Written Answers to Questions
SOUTH VIETNAM’S OFFER OF RICE FOR TIBETAN REFUGEES
*116. Shri N. Sri Rama Reddy: Will the Prime Minister be pleased to state whether it is a fact that the Government
of South Vietnam have offered 200 tons of the rice for the relief of Tibetan refuges in India?
The Minister of State in the Ministry of External Affairs (Shrimati Lakshmi Menon): Yes, Sir.
 
Tạm dịch: Phải chăng Chính-Phủ Nam Việt-Nam vừa mới đề-nghị/tặng 200 tấn gạo trong số gạo ấy cho việc cứu-trợ người Tây-Tạng tị-nạn tại Ấn-Độ? (Quốc-Vụ-Khanh tại Bộ Ngoại-Giao trả lời:) Vâng, đúng thế.
 
33-   Tiếp-tục sưu-tầm, tôi đã tìm thấy một tài-liệu khác, cùng một chủ-đề, cùng người xuất-bản, cùng cách trình-bày nội-dung, chỉ khác có chữ LOK (là Hạ-Nghị-Viện), trong lúc chữ RAJYA trong tài-liệu của Chùa Viên Giác là Thượng-Nghị-Viện.
        Như thế, tài-liệu của Chùa Viên-Giác là về các buổi vấn-đáp (Written Answers to Questions, Question to be Answered, Discussion, Special Mention, v.v...) tại Thượng-Nghị-Viện Ấn-Độ, còn tài-liệu mà tôi tìm thấy là về các buổi vấn-đáp tại Hạ-Nghị-Viện Ấn-Độ.
 
34-   Vì trong tài-liệu ở Hạ-Nghị-Viện mà tôi tìm thấy, ngay từ đầu sách có một “Publisher's Note” (Lời Nhà Xuất-Bản), ở trang 4, nói rằng Trung-Tâm Nghiên-Cứu Về Nghị-Viện [Quốc-Hội Tây-Tạng Lưu-Vong] và Chính-Sách của Tây-Tạng sưu-tập tài-liệu về các buổi tranh-cãi, thảo-luận, và vấn-đáp tại cả 2 Viện của Quốc-Hội Ấn-Độ về vấn-đề Tây-Tạng, in thành 2 Tập; mà trong tài-liệu ở Thượng-Nghị-Viện (do Chùa Viên-Giác đưa ra) thì không có Lời Nhà Xuất-Bản, nên tôi thấy rõ:
        Tài-liệu của Chùa Viên-Giác là Tập 2 (Thượng-Nghị-Viện).
        Tài-liệu do Lê Xuân Nhuận tìm thấy là Tập 1 (Hạ-Nghị-Viện) (theo link dưới đây:)
        Tài-liệu này dày 356 trang (có 240 trang dày hơn), và chép đến ngày 25-04-2005 (có thêm 1 tháng 23 ngày).
       
IV
Những Gì Tôi Tìm Thấy
 
41/   Về Tổng-Số Dân Tây-Tạng Đến Ấn-Độ để tị-nạn Cộng-Sản:
 
        41a. Theo Wikipedia thì suốt trong 50 năm qua đã có hơn 150,000 người Tây-Tạng đi theo Đức Đạt-Lai Lạt-Ma thứ 14 đến tị-nạn tại Ấn-Độ. Thoạt tiên Ngài ra đi vào năm 1959, sau vụ nổi dậy bị thất-bại [tại Tây-Tạng], với khoảng 80,000 người đi theo Ngài (Nguồn:)
       
        Tuy nhiên, theo tài-liệu trong 2 Tập liên-hệ, thì con-số ấy khác nhau:
        41b. Năm 195913,756 người (Tập 1, 14 December 1959 trang 48).
        41c. Năm 1960427,604 người [chỉ riêng tại 2 Bang PunjabHimachal Pradesh và chỉ riêng trong tháng 6] (Tập 1, 14 November 1960 trang 132).
        41d. Năm 1961 là vào khoảng 30,409 người (Tập 1, 5 May 1961  trang 152).   
        41e. Năm 196132,296 người (Tập 2, 27 November 1961 trang 67).
        41f. Năm 1962 là vào khoảng 32,300 người (Tập 1, 19 June 1962 trang 162).
        41g. Năm 1963 là vào khoảng 37,000 người (Tập 2, 19 September 1963 trang 76).
 
