QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Saturday, August 30, 2014

Tháng 8 lại về - Ngô đồng nhất diệp (có âm thanh)


Tháng 8 lại về - Ngô đồng nhất diệp (có âm thanh)
Phạm Hoàng
August 25, 2014

Theo thông lệ cứ đến tháng 8, thế nào cũng có người nhắc tôi ghi lại những gì mà tôi đã chứng kiến và cảm nhận về cái hào khí của cái thuở mặc áo nâu dung dị vào hơn 30 năm về trước, cái thuở mà tôi đã hăng say “nhập giòng tranh đấu” cùng với biết bao người bạn cùng chung lý tưởng chỉ với ước mơ duy nhất: góp một phần sức lực nhỏ bé của mình vào việc giành lại những gì mà dân ta bị cướp mất. Thời đó, sự tự nguyện đã đến với tôi rất chân thành và tự nhiên như có lời nào đó đang réo gọi.
Hơn 30 năm sau nhìn lại, vật cũng đã đổi và sao cũng đã dời, sự thể vẫn xoay quanh ….. chữ “vẫn”, bên ngoài “vẫn” chưa thấy gì là sáng sủa, bên trong “vẫn” chìm đắm trong vũng lầy tuyệt vọng. Nghĩ lại thấy buồn! trong số những bạn hữu năm xưa có người mồ đã xanh cỏ tại một nơi nào đó của rừng núi quê hương, có người đã bỏ cuộc, có người cũng còn cố gắng đi tới bên cạnh cuộc sống tầm thường vất vả, nhưng cũng có người dù đã quá tuổi thất tuần, vẫn tin vào lẽ tất thắng của dân tộc, kiên trì tiến bước dù yếu tố “thiên thời địa lợi” không còn được như xưa, tôi cúi đầu ngưỡng mộ và chân thành cầu chúc họ sẽ mãi mãi chân cứng đá mềm.
Tháng 8 năm nay trong lúc đang loay hoay tìm “cảm hứng”, tôi tìm đọc lại những bài xưa cũ thì thấy có một bài viết nói về câu chuyện giữa 2 người bạn, một người trở về và một người ở lại. Trong câu chuyện có gợi lại một chút chuyện xưa lúc cả 2 còn mang áo trận. Dù không trao đổi nhiều nhưng họ đã hiểu ý của nhau, cả 2 đã hẹn để cùng nhau thưởng thức trà, để đọc lại một câu thơ vào lần ngắm trăng tới tại giữa sân vua Đại Nội. Xin mời quí vị theo dõi bài viết tuy cũ nhưng vẫn còn mới vì ước mơ của tôi và rất nhiều người khác vẫn chưa trở thành hiện thực và riêng tôi vẫn thắp nén hương tưởng niệm những anh hùng đã hy sinh vì tổ quốc mỗi khi tháng 8 trở về.
Vũ Đăng Khuê

