QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Friday, August 22, 2014

TRƯỚC HIỂM HOẠ TRUNG CỘNG CHÚNG TA (NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN CỘNG SẢN) CÓ THỂ LÀM GI?



On Tuesday, August 19, 2014 8:50 AM, Liem Nguyen  wrote:
 
TRƯỚC HIỂM HOẠ TRUNG CỘNG  CHÚNG TA (NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN CỘNG SẢN) CÓ THỂ LÀM GI?

Image removed by sender. alt


                Ngày nay các nước tự do đều thấy tai hoạ mà một Trung Quốc Cộng Sản trổi dậy có thể gây ra cho thế giới loài người. Mỹ, Anh, Đức, Nhật, Úc, Ấn Độ, v v . . . đều đã thức tỉnh. Nhưng cảm nhận được hiểm hoạ này nhiều nhất phải nói là nước Việt Nam. Sau những ngôn ngữ tốt đẹp về ngoại giao, VN đã phải cắn răng nhận lãnh bao nhiêu đòn ức hiếp do TQ đàn anh gây ra từ biên giới đất liền đến biển cả, từ chính trị/kinh tế, đến quân sự và văn hoá/xã hội. 

Đối với TQ, VN là một nước láng giềng nhỏ bé đã từng là quận huyện của TQ hồi thế kỷ -1 đến thế kỷ 10, rồi sau đó trỡ thành một nước chư hầu từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 19, và gần đây sang hạ bán thế kỷ 20 là nước cộng sản đàn em đã từng được đàn anh TQ xây dựng, nuôi dưỡng, đở đầu trong mọi lãnh vực. Nước láng giềng nhỏ bé đó, tuy nhiên, lại có nhiều tài sản thiên nhiên quan trọng, và có vị trí chiến lược hết sức hiểm yếu. 

Chiếm được VN là làm chủ được mỏ dầu/khí đốt lớn lao, cả kho hải sản vĩ đại, là cai quản được Đông Dương và Đông Nam Á, và nhất là kiểm soát được cả vùng biển cửa ngõ đi vào TQ và các nước Đông Bắc Á. 

Bởi thế nên TQ giúp VN rất nhiều, không vì lòng tốt mà vì ý muốn thống trị VN vừa dùng Cộng Sản VN làm con cờ trong ván cờ đánh Mỹ vừa biến VN thành một kẻ suốt đời mang ơn và phải trả ơn bằng mọi cách kể cả việc nhường đất nhường biển cho đàn anh dưới chiêu bài tốt đẹp của 16 chữ vàng cộng thêm 4 tốt và 4 tương liên. 

Ngày nay hiểm hoạ bị TQ xâm chiếm, thống trị đã quá rõ ràng, và Cộng Sản VN, dù có cố gắng che đậy, nhịn nhục đến đâu rồi cũng phải thấy sự thật phũ phàng này. Tất nhiên là phải phản ứng, nhưng bằng cách nào đây?

 Trước sức mạnh quân sự, kinh tế, và cả biển người, cùng với những toan tính quá sâu xa và quá bất lương, CSVN chỉ còn biết yếu ớt lên tiếng, đi ngõ sau van xin, và làm nũng hay đe doạ sẽ đi theo Mỹ và một số nước khác không nằm trong vòng tay âu yếm của TQ. 

Nhưng TQ đâu có dễ gì bị lung lay, đâu có dễ gì để cho VN thoát khỏi vòng kiềm toả. Trái lại trước những phản ứng yếu ớt và những đe doạ miễn cưỡng của VN, TQ càng ngang ngược hơn, càng chứng tõ uy vũ của mình hơn mặc kệ những phản đối của nhiều nước khác kể cả Hoa Kỳ.

          Tựa trên những yếu tố gì mà TQ có thể hung hăng, ngang ngược như vậy? Ngay từ khi dứt được Trung Hoa Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch, Mao Trạch Đông đã muốn có một TQ trổi dậy mạnh mẽ, vượt qua các nước tân tiến, trỡ thành một TQ vĩ đại đứng đầu thế giới, vừa để trả thù việc TQ bị các nước văn minh Tây Phương và Nhật Bản bầm xé, cưỡng chiếm nhiều thành phố, hải cảng, vừa bành trướng rộng rãi cho xứng đáng với danh xưng TRUNG HOA đã có từ bao đời. 

Bộ óc nhiều tưởng tượng nhưng thiếu hiểu biết khoa học, đầy ảo vọng và thiếu thực tế, lại hết sức độc tài, Mao Trạch Đông nãy ra kế hoạch Đại Nhảy Vọt, để biến xã hội nông nghiệp Trung Hoa nhanh chóng thành xã hội kỹ nghệ tân tiến, vượt hẵn các quốc gia Tây Phương. 

Đại Nhảy Vọt không nhảy vọt được mà lại đưa đến hậu quả vô cùng tai hại là mấy năm liền đói khổ chết chóc, giết hại hơn 30 triệu dân lành. Các cán bộ từ cao xuống thấp đều phải khen sáng kiến của Mao Chủ Tịch, đều phải thi nhau báo cáo láo về kết quả của chánh sách Đại Nhảy Vọt. 

Kẻ nào dám nói lên sự thật là chánh sách Đại Nhảy Vọt thất bại thì kẻ đó bị xem như phản động và bị trừng trị đích đáng kể cả cái chết. Sau cùng rồi sự thật cũng bị phơi bày, và một ít người đàn em như Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, và Đặng Tiểu Bình phải xả thân điều chỉnh chánh sách, giúp TQ thoát cảnh chết đói vô cùng khủng khiếp.

 Những người đứng ra cứu vãn tình hình chẳng những không được Mao Trạch Đông mang ơn, tưởng thưởng, mà ngược lại còn bị MTĐ xem như những kẻ đi chệch hướng, và không trung thành với Mao Chủ Tịch. Bộ óc ảo tưởng, độc tài của MTĐ sau đó lại đẻ ra cuộc Cách Mạng Văn Hoá, cổ động sinh viên học sinh, và thanh thiếu niên tạo thành vệ binh đỏ, đi đấu tố, những nhà trí thức, những kẻ bị coi là phản động, là hữu khuynh, chạy theo tư bản, chống lại cách mạng nhân dân cộng sản. 

Lưu Thiếu Kỳ bị đem ra đấu tố đến chết, gia đình vợ con bị đày đoạ, hành hạ đủ điều. Đặng Tiểu Bình bị đày đi xa, chỉ có Chu Ân Lai nhờ khôn khéo nên chưa bị trừng trị. Cai gì Mao Trạch Đông muốn (dù rất sai lầm) là cái đó phải được coi là số một, không thể tranh cãi, và phải được mọi người ở mọi cấp triệt để thi hành. Kẻ nào dám phê bình (dù phê bình đúng, có tính xây dựng) hay làm trái lại là sẽ bị loại trừ, bị thanh trừng không nương tay, dù kẻ đó là bạn, là đồng chí, cùng chiến đấu bên nhau lâu năm. Mao Trạch Đông chết, chánh sách sai lầm bị bãi bỏ nhưng mục tiêu của họ Mao vẫn đươc đám kế thừa đề cao và theo đưổi. Đó là mục tiêu làm cho TQ trổi dậy, lớn mạnh, đi đến Hán Tộc bá quyền, làm chủ cả thế giới, đánh gục Hoa Kỳ và các nước tự do dân chủ tiến bộ khác.

          Từ cuối thập niên 1970, với chủ trương “mèo trắng mèo đen gì cũng được miễn là bắt được chuột” của Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc bắt đầu tiến trình trổi dậy hoà bình của mình khởi từ một quốc gia còn trong tình trạng một nước trên đà phát triển. Vậy mà sau hơn hai thập niên tiến mạnh trên con đường trổi dậy hoà bình đó Trung Quốc dần dần trỡ nên một siêu cường trên thế giới, và bây giờ người ta thấy như Trung Quốc đã đạt vị trí chỉ sau có nước Mỹ. Theo đà này Trung Quốc có thể sẽ vượt qua khỏi Mỹ để trỡ thành siêu cường số một vào thập niên 2020, sẽ thay thế Mỹ trong vai trò lãnh đạo thế giới. Đó là cái mộng của một số chính trị gia Trung Quốc mà các nhà nghiên cứu về siêu cường này đều nhận thấy. 

Chiến lược của TQ là đánh bại Mỹ bằng đường lối ngoại giao trái ngược với đường lối ngoại giao của Mỹ. Trong khi Hoa Kỳ đòi hỏi các nước theo Mỹ phải có thể chế dân chủ, phải tôn trọng nhân quyền, phải tôn trọng tự do, nhân phẩm, (dù không được như ý nhưng Mỹ vẫn khuyến khích, theo dõi, nhắc nhở, và khi cần có thể ít nhiều chen vào nội bộ của đối tác) thì TQ ngược lại, chủ trương không chen vào nội bộ, không đòi hỏi dân chủ, tự do, gì cả, chỉ cần người lãnh đạo của quốc gia đối tác chịu theo TQ là đủ, dù cho kẻ đó là một kẻ độc tài, tàn bạo, áp bức đến mức độ nào. 

Mục đích của TQ là đem các nước khác về với mình để mua các nguyên liệu từ các nước đó, bán hàng hoá rẻ cho các nước đó, tạo ảnh hưởng TQ trên các nước đó về chính trị, kinh tế, văn hoá, v v . . . Với tư cách một thành viên trong hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, cùng với Nga Sô, TQ thường dùng quyền phủ quyết để yểm trợ cho các quốc gia (khủng bố) bị Hoa Kỳ và các nước tự do lên án như Iran, Libya, Syria. 

Nhờ chính sách không cần lẻ phải, không cần tự do dân chủ, bất kể nhân phẩm nhân quyền, chỉ cần lôi kéo người về phía mình, mà TQ đã tạo được nhiều ảnh hưởng ở các nước độc tài, phản dân chủ, áp bức chính trị, như Bắt Triều Tiên, Miến Điện trước kia, một số các quốc gia Phi Châu, một số các nước Nam Mỹ.

 Trường hợp của Venezuela chẳng hạn, cho thấy chính sách của TQ đi ngược quyền lợi của Mỹ như thế nào. Venezuela là quốc gia lớn thứ năm trong việc sản xuật dầu hoả, là nước theo cộng sản như Cuba, do Hugo Chavez lãnh đạo. Chavez là đồng minh của Fidel Castro, chống Mỹ dữ dội. TQ đã ký thoả ước mua dầu hoả của Venezuela với số lượng lớn lao, khiến cho nguồn cung cấp dầu hoả cho Mỹ ở đây phải bị giảm sút. 

Ở Sudan cũng vậy. Khi Mỹ cấm vận nước này vì lý do kỳ thị, áp bức tôn giáo, thì TQ nhảy vào bắt tay với Sudan, mua dầu của Sudan, và cung cấp các thứ vũ khí cho nước này gây cảnh chiến tranh khóc liệt ở đây, giết chết nhiều thường dân vô tội. Nhà độc tài Robert Mugabe của Zambawe được Hồ Cẩm Đào đón tiếp bằng 21 phát sung thần công nói lên sự mời gọi của TQ đối với sự lãnh đạo độc tài, phi nhân bản này. Iran cũng được TQ ký thoả ước mua 150,000 thùng dầu mỗi ngày trong 20 năm, trỡ thành bạn thân của Iran, bảo vệ Iran trong hội đồng Bảo An LHQ.