42/   Về Chính-Sách của Chính-Phủ Ấn-Độ đối với Dân Tây-Tạng tị-nạn:
 
        42a- Ngày 01-12-1959, được hỏi về lập-trường của Ấn-Độ đối với việc Liên-Hiệp-Quốc muốn đưa vấn-đề Tây-Tạng vào chương-trình nghị-sự, Thủ-Tướng kiêm Bộ-Trưởng Ngoại-Giao là Shri Jawaharlal Nehru trả lời, đại-ý: Lúc biểu-quyết xem có nên đưa vấn-đề đó vào nghị-trình hay không, thì Ấn-Độ không bỏ phiếu. Lúc thảo-luận Nghị-Quyết do Mã-LaiÁi-Nhĩ-Lan bảo-trợ [về việc trên] thì Đại-Biểu Ấn-Độ bỏ phiếu trắng (Tập 2, 1 December 1959 trang 47).
        42b- Mãi đến ngày 20-09-1965, được hỏi về cách đối-xử của Ấn-Độ đối với người Tây-Tạng tị-nạn tại Ấn-Độ, Bộ-Trưởng Ngoại-Giao là Shri Swaran Singh còn trả lời, đại-ý: chính-phủ Ấn-Độ xem họ là người nước ngoài (Tập 1, 20 September 1965 trang 226).
 
43/   Về Chính-Sách của Chính-Phủ Ấn-Độ đối với Nước Tây-Tạng:
 
        Ngày 24-03-1961, Thủ-Tướng Ấn-Độ Shri Jawaharlal Nehru báo-cáo với Quốc-Hội, đại-ý: Chính-Phủ Ấn-Độ từ lâu nay vẫn coi Tây-Tạng trong quá-khứ là một khu tự-trị của nước Trung-Hoa; nó đã có quyền tự-trị, nhưng nói về mặt quốc-tế thì hiện nay nó vẫn là một phần của Trung-Hoa; đó là lập-trường căn-bản; dù sao Tây-Tạng cũng đã là một phần của nước Trung-Hoa rộng lớn hơn; do đó, các chính-sách của Ấn-Độ vẫn dựa vào sự-kiện này (Tập 1, 24 March 1961 trang 144).
 
44/   Về Chính-Sách của Chính-Phủ Ấn-Độ đối với Việt-Nam:
 
        Ấn-Độ thiết-lập liên-hệ chặt-chẽ với Bắc-Việt Cộng-Sản, mạnh-mẽ lên án hành-động của Hoa-Kỳ trong Chiến-Tranh Việt-Nam (Nguồn:)
 
45/   Về các phẩm-vật được gửi đến Ấn-Độ để cứu-trợ dân Tây-Tạng tị-nạn và dùng vào các mục-đích nhân-đạo khác:
        Ngày 7-9-1964, được hỏi về việc báo-chí ở Luân-Đôn (Anh) đăng tin là có sự mất-mát đáng báo-động về số lượng các món viện-trợ mà có đến 2/3 các chuyến hàng không đến thấu nơi nhận, Bộ-Trưởng Ngoại-Giao là Shri Swaran Singh trả lời, đại-ý: Các báo-cáo của tờ Sunday Times (Luân-Đôn) ra ngày 13th September 1964  đã thổi phồng và đưa ra con số không đúng. Có sự chậm-trễ trong việc bốc hàng từ Hải-Cảng Bombay từ tháng 8-1963 đến tháng 3-1964 nhưng không có sự thất-thoát đáng kể. Tờ Sunday Times mâu-thuẫn với Ủy-Ban Cứu-Trợ Trung-Ương (của Ấn-Độ) cũng như với đa-số các cơ-quan thiện-nguyện gửi tặng cho người Tây-Tạng tị-nạn. Việc này đã được bàn-thảo với Ủy-Bản Cứu-Trợ Trung-Ương (của Ấn-Độ) là nơi điều-hợp việc tiếp-nhận và phân-phối các món viện-trợ ấy, và họ vừa mới xác-nhận rằng tường-thuật của tờ báo ấy đã quá phóng-đại, và mọi nỗ-lực đang được thực-hiện để cho các khoản cứu-trợ được tận-dụng tối-đa (Tập 1,
7 September 1964 trang 217).
 