Ngô đồng nhất diệp

Thiên hạ cộng tri thu.
Câu thơ ở đâu, do một liên tưởng nào đó bỗng chợt hiện ra bất ngờ. Thiên hạ cộng tri thu. Cả thiên hạ ai cũng biết là mùa thu. Bây giờ đang là mùa hè nhưng buổi tối mát và nhiều gió. Hơi ấm từ bãi cỏ sau vườn được tưới kỹ như giúp thêm cái mát dịu dàng của một miền gần. Trời đã tối từ lâu và hai người khách đã kiếu từ. Bát đũa đã được thu vén gọn ghẽ. Tôi được nói khẽ:
-        Ông ở lại chơi với tôi một chút hãy về.
Và tôi rút ra sau vườn ngồi trên chiếc ghế xếp. Bữa ăn đơn giản mộc mạc. Người nữ chủ nhân đã kín đáo để mâm cơm thêm thịnh soạn bằng đĩa chả chiên chắc mua ở đâu đó trong tiệm Việt Nam. Chả không ngon, nhiều bột nhưng canh rau cải đắng thì tuyệt vời. Thịt kho ăn với dưa giá muối khéo, vừa đủ chua nhưng cọng giá vẫn còn dòn, không bị ủng. Tôi thoải mái sau bữa ăn vừa phải.
Cuộc gặp gỡ đã bắt đầu từ trưa kéo mãi tới lúc sắp ăn cơm mới coi như xong. Hai người khách kia phải về nhà vì quá xa. Bốn trăm dặm đường không thể là một quãng đường gần. Nhưng có những quãng đường hơn thế nữa mà bạn tôi đã vượt qua. Tôi ngồi trầm ngâm ngắm trời. Mọi sự trong vắt thanh khiết. Màn đêm không ép nổi vẻ trong sáng của một đêm hè mát. Nơi ấy bây giờ ra sao? Mùa này nóng, cái nóng cháy da cháy thịt làm xạm người, làm súc vật cũng lờ đờ. Tôi nhớ đoạn đường từ Mỹ Chánh ra tới Quảng Trị mùa hè năm đó. Xác người và gió Hạ Lào trộn thêm vào với những ngọn phi lao không lớn nổi những đụn cát chói chan và những khuôn mặt hốc hác của người dân đã làm tôi điên lên nhiều lần. Tôi đá vào thành xe M113 khi người dân quê chui từ một xó nào đó ra run rẩy gọi tôi là “Thầy” xưng “Con”, xin nước, xin cơm, xin được thoát khỏi hỏa ngục. Tôi đã mất ngủ vì trông thấy những con gà lạc chủ đứng bươi xác người khô đét. Tôi đã không nuốt nổi cơm khi nhìn thấy con chó cúp đuôi, lưỡi thè ra thở phì phò trong cái nóng nung người. Ôi cái mùa hè dù đã lui vào dĩ vãng mà mổi lần nhớ đến là máu lại sôi lên vì giận dữ.
Người bạn từ trong nhà đi ra mang theo một cái bàn nhỏ.
-        Tôi mời ông uống trà. Có người cho một lọ thiết quan âm từ ba năm rồi. Tôi vắng nhà nên bà vợ vẫn cất ở một xó. Thiết quan âm của lục địa, có hậu lắm.
Tôi ngồi quay lại nhìn bạn:
-        Tôi biết gì về trà đâu, toàn là uống như trâu. Hồi xưa ông vẫn chê tôi là thiếu phong nhã, không biết thưởng trà.
-        Nghiện thì không nên nhưng nếu biết uống trà thì cũng là một cái thú đáng ca ngợi. Có điều cái gì cũng đừng thái quá. Nghe bà vợ tôi kể có mấy ông ở đây lên tận San Francisco cất trà 120 đồng một pound. Tại sao họ có thể phung phí như thế trong khi tụi tôi hà tiện chắt bóp từng xu.
-        Nhớ cái hồi uống trà với ông ở sân Đại Nội. Mười năm rồi.
-        Hơn chứ. Gần mười hai năm rồi.
Tôi im lặng nhìn bạn nhẹ nhàng vén khéo bộ đồ trà xinh xắn ra. Cái hôm ở Đại Nội, trăng sáng như gương. Cung điện vua chúa triều Nguyễn hoang tàn đổ nát im lìm chìm trong cái thanh vắng của đêm trung thu nguyệt bạch. Dạo đó đơn vị hậu cần của tôi đóng ở Mang Cá và quản trị an ninh luôn khu Đại Nội. Bạn tôi ở binh chủng khác tiến theo phía núi bên trái quốc lộ trong khi tụi tôi đánh dọc theo bờ biển ngược lên phía Bắc Mỹ Chánh Trường Phước La Vang Triệu Phong.
Trưa hôm Trung Thu tôi ngồi ăn cơm mắm tôm chua ở quán 76 thì bạn tôi bước vào. Súng đạn mịt mù, và dù cùng một cái đích là Quảng Trị, tôi biết bạn tôi còn đang bị ghìm cứng ở La Vang. Tay bắt mặt mừng, hò la inh ỏi trong cái quán toàn là lính ngồi ăn, súng ống mũ sắt ba lô ngổn ngang. Bạn tôi về Huế họp tham mưu. Trước khi đứng dậy bạn tôi có nói có trà, bánh đậu xanh và bánh dẻo của bà vợ mới cưới gửi ra, nếu muốn thì đến bộ chỉ huy uống trà. Tôi cười ngất. Giữa cái nóng khủng khiếp của miền Trung và trong cái không khí này mà uống trà thì thật tréo cẳng ngỗng. Tôi đồng ý và đề nghị lại thay vì đến với bạn tôi, tôi sẽ đón vào sân vua uống trà thưởng trăng.
Đêm hôm đó hai đứa ngồi giữa sân chầu uống Thiết Quan Âm đun bằng ca nhôm. Nếu các vị vua nhà Nguyễn có luyến tiếc ngai vàng lẩn quất đâu đó trong cái hoang tàn đổ nát của Đại Nội ắt cũng sẽ tha thứ cho hai tên lính giầy saut áo trận ngất ngưởng ngồi trên thùng đại liên uống trà ăn bánh đậu xanh Hải Dương nhìn trăng thu.
-        Ông nghĩ gì vậy? Sao có vẻ đăm chiêu?
-        Hà, nhớ lại tuần uống trà với ông ở Đại Nội, Huế.
Hôm nay không phải là thu. Trời cũng không có trăng và nơi đây cũng không có tro tàn điện ngọc, Ngọ Môn, Tịnh Tâm. Thoáng từ đâu đó từ tâm thức, tôi nghe vẳng giọng hò:
“Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp
Thương nhau rồi hãy kíp về mau
Nữa mai đây bóng xé qua cầu
Bậu còn thương, bậu biết gửi sầu về nơi mô”
Thương nhau rồi hãy kíp về mau. Nhiều người đã về. Bạn tôi cũng đã về và trở ra. Ngày mai bạn tôi lại trở về sau khi hoàn tất việc làm ở đây. Tôi ngồi thoải mái, nhắm từng ngụm nhỏ nước trà Tàu đặc vị chát nhưng khi thấm vào để lại dư vị ngọt mát lan dần từ cuống họng tới khắp châu thân. Bạn tôi ngồi đó, bàn tay to lớn quả cảm xòe rộng đặt trên đùi. Tôi muốn nói một điều gì. Tôi thực sự muốn được góp với bạn tôi một chút, dù chỉ của một cái gì to lớn, mênh mang mà bạn tôi đang suy nghĩ.
-        Ngày mai, ông đi mấy giờ?
-        Ba giờ chiều.
Tại sao cái câu hỏi đó lại bật ra. Tôi biết từ cả tuần ba giờ chiều mai bạn tôi sẽ ra đi. Chúng tôi không còn gì để nói với nhau nữa. Đêm vẫn giữ êm mầu, êm tĩnh và trong sáng. Trà Tàu làm tôi tỉnh táo, nhưng đầu óc tôi trống rỗng, đầu óc tôi tê liệt. Tôi muốn nói cả triệu lần, muốn thao thao bất tuyệt, hùng hổ như ở Khe Sanh hai đứa bất ngờ cùng chờ một chuyến trực thăng. Hay ít ra tôi có thể chửi thề văng tục như ngày hai đứa tả tơi nhìn nhau ở Guam. Nhưng tôi bất động. Cái bạn tôi làm lớn quá, thiêng liêng quá. Không có ngôn từ để diễn tả. Bất chợt tôi nói:
-        Chẳng biết nói gì với ông.
Bạn tôi cười:
-        Cần gì. Ông là đứa mồm loa mép giải, lúc nào cũng ruột để ngoài da, vậy mà hôm nay ông không nói mới là quí. Vả lại có gì cũng đã nói hết rồi. Tôi tin những gì mình đã thảo luận, ông sẽ làm chu đáo. Với ông, thế là đủ. Mỗi người có cách nào đó để góp tay vào việc này. Tôi với ông còn quá anh em ruột. Vậy đừng áy náy. Làm một tuần trà nữa nghe.
Ly trà nhỏ trắng ngần, nước trà trong mầu hổ phách, hương trà thoảng trong đêm. Câu thơ lại trở lại. Cả thiên hạ ai cũng biết đã vào thu. Trong cái tĩnh mênh mang với bạn, tôi chợt hiểu câu thơ một cách rõ ràng. Ngô đồng nhất diệp lạc. Chỉ có một lá cây ngô đồng rụng xuống. Cả thiên hạ đều hiểu mùa thu đã bắt đầu thay thế cho mùa hè nóng nực. Vũ trụ tuần hoàn và khi một chiếc lá ngô đồng rụng thì không thể có trở lực nào kéo dài mùa hè và không ai có thể cản mùa thu. Lịch sử đã xoay vần. Khi bạn tôi đã về, khi các bạn tôi đã về, bánh xe lịch sử đã quay. Tôi và tất cả những người Việt Nam khác – hay cả thiên hạ - biết rằng chúng tôi sẽ cùng về. Mùa thu thay chỗ cho mùa hè. Tình người sẽ thay cho hận thù.
Tiễn bạn không có ba ngàn tân khách chít khăn sô bên bờ sông Dịch. Chỉ có những tách trà đắng ngọt và sự im vắng vô cùng của một đêm hè nơi sân sau nhà. Tiễn bạn không cần bản đồ Hàm Dương, thủ cấp Ô Kỳ. Chỉ có một lời thề đã được hô lớn khắp năm châu bốn biển và lúc nào cũng vang vọng trong tâm kể cả lúc ăn lúc ngủ. Bạn tôi đi không có gươm báu, không vì cảm cái tình của Thái tử Đan, cũng không nấn nà chờ Cao Tiệm Ly. Bạn tôi đi vì bạn tôi phải đi, giống như chiếc lá ngô đồng báo thu, đi để xoay lại lịch sử chứ không vì “một lưỡi dao bay muôn thuở đẹp”. Đêm vẫn vô cùng và bạn tôi vẫn im lặng, ung dung chuyên trà ra những chiếc chén hạt mít. Liệu Kinh Kha có được như vậy chăng hay phải có rượu nóng dê béo, đàn ngọt hát hay mới đi sang Tần. Kinh Kha đi nhưng biết là mình thất bại. Bạn tôi khác. Bạn tôi đi và biết mình sẽ thành công.
-        Ông nghĩ gì vậy?
-        Một câu thơ. Tự nhiên tôi nhớ một câu thơ. Nhưng thôi, để tôi sẽ đọc câu thơ vào lần thưởng trăng tới ở Đại Nội.

Phạm Hoàng
Tháng 8/1983.

__._,_.___

Posted by: Viet Truong

Cảm nghĩ tháng tám 2014 (có âm thanh)



Cảm nghĩ tháng tám 2014 (có âm thanh)
Bs Trần Xuân Ninh
tamthucviet.com
August 28, 2014

Con người sau khi chết đi, sẽ chẳng còn lại dấu tích gì trong cuộc đời này. Vạn Lý trường thành, công trình nhân tạo độc nhất có thể nhìn thấy từ trên mặt trăng, được coi là do Tần Thủy Hoàng đế dựng lên thế kỷ thứ hai trước Thiên chúado lao động cưỡng bách và chết chóc của hàng trăm vạn sinh linh, bằng máu và nước mắt, thật ra là kết quả của nhiều triều vua, vào thời Xuân Thu Chiến quốc trước đó, trong khoảng những thế kỷ thứ 5 và thứ 8 trước Thiên chúa. 