           Sự canh tân và phát triển mạnh mẽ về quân sự của Trung Cộng cùng với những thái độ, hành động hung hăng trong mấy năm gần đây của TQ đã làm cho các quốc gia bắt đầu lo sợ. Mỹ và nhiều nước khác trong khối dân chủ, tự do, trên thế giới thấy cần phải có chiến lược bao vây TQ, ngăn chận sự bành trướng xâm lấn của Hán tộc bá quyền. Đường vòng cung bao vây TQ (theo chính sách be bờ của Mỹ) về quân sự, chính trị, kinh tế, đã thành hình, càng lúc càng rõ ràng. 

Các cuộc tập trận chung, Mỹ-Nam Hàn, Mỹ-Nhật, sự hiện diện của các hàng không mẫu hạm, các khu trục hạm Mỹ ở Biển Đông, sự liên kết của các nước trong vòng cung bao vây từ Nam Hàn, sang Nhật Bản, Đài Loan, Phillippines, Úc, Ấn Độ, cùng một số các quốc gia trong khối ASEAN, với Mỹ ở sau lưng, cho thấy cả một mặt trận quân sự bao vây TQ, càng ngày càng chặt chẽ, vững vàng. Về chính trị, các quốc gia trong khối ASEAN đã có xu hướng chính trị đa nguyên, tinh thần dân chủ, nhân bản, trái ngược với chế độ đôc tài, toàn trị, với khuynh hướng xã hội chủ nghĩa của TQ và VN.

 Ngoài ASEAN các nước tân tiến như Nhật, Nam Hàn, Đài Loan, Ấn Độ, Úc, Tân Tây Lan, v v . . . đều là những nước dân chủ, tự do, tiến bộ. Rồi gần đây sự xoay chiều của Miến Điện từ một nước lệ thuộc TQ chuyển mình sang một quốc gia đến gần với Ấn Độ và các nước tự do Tây Phương, nhất là Mỹ, đã cho thấy mặt trận chính trị bao vây TQ càng lúc càng được củng cố thêm. 

Việt Nam rồi cũng sẽ phải dần dần ngả về vòng cung bao vây này thôi. Về kinh tế, thập niên qua TQ đã chi phối nhiều quốc gia Đông Nam Á, và một số quốc gia Phi Châu. Hàng hoá TQ xuất cảng ra cả thế giới (nhờ nhân công quá rẻ, cạnh tranh bất chánh, ăn cắp kết quả sáng tạo của người khác, giữ đồng nhân dân tệ ở giá trị thấp để đễ xuất cảng, v v . . .), làm giàu nhanh chóng. Nhưng ngày nay, cả thế giới đã thức tỉnh, đã bắt đầu có những biện pháp chặn đứng dần những hang hoá TQ.

 Tin từ China News gần đây cho thấy trong quý thứ ba của năm 2011 sự xuất cảng của TQ đã giảm sút đáng kể, và tình trạng này có thể sẽ kéo dài đến năm sau nếu không có gì thay đổi trong chánh sách của TQ. Công nhân đã nổi lên đòi hỏi tăng lương để có thể sống ở nhiều nơi, rất có thể sẽ dẫn đến sự chấm dứt xử dụng nhân công rẻ mạt trong những tháng năm sắp tới, và như vậy giá thành của các món hàng TQ không chắc đã có thể giữ mãi giá rẻ hiện nay. Quan trọng hơn hết là mặt trận kinh tế do Mỹ chủ xướng với sự tham gia của nhiều nước Á Châu trong tổ chức Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là TPP (Trans Pacific Partnership). Những nước gia nhập khối này sẽ trao đổi thương mãi, hàng hoá, với nhau, không bị đánh thuế, liên hệ chặt chẽ với nhau về kinh tế. Khi thành hình và thật sự hoạt động khối này sẽ cho kinh tế TQ không còn cơ hội để chen vào các quốc gia này. TQ sẽ mất gần một tỷ khách hàng trong tương lai nếu không được gia nhập vào khối này. Nhưng nếu muốn gia nhập thì TQ phải có nhiều thay đổi trong chánh sách kinh tế và chính trị hiện nay sang thị trường kinh tế tự do thật sự của các nước tự do tân tiến, và nhất là chế độ chính trị dân chủ, tự do của các nước như Mỹ, và nhiều quốc gia Âu Châu. Đây là khúc quanh nguy hiểm mà TQ phải đương đầu trong những ngày sắp tới.     

Thành ra chính sự trổi dậy không ngay thẳng, không nhằm đem lại hoà bình cho thế giới và an ninh cho khu vực, không bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia khác mà còn hung hăng xâm lấn đất đai của các quốc gia láng giềng, nhất là không đem lại dân quyền, tự do, dân chủ cho nhân loại, mà còn đàn áp, bóp chết, mọi mầm móng chống đối (hoà bình), triệt để khai thác người dân lao động, gây thiệt hại lớn lao cho môi trường, cho mạng sống của người dân, sự tham lam ác độc không bờ bến của TQ trong hơn hai thập niên qua đã thức tỉnh nhân loại ở các nơi, nhật là các quốc gia láng giềng Đông Nam Á, các quốc gia dân chủ tân tiến trên thế giới , đưa các quốc gia dân chủ tự do chân chính, văn minh tiến bộ thật sự ngồi lại với nhau, kết thành mặt trận bao vây TQ, chận đứng sự bành trướng bá quyền, sự xâm lấn phi lý, vô nhân đạo của TQ. Mặt trận đã thành hình, và càng lúc càng được củng cố, phát triển vững chắc đưa TQ vào một khúc quanh nguy hiểm.

Thật ra vòng đai be bờ về quân sự của Mỹ và các quốc gia tự do tuy có thể chận đứng lại phần nào sự bành trướng rộng rãi, nhanh chóng của TQ, nhưng không lấy lại được/hay trả lại được những nơi mà TQ đã cưỡng chiếm như Tân Cương, Tây Tạng, Hoàng Sa, Trường Sa. Các quốc gia trong vòng đai be bờ cũng không có nước nào muốn khai chiến, hay dùng sức mạnh quân sự tấn công TQ. Cho nên Trung Cộng không sợ, không e ngại gì cả trong chính sách hung hăng, ngang nhiên xâm chiếm Biển Đông. Mặt trận quân sự dặm chân tại chổ, không làm suy yếu chánh sách xâm lấn của TQ. Mặt trận kinh tế thì sao? Tổ chức Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương chỉ mới trên đường thành hình. Chắc cũng còn lâu mới thật sự ra đời hoạt động. Nhưng chính trận chiến kinh tế này mới thật sự quan trọng và khả thi. Chỉ cần đánh mạnh vào kinh tế, làm cho TQ suy sụp, thì xã hội sẽ loạn lên, các dân tộc nổi dậy, các địa phương vùng lên, Trung Ương không dẽ dàng đem lại an ninh trật tự. Trong khi chờ đợi tổ chức Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương hoạt động, người dân có thể làm liền là đừng mang tiền đến cho TQ, có nghĩa là không du lịch TQ, không mua hàng TQ. Nếu người dân Mỹ, Canada, Úc, Anh, Pháp, Đức và nhiều quốc gia khác cùng làm như vậy thì kinh tế TQ sẽ ra sao? Chắc chắn TQ sẽ không còn giàu sụ như bây giờ nữa. . .  

Người Việt hải ngoại, người Việt tỵ nạn cộng sản, có thể làm gì được trước hiểm hoạ TQ? Việc dễ dàng nhất mà mọi người chúng ta đều có thể làm là mạnh dạn tiếp tay/đóng góp vào mặt trận kinh tế chống TQ. Trước nhất chúng ta dứt khoát không mua hàng hoá do TQ sản xuất, không đi du lịch TQ. Kế đó chúng ta hãy tiếp tay với người Mỹ cổ ráo riết cổ động chiến dịch “Tẩy Chay hàng TQ”. 

Chúng ta hãy tìm cách phổ biến những tin tức về sự hung hăng của Trung Cộng, về những độc hại của hàng hoá TQ, về chủ trương Hán Tộc bá quyền, về những vi phạm nhân quyền của chế độ này, kêu gọi dân chúng xa lánh TQ, không du lịch TQ, không mua hàng hoá TQ. Người Việt ở Mỹ, ở Úc, ở Pháp, ở Canada, và các nơi khác hãy cố đến gần Quốc Hội, chánh quyền, và nhân dân các nơi, trình bày cái hiểm hoạ lớn lao của TQ trổi dậy, kêu gọi họ tiếp tay vào phong trào “Tầy Chay hàng TQ”. Chúng ta có thể tiếp tay vào công cuộc đánh phá kinh tế TQ. Khi kinh tế TQ suy sụp, chế độ chính trị sẽ sụp đổ theo. Khi Cộng Sản TQ tan vở, CS VN cũng khó mà tồn tại được.

Nguyễn Thanh Liêm       

             Image removed by sender.  

TRẬT TỰ THẾ GIỚI THẾ KỶ 21

Không ít tư tưởng gia/sử gia có những ưu tư về vận mệnh của con người trên quả địa cầu này. Lịch sử của loài người là lịch sử của chiến tranh, giết chóc, tiêu diệt đồng loại, nhiều hơn là lịch sử của sự hợp tác, xây dựng hoà bình, thương yêu giúp đở nhau.

 Ngày xưa khi giao thông còn khó khăn, phương tiện kỹ thuật còn thấp kém, chiến tranh chỉ xảy ra ở trong một vùng hay khu vực nào, nhưng sang thế kỷ 20 với sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học, kỹ thuật, giao thông càng lúc càng dễ dàng, phương tiện giết người càng ngày càng công hiệu, sức tàn phá của chiến tranh càng ngày càng lớn lao, chiến tranh trỡ thành tai hoạ chung cho cả nhân loại chớ không chỉ thu hẹp hay hạn chế vào một vùng nào, và vận mệnh của con người càng mong manh trước những tham vọng bất tận cũng của con người ở trên đời này.

 Đại chiến thế giới Thứ Nhất, rồi Đại chiến Thế giới Thứ Hai, rồi Chiến Tranh lạnh giữa Mỹ và Nga Sô, giữa Thế Giới Tự Do và Thế Giới Cộng Sản, không lúc nào nhân loại được yên ổn, thật sự hoà bình, hạnh phúc.

Đầu thập niên 1980, một tư tưởng gia/sử gia Mỹ, ông Francis Fukuyama (trong tác phẩm “The End of History), cho rằng chiến tranh sẽ hết, sự tranh chấp trên thế giới sẽ không còn khi Cộng Sản và những chế độ kiềm kẹp trấn áp con người sụp đổ, khi phẩm giá con người được nhìn nhận, tự do dân chủ và nhân quyền được các quốc gia trên thế giới tôn trọng và áp dụng. 

Từ trước đến giờ, sở dĩ có chiến tranh là vì con người bị phủ nhận giá trị người của mình, bị kẻ khác áp chế hành hạ mình coi mình như con vật không cho mình có quyền sống xứng đáng với danh nghĩa con người. 

Lịch sử loài người là lịch sử chiến tranh để đòi hỏi giá trị con người phải được chấp nhận. Và theo ông tình trạng này có thể sẽ xảy ra cho nhân loại vào thế kỷ 21. Từ ngữ “End of History” của ông không có nghĩa là tận thế, là hết còn lịch sử nữa, ở đây ông chỉ muốn nói đến tình trạng thế giới đi vào một mối, giá trị của con người được chấp nhận ở mọi nơi, và không còn có những tranh chấp/chiến tranh nữa. Có thể hy vọng như vậy không?