46/   Về Việt-Nam Cộng-Hòa:
       
        46a/ Về sự liên-hệ giữa Việt-Nam Cộng-Hòa với Ấn-Độ thì, dù Phó Tổng-Thống Ấn-Độ qua thăm VNCH trước, rồi Tổng-Thống Ngô Đình Diệm công-du Ấn-Độ, rồi  Tổng-Thống Rajendra Prasad của Ấn-Độ qua thăm VNCH để đáp lễ, vào năm 1957, nhưng giữa hai nước chưa có liên-hệ ngoại-giao, chỉ có Đại-Diện ở cấp Tổng-Lãnh-Sự mà thôi.     
        Việt-Nam Cộng-Hòa viện lý rằng vì Ấn-Độ lúc đó là Chủ-Tịch Ủy-Hội Quốc-Tế Kiểm-Soát Đình-Chiến [theo Hiệp-Định Geneva năm 1954] (Nguồn: Sáu Năm Hoạt-Động của Chánh-Phủ VNCH trang 437).
  

        46b/ Nhưng trên thực-tế thì vì:
        46b1- Ấn-Độ là nước đứng đầu Khối Không-Liên-Kết [trung-lập], lập thành Thế-Giới Thứ Ba, chen giữa Thế-Giới Tụ-DoThế-Giới Cộng-Sản, gây nên khó-khăn không ít cho Hoa-Kỳ [là nước bảo-trợ VNCH]. (Nguồn:)
        46ba2- Ấn-Độ công-nhận Tây-Tạng là một phần của Trung-Hoa Cộng-Sản (Xem 43).
        46ba3- Ấn-Độ không thuận đưa vấn-đề Tây-Tạng [tị-nạn] ra trước Liên-Hiệp-Quốc (Xem 42a).
        46ba4- Ấn-Độ (nói là trung-lập, nhưng lại) ủng-hộ Bắc-Việt Cộng-Sản và phản-đối Hoa-Kỳ dính-líu vào Việt-Nam Cộng-Hòa [tức là đối-nghịch với VNCH] (Xem 44).
        
V
Kết-Luận
 
51)   Về việc cố TT Ngô Đình Diệm đã âm thầm gửi hàng tấn gạo để cứu khổ những người Phật Giáo Tây Tạng:
 
        51a) Gửi gạo tặng người tị-nạn trong cảnh túng-thiếu, là một việc tốt, nếu không ám-muội, bất-chính, thì sao lại phải “âm thầm”?
        51b) Hàng tấn gạo” nghĩa là từ 1 tấn đến 9 tấn. Nếu là từ 10 tấn trở lên thì người ta gọi là “cả chục tấn gạo, hàng chục tấn gạo”. Đằng này, người đầu tiên đưa tin [chị Hoa Lan giả] viết là hàng tấn gạo, mà 2 Tập tài-liệu dẫn trên thì viết là (1,300+200=) 1,500 tấn gạo (có thể gọi là hàng ngàn tấn gạo).
        Tại sao có sự sai-biệt quá lớn như thế?
 
52)   Về vụ 1,300 tấn gạo năm 1960:
 
        521) Tổng-số dân Tây-Tạng tị-nạn tại Ấn-Độ, theo 2 tài-liệu nói trên thì:
        - vào năm 195913,756 người (Tập 1, 14 December 1959 trang 48);
        - vào năm 1961 là vào khoảng 30,409 người (Tập 1, 5 May 1961  trang 152).   
        Muốn có con-số trung-dung cho năm 1960, đáng lẽ cộng năm 1959 với năm 1961 rồi chia 2, nhưng ta hãy cho đi là năm 1960 đã có nhiều người như năm 1961, và thử sử-dụng con-số cao nhất ấy, là có 30,409 người Tây-Tạng tị-nạn tại Ấn-Độ vào năm 1960.
        Vậy thì, có lý nào, để cứu-trợ 30,409 người Tây-Tạng tị-nạn, trong lúc đã có nhiều quốc-gia khác và nhiều tổ-chức thiện-nguyện ngoại-quốc lẫn trong nước Ấn-Độ gửi tặng phẩm-vật rồi, mà Tổng-Thống Ngô Đình Diệm còn gửi tặng một lần đến 1,300 tấn gạo?
 