 Đoạn dài nhất tồn tại ngày nay là từ thời Minh thế kỷ thứ 14, để chống quân Mông Cổ.  Du khách đến xem ngày nay  chẳng mấy ai vì mục đích nhớ Tần Thủy Hoàng, cũng chẳng biết đến nhà Minh, mà chỉ là đi một nơi nhiều người cho là thắng cảnh, kỳ quan, chụp hình kỷ niệm.  

Tương tự như đi xem kim tự tháp Ai cập, săn thú hoang châu Phi, hay cung điện Versailles ở Pháp, những đền đài đổ nát ở Hy Lạp vân vân. Những hình này, sau khi người ghi lại chết đi, may mắn thì sẽ được để lắt lay đâu đó, trong gác trống sát nóc nhà nhện chăng, hay dưới hầm nhà ẩm mốc, cho tới khi căn nhà đổi chủ, được đem dẹp vào thùng rác.

Những dấu tích vật chất này cũng có thể trong vài trường hợp  tạo cho người ta hoài niệm. 

Như chúng ta đang thấy ngày nay trên mạng điện tử đang truyền đi những hình ảnh Sài gòn ngày xưa, Hà nội thời cũ… Có thể gây nên những xúc động dễ chịu nhẹ nhàng chốc lát về một thời kể là êm đềm cách đây nửa thế kỷ hay hơn.  Nhưng có thật là thế hay không, lúc đó? Và có mấy người nghĩ rằng những  êm đềm này đã không mất, nếu  mà nhiều người đã không sống ơ thờ, không để ý đến những  gì quanh mình lúc đó.

Cho nên hôm nay, trong khi cùng các bạn và các chiến hữu ôn lại một thời xa xưa của những kháng chiến quân Đông tiến đã một đi, không trở lại, tôi sẽ không sống trong hoài niệm. Hoài niệm nhớ lại một Võ Hoàng, với vẻ mặt tinh tỉnh và cái miệng cười rộng đơn giản và nhẹ, nhớ lại người thanh niên Ngô chí Dũng chí lớn nhưng bề ngoài không có nét gì đặc sắc, nhớ lại thái độ chừng mực, thận trọng của tướng Hoàng Cơ Minh, hay nhớ lại một Lê Hồng ít nói, không lộ xúc động, và còn ai nữa ?

Tôi muốn suy nghĩ về đặc điểm của một thời kỳ mới, thời kỳ thay đổi con người, biến sự mong mỏi trở về quê cũ của mỗi thuyền nhân trở thành hành động, tham dự đóng góp. Có thể nhiều người không để ý, hay đã quên những đặc điểm này.

Clip âm thanh nhật lệnh Lê Hồng
Đó là đoạn âm thanh phát biểu ngắn, đơn giản và rõ ràng của Lê Hồng, người chỉ huy lực lượng võ trang kháng chiến Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải phóng Việt Nam.

Nó đơn giản chỉ là: “Để giải quyết vấn đề của mình, phải lấy sức mình làm chính”. Phát biểu này đã làm tôi ngạc nhiên, và thán phục, vì thốt ra từ cửa miệng của một sĩ quan quân lực VNCH.  Nhưng đặc biệt là kính phục, vì ông đã không chỉ nói như thế mà đã làm như thế.  Bởi vì theo tôi 90% quân nhân VNCH từ quan đến lính, nếu không nói là nhiều hơn, lúc đó và bây giờ, ai cũng nghĩ rằng không có Mỹ là không làm nên chuyện. 

Và Việt NamCộng H bị mất là vì Mỹ phản bội,  làm như thể rằng Mỹ có trách nhiệm giữ gìn Việt Nam Cộng hoà cho người dân miền Nam. Cho tới khi nhà tan cửa nát, nhiều người có lẽ cứ đinh ninh cuộc sống hàng ngày của mình là từ đâu đó trên trời trao xuống.  Chẳng có mấy ai mà nhận rằng VNCH mất là trách nhiệm của mình, của mỗi người, không chịu kiên quyết bảo vệ cuộc sống của mình, gia đình mình cho tới cuối cùng.

Những chiến hữu tiên phong, cùng với chiến hữu Lê Hồng,  Ngô chí Dũng, Hoàng cơ Minh đã hy sinh trên con đường thực hiện sự nghiệp cứu nước, dưạ trên nền tảng lấy sức mình làm chính.  Sẽ có kẻ vì không tin vào sức mình, mà bảo rằng đó là kết quả không tránh được. 

 Nhưng không phải thế. Sự thực là sự nghiệp cứu nước là sự nghiệp đường dài, miên viễn, và chính tướng Hoàng cơ Minh cũng đã nói ra, khi ông dùng mấy chữ “trường kỳ kháng chiến” trong lời kêu gọi mọi người đứng lên đấu tranh.  Sự nghiệp cứu nước không đo bằng thành công hay thất bại của một nhóm người, vào một thời khoảng.   

Không có quan điểm lấy sức mạnh của mình, của dân tộc mình làm nền tảng thì đã không thể nổi lên phong trào đấu tranh chống VC để giải phóng VN khỏi ách độc tài toàn trị. Thập niên 1980 người hải ngoại chẳng ai không biết, không xúc động, và nhớ tới cho bây giờ lời ca thê thiết “Một lần đi là một lần trở lại. Một lần đi là mất lối quay về”. Cũng đã không có một hải ngoại với tâm thức chống VC giành tự do dân chủ của ngày hôm nay.

Chúng ta hẳn nhớ rằng cùng thời với các chiến hữu Đông tiến, còn có ông Võ Đại Tôn ở Úc châu và sinh viên Trần văn Bá ở Paris. Nhưng sau khi Trần Văn Bá bị bắt và bị xử bắn là phong trào chấm dứt. Chỉ còn những thương khóc và thán phục anh hùng Trần Văn Bá. 

Sau khi ông Võ Đại Tôn bị bắt và bị VC đưa lên truyền hình để chứng tỏ khả năng khuất phục của chúng đối với một người chống đối chế độ, thì ông đã làm mọi người trầm trồ thán phục sự can đảm cương cường. Nhưng sau đó thì đã không có hoạt động gì đáng kể của phong trào Võ Đại Tôn,ngay cả sau khi ông được thả ra hải ngoại, vì không có nền tảng vận động trên cơ sở lấy sức mình làm căn bản để giải quyết vấn đề của mình, ngoài cái quyết tâm chống chế độ CS. 

Cũng sẽ không còn những hoạt động đấu tranh đa dạng đa diện làm cho VC không len lấn ra được hải ngoại, sau trận Nam Lào vô hiệu hoá các chiến hữu tiên phong nếu đã không có những người tiếp tục theo nguyên tắc lấy sức mình làm chính để giải quyết vấn đề VN cho người VN.  Chứ không phải là giải quyết vấn đề VN cho người ngoại quốc.

Cho tới khi có những kẻ trong tổ chức biến tâm, ngả sang con đường giải quyết vấn đề VN theo tinh thần “cho thế giới”.  Họ quay sang chủ trương “tiếp cận với VC để thay đổi chúng” vì thế giới muốn làm ăn với VC

Họ cam tâm làm công cụ cho những thế lực phi dân tộc muốn cho mọi sự êm suôi, ít tốn phí, để mong có một chỗ đứng trong sân khấu chính trị ngoại quốc dàn dựng với VC.  Họ mang chủ nghĩa đấu tranh bất bạo động sách vở của tư bản để gọi là đối đầu với bạo lực VC,  trong khi thực tế quá khứ và hiện tại cho thấy CS không thể thay đổi bằng thuyết phục hay cải hoá, mà chỉ có thể thay đổi bởi sức mạnh.  Và đó là nội dung những tuyên bố của các lãnh tụ CS Liên Sô như Gorbachev, và Yeltsin, là những người đã dẹp bỏ cái gông cùm chủ nghĩa CS đi cho dân chúng Liên sô.