Đầu thập niên 1990, một tư tưởng gia khác của Mỹ, ông Samuel Huntington (trong tác phẩm “The Clash of Civilizations”) cho rằng thế giới sẽ bước vào một đợt mới của những xung đột, chiến tranh mà theo ông nguyên nhân không phải là kinh tế hay ý thức hệ. Theo ông nguồn gốc lớn nhất của sự xung đột trong thế giới loài người là văn hoá. Sự va chạm về văn hoá là trận chiến trong tương lai. 

Sự xung đột giữa các nền văn hoá với nhau sẽ là đợt mới của chiến tranh. Đây không phải là chiến tranh giữa quốc gia này với quốc gia khác, mà là giữa nến văn hoá này với nền văn hoá khác, mỗi nền văn hoá có thể là một nước hay nhiều nước. 

Ông phân biệt nhiều nền văn hoá khác nhau trên thế giới như văn hoá Tây phương (Western), văn hoá Khổng giáo (Confucian), văn hoá Hồi giáo (Islamic), văn hoá Ấn giáo (Hindu), văn hoá Châu Mỹ La Tinh (Latin American), văn hoá Phi Châu (African), v v . . . Sự khác biệt giữa những nền văn hoá này là sự thật và là cơ bản.

 Lịch sử, ngôn ngữ, tập tục, và nhất là tôn giáo gắn liền với mỗi nền văn hoá, đó là những nét đặc biệt căn bản của văn hoá. Và tính cách đặc biệt đó khó có thể thay đổi, hay xoá bỏ để chấp nhận nền văn hoá khác. Thế giới ngày nay nhỏ hẹp lại, các nền văn hoá thường xuyên va chạm nhau, chiến tranh, xung đột khó tránh được.

Thế kỷ 21 sẽ ra sao? Sẽ là “end of history” như cái nhìn của Fukuyama hay là đợt mới của chiến tranh do “clash of civilizations” như Huntington đã thấy? Thế giới Hồi giáo có thể chấp nhận văn hoá nhân bản, tự do của Tây phương không hay vẫn giữ đặc tính của văn hoá Hồi giáo và do đó vẫn có xung đột, tranh chấp với văn hoá Tây phương? 

Thế giới Cộng Sản, Xã Hội chủ nghĩa với đặc tính Trung Quốc có thể chấp nhận tự do dân chủ Mỹ không hay vẫn giữ chủ trương cộng sản Trung Quốc để xảy ra xung đột, tranh chấp với Hoa Kỳ? Cuộc cách mạng Hoa Lài ở Bắc Phi có thể xem như một khởi đầu, một báo hiệu cho sự chuyển mình của thế giới Hồi giáo để tiến dần đến tình trạng dân chủ, nhân quyền vào thế kỷ 21 chăng? 

Chiến tranh đang còn sôi sụt ở đây, chưa biết tương lai sẽ thế nào? Mỹ sẽ rời khỏi chiến trường Afganistan để chuyển trục xoáy vào Á Châu Thái Bình Dương cốt để be bờ, ngăn chặn sự bành trướng quá mau lẹ của Trung Cộng. 

Tuy trên bình diện ngoại giao Mỹ vẫn hô hào hợp tác, kêu gọi Trung Quốc cùng góp sức giữ gìn hoà bình và phát triển thế giới, tõ vẽ hoà hoãn nhân nhượng với Trung Quốc nhưng mặt khác Mỹ đang vận dụng mọi phương cách (chính trị, ngoại giao, kinh tế, quân sự) để xây một bức tường thật vững mạnh để bao vây, chận đứng sự bành trướng, xâm lăng thế giới của Trung Cộng. Người ta thấy rõ sự tranh chấp giữa một siêu cường đã ở vị thế lãnh đạo từ trước với một siêu cường vừa mọc lên và đang muốn chiếm vị thế lãnh đạo thay thế siêu cường cũ. 

Dù giữa hai siêu cường này đã có nhiều quyền lợi, nhiều liên hệ chằng chịt nhau, có vẽ như không tách rời ra được, như phải chặt chẽ hợp tác nhau, nhưng trên thực tế siêu cường mới vẫn nuôi tham vọng đánh gục siêu cường cũ để trèo lên vị thế lãnh đạo thế giới. 

Trong mục đích đó, từ hai thập niên qua, Trung Quốc đã trổi dậy mạnh mẽ, phát triển vượt bực về kinh tế, quân sự, bành trướng nhanh chóng ảnh hưởng chính trị, kinh tế, văn hoá đến các nước láng giềng, các nước Đông Nam Á, các quốc gia Hồi giáo, các nước Phi Châu, và cả các nước ở Nam Mỹ, độc chiếm các biển Hoa Đông và Hoa Nam, đẩy lui ảnh hưởng của Mỹ ở nhiều nơi. 

Mỹ đã sực tỉnh, và thấy vẫn còn kịp để đối phó với tham vọng và âm mưu của Trung Cộng. Dù có suy giảm phần nào về kinh tế, nhưng Mỹ vẫn còn ở vị thế số một về kinh tế, quân sự, và chính trị trên thế giới. Mỹ phải giữ vững vị thế đó.

 Muốn giữ vững vị thế đó, Mỹ phải kiềm hảm sự trổi dậy nguy hiểm của Trung Cộng. Mặt trận quan trọng nhất nằm trên lằn ranh bao vây là Á Chân Thái Bình Dương. Mỹ đẩy mạnh trục xoáy về vùng này. 

Phần lớn hải quân (60%) Hoa Kỳ sẽ được đưa tới vùng này, những khí giới tối tân nhất sẽ được trang bị ở đây, những lá chắn hoả tiễn tân tiến sẽ được thiết lập ở một số quốc gia đồng minh trong vùng, các cuộc tập trận chung với các nước đồng minh xảy ra qui mô hơn và thường xuyên hơn, các cuộc gặp gỡ chính trị, các bắt tay thầm kín hay các trao đổi riêng bên lề những hội nghị vùng, các vận động thành lập khối “Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương”, v v . . . 

Với những hành động trên Mỹ đang thực hiện hữu hiệu Trục Xoáy Á Châu Thái Bình Dương, nhằm hoàn thành bức tường kiên cố kiềm hảm siêu cường Trung Quốc, (tuy mới trổi dậy, mới lớn lên nhưng rất hung hăng và có tiềm năng vô cùng nguy hiểm).
Trước thái độ mạnh mẽ hướng vào Á Châu Thái Bình Dương của Mỹ Trung Cộng sẽ đối phó như thế nào?

Trung Cộng vừa mới có Bộ Chính Trị mới, sau đại hội đảng lần thứ 18. Bảy người trong Ban Thường Vụ Bộ Chính Trị mới là Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường, Trương Đưc Giang, Du Chính Thanh, Lưu Vân Sơn, Vương Kỳ Sơn, và Trương Cao Lệ. Hai người trẻ nhất trong số này là Tập Cận Bình, 59 tuổi, và Lý Khắc Cường, 57 tuổi. 

Những người khác đều trên 60. Chủ Tịch nước cũng là Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản Trung Quốc (82 triệu đảng viên) là Tập Cận Bình, và Thủ Tướng là Lý Khắc Cường. Đây là những người ít nhiều cầm vận mạng của hơn một tỷ người dân Trung Hoa, có ảnh hưởng đến hơn tỷ người ở Á Châu Thái Bình Dương, và bao nhiêu tỷ người trên thế giới nữa. 

Họ là những người có thể thúc đẩy chuyển đổi xã hội chủ nghĩa toàn trị Trung Quốc sang chế độ dân chủ tự do Tây phương, hội nhập vào nền dân chủ tự do nhân bản trên thế giới, đưa nhân loại vào cùng một mối văn hoá, chính trị chung, không còn xung đột, chiến tranh nữa. Họ có thể làm như vậy được nếu họ muốn. 

Nhưng họ có muốn như vậy không? Cả nước Trung Hoa và cả thế giới nữa đang để mắt nhìn về Tập Cận Bình và thầm hỏi: Ông ta sẽ làm gì để đưa 1,3 tỷ người dân Trung Hoa đến chổ tương đối thịnh vượng, dân chủ, tiến bộ, văn minh, và ông ta sẽ làm gì để Trung Quốc có thể đóng góp vào việc xây dựng hoà bình và phát triển thế giới?

 Tất cả bảy nhân vật trong Ban Thường Vụ Bộ Chính Trị đều nói đến cải tiến, canh tân xứ sở, phục vụ nhân dân nhưng canh tân ở đây không có nghĩa là thay đổi cơ chế cộng sản toàn trị hiện có ở Trung Quốc. Tập Cận Bình trong buổi viếng thăm Quảng Châu đã kêu gọi toàn bộ Đảng, toàn thể dân chúng bao gồm mọi sắc tộc hăy gắn chặt với đường hướng cải cách (reform) và cởi mở (opening up) theo gương Đặng Tiểu Bình hồi hai mươi năm trước để thực hiện Giấc Mộng Trung Quốc (China Dream). Giấc Mộng Trung Quốc là gì?  

Tập Cận Bình bảo: “Ngày nay mọi người đều nói đến Giấc Mộng Trung Quốc. Theo cái nhìn của tôi thì thực hiện một công cuộc canh tân lớn lao cho quốc gia đó là giấc mộng lớn nhất của nhân dân trong lịch sử hiện đại”. Để đạt mục tiêu cao cả này, Tập Cận Bình phát hoạ những đường hướng chính như sau:
Về kinh tế tránh chú trọng vào phát triển nhanh, mạnh, chú trọng khía cạnh khoa học hơn

Về chính trị ông nhấn mạnh vào chổ mọi quyền hành đều thuộc về người dân, kêu gọi luôn luôn canh tân trong khi gắn chặt vào chủ nghĩa xã hội với đặc tình Trung Hoa

Về văn hoá chú trọng vào việc phát triển tài năng của con người, nuôi dưỡng tinh thần dân tộc Trung Hoa, đặc biệt theo tinh thần bản quốc ca TQ “chúng ta dùng xương máu để xây tân Vạn Lý Trường Thành".

Về xã hội tiếp tục nổ lực thăng tiến đời sống nhân dân với những phát triển kinh tế. Thiết lập một xã hội hoá hợp, thực hiện đời sống tốt đẹp cho người dân tựa trên sự làm việc nặng nhọc trong khi chú ý tới hoàn cảnh đặc biệt của quốc gia.