        522) Năm 1950 là năm bản-lề giữa lên và xuống. Nếu Nền Đệ-Nhất Cộng-Hòa là một cái dốc, thì từ 1954 đến 1960 là leo dốc, từ 1960 đến 1963 là tuột dốc.
        Nói chung, Tổng-Thống Diệm gặp khó-khăn dồn-dập đối với các tướng trong quân-đội của mình, các thành-viên cao-cấp trong nội-các của mình, các lãnh-tụ đối-lập trong dân-chúng, đồng-minh Hoa Kỳ, kẻ thù cộng-sản, lẫn dân-chúng Việt-Nam, nổi bật nhất là:
        - Vụ Caravelle, 11 Tổng/Bộ-Trưởng cuả chính Đệ-Nhất Cộng-Hoà từ-chức để phản-đối Diệm, Phó Tổng-Thống Nguyễn Ngọc Thơ bất-đồng, Đại-Sứ VNCH tại MỹTrần Văn Chương chống-đối Diệm, quân-đội làm đảo-chánh [hụt] ngày 11-11-1960;
        - Hoa-Kỳ đòi Diệm cải-tổ và loại-bỏ Nhu, gây khó-khăn về viện-trợ và tìm người thay-thế Diệm;
        - Cộng-sản tấn+chiếm nhiều nơi và ra mắt Mặt Trận Dân-Tộc Giải-Phóng Miền Nam ngày 20-12-1960;
        - Tòa Thánh Vatican không chấp-nhận việc Diệm kỳ-thị (huống gì) đàn-áp Phật-Giáo, và Giáo-Hoàng Gioan XXIII đã móc nối với Hồ Chí Minh để thiết lập chính phủ trung lập tại VN... (Xem bài tóm-lược).
 
        Để đối-phó lại, Tổng-Thống Ngô Đình Diệm tiếp tân đầu năm, tỏ vẻ thân-thiết đặc-biệt với Đại-Sứ Pháp Roger Lalouette. Ngày 9/1/60, Diệm gặp riêng Lalouette, câu chuyện kéo dài 2 giờ. (Pháp muốn phá Mỹ, trung-gian hoà-giải giữa NgôHồ).
       
        Trong tình-hình đó, nếu quả thật TT Diệm có gửi nhiều gạo qua Ấn-Độ, thì có thể hiểu là giúp (hay là làm quà cầu-thân? với) Ấn-Độ [để nhờ trung-gian và nói giùm với CSBV?] chứ không phải là giúp người Tây-Tạng tị-nạn, vì mọi ngân-khoản/phẩm-vật cứu-trợ đều nằm trong tay và thuộc toàn-quyền sử-dụng của chính-phủ Ấn-Độ (at the disposal of the Government of India và No camps are run by any foreign Government or private agency in India) (Xem 321).     
        Như thế thì, phải chăng Tổng-Thống Ngô Đình Diệm và Cố-Vấn Ngô Đình Nhu đã bắt đầu thực-hiện ý-đồ bắt tay với cộng-sản (tách rời Thế-Giới Tự-Do) từ năm 1960, chứ không phải đợi đến năm 1963 (?) (Xem)
 
        523) Khi sao chép (không phải nhiếp-sao), hoặc ghi chép (xem phim-ảnh, nghe băng ghi-âm, mà chép thành chữ những gì nghe được), có 3 khuyết-điểm nhiều người vấp phải: sai, sót, phịa.
        Về 2 Tập tài-liệu đang được đề-cập, ở đây tôi xin nói về Tập 2 (Thượng-Nghị-Viện Ấn-Độ, vấn-đề 1,300 tấn gạo):
 
        523a= Sai: Nếu Tổng-Thống Ngô Đình Diệm giấu kín việc này (VNCH không lưu hồ-sơ/văn-khố, báo-chí và dân-chúng không biết), thì không lẽ các cơ-quan tình-báo và báo-chí quốc-tế, cùng với tai+mắt của CIA khắp nơi, lại không biết gì về việc này, mãi đến ngày nay người ta mới tiết-lộ một tài-liệu ấn-hành vào năm 2006
        Ngay chính trong Tập 1, đã có ít nhất là 3 đoạn, về tổng-số người Tây-Tạng tị-nạn tại Ấn-Độ:
        523a1. Năm 195913,756 người (Tập 1, 14 December 1959 trang 48).
        523a2. Năm 1960427,604 người [chỉ riêng tại 2 Bang PunjabHimachal Pradesh và chỉ riêng trong tháng 6] (Tập 1, 14 November 1960 trang 132).
        523a3. Năm 1961 là vào khoảng 30,409 người (Tập 1, 5 May 1961  trang 152). (Xem 41)
        Có lý nào, năm 195913,756 người, qua năm 1960 con-số nhảy lên đến 427,604 người (Xem 41c), rồi qua năm 1961 tụt xuống còn khoảng 30,409 người? Trong lúc đó, con-số cao nhất là 150,000 người (Xem 41) và tính đến năm 2009 thì kể cả tại Ấn-Độ, Nepal, và Bhutan, con-số cũng chỉ là 150,000 người (Nguồn:)
        Rõ-ràng là họ chép sai.
 