Cái hy vọng của họ, của những người biến tâm, là đi theo đường lối thế giới tư bản thì sẽ được ủng hộ.  Hy vọng này có đúng phần nào, nhưng chỉ đúng trong tinh thần họ được sử dụng như những dụng cụ gãi ngứa cho cơ thể VN ốm o suy nhược bị chấy, rận, rệp VC các loại hoành  hành  hút máu mủ kinh niên.

Các bạn và các chiến hữu thân mến
Nhìn lại những người này, những người biến tâm này đã có 10 năm (từ 2004 khi họ ra mặt công khai đi theo con đường phi dân tộc) để hy vọng được ngoại quốc ủng hộ, và với phương tiện gây dựng lên từ giai đoạn hoạt động lấy sức mình làm chính,  các bạn đã có thể thấy họ được ủng hộ như thế nào.

Từ đó, chắc các bạn và các chiến hữu hẳn sẽ thấy rằng chúng ta không có đường nào khác ngoài con đường đã theo, là phải tiếp tục tinh thần độc lập tự chủ giải quyết vấn đề VN cho người Việt Nam, trong thế giới toàn cầu, chứ không phải là con đường chạy theo chủ trương tài phiệt, để mong được ủng hộ chính trị, như những kẻ làm chính trị đèn xanh.  

So sánh, họ không khác gì tập đoàn VC đã từng nhắm mắt tôn thờ chủ nghĩa Mác, Lê, Sít,Mao trong quá khứ, nghĩa là dựa vào sức mạnh ngoại quốc để cai trị người dân Việt.  Tất cả chỉ là một hạng vì quyền lợi cá nhân và phe phái, buôn dân bán nước, bấu xấu chen chúc nhau vào chỗ đứng quyền lực.

Con đường đấu tranh độc lập tự chủ này không nhất thiết nhanh chóng đạt kết quả nhìn thấy từng bước, nhưng không thể không có kết quả. Vì độc lập tự chủ là tâm thức Việt Nam, vốn được hun đúc bền vững trong suốt giòng lịch sử cam go gian khó của dân tộc.  Nó có thể bùng lên phát huy bất cứ lúc nào, như đã thấy trong quá khứ lịch sử diễn ra vào những thời đen tối nhất, và mở ra cho đất nước một vận hội mới, như là những dấu hiệu đang diễn ra trong những ngày tháng gần đây.

Điều cần có chỉ là tránh bị vong thân, tha hoá,  giữ chắc tinh thần lấy sức mình làm chính để giải quyết vấn đề của mình. Có như thế thì sự thay đổi, nếu có, mới không bị cướp đoạt, bóp méo hay đổi hướng.
Tôi chỉ mong chúng ta sống ra ngoài cuộc sống, gọi là thực tế thường ngày của mình một chút.

Trần Xuân Ninh  

__._,_.___

Posted by: Viet Truong

Bình Luận - Ngô Nhân Dụng ...Trần Ðức Thảo và Lê Duẩn


Trần Ðức Thảo và Lê Duẩn
Thursday, August 28, 2014 6:51:30 PM
Ngô Nhân Dụng
Trong Ðèn Cù, nhà văn Trần Ðĩnh kể lại cuộc gặp gỡ giữa triết gia Trần Ðức Thảo và Lê Duẩn, tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, chính Trần Ðức Thảo kể lại cho tác giả nghe. Trần Ðĩnh không nói chuyện xẩy ra vào năm nào, nhưng thời điểm chắc không quan trọng.

Một hôm Trần Ðức Thảo được thư ký của Lê Duẩn là Nguyễn Ðức Bình đến đón, bằng xe hơi, trong khi nhà triết học đang sống trong cảnh nghèo nàn, túng thiếu, bị cả bạn bè bỏ rơi vì đã tham dự nhóm Nhân Văn-Giai Phẩm, viết những điều ngược lại với chủ trương văn hóa của Ðảng. Trước khi về Việt Nam tham gia kháng chiến chống Pháp, Trần Ðức Thảo ở Pháp đã nổi tiếng trong giới triết học châu Âu. 

Ông được Phạm Văn Ðồng đến thăm, tại Paris ba lần, mời về “giúp nước.” Nhưng khi về chiến khu ở Việt Bắc, Hồ Chí Minh bảo ông: “Chú đã học ở nước ngoài nhiều rồi, bây giờ về học nhân dân.” 

Trần Ðức Thảo tham gia nhóm Nhân Văn, Giai Phẩm, báo Nhân Văn ra số 3 đăng các bài Nỗ lực phát triển tự do dân chủ của ông. Vì vậy trong các đợt chỉnh huấn Trần Ðức Thảo cùng với Nguyễn Mạnh Tường, Ðào Duy Anh, Trương Tửu, bị đưa ra cho giáo viên và sinh viên đấu tố, cấm không cho dạy ở tại các trường Sư Phạm và Tổng Hợp Hà Nội nữa.

Nguyễn Ðức Bình nói ông tổng bí thư muốn đọc cho giáo sư nghe để xin ông góp ý kiến về một bài đang viết: “Ðề cương về vấn đề con người.” Ngồi trong phòng khách, chỉ có ba người, Lê Duẩn độc thoại được mấy phút thì Nguyễn Ðức Bình nhắc Trần Ðức Thảo hãy ghi những lời ông tổng bí thư nói. 

Trần Ðĩnh cho biết một thói quen của các quan chức, cán bộ là khi nghe cấp trên nói gì thì họ cũng ghi chép chăm chú những lời vàng ngọc, chứng tỏ lòng kính cẩn và trung thành. Thấy triết gia cứ ngồi im, Bình chạy đi lấy giấy, bút đến đặt trước mặt. Triết gia vẫn không ghi chép gì cả. 

Ông Nguyễn Ðức Bình này về sau lên làm ủy viên về văn hóa, tư tưởng, chắc nhờ vào thái độ cung kính và tận trung như thế.

Khi Duẩn ngưng, Nguyễn Ðức Bình nhắc: “Tổng bí thư đã nói xong, xin giáo sư góp ý kiến.” Trần Ðức Thảo ngơ ngác một lát, rồi thú thật: “Tôi không hiểu gì cả.”

Ngay lập tức ông tổng bí thư chạy ra đằng sau Trần Ðức Thảo, hay tay quàng ôm lấy ngực triết gia, xốc lên, dội xuống mấy lần, rồi “buông thịch” xuống một cái cho ông giáo sư rơi xuống ghế ngồi. Lê Duẩn bỏ đi vào phòng trong. Bình trách mắng ông giáo sư tại sao “nói không hiểu gì cả,” rồi cũng đi vào. Trần Ðức Thảo còn một mình, không biết lối ra, phải hỏi mấy người hầu trong nhà đường nào đi ra cổng, rồi về nhà mình.

Trần Ðức Thảo nói thật lòng. Ông không hiểu Lê Duẩn nói cái gì. Trần Ðĩnh hỏi tại sao không hiểu. Triết gia trả lời: “
Khái niệm không chuẩn gì cả!

Những người học triết trong các đại học lớn, huấn luyện có bài bản, tập được thói quen khi bàn luận chuyện gì thì các danh từ và khái niệm mình nêu ra phải có nghĩa rõ ràng, chuẩn mực. Nếu dùng một danh từ, một khái niệm có sẵn, từng được mọi người sử dụng từ trước, thì phải hiểu chúng theo tiêu chuẩn đã quen dùng.