Về ngoại giao, cho rằng Trung Quốc là một quốc gia có trách nhiệm. TQ không chỉ lo việc quốc nội mà còn chú trọng đến mối liên hệ với các nước khác trên thế giới. TQ đóng góp nhiều cho hoà bình và phát triển thế giới. Sự phát triển nhanh chóng của TQ tuỳ thuộc ở tình trạng hoà bình và phát triển thế giới, Và TQ cũng tạo cơ hội cho các quốc gia khác phát triển. TQ cùng các quốc gia khác cùng hưởng lợi. Các cường quốc trên thế giới đều muốn bá quyền. TQ chỉ chú trọng vào phát triển trong hoà bình, chiến lược mở rộng đê đôi bên đều có lợi, và hứa chẳng bao giờ nhắm đến bá quyền ngay bây giờ hay về sau này. Các quốc gia trên thế giới hãy cùng nhau góp sức làm cho có công bằng  và quân bình để bảo toàn quyền lợi chung của tất cả mọi người và làm cho thế gian này tốt đẹp hơn. Riệng với Hoa Kỳ, Tập Cận Bình kêu gọi nhiều “năng lượng tích cực” (positive energy) hơn cho đối tác Trung-Mỹ (China-U.S.partnership).
Qua ngôn ngữ ngoại giao, qua những lời kêu gọi, tuyên bố, người nông nổi có thể hy vọng rằng TQ sẽ thay đổi theo chiều hướng thuận lợi hơn với Bộ Chính Trị mới. Thật ra nếu nhìn kỹ thì dưới lớp mỏng canh tân, cải tiến, hợp tác chiến lược lưỡng lợi, phát triển hoà bình, không hề muốn bá quyền, v v . . ., vẫn còn gắn chặt những căn bản “xã hội chủ nghĩa với đặc tính Trung Quốc”, “đem xương máu xây tân Vạn Lý Trường Thành”, “thực hiện Giấc Mộng Trung Hoa”, tất cả là để bành trướng ảnh hưởng TQ trên thế giới, tiệm tiến xâm lăng các nước láng giềng ở Đông Nam Á, độc chiếm Biển Đông, hất cẳng Mỹ ra khỏi Châu Á Thái Bình Dương và nhiều nơi khác trên thế giới, để sau cùng thay thế Mỹ trong vai trò siêu cường số một lãnh đạo cả thế giới này. Xã hội chủ nghĩa với đặc tính TQ có căn bản văn hoá không hoà hợp được với văn hoá tự do, nhân bản của Tây Phương. Sự gần gũi của hai nền văn hoá này khó tránh được va chạm, xung đột và có thể đưa đến một hình thức chiến tranh nào đó trong tương lai. Siêu cường nào sẽ thắng và trật tự thế giới sẽ như thế nào trong thế kỷ 21? Hy vọng là hình ảnh tốt đẹp của Fukuyama (The End of History) sẽ xảy ra cho nhân loại trong thế kỷ 21 này.

Nguyễn Thanh Liêm                
        
Image removed by sender.

CHIẾN LƯỢC CỦA HOA KỲ THỜI OBAMA

Trong mấy năm gần đây tuy kinh tế Mỹ có phần suy yếu, nhưng địa vị lãnh đạo của Hoa Kỳ trên thế giới vẫn không bị lung lay sụp đổ. Tới giờ phút này vẫn chưa có một siêu cường nào có thể qua mặt Mỹ hay thay thế Mỹ trong vai trò lãnh đạo nói trên. Về kinh tế, Mỹ vẫn có nền kinh tế lớn nhất, phát triển nhất và năng động nhất thế giới. Về quân sự, Mỹ vẫn là nước có khả năng nhất thế giới, với những khí giới tối tân nhất, với những hạm đội hùng mạnh nhất. Quyền lực mềm của Hoa Kỳ có giá trị nhất thế giới. Về chính trị, nền dân chủ tự do đa đảng của Mỹ vẫn được nhiều quốc gia tân tiến trên thế giới hướng tới.
Trong mấy thập niên qua sự trổi dậy của Trung Quốc đã đưa nước này đến tình trạng một siêu cường chỉ đứng sau Mỹ. Nếu TQ vẫn tiếp tục phát triển như trong các thập niên qua, thì rất có thể siêu cường này sẽ vượt qua Hoa Kỳ trong vòng năm hay mười năm tới. Theo đà đó, vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ sẽ rơi vào tay Trung Cộng. Cho nên có thể nói thế lãnh đạo của Hoa Kỳ đang bị Trung Cộng thách thức. Muốn giữ vững thế lãnh đạo thế giới của mình, Mỹ phải thành hình một chiến lược mới có thể giảm bớt sự bùng dậy mãnh liệt của Trung Quốc và có thể khoá chặt sư bành trướng mau lẹ và nguy hiểm của siêu cường này đối với các nước láng giềng và các nước khác trên thế giới. Từ đầu thập niên 2010 Obama đã duyệt lại tình hình chung, thiết lập chính sách/chiên lược mới để đương đầu với tình thế mới, để giữ vững vị thế lãnh đạo thế giới của Mỹ đã có từ bấy lâu nay. Một số những điểm chính trong chiến lược này đã được Jeffrey A. Bader nói đến trong quyển “Obama And China’s Rise” của ông, xuất bản năm 2012, mấy tháng trước khi Obama tái đắc cử Tổng Thống Mỹ. Theo Bader, chiến lược Obama gồm một số những nét chính sau đây:

Đặt ưu tiên lớn nhất vào vùng Á Châu Thái Bình Dương,
Phản ứng một cách cân bằng đối với sự trổi dậy của Trung Quốc
Củng cố mối liên hệ đã có với các nước đồng minh, và xây dựng những liên hệ với các đối tác mới
Mở rộng sự hiện diện của Mỹ ở vùng Tây Thái Bình Dương, và đẩy mạnh sự hiện diện đó đến mọi nơi trong vùng
Tham gia vào các cơ chế (các tổ chức) trong vùng mà trước đây Hoa Kỳ đã không tham gia
Tuyên ngôn và hành động một cách minh bạch về tính cách phổ quát của nhân quyền trên hoàn vũ, trong khi vẫn phải thấu hiểu và lưu ý tới sự khác biệt giữa các xã hội về vấn đề này.

Những nét chính trong chiến lược này không có gì thay đổi sau khi Obama tái đắc cử. Ngày 15 tháng 11 vừa qua, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng Thống Obama, ông Thomas Donilon, có buổi thuyết trình tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS) về chánh sách ngoại giao của chánh quyền Obama trong bốn năm tới, cũng lập lại những nét chính trên đây. Thật ra đây chỉ là những điều phải làm để đối phó với sự lớn mạnh nhanh chóng và nguy hiểm của Trung Cộng. Mỹ đã không còn đứng ở thế chủ động trong chánh sách ngoại giao của mình, mà phải đứng ở thế bị động. Trước đây Hoa Kỳ nghĩ rằng mình đã chủ động trong việc cổ động sự hợp tác của Trung Cộng trong việc phát triển kinh tế, canh tân chính trị, hướng dẫn Trung Cộng đi theo con đường dân chủ, tự do của Mỹ, để cùng Hoa Kỳ góp phần đem lại hoà bình, thịnh vượng chung cho nhân loại. Nhưng Mỹ đã sai lầm. Trung Cộng không đi theo con đường dân chủ kiểu Mỹ, Trung Cộng chỉ muốn nhờ Mỹ để được mạnh lên về kinh tế, về quân sự để có thể đánh gục Mỹ, và thay thế Mỹ trong vai trò lãnh đạo thế giới với mẫu chánh trị Trung Quốc. Mẫu chánh trị đó là Cộng Sản với đặc tính Trung Hoa. Từ ngữ “trổi dậy trong hoà bình” chỉ là một thứ mỹ từ về ngoại giao để che đậy chiến lược thật sự (nguy hiểm cho cả nhân loại) là thôn tính thế giới bằng kinh tế, bằng sức mạnh quân sự khi có thể, hay bằng chính trị, văn hoá. 

Chiến lược này được thực thi trước nhất là đối với các nước láng giềng như Việt Nam, Cambodia, Lào, Miến Điện, và đối với các quốc gia trong vùng Đông Nam Á, mở rộng ra đến nhiều quốc gia Phi Châu và cả đến Nam Mỹ. Trung Cộng đi dần đến chổ thay Mỹ làm siêu cường số một để lãnh đạo thế giới theo mẫu Trung Quốc. Hoa Kỳ trỡ thành bị động trước đà tiến triển đó của Trung Cộng. Hoa Kỳ phải tìm đường đối phó. Những điểm chiến lược của Obama đã nêu trên đều nhắm vào mục tiêu đối phó với sự trổi dậy của Trung Cộng. Bằng cách nào đây?

Trước nhất là be bờ, làm một bức vách chắn thật vững chắc, ngăn chặn sự hung hăng bành trướng của Trung Cộng. Be bờ, làm vách chắn chỉ là để ngăn chặn sự lan tràn, sự bành trướng của Trung Cộng chớ không có nghĩa là tấn công, gây hấn, khiêu chiến với Trung Quốc. Cũng không thể be bờ hay làm vách chắn bằng một mình Hoa Kỳ. Cần có sự tiếp tay của một số nước khác như Nam Hàn, Nhật, Đài Loan, Phi Luật Tân, Thái Lan, Singapore, v v.. . 

Do đó mà Mỹ cần củng cố, siết chặt mối liên hệ với các nước đồng minh, xây đắp liên hệ với các nước/các đối tượng khác trong khối ASEAN. Mỹ cũng vận động các quốc gia có cơ sở vững mạnh khác ở Á Châu đứng vào hàng ngủ vách chắn của mình như Úc Châu, Ấn Độ. Sự be bờ làm vách chắn này cũng có tính cách bao vây Trung Cộng về quân sự/chính trị vậy. Mặt trận chống Trung Quốc bắt đầu ngay từ vùng Á Châu Thái Bình Dương. Vách chắn phải được dựng lên ngay tại đây.

Nhưng be bờ chỉ là cách thủ thành, không phải là cách đột nhập, tấn công địch quân. Ngoài vách chắn, be bờ, Mỹ còn phải nghĩ đến chiến lược tấn công địch. Mặt trận tấn công không thuộc lãnh vự quân sự. Mỹ sẽ không dùng phi cơ oanh tạc các thành phố Trung Quốc, không phóng hoả tiển vào đại lục Trung Hoa, không đánh phá bằng quân sự. Mặt trận chống Trung Quốc chỉ có thể là kinh tế, chính trị, văn hoá. Tại Singapore gần đây ngoại trưởng Hillary Clinton cho biết chiến lược của Washington chuyển hướng tập trung xây dựng quyền lực kinh tế. Bà bảo là quyết tâm của Tổng Thống Obama là tái lập vị trí quan trọng của Mỹ tại Châu Á Thái Bình Dương, đặt trọng tâm kinh tế vào chánh sách ngoại giao của Mỹ, thực hiện cho được Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Xuyên Thái Bình Dương (transPacific Partnership, gọi tắt là TPP). TPP có vẽ như một cách be bờ, một tấm vách chắn về kinh tế nhưng trên thực tế đây là một mặt trận tấn công Trung Quốc về kinh tế. Trong hai năm qua kinh tế Trung Quốc đang trên đà đình trệ bởi không xuật cảng được nhiều như trước. Nay nếu TPP thành hình, kinh tế Trung Quốc càng gặp nhiều khó khăn hơn vì phải thu hẹp thị trường rất nhiều. Kinh tế suy yếu xã hội sẽ loạn ly, chế độ khó đứng vững.              
Chuyến đi của Tổng Thống Obama sang Miến Điện, Thái Lan, và Kampuchia, liền sau khi tái đắc cử, cũng nằm trong chiến lược hướng về ưu tiên một là Châu Á Thái Bình Dương của ông. Sự hiện diện của ông nói lên tầm quan trọng của sự kết chặt liên hệ với nước đồng minh, sự xây dựng liên hệ với đối tác mới, sự nối kết song phương giữa Hoa Kỳ và khối ASEAN, sự có mặt của Mỹ trong các cơ chế trong vùng (sự tham dự tích cực vào EAS) là Thượng Đỉnh Đông Nam Á.       