        523b= SÓT: Chính Ông Penpa Tsering, Giám-Đốc Điều-Hành của Trung-Tâm Nghiên-Cứu về Nghị-Viện và Chính-Sách của Tây-Tạng, cũng đã nhìn-nhận, trong bài “Lời Nhà Xuất-Bản”: “However there may be oversight (quên, sót, sơ-xuất bỏ quên), for which we are totally responsible and we seek your valuable input to enable us to add and improve in our future publications.” (Tập 1, Publisher’s Note trang 4).
        Tức là họ đã chép sót.
 
        523c= PHỊA: Sai được, Sót được, thì Phịa cũng được.
        Tại sao Việt-Nam Cộng-Hòa gửi tặng 1,300 tấn gạo mà cả thế-giới không ai trông thấy, nghe nói, biết đến, trừ phi đó là chuyện phịa?
 
        Về câu “the Governments of Australia, United States of America and New Zealand have placed Rs. 10 lakhs, Rs. 4,75,000
and Rs. 2,63,920 respectively at the disposal of the Government of India for the relief and rehabilitation of Tibetan refugees. The Government of the Republic of Vietnam donated 1,300 tons of rice” (Xem 321), ai đã thêm vào câu cuối ấy? và với mục-đích gì?
 
        Huy-động cả nhiều vạn người, cô-lập cả nhiều khu phố tại Sài-Gòn, để diễn vở kịch và quay thành phim, vụ cố Thượng-Tọa Thích Quảng Đức tự-thiêu, theo ý đạo-diễn, rồi bảo là phim do một ký-giả người Ý Đại Lợi quay được tại chỗ vào đúng lúc đó, mà người ta còn làm được, tin được (tôi chỉ nói về kỹ-thuật mà thôi); cuốn sách “Chính Đề Việt Nam”, của cựu Thượng-Nghị-Sĩ Lê Văn Đồng, bút-danh Tùng Phong, mà người ta dám ăn cắp (đạo-văn), sửa-chữa, chớp cả bút-danh, gán cho Ông Ngô Đình Nhu; thì sá gì chuyện mua-chuộc một cá-nhân nào đó trong nhóm ghi-chép để chép thêm vào một câu như thế, mà người ta không làm được hay sao (?) Tức là phịa vậy.
 
        Một tài-liệu mà phạm cả 3 khuyết-điểm sai, sót, phịa (cho dù chỉ 1 khuyết-điểm mà thôi) thì đã là vô-giá-trị rồi (“một phần sự thật không phải là Sự Thật”).
 
53)   Về vụ 200 tấn gạo Năm 1962:
 
        Trong năm 1962 ngoài những thành-quả đạt được, Tổng-Thống Ngô Đình Diệm gặp nhiều khó-khăn và trở-ngại mới (Nguồn: SáchHai Mươi Năm Qua” của Đoàn Thêm):
 