 Cũng giống như khi bàn về một bài toán đại số, trong môn này cả thế giới đã quen nói tới “số âm,” và “số dương.” Nếu bây giờ anh lẫn lộn số âm với số dương, hoặc có lúc hiểu theo nghĩa này, rồi sau đó lại hiểu theo nghĩa khác; thì các người đã học đại số sẽ chịu chết, không ai hiểu anh ta nói gì cả.

Lê Duẩn không biết đã học đến đâu, trình độ tới cấp nào, nhưng lại thích đóng vai một lý thuyết gia. Ông có nhu cầu chứng tỏ mình giỏi hơn Hồ Chí Minh một bậc. Hồ Chí Minh đã tự nhận rằng mình không có lý thuyết hay tư tưởng nào cả, chỉ có “phong cách” thôi. Vì, ông giải thích, tất cả những gì đáng viết đã có Mao Trạch Ðông viết ra tất cả rồi, chỉ cần học Mao là đủ. 

Lê Duẩn đã từng xưng tụng “Mao Trạch Ðông là Lê Nin của thời đại Ba dòng thác cách mạng.” Nhưng Duẩn vẫn tự hào mình đã phát kiến ra hiện tượng “Ba dòng thác cách mạng,” coi là mới mẻ lăm. Từ thập niên 1960, phong trào cộng sản trên thế giới bắt đầu đặt vấn đề làm sao cho chủ nghĩa cộng sản mang “tính con người,” tức là không chỉ chú trọng đến “tính giai cấp” mà thôi. 

Chắc Lê Duẩn cũng muốn chứng tỏ mình có suy nghĩ sâu xa về vấn đề căn bản này; muốn để lại một di sản “trước thư, lập ngôn” cho con cháu sau này hãnh diện.

Tại sao Lê Duẩn lại mời Trần Ðức Thảo tới nghe trước các ý kiến mình sắp hay đang viết? Rất có thể ông chỉ muốn nói cho vị giáo sư triết học nghe xong rồi gật gù tán thưởng mấy câu, giống như đám thuộc hạ vẫn lúi cúi ghi chép những lời vàng ngọc của ông. 

Ðược như vậy, ông cũng đủ thỏa mãn, sẽ cho in tác phẩm về “vấn đề con người,” cho các đảng viên học tập. Ðàn em của ông sẽ thì thầm với nhau, thả tin đồn rằng đồng chí tổng bí thư đã cho giáo sư triết học Trần Ðức Thảo nghe trước rồi, “phục lắm, phục lắm!” Như vậy cũng đáng hãnh diện!

Cũng có thể Lê Duẩn có ý sẽ nhờ một triết gia có bằng cấp và nổi danh quốc tế chấp bút viết hộ mình, diễn tả những ý kiến của mình ra, dùng ngôn ngữ mang mùi vị triết học.

 Các lãnh tụ cộng sản vẫn quen sai người viết hộ như vậy; trừ Hồ Chí Minh phải tự viết tiểu sử mình, ký tên Trần Dân Tiên, hoặc T. Lan. Mao Trạch Ðông chắc không nhờ ai chấp bút, vì chính ông ta vốn có tài văn chương. Có thể đoán Lê Duẩn cũng mang ý định “lập ngôn” theo gương Mao, Lenin, và Stalin; mong cũng được coi là một lãnh tụ cộng sản thứ lớn.

Stalin đã viết cả bộ Lịch Sử Ðảng Cộng Sản, gồm nhiều tập sách mỏng bàn về các vấn đề căn bản của chủ nghĩa cộng sản, như “Duy Vật Biện Chứng” là gì, “Duy Vật Lịch Sử” là gì. Thời 17, 18 tuổi ở Sài Gòn tôi đã đọc những tập sách này, do Nhà Xuất Bản Thợ Thuyền ở Pháp in. 

Ngay hồi đó, tôi đã tự hỏi: Cái ông Stalin này lúc trẻ thì đấu tranh bí mật, tổ chức cả việc ăn cướp lấy tiền hoạt động, rồi đi tù, khi lớn thì lo đối phó với bên địch cũng như với các đồng chí. Làm sao ông ta có thời giờ ngồi viết những cuốn sách triết lý như thế? 

Chắc hẳn khi đã có địa vị ông mới sai một cán bộ tuyên huấn nào đó viết cho mình. Bởi vì đây là những điều ABC trong chủ nghĩa Mác, ai cũng có thể viết được, miễn là có tài diễn tả cho sáng sủa.

Cuộc gặp gỡ giữa Lê Duẩn và Trần Ðức Thảo được Trần Ðĩnh thuật lại rất hay. Mỗi nhân vật đều linh hoạt, một vài nét đủ thấy sống động trước mắt người đọc. 

Có lẽ Nguyễn Ðức Bình là người thất vọng nhất. Bao nhiêu công xun xoe, săn đón, nhắc nhở của một anh thư ký muốn làm vừa lòng ông chủ, tan ra mây khói. Trần Ðức Thảo thì đúng là một triết gia, quen nghĩ gì thì nói thật. Người ngay thẳng như thế không có khả năng chen chân vào chốn quan trường, trong khi chung quanh ông Lê Duẩn thì toàn người người chỉ lăm le mong xin được một cái ghế.

Nhưng trong hoạt cảnh Trần Ðức Thảo gặp Lê Duẩn, con người đáng thương nhất là ông tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam. Chắc ông cũng tự cho mình là một người thông minh lỗi lạc, vì đã quen sống giữa đám thuộc hạ lúc nào cũng cúi đầu, xoa tay, miệng tìm lời xưng tụng. 

Trong đầu ông chắc cũng nghĩ mình là một lãnh tụ vĩ đại, nói cái gì là hàng ngàn, hàng vạn người hoan hô. Ông ta khinh thường Hồ Chí Minh, cho nên mới để đàn em viết lời ca tụng, so sánh mình với Lê Nin; ông Hồ chưa bao giờ được một đảng viên Cộng sản Việt Nam so sánh như vậy. 

Câu nói của Trần Ðức Thảo: “Tôi không hiểu gì cả,” phải làm cho ông ngạc nhiên, sửng sốt! Chính ông cũng không hiểu nổi trên đời làm sao lại có người dám nói như vậy! Cho nên ông cảm thấy bị xúc phạm nặng nề; không khác gì nghe lời một đứa trẻ nói: “Ðức vua không mặc quần!”

Phải kinh ngạc và nổi giận hết sức Lê Duẩn mới phản ứng một cách thô bạo như lời ông Thảo kể lại cho Trần Ðĩnh nghe. Ôm lấy cái thân hình mỏng teo của vị triết gia, giọng lên giọng xuống mấy lần rồi buông tay ra, ông Lê Duẩn không thể nói một lời nào cả. Ông có thể nghĩ: Cái người này đang sống ở trên mây, ở một hành tinh khác đây, còn nói gì cho hắn hiểu được nữa? 

Vì đối với một người nắm quyền sinh sát suốt mấy chục năm, bao lâu nay ai gặp cũng khúm núm, nói gì người ta cũng vâng dạ, làm Lê Duẩn sao hiểu nổi trên đời lại có một “quái nhân” dám thản niên nói thật rằng, “Tôi không hiểu gì cả!”