 
Nguyễn Thanh Liêm

Bài này đã viết hồi năm 2012 (báo Viễn Đông). Sau hai năm, chiến lược của Abama vẫn không thay đổi. Nhưng chiến thuật rất có thể thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh hay môi trường cốt để được hiệu quả tốt đẹp nhất. Chiến lược dài hạng, của Obama, cũng như của phần đông người Mỹ, là giữ vị thế số một trên thế giới, không nhường bước (nhất là Trung Quốc). Dùng lá chắn (quân sự) bao vây Trung Cộng, tấn công (kinh tế) đối tác Thái Bình Dương (TPP). 

Chiến thuật Obama là củng cố các nước đã có ký kết với Mỹ như Đại Hàn, Nhật Bản, Phi Luật Tân, siết chặt liên hệ tới quốc gia Úc, Ấn Độ, một số Đông Nam Á. Riêng Việt Nam Cộng Sản là một thứ chiến thuật, có thể nghiên về Trung Cộng, hay có thể thiên về Mỹ và thế giới tự do. Trước đây VN Cộng Sản theo Trung Cộng. Gần đây có khuynh hướng chuyển sang Mỹ sau khi bị Trung Cộng xăm lăng trắng trợn (nhất là vụ Giàn Khoan Trung Cộng). Vấn đề còn lấn cấn giữa Mỹ - Việt là vấn đề nhân quyền, tự do ngôn luận, vấn đề tù nhân lương tâm, v.v. . . 

Rất có thể Mỹ sẽ chăm chước phần nào vấn đề nhân quyền, để đổi lại đối tác Thái Bình Dương cho Cộng Sản Việt Nam măc dù phần lớn người Việt (hải ngoại) và một số dân biểu nghị sĩ Mỹ quyết tâm đòi hỏi có nhân quyền trước. Có thể Mỹ nghĩ có lợi hơn khi được Cộng Sản VN gia nhập TPP. Rất có thể người Mỹ nghĩ rắng TPP sẽ thuận tiện cho chủ trương diễn biến hoà b́nh cho Mỹ ở Việt Nam. Chiến lược của Mỹ nhắm vào Mỹ, chớ không phải là Việt Nam. Nhưng trong chiến lược đó, Mỹ phải chú ý vấn đề chiến thuật bao gồm cả Á Đông và Đông Nam Á. Dĩ nhiên Việt Nam nằm trong vùng ảnh hưởng này.   

Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm
Cựu Thứ Trưởng Bộ Giáo Dục VNCH
Chủ Tịch Lê Vă Duyệt Foundation
Chủ Tịch Phong Trào Đoàn Kết VNCH      
       

TRUNG QUỐC TRƯỚC KHÚC QUANH NGUY HIỂM
                                                                                                                Nguyễn Thanh Liêm
 Từ cuối thập niên 1970, với chủ trương “mèo trắng mèo đen gì cũng được miễn là bắt được chuột” của Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc bắt đầu tiến trình trổi dậy hoà bình của mình khởi từ một quốc gia còn trong tình trạng một nước trên đà phát triển. Vậy mà sau hơn hai thập niên tiến mạnh trên con đường trổi dậy hoà bình đó Trung Quốc dần dần trỡ nên một siêu cường trên thế giới, và bây giờ người ta thấy như Trung Quốc đã đạt vị trí chỉ sau có nước Mỹ. Theo đà này Trung Quốc có thể sẽ vượt qua khỏi Mỹ để trỡ thành siêu cường số một vào thập niên 2020, sẽ thay thế Mỹ trong vai trò lãnh đạo thế giới. 

Đó là cái mộng của một số chính trị gia Trung Quốc mà các nhà nghiên cứu về siêu cường này đều nhận thấy.

Nhưng Trung Quốc có thể tiếp tục phát triển nhanh chóng, suông sẻ, trên con đường đó để đạt được mộng vượt qua khỏi Mỹ, và thay thế Mỹ trong vai trò lãnh đạo thế giới được không? Câu trả lời ngắn gọn là không. Và bây giờ người ta thấy Trung Quốc đang đi vào khúc quanh mới với nhiều hiểm trỡ chớ không còn tiếp tục con đường thẳng suông sẻ như đã có từ trước. Khúc quanh này sẽ hoặc đưa đến những thay đổi cần thiết trong cơ chế chính trị TQ để quốc gia này có thể tồn tại, hoặc đưa đến sự sụp đổ của chế độ hiện hữu nếu tiếp tục chính sách xâm lăng dưới lớp vỏ trổi dậy hoà bình.
Hãy trỡ lại chánh sách trỗi dậy hoà bình (peaceful rise) của Cộng Sản Trung Hoa để xem thực chất của sự trổi dậy đó như thế nào. Thật ra chánh sách này chỉ mang tính hoà bình ở mặt nổi, ở mặt ngoại giao, nhưng chứa đựng nhiều mưu đồ bá quyền, nhiều cạnh tranh bất chính, nhiều gây hấn xâm lăng, nhiều thủ đoạn hại người ở bên trong, không xứng đáng là một nước văn minh, tân tiến, với sứ mạng mang lại hoà bình, thịnh vượng, hạnh phúc cho nhân loại.   
Không ai chối cải sự phát triển quá nhanh về kinh tế của Trung Quốc trong mấy mươi năm qua. Đã có hơn 400 trăm triệu dân qua khỏi mức nghèo đói, hơn 120 triệu người từ bỏ cuộc sống nông thôn đi về thành thị với công ăn việc làm trong nhiều hảng xưởng mới. Hơn 40 thành phố với dân số nhiều triệu dân đã trỡ thành những thành phố tân tiến không thua gì các thành phố hiện đại của các quốc gia tiến bộ trên thế giới. Ngày nay TQ là nước giàu nhất thế giới theo nghĩa làm ra nhiều tiền nhưng xài ít, tích luỷ tiền của thật nhiều, cho vay khắp nơi, trỡ thành chủ nợ của nhiều nước trong đó có cả Hoa Kỳ (nợ hơn ngàn tỷ mỹ kim). 

Hàng hoá TQ, rẻ như bèo, tràn ngập thị trường quốc tế. Nền thương mãi TQ mở rộng khắp cả thế giới đến tận Phi Châu và Nam Mỹ. TQ viện trợ cho nhiều quốc gia trong thành phần thế giới thứ ba, trỡ thành đồng minh của nhiều quốc gia đối lập với Hoa Kỳ và các nước trong khối tự do do Hoa Kỳ lãnh đạo. Sức bành trướng ảnh hưởng của TQ trên thế giới rất mạnh, làm suy giảm sức bành trướng của Mỹ trong những thập niên gần đây. 

Chiến lược của TQ là đánh bại Mỹ bằng đường lối ngoại giao trái ngược với Mỹ. Trong khi Hoa Kỳ đòi hỏi các nước theo Mỹ phải có thể chế dân chủ, phải tôn trọng nhân quyền, phải tôn trọng tự do, nhân phẩm, (dù không được như ý nhưng Mỹ vẫn khuyến khích, theo dõi, nhắc nhở, và khi cần có thể ít nhiều chen vào nội bộ của đối tác) thì TQ ngược lại, chủ trương không chen vào nội bộ, không đòi hỏi dân chủ, tự do, gì cả, chỉ cần người lãnh đạo của quốc gia đối tác chịu theo TQ là đủ, dù cho kẻ đó là một kẻ độc tài, tàn bạo, áp bức đến mức độ nào. 

Mục đích của TQ là đem các nước khác về với mình để mua các nguyên liệu từ các nước đó, bán hàng hoá rẻ cho các nước đó, tạo ảnh hưởng TQ trên các nước đó về chính trị, kinh tế, văn hoá, v v . . . Với tư cách một thành viên trong hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, cùng với Nga Sô, TQ thường dùng quyền phủ quyết để yểm trợ cho các quốc gia (khủng bố) bị Hoa Kỳ và các nước tự do lên án như Iran, Libya, Syria. Nhờ chính sách không cần lẻ phải, không cần tự do dân chủ, bất kể nhân phẩm nhân quyền, chỉ cần lôi kéo người về phía mình, mà TQ đã tạo được nhiều ảnh hưởng ở các nước độc tài, phản dân chủ, áp bức chính trị, như Bắt Triều Tiên, Miến Điện, một số các quốc gia Phi Châu, một số các nước Nam Mỹ. Trường hợp của Venezuela chẳng hạn, cho thấy chính sách của TQ đi ngược quyền lợi của Mỹ như thế nào. Venezuela là quốc gia lớn thứ năm trong việc sản xuật dầu hoả, là nước theo cộng sản như Cuba, do Hugo Chavez lãnh đạo. Chavez là đồng minh của Fidel Castro, chống Mỹ dữ dội.

 TQ đã ký thoả ước mua dầu hoả của Venezuela với số lượng lớn lao, khiến cho nguồn cung cấp dầu hoả cho Mỹ ở đây phải bị giảm sút. Ở Sudan cũng vậy. Khi Mỹ cấm vận nước này vì lý do kỳ thị, áp bức tôn giáo, thì TQ nhảy vào bắt tay với Sudan, mua dầu của Sudan, và cung cấp các thứ vũ khí cho nước này gây cảnh chiến tranh khóc liệt ở đây, giết chết nhiều thường dân vô tội. 

Nhà độc tài Robert Mugabe của Zambawe được Hồ Cẩm Đào đón tiếp bằng 21 phát sung thần công nói lên sự mời gọi của TQ đối với sự lãnh đạo độc tài, phi nhân bản này. Iran cũng được TQ ký thoả ước mua 150,000 thùng dầu mỗi ngày trong 20 năm, trỡ thành bạn than của Iran, bảo vệ Iran trong hội đồng Bảo An LHQ.

Dùng nhân công rẻ mạt, ăn cắp bản quyền của người ta, sản xuất đồ dởm, kể cả đồ độc, đồ giả mạo, giá thành thật rẻ, kềm chế giá đồng nhân dân tệ, cạnh tranh lương lẹo, bất chính, nhà nước nắm hệ thống quốc doanh, TQ đã phát triển kinh tế của mình trên sự thua lỗ, suy thoái của nhiều nền kinh tế của các quốc gia khác trên thế giới. 

Dù vậy trước đây, thế giới vẫn để yên cho TQ phát triển, vì thế giới muốn thấy một Trung Quốc giàu có, thịnh vượng, và có bổn phận đóng góp vào nền hoà bình thịnh vượng chung của thế giới cho tương xứng với sự phát triển lớn lao của mình, như ngoại trưởng Condoleezza Rice từng nói:” Hoa Kỳ hoan nghênh sự trổi dậy của một Trung Quốc tự tin, hoà bình, thịnh vượng, nhưng cũng hy vọng là TQ có khả năng và có ý chí làm bổn phận quốc tế tương xứng với khả năng phát triển của mình.” Nhưng trái với sự mong mỏi của Hoa Kỳ và các nước tự do trên thế giới, 

TQ đã không đóng góp vào nền hoà bình, thịnh vượng chung của thế giới mà ngược lại chỉ biết làm giàu riêng cho mình, xây dựng sức mạnh để thống trị thế giới, trong chiều hướng bành trướng bá quyền từ các lân bang sang cả khu vực Đông Nam Á và lan dần ra cả thế giới.