        Chính-Quyền:
        - 11-1-1962 Bộ Giáo-Dục xác nhận có vụ chuyển-ngân ma, đã khám phá từ tháng 6/1961; nhiều chứng-chỉ giả đã được tìm ra tại tòa Đại-Sứ VNBa-Lê... [chuyển-ngân ma tại Bộ Giáo-Dục tức trong Chính-Quyền].
        - 3-2-1962 Thiết lập Ủy-ban Trung-Ương đặc-trách Ấp Chiến-lược. Ủy-ban họp mỗi tuần một lần, do C.V. Ngô-đình-Nhu chủ tọa, gồm đa-số các Bộ-trưởng và cao-cấp quân-dân-chính... [Mãi đến năm 1962, 8 năm sau ngày chấp-chính, chỉ hơn 1 năm trước khi sụp đổ,  TT Diệm và CV Nhu mới đem áp-dụng “quốc-sách” Ấp Chiến-Lược Xem].
        - 19-2-1962 Bộ Ngoại-giao Anh giải thích: sự thành lập phái-đoàn Thompson giúp VN, không trái với Hiệp-định Genève, vì chỉ giúp về hành-chánh và nội-an [Sir Robert Thompson là người Anh, chuyên-gia chống khuynh-đảo, đã từng chống-Cộng thành-công tại Mã-Lai].
        - 27-2-1962 Dinh Độc-Lập bị 2 phi-cơ VN ném bom và bắn phá từ 7g15 đến 7g25. Phía tay trái bị hư hại nặng. Một phi-cơ bị cao-xạ của Hải-quân bắn rớt ở Nhà-Bè, lúc 7g35, phi-công Phạm-phú-Quốc bị bắt; chiếc thứ hai bay thoát sang Cao-Mên. Trong Dinh, 1 binh-sĩ và 1 chị hai bị tử-thương. Bom rơi trúng căn lầu của B.T. Nguyễn-đình-Thuần; các nơi này đều bị đổ và cháy [Đây là lần thứ 2, lần trước là vụ đảo-chánh hụt 11-11-1960].
        - 10-3-1962 Phong-Trào Cách-Mạng Quốc-Gia đề nghị lập một Phong-Trào Nhân-Dân tái thiết dinh Độc-Lập [bắt dân đóng góp. Xem các ngày 21-3-1962, 8-8-1962 và 10-10-1962].
        - 11-3-1962 Khánh thành tượng Hai Bà Trưng ở Công-trường Mê-Linh: tác-phẩm của nhà điêu-khắc Nguyễn-văn-Thế, giải đệ-nhị La-Mã [Xem dư-luận ở Mục Dân-Chúng dưới đây].
        - 21-3-1962 Thành lập Ủy-Ban Nhân-Dân tái thiết Dinh Độc-Lập, gồm một số nhân-sĩ và nhiều Dân-Biểu.
        - 31-3-1962 Chánh-phủ VN gửi thông-điệp cho 92 Quốc-gia yêu-cầu ủng-hộ VNCH chống xâm lăng Cộng-sản, tố giác miền Bắc giật dây Cộng-sản miền Nam [Phải nguy-cấp lắm mới kêu-cứu thế-giới].
        - 8-8-1962 Phong-trào Nhân-Dân tái thiết dinh Độc-Lập quyên được gần 9 triệu.
        - 10-10-1962 Phong-Trào Nhân-Dân tái thiết dinh Độc-Lập quyên được hơn 19 triệu: 10 triệu sẽ dành cho Ấp Chiến-Lược.
        - 27-10-1962 Đặc-quyền của Tổng-Thống VNCH ban hành sắc-luật vì tình-trạng khẩn-cấp, được gia hạn 1 năm, kể từ 19-10-62 (Luật số 18/62) [Phải ban-hành tình-trạng khẩn-cấp].
        - 3-12-1962 Khai giảng tại Thị-Nghè, khóa 7 Huấn-luyện Cán-bộ Ấp Chiến-lược. Lần này, nhiều Dân-biểu và Tỉnh-trưởng theo học [Xem].
        - 8-12-1962 Trung-tướng Dương-văn-Minh được cử làm Cố-vấn Quân-sự Phủ Tổng-Thống, thôi giữ chức Tư-lịnh Hành-quân... [gây bất-mãn nơi viên tướng hữu-công này].
 
        Dân-Chúng:
        - 17-7-1962 Tượng đồng Hai Bà Trưng hôm nay được đặt lên bệ ba chân,... : theo nhiều người thì giống hệt bà Nhu và con gái là Lệ-Thủy (phí-tổn 6 triệu $VN).
        - 22-10-1962 Nhiều tỉnh Trung-Phần bị ngập lụt: Quảng-Nam, Quảng-Tín, Bình-Định, Quảng-Ngãi bị thiệt hại nhiều nhất: 2,000 nhà bị sâp; tại Khánh-Hòa, 50 người chết, mùa màng bị hỏng từ 20% đến 60%; ở Phan-Rang, đường phố bị ngập sâu hơn 1 thước nước.
 