Bây giờ, trong đảng Cộng sản Việt Nam không biết còn ai nhớ ông Lê Duẩn đã viết những cái gì hay không. Sự nghiệp của Trần Ðức Thảo trong ngành triết học bị tan vỡ khi ông về nước, nghĩ rằng mình sẽ góp phần phát triển thêm chủ nghĩa Marx. Năm 1973 ông còn cho xuất bản một cuốn sách triết học về “Nguồn gốc của Ngôn ngữ và Ý Thức.” Cuốn sách được dịch ngay sang tiếng Anh, tôi đã mượn bản tiếng Anh này từ thư viện của Ðại Học McGill, Montréal, Canada, trong thời gian tôi đang viết cuốn Tìm Thơ Trong Tiếng Nói cho nên muốn đọc thêm về nguồn gốc ngôn ngữ. 

Trong cuốn sách đó Trần Ðức Thảo vẫn dùng quan điểm Mác xít, trong lúc ở thế giới bên ngoài các nhà nghiên cứu cùng đề tài đó đã tìm ra nhiều khảo hướng mới. 

Tuy nhiên, bây giờ nhiều người nghiên cứu về đề tài này vẫn có lúc phải nhắc tới các ý kiến của ông. Trần Ðức Thảo nhờ số tiền tác quyền trả cho cuốn sách này mà mua được một cái tủ lạnh, ba tháng sau tủ lạnh hư. Phùng Quán đã viết một bài rất hay kể chuyện cuộc sống đạm bạc, thiếu thốn của ông ở Hà Nội.

Bây giờ ở Việt Nam nhiều người đã biết đến giá trị của ông. Năm 1997 bắt đầu in một vài tác phẩm của Trần Ðức Thảo. Năm Năm 2000 ông còn được trao giải thưởng cùng một lúc với học giả Ðào Duy Anh, thi sĩ Nguyễn Bính. Quan nhất thời, dân vạn đại. Những nhà văn hóa có giá trị sẽ còn giúp ích cho đất nước và cho loài người mãi mãi.







Quan nht thi, dân vn đi. Nhng nhà văn hóa có giá tr s còn giúp ích cho đt nước và cho loài người mãi mãi.
Preview by Yahoo


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

"TÂM THƯ" CỦA MỢT NỮ GIÁO SƯ DẠY TIẾNG VIỆT TẠI MỸ



Thưa Cô Trần Thủy Tiên,
Với kinh nghiệm dạy 12 năm trong ngành, cô đã đưa ra cho mọi người thấy cái khó khăn của một người thầy dạy tiếng Việt cho SV tại Mỹ cũng như SV từ VN qua. Chúng tôi rất cám ơn những gì cô trình bày và thông cảm sâu xa với những khó khăn của cô và những thầy, cô ở cùng trường hợp. 

Những đề nghị của cô để cải thiện tình trạng yếu kém này là rất hợp lý và bổ ích cho Cộng Đồng. Tôi mong mỏi các Cộng Đồng hay các thành viên thiện chí trong các Cộng Đồng lấy những kinh nghiệm cô đã trình bày ra mà sửa chữa và làm tốt hơn việc xây dựng tinh thần cho các lớp trẻ Việt Nam: nước Việt Nam phải trở thành Dân Chủ, Tự Do và Nhân Quyền.
Tôi xin chuyển lá thư rất hữu ích của cô đi nhiều Diễn Đàn để mọi người được đọc!

GS Bút Xuân Trần Đình Ngọc   

2014-08-25 16:49 GMT-07:00 Thuy Tien Tran <
>: "TÂM THƯ" CỦA MỢT NỮ GIÁO SƯ DẠY TIẾNG VIỆT TẠI MỸ
Kính thưa ông Bút Xuân và quý vị quan tâm,

Xin coi như đây là Thư Riêng tâm tình với quý vị, hơi dài, vì như 1 tiếng thở dài... 

Xin phép tự giới thiệu, tôi là GS Trần Thủy Tiên, M.S. và M.A., 
đã từng dạy Psychology, Sociology, và Vietnamese ở vài Community Colleges, cho các sinh viên người Mỹ và Việt ở địa phương, hơn 12 năm qua, nay đã về hưu, nhưng rất bận vì phải lo việc nhà, dạy tư, vẫn tiếp tục sửa sách cho hoàn chỉnh hơn, và viết tiếp các sách Giáo Khoa dạy Việt Ngữ (bilingual Việt - Anh) cho trẻ em và người lớn.

Nhờ dạy Tiếng Việt trên 12 năm, tôi có rất nhiều kinh nghiệm thực tế về các việc ai dạy và ai học... liên quan đến việc dạy và học Vietnamese... mà không thể nói hết qua email...
Nói sơ qua là ngày nay, chúng ta phải giữ vững đạo đức, trước sức mạnh của đồng tiền và tiếng tăm. Khi tôi vừa dạy học vài năm thì có nhiều tổ chức và cá nhân gọi phones hoặc emailed mời tôi về VN dạy... với số tiền nhiều hơn. Tôi không trả lời email thì họ gửi email tiếp, trong nhiều năm, nhờ tôi thông báo "rộng rãi" về các Scholarships của họ cho sinh viên của tôi hoặc kêu gọi sinh viên của tôi về VN học Tiếng Việt. Tôi cám ơn và yêu cầu đừng liên lạc...  

Sau khi biết rõ tôi "bảo vệ cờ vàng", nghĩa là không dùng tôi được, họ bắt đầu dùng sinh viên của họ đánh phá tôi. Sinh viên du học từ VN vào lớp, nói xấu tôi, công khai hoặc sau lưng, về việc tôi dùng Cờ Vàng trong sách dạy, và không dạy Sử theo lối VN trong nước. Khi các em sinh viên khác báo cho tôi biết, tôi gọi riêng các em (từ VN qua), và nói rõ: ở hải ngoại, tôi có quyền dạy Việt Ngữ theo cách nhân bản và khai phóng, tôi không phải tuyên truyền về "bác" Hồ (vì ông ta là national killer và chẳng phải là "bác" của ai cả...), các em là sinh viên thì phải use your brain and search more information ở xứ tự do để tìm hiểu Sự Thật, chứ không nên cứ tin và nghe theo những gì đã bị nhồi sọ từ nhỏ, ở trong nước CS độc tài...

Quả đúng là "con cháu bác Hồ"! Các em nầy phản pháo kịch liệt... và nói như nước chẩy (non-stop talking) về "sự hy sinh cao cả suốt đời của bác, nhờ vậy mà gia đình của các em giàu lên sau năm 1975, về sự bóc lột tàn ác của Mỹ Ngụy, sự ăn bám Mỹ của bọn Ngụy sau khi chạy qua Mỹ... mà vẫn chưa thức tỉnh và không biết xấu hổ, cứ chống lại Đảng và nhân dân ta ở trong nước..." 

Tôi biết: We cannot change people overnight. 
Vì các em sinh viên du học, đa số (không phải tất cả) là con cháu các gia đình của Đảng, hoặc làm ăn với Đảng viên, rất giàu có và đầy quyền lực ở VN, nên các em tưởng cũng có thể dùng quyền lực (quen thói ở VN) để uy hiếp tôi. Các em nầy cho tôi biết: Với cái Thẻ Đảng và tiền bạc của cha mẹ và bà con, các em đi qua mọi cửa, từ VN qua tới Mỹ, cho tới khi... đụng phải cái cửa lớp học của cô Thủy Tiên!!! Nên các em "uất hận" tôi.

Tôi chỉ nói với các em 2 điều:
1) If you don't want to learn the Truth in a free country, it's your own problem. 
     But one day, you'll know - as the Truth is always the Truth.
2) If you don't want the way I teach, drop the class! 
     This is a free country, you can add to another class.

Và tôi bước ra khỏi lớp... (không cho chúng có cơ hội tranh cãi tiếp).
Dĩ nhiên còn vô số chuyện khác. Nhưng 1 chuyện như trên cũng đủ để hiểu rồi.
....................