Hơn thập niên qua, nhờ có nguồn lợi to về kinh tế, TQ đã đỗ nhiều vốn vào công cuộc tân tiến/hiện đại hoá quân đội nhân dân TQ và nền quốc phòng của nước này. Tuy trong các bạch thư TQ cho thấy sự gia tăng vừa phải của ngân sách quốc phòng, so với ngân sách quốc phòng Mỹ thì còn nhiều thua kém, nhưng trong thực tế các con số nêu ra trên giấy tờ chi bằng phân nữa hay một phần ba con số thật mà TQ đã dùng để canh tân bộ máy chiến tranh. Không thể nói là có ý chí hoà bình được khi sản xuất hàng nghìn hoả tiển với đầu đạn nguyên tử có tầm xa, hàng lô chiến đấu cơ tân tiến cho không quân, và hàng mấy chục tàu ngầm trang bị vũ khí nguyên tử cho hải quân, và bây giờ sắm cả hàng không mẫu hạm để có thể đưa hải quân lên vai trò không chế cả Biến Đông và các con đường hàng hải quan trọng trên thế giới từ eo biển Malacca đến Ấn Độ Dương.
Thẳng tay đàn áp ở Tân Cương và Tây Tạng, dạy cho Việt Nam một bài học trên đất liền, xâm chiếm Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa, biến hai quần đảo này thành Tây Sa và Nam Sa cho vào bản đồ Trung Quốc, vẽ đường lưỡi bò trên Biển Đông cho rằng 80% biển này thuộc chủ quyền không chối cải của mình, coi Biển Đông như một cái ao riêng, gây hấn với Nhật Bản ở đảo Điếu Ngư, tập trận từ trên Hoàng Hải xuống đến Nam Hải (Biển Đông), Trung Quốc đã cho thế giới thấy sức mạnh bành trướng của mình. Phản đối các quốc gia muốn làm ăn với Việt Nam trên Biển Đông như các công ty dầu hoả Hoa Kỳ và Ấn Độ, tõ vẽ cản trỡ tàu nghiên cứu Impeccable của Mỹ, Trung Quốc coi thường luật biển, phủ nhận đặc quyền kinh tế của các nước khác trên Biển Đông nhất là Việt Nam và Phillippines, xác nhận chủ quyền của mình một cách phi lý, ngang ngược, trên vùng biển này. Sự canh tân và phát triển mạnh mẽ về quân sự của Trung Cộng cùng với những thái độ, hành động hung hăng trong mấy năm gần đây của TQ đã làm cho các quốc gia bắt đầu lo sợ. Mỹ và nhiều nước khác trong khối dân chủ, tự do, trên thế giới thấy cần phải có chiến lược bao vây TQ, ngăn chận sự bành trướng xâm lấn của Hán tộc bá quyền.  

Đường vòng cung bao vây TQ về quân sự, chính trị, kinh tế, đã thành hình, càng lúc càng rõ ràng. Các cuộc tập trận chung, Mỹ-Nam Hàn, Mỹ-Nhật, sự hiện diện của các hàng không mẫu hạm, các khu trục hạm Mỹ ở Biển Đông, sự liên kết của các nước trong vòng cung bao vây từ Nam Hàn, sang Nhật Bản, Đài Loan, Phillippines, Úc, Ấn Độ, cùng một số các quốc gia trong khối ASEAN, với Mỹ ở sau lưng, cho thấy cả một mặt trận quân sự bao vây TQ, càng ngày càng chặt chẽ, vững vàng. Về chính trị, các quốc gia trong khối ASEAN đã có xu hướng chính trị đa nguyên, tinh thần dân chủ, nhân bản, trái ngược với chế độ đôc tài, toàn trị, với khuynh hướng xã hội chủ nghĩa của TQ và VN. Ngoài ASEAN các nước tân tiến như Nhật, Nam Hàn, Đài Loan, Ấn Độ, Úc, Tân Tây Lan, v v . . . đều là những nước dân chủ, tự do, tiến bộ. Rồi gần đây sự xoay chiều của Miến Điện từ một nước lệ thuộc TQ chuyển mình sang một quốc gia đến gần với Ấn Độ và các nước tự do Tây Phương, nhất là Mỹ, đã cho thấy mặt trận chính trị bao vây TQ càng lúc càng được củng cố thêm. 

Việt Nam và Cambodia rồi cũng sẽ phải dần dần ngả về vòng cung bao vây này thôi. Về kinh tế, thập niên qua TQ đã chi phối nhiều quốc gia Đông Nam Á, và một số quốc gia Phi Châu. Hàng hoá TQ xuất cảng ra cả thế giới (nhờ nhân công quá rẻ, cạnh tranh bất chánh, ăn cắp kết quả sáng tạo của người khác, giữ đồng nhân dân tệ ở giá trị thấp để đễ xuất cảng, v v . . .), làm giàu nhanh chóng. Nhưng ngày nay, cả thế giới đã thức tỉnh, đã bắt đầu có những biện pháp chặn đứng dần những hang hoá TQ. 

Tin từ China News gần đây cho thấy trong quý thứ ba của năm 2011 sự xuất cảng của TQ đã giảm sút đáng kể, và tình trạng này có thể sẽ kéo dài đến năm sau nếu không có gì thay đổi trong chánh sách của TQ. Công nhân đã nổi lên đòi hỏi tăng lương để có thể sống ở nhiều nơi, rất có thể sẽ dẫn đến sự chấm dứt xử dụng nhân công rẻ mạt trong những tháng năm sắp tới, và như vậy giá thành của các món hàng TQ không chắc đã có thể giữ mãi giá rẻ hiện nay. 

Quan trọng hơn hết là mặt trận kinh tế do Mỹ chủ xướng với sự tham gia của nhiều nước Á Châu trong tổ chức Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là TPP (Trans Pacific Partnership). Những nước gia nhập khối này sẽ trao đổi thương mãi, hàng hoá, với nhau, không bị đánh thuế, liên hệ chặt chẽ với nhau về kinh tế. Khi thành hình và thật sự hoạt động khối này sẽ cho kinh tế TQ không còn cơ hội để chen vào các quốc gia này. 

TQ sẽ mất gần một tỷ khách hàng trong tương lai nếu không được gia nhập vào khối này. Nhưng nếu muốn gia nhập thì TQ phải có nhiều thay đổi trong chánh sách kinh tế và chính trị hiện nay sang thị trường kinh tế tự do thật sự của các nước tự do tân tiến, và nhất là chế độ chính trị dân chủ, tự do của các nước như Mỹ, và nhiều quốc gia Âu Châu. Đây là khúc quanh nguy hiểm mà TQ phải đương đầu trong những ngày sắp tới.   
   
Thành ra chính sự trổi dậy không ngay thẳng, không nhằm đem lại hoà bình cho thế giới và an ninh cho khu vực, không bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia khác mà còn hung hăng xâm lấn đất đai của các quốc gia láng giềng, nhất là không đem lại dân quyền, tự do, dân chủ cho nhân loại, mà còn đàn áp, bóp chết, mọi mầm móng chống đối (hoà bình), triệt để khai thác người dân lao động, gây thiệt hại lớn lao cho môi trường, cho mạng sống của người dân, sự tham lam ác độc không bờ bến của TQ trong hơn hai thập niên qua đã thức tỉnh nhân loại ở các nơi, nhật là các quốc gia láng giềng Đông Nam Á, các quốc gia dân chủ tân tiến trên thế giới , đưa các quốc gia dân chủ tự do chân chính, văn minh tiến bộ thật sự ngồi lại với nhau, kết thành mặt trận bao vây TQ, chận đứng sự bành trướng bá quyền, sự xâm lấn phi lý, vô nhân đạo của TQ. Mặt trận đã thành hình, và càng lúc càng được củng cố, phát triển vững chắc đưa TQ vào một khúc quanh nguy hiểm. Khúc quanh này bắt buộc TQ phải thay đổi cơ chế hiện có, để sống chung hoà bình với thế giới tự do, dân chủ, nhân bản, nếu không thì Trung Quốc Cộng Sản Xã Hội Chủ Nghĩa sẽ sớm sụp đổ thôi.

Đây cũng là cơ hội rất tốt để các nước Đông Nam Á vốn bị TQ chi phối về kinh tế, chính trị, như Miến Điện, Việt Nam tách dần khỏi ảnh hưởng tai hại của nước này, mạnh dạn dứng về phía các quốc gia tự do, dân chủ, gia nhập TPP, chống lại sự xâm lấn ngang ngược của TQ. Đây cũng là cơ hội để các quốc gia Đông Nam Á có quyền lợi trên Biển Đông kết hợp chặt chẽ bảo vệ Biển Đông, huỷ bỏ đường lưỡi bò phi lý của Trung Cộng. chận đứng sự bành trướng, xâm lấn của TQ trên vùng Đông Nam Á.   

                  Giữa Mỹ và Trung Cộng: ĐU GIÂY LỢI HAY HẠI?

                                                                                                                Nguyễn Thanh Liêm

Biển Đông Nam Á là danh xưng hợp lý nhất mà một số nhà trí thức, học giả Việt Nam ở hải ngoại đề nghị và tranh đấu đòi thay thế cho tên Biển Nam Trung Hoa (South China Sea) mà Trung Quốc cố tình nhấn mạnh và bám giữ để tựa trên đó đòi dành trọn chủ quyền trên vùng biển quan trọng này. 

Trong bài này danh xưng Biển Đông Nam Á sẽ được dùng thay cho Biển Đông hay Biển Nam Trung Hoa. Thật ra cái tên South China Sea (Biển Nam Trung Hoa) chỉ là sự lầm lẫn của người Phương Tây khi họ mới bắt đầu bành trướng thế lực sang Đông Nam Á và Trung Quốc hồi mấy thế kỷ trước. Danh xưng được nói đến nhiều nhất gần đây là Biển Đông.

 Cứ lấy bản đồ Á Đông và Đông Nam Á ra xem ta thấy ngay đây là vùng biển rộng nằm giữa Việt Nam và Phi Luật Tân. Nếu lấy chổ phình ra của bản đồ VN ở Miền Trung làm cửa ngỏ thì Biển Đông là sân nhà của VN ngay trước ngỏ hướng Đông của nhà mình. Từ Phi Luật Tân nhìn về hướng Tây thì Biển Đông là sân nhà của nước này. Bản đồ cho thấy hai quốc gia Việt – Phi như hai nhà đâu mặt nhau, cùng chia một sân chung thật rộng, trong đó có cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trung Quốc và Đài Loan ở tận đầu phía Bắc của sân này, và các quốc gia Brunei, Malaysia, thì ở tận phía Nam của sân.

Nhưng vùng biển này, Biển Đông Nam Á, có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng đối với các quốc gia Triều Tiên, Nam Hàn, Nhật Bổn, Đài Loan, các nước Đông Nam Á, và nhất là Trung Quốc, cũng như đối với các quốc gia khác trên thế giới, nhất là Hoa Kỳ. Về quân sự, hoả tiển, tàu ngầm, chiến đấu cơ tân tiến nhất thế giới, hàng không mẫu hạm tối tân, của Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn độ, Bắc Hàn, Nam Hàn, Đài Loan, v v . . . có mặt thường xuyên quanh vùng. Về kinh tế, Biển Đông nối liền eo biển Malacca ở phía Nam với Biển Trung Hoa và Hoàng Hải là con đường hàng hải của bao nhiêu thương thuyền giữa Đông và Tây, giữa Á Châu và Âu Châu, Phi Châu. Ngoài ra những khám phá gần đây cho thấy Biển Đông còn có tiềm năng cung cấp nguồn năng lượng lớn lao cho thế giới trong tương lai.   
   