        Cộng-Sản:
        - Đánh phá nhiều nơi, ngay ngày 26-10-1962 [là ngày Quốc-Khánh của Đệ-Nhất Cộng-Hòa] mà tại thủ-đô Sài-Gòn: Lựu đạn ném vào khu triển-lãm chiến-lợi-phẩm của Quân-đội VNCH trước tòa Đô-Chánh: 7 người chết, 29 bị thương.
 
        Lân-Bang:
        - 18-1-1962 VC tiếp-tục tràn qua Lào. Phi-cơ Nga tiếp-tế cho VCPathet-LàoTchépone mỗi ngày 10 lần.
        - 13-2-1962 Nam-ThaLào vẫn bị vây hãm: số quân Bắc-Việt ước tới 10 Tiểu-đoàn.
        - 5-7-1962 Chánh-phủ VN phản kháng việc Chánh-phủ Lào thừa nhận Bắc-Việt...
        - 8-11-1962 Kể từ hôm nay, Chánh-phủ VN đóng cửa tòa Đại-sứ tại Vạn-TượngLào công nhận Bắc-Việt...
        [Tổng-Thống Ngô Đình Diệm đã tiên-đoán đúng trong vấn-đề này: Lào mà trung-lập, tức không chống-Cộng, thì cộng-sản Bắc-Việt dùng lãnh-thổ Lào làm đường chuyển quân vào Nam Việt-Nam.]
 
        Hoa-Kỳ và Quốc-Tế:
        - 11-1-1962 Hoa-Kỳ lại viện-trợ cho Lào, và giao ngân-phiếu 4 triệu Mỹ-kim.
        - 8-2-1962 Thiết lập Bộ Tư-lịnh Hoa-Kỳ tại VN: MAC-V.
        - 13-2-1962 Tướng Paul D. Harkins tới Saigon nhậm chức Trưởng Phái-đoàn quân-sự Mỹ, thay tướng Lionel C. McGar.
        - 30-6-1962 Phái-đoàn giáo-sư đại-học Michigan (MSU) không được triễn hạn, rời Saigon [Michigan State University là nơi dìu-dắt và thân chính-quyền Ngô Đình Diệm trong “Kế-Hoạch 5 năm” đầu tiên.]
        - 25-7-1962 Joseph L. Brent được cử làm Trưởng Phái-Đoàn Viện-Trợ Kinh-Tế Mỹ tại VN.
        [Hoa-Kỳ thay-đổi chính-sách, xa dần VNCH.]
        - 28-10-1962 Kennedy ca ngợi sự hiểu biếtlòng yêu chuộng hòa-bình của Kroutchev.
         