Kính thưa quý vị, đã bao nhiêu năm, tôi rất buồn khi so sánh thấy sự yếu kém về nhận thức Chính Trị của con em Tỵ Nạn với con em VC. Đa số những người chống Cộng cũng không dạy được con cháu trong nhà, không bỏ thì giờ giải thích cho con cháu hiểu... về ý nghĩa của VN War, Cờ Vàng, sự tàn ác của CS..., nhất là trong những dịp hội tụ gia đình như Tết, Labor Day, July The Fourth, Thanks giving, Christmas... Họ còn mua DVD của Thúy Nga (nói xấu VNCH) cho vợ con và cha mẹ coi trong nhà...

Nên mỗi khi có chuyện Quốc Cộng xẩy ra, thì hầu hết con em chúng ta ú ớ... nói không ra lời, trong khi con em VC thì nói liên tục không ngừng... Tụi sinh viên du học từ VN, bây giờ (con nhà Đảng, giàu vô kể, ăn không, học tới Tiến Sĩ, đông hơn con em tỵ nạn; chúng đang được người Mỹ thích và tin dùng trong các đại học và ngoài đời...)  Ai trách nhiệm cho sự thua sút nầy?

Tệ hơn nữa, mỗi khi có người trẻ nào ra ứng cử, vào làm việc trong các CĐ Tỵ Nạn, rồi tuyên bố: "Tôi chỉ làm việc xã hội và văn nghệ, tôi không chống Cộng..." thì các người lớn tuổi khác, thản nhiên, thụ động chấp nhận, nói bâng quơ: "Ồ! Tụi trẻ nó vậy..." chỉ vì nhìn bề ngoài mấy em trẻ nầy coi bộ "Hiền lành, dễ thương..." nên không hề nghĩ đến sự tác hại sâu rộng trong CĐ ra sao... 

Nhất là khi chúng họp nhau đánh phá và bêu xấu những người chống Cộng trong CĐ, mà lại đươc những kẻ ngây thơ dễ dãi, ủng hộ, nói những người chống Cộng "khó khăn" với các em quá!!! Có ở trong chăn mới biết có rận, những người này có vào nội bộ CĐ làm việc, mới hiểu cái khổ của người chống Cộng, khi bọn  xấu bảo nhau bất hợp tác, không làm gì cả, để mọi việc dồn lại cho vài người chống Cộng cô đơn, làm đến kiệt sức rồi buồn quá, bỏ đi... 

Nhớ lại, chúng ta mất Miền Nam cũng vì vô số người trẻ, người già Nằm Vùng, nhưng bề ngoài có vẻ hiền lành, vô hại... Vẫn chưa thức tỉnh?

Vậy 10 năm nữa, các CĐ sẽ ra sao? Hiện nay, hầu như CĐ nào ở hải ngoại cũng bị đánh phá bởi bọn du côn (cũng là người Việt Tỵ nạn như chúng ta nhưng đã biến tính và mất nhân cách lẫn đạo đức, do ganh tỵ với người tài đức hơn mình, tranh quyền, ham danh..). 

Tại sao những người Tốt không đoàn kết lại để chống bọn Xấu? Và rất ít người Tốt nhưng có Sĩ Khí, lên tiếng cho Lẽ Phải, ngày nay... Họ thường im lặng cho yên thân, bỏ mặc đồng đội. 

Như vậy số quá ít người Tốt còn lại sẽ bị cô lập, bao vây bởi số đông áp đảo của bọn xấu, nên phải bỏ đi, và bọn côn đồ không chế các CĐ. Tại sao bọn xấu không dùng những mánh khóe gian manh của họ đế chống VC hay Tầu Cộng? Mà quay ngược lại, đánh phá chính những người tốt của chiến tuyến bảo vệ Cờ Vàng? Tại sao chúng ta không thành lập các Hội Đoàn bảo vệ những người Tốt của chúng ta? ngồi yên nhìn chúng bắn tỉa từng chiến hữu của mình? Tại sao những người lớn tuổi không cư xử có tư cách, Làm Gương Tốt cho giới trẻ, khiến đám trẻ dần dần cũng trở thành tệ hại, phụ họ đánh phá người Tốt?

Xin góp ý kiến, nếu quý vị quan tâm...
GS Trần Thủy Tiên, M.S. in Counseling & Guidance, M.A. in Human Sciences.
.......................................................................................................


On Sunday, August 24, 2014 2:38 PM, But Xuan <
> wrote:

---------- Forwarded message ----------
From: But Xuan <
>
Date: 2014-08-24 12:29 GMT-07:00
Subject: Re: Van de Dai Hoc Hoa Ky gui sinh vien ve Viet Nam
To: huong Saigon <
<>, ab-Diễn Đàn Vỉa Hè >, DDcongluan , DD chinh tri <


Đề nghị của GS Nguyễn xuân Vinh rất hợp lý. Xin Cộng Đồng quan tâm và xúc tiến. Xin đọc thêm bài liên quan vấn đề:

Chào Ông Hảo Phạm và quí vị,
Vấn đề cốt lõi là cái mang ra dạy. Nếu Trường Đại học UCLA, biết tôn trọng công dân VN và cũng là công dân Mỹ, họ mở cuộc thảo luận: Vấn đề học hỏi tiếng Việt cho học sinh SV tại Mỹ muốn đào sâu về VN v.v... Khi ấy CĐ VN sẽ đề nghị lấy Sử VN ra dạy, trong học kỳ có thể đi VN thăm quê hương của SV cho biết, nhưng không học hỏi chi ở bên đó vì hễ có học là VC tuyên truyền cho XHCN. Hãy coi 3 bài họ đưa ra dạy cho SV kỳ hè và cả anh Chúc bùi QD:

1- Bác Hồ với thanh niên kiều bào (Hà Nội).
2- HCM đẹp nhất tên Người (Nghệ an).  
3- Ký ức chiến tranh và khát vọng Hòa bình.

Mà ai cũng biết, do TC thông báo, bác Hồ chính là Thiếu Tá Hồ Quang trong QĐ Nhân dân của Hoa Nam. Nay dân Việt cứ cúi đầu lậy người Tàu như vậy là làm sao? Có còn là người Việt không?

Khi hướng dẫn SV thì cần cho các SV biết rõ XHCN, VNCH khi xưa là những gì? Vì sao cha mẹ các em lại mang các em sang đây. Chiến tranh 30 năm, khởi từ 19-8-1945 vì sao và do ai? Nếu không có cuộc chiến tranh giết 10 triệu người Việt ấy thì chúng ta có độc lập, tự do, dân chủ không? v.v...

Người Mỹ phải hỏi Cộng Đồng chúng ta và làm như thế mới đúng. Nay họ adapt cái Việt Nam học do VC đẻ ra để thay thế Việt Sử vì VC và Tàu rất sợ Sử Việt, kho tàng vô giá của dân Việt nói lên tất cả những cuộc xâm lăng đẫm máu của người Tàu mà cha ông ta đã kiêu hùng đánh trả và đuổi bọn cướp về nước. Người Mỹ xưa nay chưa hiểu VC bao nhiêu, nên đã làm những gì VC muốn làm: mướn người làm chương trình như Chúc bùi QD hay instructor từ Hà Nội sang…, VC rất hài lòng. 

Những người bị họ huấn luyện như Chúc bùi và hàng chục người khác, lương trả hậu hĩ để tuyên truyền những điều họ muốn. Ngưòi Mỹ bị hố, bị thóa mạ mà  không biết vì  khi nói  đến chiến tranh VN, do VC nhồi  nhét vào đầu instructor và  SV: quân Mỹ  là  quân xâm lược và  XHCN của bác phải  chỉ đạo toàn dân VN đánh đuổi Mỹ và đã toàn thắng ngày 30-4-1975.
Tất nhiên không phải họ chỉ nhắm có thế!