Vì quan trọng như vậy nên trong những năm gần đây, Biển Đông Nam Á đã trỡ nên sôi sụt, nóng bổng hơn bao giờ hết, khi bị biến thành nơi tranh chấp giữa các thế lực chính trị địa phương và thế giới. Thật ra nguyên nhân chính châm nên ngòi lửa xung đột ở đây là sự hung hăng của bá quyền Hán Tộc (Trung Cộng) muốn dùng sức mạnh quân sự, chính trị, kinh tế của mình, dưới dạng dối trá của một “Trung Hoa trổi dậy trong hoà bình”, để độc quyền chiếm trọn hơn 80 phần trăm vùng Biển Đông Nam Á, bất kể sự va chạm quyền lợi và sự chống đối của nhiều quốc gia cùng có chủ quyền trên vùng biển này. Ý đồ bành trướng bá quyền của Trung Quốc không che dấu được ai. 

Trái lại ý đồ bá quyền này đã thức tỉnh cả thế giới về mối nguy Trung Quốc trỡ thành cường quốc số một, thay thế Hoa Kỳ trong tương lai gần. Cái nguy trước mắt là việc Trung Quốc ngang nhiên, hung hăng tự cho mình là chủ nhân ông của Biển Đông Nam Á, tung sức mạnh quân sự chiếm cứ, tuần tra, áp bức các quốc gia khác trên vùng biển này mà Trung Quốc coi là cái ao nhà riêng của mình. Thiệt thòi nhất trước sự xâm lấn ngang ngược này là Việt Nam.  Từ xa xưa cả Biển Đông với Hoàng Sa, Trường Sa trong đó, là sân nhà của Việt Nam. Giờ bổng nhiên có kẻ cướp từ mãi trên phía Bắc nhảy vào sân nhà mình “cấm dùi”, công bố chủ quyền không chối cải của nó, ngay cửa cái của nhà mình.

Cả thế giới tự do, nhất là Hoa Kỳ, đều phản đối sự đôc chiếm Biển Đông Á của Trung Quốc. Các quốc gia trong khối ASEAN cũng chống đối việc này. Chống đối mạnh nhất là Philippines. Đáng lẽ CSVN còn phải chống đối mạnh mẽ hơn cả Philippines nữa, nhưng vì CSVN lệ thuộc quá nhiều vào CSTQ nên lúc nào cũng hoà hoãn, nhịn nhục đàn anh TQ, luôn nhắc đến 16 chữ vàng, 4 tốt, tránh né mọi va chạm quân sự, chính trị với TQ, cố gắng đu giây giữa TQ và các quốc gia tự do không theo TQ nhất là Hoa Kỳ. 

Nam Hàn - Nhật Bản – Đài Loan – Philippines – Úc - Ấn Độ -  và một số quốc gia khác trong khối ASEAN như ThaiLan, Singapore, v v . . . nằm trong vòng đai bao vây TQ về quân sự và chính trị. Về kinh tế TPP (TransPacific Partnership) đã kết nạp hơn 8 quốc gia, với một số các quốc gia khác đang ngâm nghía nhảy vào. Năm tới khi TPP chánh thức ra đời thì có thể có đến 10 hội viên hay nhiều hơn. 

Cùng với vòng bao vây TQ về quân sự, chính trị, TPP sẽ là vòng bao vây kinh tế đối với CSTQ. [Vòng đai bao vây TQ đã thành hình rõ ràng từ quân sự đến chính trị và cả kinh tế với sự ra đời của TPP (TransPacific Partnership)]. Với vòng bao vây này TQ sẽ không còn có thể phát triển suông sẻ theo đường thẳng như trong những thập niên qua. TQ bắt đầu đi vào khúc quanh nguy hiểm. Khúc quanh này sẽ hoặc đưa đến những thay đổi cần thiết trong cơ chế chính trị TQ để quốc gia này có thể tồn tại, hoặc đưa đến sự sụp đổ của chế độ hiện hữu nếu tiếp tục chính sách xâm lăng dưới lớp vỏ trổi dậy hoà bình.

Hãy trỡ lại chánh sách trỗi dậy hoà bình (peaceful rise) của Cộng Sản Trung Hoa để xem thực chất của sự trổi dậy đó như thế nào. Thật ra chánh sách này chỉ mang tính hoà bình ở mặt nổi, ở mặt ngoại giao, nhưng chứa đựng nhiều mưu đồ bá quyền, nhiều cạnh tranh bất chính, nhiều gây hấn xâm lăng, nhiều thủ đoạn hại người ở bên trong, không xứng đáng là một nước văn minh, tân tiến, với sứ mạng mang lại hoà bình, thịnh vượng, hạnh phúc cho nhân loại.  Không ai chối cải sự phát triển quá nhanh về kinh tế của Trung Quốc trong mấy mươi năm qua. Đã có hơn 400 trăm triệu dân qua khỏi mức nghèo đói, hơn 120 triệu người từ bỏ cuộc sống nông thôn đi về thành thị với công ăn việc làm trong nhiều hảng xưởng mới. Hơn 40 thành phố với dân số nhiều triệu dân đã trỡ thành những thành phố tân tiến không thua gì các thành phố hiện đại của các quốc gia tiến bộ trên thế giới. 

Ngày nay TQ là nước giàu nhất thế giới theo nghĩa làm ra nhiều tiền nhưng xài ít, tích luỷ tiền của thật nhiều, cho vay khắp nơi, trỡ thành chủ nợ của nhiều nước trong đó có cả Hoa Kỳ (nợ hơn ngàn tỷ mỹ kim). Hàng hoá TQ, rẻ như bèo, tràn ngập thị trường quốc tế. Nền thương mãi TQ mở rộng khắp cả thế giới đến tận Phi Châu và Nam Mỹ. TQ viện trợ cho nhiều quốc gia trong thành phần thế giới thứ ba, trỡ thành đồng minh của nhiều quốc gia đối lập với Hoa Kỳ và các nước trong khối tự do do Hoa Kỳ lãnh đạo. Sức bành trướng ảnh hưởng của TQ trên thế giới rất mạnh, làm suy giảm sức bành trướng của Mỹ trong những thập niên gần đây. 

Chiến lược của TQ là đánh bại Mỹ bằng đường lối ngoại giao trái ngược với Mỹ. Trong khi Hoa Kỳ đòi hỏi các nước theo Mỹ phải có thể chế dân chủ, phải tôn trọng nhân quyền, phải tôn trọng tự do, nhân phẩm, (dù không được như ý nhưng Mỹ vẫn khuyến khích, theo dõi, nhắc nhở, và khi cần có thể ít nhiều chen vào nội bộ của đối tác) thì TQ ngược lại, chủ trương không chen vào nội bộ, không đòi hỏi dân chủ, tự do, gì cả, chỉ cần người lãnh đạo của quốc gia đối tác chịu theo TQ là đủ, dù cho kẻ đó là một kẻ độc tài, tàn bạo, áp bức đến mức độ nào. Mục đích của TQ là đem các nước khác về với mình để mua các nguyên liệu từ các nước đó, bán hàng hoá rẻ cho các nước đó, tạo ảnh hưởng TQ trên các nước đó về chính trị, kinh tế, văn hoá, v v . . . Với tư cách một thành viên trong hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, cùng với Nga Sô, TQ thường dùng quyền phủ quyết để yểm trợ cho các quốc gia (khủng bố) bị Hoa Kỳ và các nước tự do lên án như Iran, Libya, Syria. Nhờ chính sách không cần lẻ phải, không cần tự do dân chủ, bất kể nhân phẩm nhân quyền, chỉ cần lôi kéo người về phía mình, mà TQ đã tạo được nhiều ảnh hưởng ở các nước độc tài, phản dân chủ, áp bức chính trị, như Bắt Triều Tiên, Miến Điện, một số các quốc gia Phi Châu, một số các nước Nam Mỹ.

 Trường hợp của Venezuela chẳng hạn, cho thấy chính sách của TQ đi ngược quyền lợi của Mỹ như thế nào. Venezuela là quốc gia lớn thứ năm trong việc sản xuật dầu hoả, là nước theo cộng sản như Cuba, do Hugo Chavez lãnh đạo. Chavez là đồng minh của Fidel Castro, chống Mỹ dữ dội. TQ đã ký thoả ước mua dầu hoả của Venezuela với số lượng lớn lao, khiến cho nguồn cung cấp dầu hoả cho Mỹ ở đây phải bị giảm sút. 

Ở Sudan cũng vậy. Khi Mỹ cấm vận nước này vì lý do kỳ thị, áp bức tôn giáo, thì TQ nhảy vào bắt tay với Sudan, mua dầu của Sudan, và cung cấp các thứ vũ khí cho nước này gây cảnh chiến tranh khóc liệt ở đây, giết chết nhiều thường dân vô tội. Nhà độc tài Robert Mugabe của Zambawe được Hồ Cẩm Đào đón tiếp bằng 21 phát sung thần công nói lên sự mời gọi của TQ đối với sự lãnh đạo độc tài, phi nhân bản này. Iran cũng được TQ ký thoả ước mua 150,000 thùng dầu mỗi ngày trong 20 năm, trỡ thành bạn than của Iran, bảo vệ Iran trong hội đồng Bảo An LHQ.

Dùng nhân công rẻ mạt, ăn cắp bản quyền của người ta, sản xuất đồ dởm, kể cả đồ độc, đồ giả mạo, giá thành thật rẻ, kềm chế giá đồng nhân dân tệ, cạnh tranh lương lẹo, bất chính, nhà nước nắm hệ thống quốc doanh, TQ đã phát triển kinh tế của mình trên sự thua lỗ, suy thoái của nhiều nền kinh tế của các quốc gia khác trên thế giới. Dù vậy trước đây, thế giới vẫn để yên cho TQ phát triển, vì thế giới muốn thấy một Trung Quốc giàu có, thịnh vượng, và có bổn phận đóng góp vào nền hoà bình thịnh vượng chung của thế giới cho tương xứng với sự phát triển lớn lao của mình, như ngoại trưởng Condoleezza Rice từng nói:” Hoa Kỳ hoan nghênh sự trổi dậy của một Trung Quốc tự tin, hoà bình, thịnh vượng, nhưng cũng hy vọng là TQ có khả năng và có ý chí làm bổn phận quốc tế tương xứng với khả năng phát triển của mình.” Nhưng trái với sự mong mỏi của Hoa Kỳ và các nước tự do trên thế giới, TQ đã không đóng góp vào nền hoà bình, thịnh vượng chung của thế giới mà ngược lại chỉ biết làm giàu riêng cho mình, xây dựng sức mạnh để thống trị thế giới, trong chiều hướng bành trướng bá quyền từ các lân bang sang cả khu vực Đông Nam Á và lan dần ra cả thế giới.
Hơn thập niên qua, nhờ có nguồn lợi to về kinh tế, TQ đã đỗ nhiều vốn vào công cuộc tân tiến/hiện đại hoá quân đội nhân dân TQ và nền quốc phòng của nước này. 

Tuy trong các bạch thư TQ cho thấy sự gia tăng vừa phải của ngân sách quốc phòng, so với ngân sách quốc phòng Mỹ thì còn nhiều thua kém, nhưng trong thực tế các con số nêu ra trên giấy tờ chi bằng phân nữa hay một phần ba con số thật mà TQ đã dùng để canh tân bộ máy chiến tranh. Không thể nói là có ý chí hoà bình được khi sản xuất hàng nghìn hoả tiển với đầu đạn nguyên tử có tầm xa, hàng lô chiến đấu cơ tân tiến cho không quân, và hàng mấy chục tàu ngầm trang bị vũ khí nguyên tử cho hải quân, và bây giờ sắm cả hàng không mẫu hạm để có thể đưa hải quân lên vai trò không chế cả Biến Đông và các con đường hàng hải quan trọng trên thế giới từ eo biển Malacca đến Ấn Độ Dương.