54)   Về vụ 200 tấn gạo Năm 1962 qua tay Ấn-Độ:
        Việc này đã được Ông Đoàn Thêm ghi trong sách Hai Mươi Năm Qua, trang 317.
        Người đọc suy-nghĩ:
        54a Ngày 1-2-1962, Hoa-Kỳ viện-trợ cho VNCH 5,000 tấn gạo, số gạo ấy được phân phát cho các tỉnh bị lụt miền Tây Nam-phần, và Trung-phần (sđd, trang 314).
        54b Qua ngày 15-3-1962, chỉ hơn 1 tháng sau, Chánh-phủ VN đã gửi 200 tấn gạo giúp dân tị-nạn Tây-Tạng... (sđd, trang 317).
        54c Vậy thì, vấn-đề là:
        Việt-Nam Cộng-Hòa thiếu gạo để dùng trong nước (cứu giúp nạn-nhân bão+lụt), nên Hoa-Kỳ phải viện-trợ 5,000 tấn gạo để cứu lụt tại miền tây Nam-PhầnTrung-Phần (sđd, trang 314). Thế mà:
        Bề ngoài (về mặt tâm-lý): người ta tặng mình mà mình lại đem (dù là một phần) tặng cho kẻ khác (trong lúc Hoa-Kỳ đã có cứu-trợ cho Tây-Tạng rồi), tức là tỏ ra rằng mình dư thừa, lần sau ai mà sốt-sắng tặng thêm? (Bằng-chứng là ngay gần cuối năm ấy hậu-quả lụt-lội nặng hơn [có đến 50 người chết - Xem 53 Dân-Chúng 22-10-62] mà Hoa-Kỳ đâu giúp món nào).
        Bề trong (về mặt chính-trị): người ta xa dần, thay vì kéo lại thì lại đẩy cho xa hơn; phải chăng là để chọc tức Hoa-Kỳ, nhất là để cụ-thể-hóa ý-đồ “đi” với Ấn-Độ [hồi đó] “trung-lập thân-Cộng” bằng cách tặng cho Ấn-Độ [vì mọi tặng-phẩm đều phải qua tay Ấn-Độ] (?)
        54d Ngoài ra, lấy một thí-dụ cụ-thể, là vụ tờ báo Sunday Times ở tận bên Anh (Xem 45) hẳn là đã có điều-tra cẩn-thận, đã đăng bài báo tố-cáo tham-nhũng, Thủ-Tướng Ấn-Độ quá tin cấp dưới, trả lời Quốc-Hội rằng đã có hỏi Ủy-Ban Cứu-Trợ Trung-Ương... và họ vừa mới xác-nhận là tường-thuật của báo ấy đã quá phóng-đại, và mọi nỗ-lực đang được thực-hiện để cho các khoản cứu-trợ được tận-dụng tối-đa (Tập 1, 7 September 1964 trang 217).
        Nói thế tức là xác-nhận đã có thất-thoát, và tự bào-chữa là không nhiều như báo ấy thổi phồng; đồng-thời, nỗ-lực sửa sai “đang được thực-hiện”, tức là trước đó chưa/không hề thực-hiện!
        54e Hơn nữa, trả lời Quốc-Hội, Quốc-Vụ-Khanh tại Bộ Ngoại-Giao xác-nhận: the Government of South Vietnam have offered 200 tons of the rice for the relief of Tibetan refuges in India (Xem 322).
        Động-từ “Offer” có nhiều nghĩa, trong đó có 2 nghĩa: hoặc là đề-nghị, hoặc là biếu/tặng.
         “200 tons of the rice” nghĩa là 200 tấn gạo trong tổng-số gạo đó, tức là Ấn-Độ đã nhận từ nhiều nơi tặng một số-lượng gạo nào đó (giả-dụ 1,000 tấn gạo), mà họ đã có báo cho Quốc-Hội lần trước rồi (hẳn vì tài-liệu chép sót điểm này - Xem 523b); nay họ báo là VNCH đề-nghị/tặng 200 tấn gạo trong tổng-số (giả-dụ 1,000) tấn gạo ấy cho người Tây-Tạng tị-nạn. Điều đó gây sự nghi-ngờ: phải chăng người ta đã xem như con-số 200 tấn gạo của VNCH là thuộc vào tổng-số gạo đã có báo lần trước rồi, còn 200 tấn gạo của VNCH vừa mới gửi tặng lần này thì nằm ngoài sổ (?).
       
55)   Tổng-Thống VNCH Ngô Đình Diệm đã có gửi tặng 200 tấn gạo cho người Tây-Tạng tị-nạn tại Ấn-Độ.
        Tuy-nhiên, vì những mù-mờ kể trên, nhất là thế nào Đức Đạt-Lai Lạt-Ma cũng đã có đọc/biết về bài báo của Sunday Times (Luân-Đôn) ra ngày 13th September 1964 (Xem 45), nên Ngài không thể biết chắc là đã nhận được của VNCH bao nhiêu tấn gạo, và vì tế-nhị hẳn Ngài không tiện hỏi thẳng người nào; do đó, Ngài không đề-cập chuyện gạo trong dịp tiếp-xúc với người Việt-Nam tại Chùa Viên GiácĐức.
 
56)   Tôi không tin là sự hao-hụt quá nhiều đến độ có kẻ phỏng-đoán là 200 tấn mà chỉ còn lại dưới mười tấn (Xem 51b) nên mới loan tin là hàng tấn gạo (?)
*
CƯỚC-CHÚ:
 
        2 Tập tài-liệu nêu trong bài này không phải là tài-liệu chính-thức của Chính-Phủ/Quốc-Hội Ấn-Độ, mà là tài-liệu do tư-nhân và ngoại-nhân (Xem 31) thực-hiện.
        Những gì liên-quan đến các nhân-vật, tổ-chức, hay hành-động nào, trong bài-viết này, đều là nói về 2 thời-điểm 19601962 mà thôi. Sau đó, tôi tin là đã hoàn-thiện cả rồi.
                 





__._,_.___

Posted by: Nhuan Xuan Le 

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List