Sử Việt cũng có Văn minh, Văn hóa đủ thứ trong đó mà “Việt Nam học” không thể sánh được. Họ cho Chúc buì QD âm thầm làm từ 2012 (hay trước nữa) mà nay chúng ta mới kịp biết ra do tác giả Sông Hồng loan báo!

Từ mùa Thu 2014 này, thiển nghĩ phụ huynh VN trong vùng quận Cam và LA không nên cho con em theo học các lớp dạy “Việt Nam học & tiếng Việt” do Chúc bùi Quyên di hướng dẫn nữa! Cả một hệ thống đang đầu độc thanh thiếu niên, Sinh viên Việt Nam để dễ đồng hóa với người Tàu!
Chào quí bạn.
GS Bút Xuân Trần Đình Ngọc

2014-08-24 11:19 GMT-07:00 huong Saigon <
>:

Kính thưaquý vị,

Vì tầm quan trọng của lá thư của GS Nguyễn Xuân Vinh, tôi xin phép được đánh dấu lá thư Việt ngữ không dấu của GS để quý vị dể đọc và lưu ý (nếu có chi sơ sót, kính nhờ GS bổ túc).

GS Nguyễn Xuân Vinh có đưa đề nghị rất hợp lý và hữu hiệu để giải quyết vấn đề mà diễn đàn bàn luận sôi nổi trong mấy ngày qua về ông Bui V. Chúc. 

Xin quý vị lưu ý và tuỳ nghi.

Kính,

Huong Saigon

0000000000000

Thân gửi quý vị quan tâm. 

Cách đây mấy hôm tôi có gửi tới quý vị mấy nhận xét về việc ông Quyên Di đưa sinh viên Mỹ gốc Việt về Việt Nam để nghe VC giảng dạy. Tôi không viết tiếp ngay được vì máy tôi cũng bị trục trặc, giờ đánh chữ Việt không được.

Tóm tắt câu chuyện là cách đây 8 năm chuyện này đã xãy ra ở San Jose, do một ông Nghị Viên Khu Học Chính người Mỹ nghe phải lời dụ dỗ của một cô giáo Việt nên về VN và lập ra chương trình GEO (General Education Overseas) để cho sinh viên đi các nước thực tập. Sự thực thì chỉ có sinh viên gốc Việt là theo chương trình nầy mà thôi. Sau một lần đưa các em về, và giáo viên VC chưa kịp sang thì Cộng Đồng can thiệp kịp thời và bà Chancellor phải ký thỏa hiệp ngưng hẳn chương trình và hứa là từ sau có gì liên hệ tới tiếng Việt và Văn Hóa Việt , Đại Học cộng đồng sẽ tham khảo với Cộng Đồng người Việt. 

Nay tôi tìm thêm được bản thỏa thuận ký kết với bà chancellor và thêm một bức hình chụp chung làm kỷ niệm. Những tài liệu nầy đã được phổ biến để cho các sinh viên và giáo chức biết rỏ lập trường chung của cả hai bên.

Nếu quý vị đọc kỷ bản tuyên bố chung gửi kèm theo đây thì thấy là Việt cộng họ lợi dụng tối đa để quảng cáo cho chương trình nầy. Tôi nghĩ là chương trình giảng dạy về Văn Hóa và Ngôn Ngữ các nước Á Dông   ở UCLA gồm cả Nhât, Đai Hàn, Phi, Thái Việt, .... qua lớn, mình chưa có ảnh hưởng nhiều để có thể làm gì khác được. Vì vậy chỉ có thể làm áp lực để các lecturer người Việt chấm dứt chuyện đưa các em về Việt Nam mà thôị 

Nếu quý vị thấy rằng đó là diều tốt nhất thì nhắn cho ông Quyên Di biết là tự viết một thư trần tình nhận là điều nhằm lẩn, thì mình sẽ xin cộng đồng không vạch lỗi lầm ra nữa. Một biện pháp khác là viết thư thẳng cho UCLA nói là phụ huynh các sinh viên đã phải đóng học phí cao mà trường lại có lecturer không đủ khả năng để giảng dạy, hãy nói thẳng ra là những trường Tư ở miền nầy đều có giảng viên ít ra là có MA hay MS và nhiều người có bằng cao hơn nữa. Nhu thế Trường sẽ check lại credentials và cho nghĩ việc những người không có khả năng.

Trân trọng. 
GS Nguyễn Xuân Vinh


On Sun, Aug 24, 2014 at 3:15 AM, Nguyen Vinh < wrote:

Xin chuyen them mot buc hinh

On Sunday, August 24, 2014 12:10 AM, Nguyen Vinh <wrote:


Than gui quy vi quan tam.
Cach day may hom toi co gui toi quy vi may nhan xet ve viec ong Quyen Di dua sinh vien My goc Viet ve Viet Nam de nghe VC giang day. Toi khong viet tiep ngay duoc vi may toi cung bi truc trac, gio danh chu Viet khong duoc.
Tom tat cau chuyen la cach day 8 nam chuyen nay da xay ra o San Jose, do mot ong Nghi Vien Khu Hoc Chinh nguoi My nghe phai loi du do cua mot co giao Viet nen ve VN va lap ra chuong trinh GEO (General Education Overseas) de cho sinh vien di cac nuoc thuc tap. Su thuc thi chi co sinh vien goc Viet la theo chuong trinh nay ma thoi. Sau mot lan dua cac em ve, va giao vien VC chua kip sang thi Cong Dong can thiep kip thoi va ba Chancellor phai ky thoa hiep ngung han chuong trinh va hua la tu sau co gi lien he toi tieng Viet va Van Hoa Viet , Dai Hoc cong dong se tham khao voi Cong Dong nguoi Viet. 

Nay toi tim them duoc ban thoa thuan ky ket voi ba chancellor va them mot buc hinh chup chung lam ky niem. Nhung tai lieu nay da duoc pho bien de cho cac sinh vien va giao chuc biet ro lap truong chung cua ca hai ben.

Neu quy vi doc ky ban tuyen bo chung gui kem theo day thi thay la Viet cong ho loi dung toi da de quang cao cho chuong trinh nay, Toi nghi la chuong trinh giang day ve  Van Hoa va Ngon Ngu cac nuoc A Dong  o UCLA gom ca Nhat, Dai Han, Phi, Thai Viet, .... qua lon, minh chua co anh huong nhieu de co the lam gi khac duoc. Vi vay chi co the lam ap luc de cac lecturer nguoi Viet cham dut chuyen dua cac em ve Viet Nam ma thoi.

Neu quy vi thay rang do la dieu tot nhat thi nhan cho ong Quyen Di biet la tu viet mot thu tran tinh nhan la dieu nham lan, thi minh se xin cong dong khong vach loi lam ra nua. Mot bien phap khac la viet thu thang cho UCLA noi la phu huynh cac sinh vien da phai dong hoc phi cao ma truong lai co lecturer khong du kha nang de giang day, hay noi thang ra la nhung truong Tu o mien nay deu co giang vien it ra la co MA hay MS va nhieu nguoi co bang cao hon nua. Nhu the Truong se check lai credentials va cho nghi viec nhung nguoi khong co kha nang.
Tran trong.
GS nguyen Xuan Vinh

--
MUỐN BẢO VỆ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM,
TUYỆT ĐỐI KHÔNG DÙNG TỪ NGỮ CỦA CỘNG SẢN
Hương Saigon









Posted by: "San Le D." 

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List