Thẳng tay đàn áp ở Tân Cương và Tây Tạng, dạy cho Việt Nam một bài học trên đất liền, xâm chiếm Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa, biến hai quần đảo này thành Tây Sa và Nam Sa cho vào bản đồ Trung Quốc, vẽ đường lưỡi bò trên Biển Đông cho rằng 80% biển này thuộc chủ quyền không chối cải của mình, coi Biển Đông như một cái ao riêng, gây hấn với Nhật Bản ở đảo Điếu Ngư, tập trận từ trên Hoàng Hải xuống đến Nam Hải (Biển Đông), Trung Quốc đã cho thế giới thấy sức mạnh bành trướng của mình. Phản đối các quốc gia muốn làm ăn với Việt Nam trên Biển Đông như các công ty dầu hoả Hoa Kỳ và Ấn Độ, tõ vẽ cản trỡ tàu nghiên cứu Impeccable của Mỹ, Trung Quốc coi thường luật biển, phủ nhận đặc quyền kinh tế của các nước khác trên Biển Đông nhất là Việt Nam và Phillippines, xác nhận chủ quyền của mình một cách phi lý, ngang ngược, trên vùng biển này.

 Sự canh tân và phát triển mạnh mẽ về quân sự của Trung Cộng cùng với những thái độ, hành động hung hăng trong mấy năm gần đây của TQ đã làm cho các quốc gia bắt đầu lo sợ. Mỹ và nhiều nước khác trong khối dân chủ, tự do, trên thế giới thấy cần phải có chiến lược bao vây TQ, ngăn chận sự bành trướng xâm lấn của Hán tộc bá quyền.  

Đường vòng cung bao vây TQ về quân sự, chính trị, kinh tế, đã thành hình, càng lúc càng rõ ràng. Các cuộc tập trận chung, Mỹ-Nam Hàn, Mỹ-Nhật, sự hiện diện của các hàng không mẫu hạm, các khu trục hạm Mỹ ở Biển Đông, sự liên kết của các nước trong vòng cung bao vây từ Nam Hàn, sang Nhật Bản, Đài Loan, Phillippines, Úc, Ấn Độ, cùng một số các quốc gia trong khối ASEAN, với Mỹ ở sau lưng, cho thấy cả một mặt trận quân sự bao vây TQ, càng ngày càng chặt chẽ, vững vàng. Về chính trị, các quốc gia trong khối ASEAN đã có xu hướng chính trị đa nguyên, tinh thần dân chủ, nhân bản, trái ngược với chế độ đôc tài, toàn trị, với khuynh hướng xã hội chủ nghĩa của TQ và VN. Ngoài ASEAN các nước tân tiến như Nhật, Nam Hàn, Đài Loan, Ấn Độ, Úc, Tân Tây Lan, v v . . . đều là những nước dân chủ, tự do, tiến bộ. Rồi gần đây sự xoay chiều của Miến Điện từ một nước lệ thuộc TQ chuyển mình sang một quốc gia đến gần với Ấn Độ và các nước tự do Tây Phương, nhất là Mỹ, đã cho thấy mặt trận chính trị bao vây TQ càng lúc càng được củng cố thêm. Việt Nam và Cambodia rồi cũng sẽ phải dần dần ngả về vòng cung bao vây này thôi. Về kinh tế, thập niên qua TQ đã chi phối nhiều quốc gia Đông Nam Á, và một số quốc gia Phi Châu. Hàng hoá TQ xuất cảng ra cả thế giới (nhờ nhân công quá rẻ, cạnh tranh bất chánh, ăn cắp kết quả sáng tạo của người khác, giữ đồng nhân dân tệ ở giá trị thấp để đễ xuất cảng, v v . . .), làm giàu nhanh chóng. Nhưng ngày nay, cả thế giới đã thức tỉnh, đã bắt đầu có những biện pháp chặn đứng dần những hang hoá TQ. Tin từ China News gần đây cho thấy trong quý thứ ba của năm 2011 sự xuất cảng của TQ đã giảm sút đáng kể, và tình trạng này có thể sẽ kéo dài đến năm sau nếu không có gì thay đổi trong chánh sách của TQ. Công nhân đã nổi lên đòi hỏi tăng lương để có thể sống ở nhiều nơi, rất có thể sẽ dẫn đến sự chấm dứt xử dụng nhân công rẻ mạt trong những tháng năm sắp tới, và như vậy giá thành của các món hàng TQ không chắc đã có thể giữ mãi giá rẻ hiện nay. Quan trọng hơn hết là mặt trận kinh tế do Mỹ chủ xướng với sự tham gia của nhiều nước Á Châu trong tổ chức Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là TPP (Trans Pacific Partnership). Những nước gia nhập khối này sẽ trao đổi thương mãi, hàng hoá, với nhau, không bị đánh thuế, liên hệ chặt chẽ với nhau về kinh tế. 

Khi thành hình và thật sự hoạt động khối này sẽ cho kinh tế TQ không còn cơ hội để chen vào các quốc gia này. TQ sẽ mất gần một tỷ khách hàng trong tương lai nếu không được gia nhập vào khối này. Nhưng nếu muốn gia nhập thì TQ phải có nhiều thay đổi trong chánh sách kinh tế và chính trị hiện nay sang thị trường kinh tế tự do thật sự của các nước tự do tân tiến, và nhất là chế độ chính trị dân chủ, tự do của các nước như Mỹ, và nhiều quốc gia Âu Châu. Đây là khúc quanh nguy hiểm mà TQ phải đương đầu trong những ngày sắp tới.    
 
Thành ra chính sự trổi dậy không ngay thẳng, không nhằm đem lại hoà bình cho thế giới và an ninh cho khu vực, không bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia khác mà còn hung hăng xâm lấn đất đai của các quốc gia láng giềng, nhất là không đem lại dân quyền, tự do, dân chủ cho nhân loại, mà còn đàn áp, bóp chết, mọi mầm móng chống đối (hoà bình), triệt để khai thác người dân lao động, gây thiệt hại lớn lao cho môi trường, cho mạng sống của người dân, sự tham lam ác độc không bờ bến của TQ trong hơn hai thập niên qua đã thức tỉnh nhân loại ở các nơi, nhật là các quốc gia láng giềng Đông Nam Á, các quốc gia dân chủ tân tiến trên thế giới , đưa các quốc gia dân chủ tự do chân chính, văn minh tiến bộ thật sự ngồi lại với nhau, kết thành mặt trận bao vây TQ, chận đứng sự bành trướng bá quyền, sự xâm lấn phi lý, vô nhân đạo của TQ. Mặt trận đã thành hình, và càng lúc càng được củng cố, phát triển vững chắc đưa TQ vào một khúc quanh nguy hiểm.

 Khúc quanh này bắt buộc TQ phải thay đổi cơ chế hiện có, để sống chung hoà bình với thế giới tự do, dân chủ, nhân bản, nếu không thì Trung Quốc Cộng Sản Xã Hội Chủ Nghĩa sẽ sớm sụp đổ thôi.

Về Biển Đông, hầu hết các quốc gia đều muốn đưa vấn đề Biển Đông ra Quốc Tế để giải quyết theo luật biển, chớ không chấp nhận giải pháp song phương của TQ. 

Trong hai năm qua, đã có nhiều cuộc hội thảo về Biển Đông đã được tổ chức ở Hà Nội, ở Phi Luật Tân và ở Mỹ. Các nhà trí thức, sử gia, học giả, các nhà văn hoá chính trị, cũng như các khoa học gia khác đã có những nổ lực tìm hiểu, đóng góp nhiều dữ kiện, tài liệu, tín liệu, kiến thức về Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông, đồng thời đưa ra một số đề nghị giải quyết những tranh chấp trên vùng này. 

Các cuộc hội nghị trong tổ chức ASEAN cũng như những thăm viếng ngoại giao giữa các lănh tụ các quốc gia có quyền lợi ở Biển Đông đều không ngớt vận động cho việc giải quyết đa phương, hoà bình, và theo luật biển quốc tế, vấn đề tranh chấp ở đây. Khuynh hướng chung của mọi giới, mọi quốc gia, trừ các sử gia/khoa học gia TQ và nhà nước TQ, đều phủ nhận sự độc chiếm Biển Đông của TQ cũng như bác bỏ các luận cứ có tính cách cường điệu của quốc gia này và giải pháp song phương mà TQ luôn ôm ấp.

Đây cũng là cơ hội rất tốt để các nước Đông Nam Á vốn bị TQ chi phối về kinh tế, chính trị, như Miến Điện, Việt Nam tách dần khỏi ảnh hưởng tai hại của nước này, mạnh dạn dứng về phía các quốc gia tự do, dân chủ, gia nhập TPP, tham gia vào vòng bao vây TQ, chống lại sự xâm lấn ngang ngược của TQ. Đây cũng là cơ hội để các quốc gia Đông Nam Á có quyền lợi trên Biển Đông kết hợp chặt chẽ bảo vệ Biển Đông, huỷ bỏ đường lưỡi bò phi lý của Trung Cộng. chận đứng sự bành trướng, xâm lấn của TQ trên vùng Đông Nam Á. Quốc gia bị thiệt thòi nhiều nhất trong tay TQ là Việt Nam. 

Đáng lẽ VN phải phản ứng quyết liệt, ít ra cũng bằng Philippines. Nhưng đằng này, VN luôn tõ vẽ nhân nhượng, yếu mềm trước những đòi hỏi, sắp đặt của TQ. Tuy gần đây cũng có một vài lời tuyên bố, một số hành động ngoại giao có vẽ như VN muốn tách khỏi ảnh hưởng của TQ để đi về phía các quốc gia tự do, dân chủ, nhưng trên thực tế, người ta vẫn thấy VN không có thái độ dứt khoát, vẫn còn muốn đu giây giữa các quốc gia tự do, dân chủ và TQ. Đu giây có thể là thái độ khôn khéo (nhưng không trong sáng) để tồn tại trong giai đoạn ngắn vì quyền lợi của kẻ cầm quyền chớ không vì quyền lợi của quốc gia dân tộc. 

Thật ra đu giây không thể là kế sách lâu dài, cũng chỉ là thái độ không khôn ngoan trên đường dài cho quyền lợi của quốc gia dân tộc vì đu giây sẽ làm mất cơ hội tốt để cải tổ cơ chế, đổi mới chế độ, hoà mình với thế giới tự do dân chủ, tân tiến của thế giới.

Bài này viết hồi năm 2012. Lúc đó Hugo Chavez, lãnh đạo của Venezuela, còn sống. Và hơn hay năm sau Trung Cộng thiết lập giàn khoan ở Việt Nam. Dù những sống gió trải qua, những ý tưởng ở đây vẫn còn có giá trị.

Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm
Cựu Thứ Trưởng Bộ Giáo Dục VNCH
Chủ Tịch Lê Văn Duyệt Founfation
Chủ Tịch Phong Trào Đoàn Kết VNCH        

 

Website doanketvnch.com.



--
You received this message because you are subscribed to the Google Groups "Dien Dan Cau Lac Bo Tinh Nghe Si" group.
To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to DienDanCauLacBoTinhNgheSi+unsubscribe@googlegroups.com.
For more options, visit https://groups.google.com/d/optout
.


__._,_.___


Posted by: "theheviet" <theheviet@verizon.net> 

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List