QUỐC HẬN 30 THÁNG 4

Image result for Tháng Tư năm 1975 -----

==== ====



Saturday, August 10, 2013

CHUYỆN CƯỜI BÊN THẮNG CUỘC


 

 

                                                  

                         CHUYỆN CƯỜI BÊN THẮNG CUỘC

 

                              TẬP 1 - TẬP 2 - TẬP 3 - TẬP 4 - TẬP 5 - TẬP 6 - TẬP 7

                                                                   

                                                            (Sưu tầm những mẩu chuyện Cười của Hoàng Tuấn

                                                                                trong Chương trình Đọc Báo Vẹm hàng tuần)

                                                             

 

 
































"CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT" - Tội ác Hồ Chí Minh


 

"CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT" - Tội ác Hồ Chí Minh 


 http://vietnamsaigon75.blogspot.com.au/2012/10/cai-cach-ruong-at-toi-ac-ho-chi-minh.html


 


 


 

172,008 và 500.000 thân nhân đã bị hồ chí minh và đồng đảng giết hại, cướp đoạt tài sản trong 

"CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT" miền Bắc 1946 - 1955.

 


 


 

 


 
CÁC GIAI ĐOẠN CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT

Xã hội Việt Nam, cho đến nay, vẫn là một xã hội dựa trên căn bản nông nhiệp. Bất cứ nhà cầm quyền nào tại nước ta đều phải giải quyết những vấn đề do nền nông nghiệp lạc hậu của chúng ta đặt ra, hầu tìm kiếm những giải pháp thích hợp để thăng tiến đời sống của nông dân, một thành phần chiếm khoảng 70% dân số hoạt động.. Cộng sản Việt Nam lại càng chú trọng đến vấn đề nầy hơn nữa, vì lý thuyết Mác xít dùng yếu tố kinh tế để giải thích những vận động của lịch sử.Căn bản của yếu tố nầy là quan hệ sản xuất giữa chủ và thợ, mà ứng dụng vào xã hội nông nghiệp là quan hệ giữa chủ đất (điền chủ hay địa chủ) và dân cày (nông dân hay tá điền)-Hơn nữa, do ảnh hưởng chủ thuyết của Mao Trạch Đông, lấy nông thôn bao vây thành thị, nên khi nắm quyền tới đâu, cộng sản Việt Nam tổ chức cải cách ruộng đất (CCRĐ) tới đó, để tập họp sức mạnh nông dân và cô lập giới phú hào.

 

Ngay từ năm 1949, Việt Minh (VM) cộng sản đã phát động CCRĐ, nhưng việc nầy chỉ tiến hành mạnh mẽ từ năm 1950 trở đi. Vào năm nầy, Hồ Chí Minh qua Liên Xô xin viện trợ. Stalin thúc bách Hồ Chí Minh thực hiện ngay hai việc: thứ nhất tái công khai đảng cộng sản và thứ hai đẩy mạnh CCRĐ theo đường lối cộng sản.

 

Sau cuộc gặp nầy trở về, Hồ Chí Minh triệu tập Đại hội lần 2 đảng Cộng Sản Đông Dương tại chiến khu rừng núi Tuyên Quang, tái công khai đảng cộng sản dưới danh xưng mới là đảng Lao Động (LĐ) ngày 19-2-1951, do Hồ Chí Minh làm chủ tịch, Trường Chinh làm tổng bí thư. Về việc CCRĐ, Hồ Chí Minh và VM cộng sản thực hiện dần dần qua năm đợt liên tiếp, và chỉ chấm dứt năm 1956 để chuẩn bị chiến tranh tấn công Việt Nam Cộng Hòa.

 

Cuộc CCRĐ của VM cộng sản chia làm năm giai đoạn, bắt dầu từ năm 1949 đến 1956.Trong những giai đoạn đầu trước năm 1954, cuộc CCRĐ chưa lên đến cao điểm ở miền Nam và miền Trung nước ta, nên nông dân ở miền Nam vĩ tuyến 17 ít có kinh nghiệm về việc nầy.Chỉ có vài nơi VM gọi là vùng "tự do", do họ kiểm soát ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định diễn ra cảnh đấu tố (đấu tranh và tố cáo)-Lúc đó, VM bắt đầu cuộc thương thuyết ở Genève, rồi đất nước bị chia hai, VM rút ra Bắc, nên cảnh đấu tố ở các tỉnh miền nam vĩ tuyến 17 chưa dữ dội lắm. Trong khi đó, tại Bắc Việt, khi mới bắt đầu, cuộc CCRĐ khá ôn hòa, nhưng trở nên mạnh mẽ từ sau khi Hồ Chí Minh nhận lệnh của Stalin năm 1950, và càng ngày càng ác liệt, nhất là giai đoạn 5 từ 1955 đến 1956 là giai đoạn sắt máu giết hại nhiều người nhất.

 

GIAI ĐOẠN SƠ KHỞI: Vào giữa năm 1949, khi sửa soạn chuyển qua giai đoạn phản công quân sự, VM đã vững mạnh ở vùng nông thôn và nhất là rừng núi Việt bắc. Lúc đầu, VM thực hiện cuộc CCRĐ một cách nhẹ nhàng, chỉ kiếm cách tăng gia sản lượng nông nghiệp nhắm cung ứng nhu cầu đội quân càng ngày càng gia tăng.Để khuyến khích nông dân ra sức cầy bừa, chính phủ VM đã ra sắc lệnh số 78/ SL ngày 14-7-1949 thành lập "Hội đồng giảm tô", ấn định các chủ đất (điền chủ, hay như VM gọi là địa chủ) phải giảm thiểu đồng bộ tiền thuê đất (địa tô) cho tá điền (nông dân) là 25%, có nơi có thể giảm tối đa 35% trong trường hợp tá điền quá nghèo khổ.(1) Sau đó, thông tư liên bộ số 33/ NVI ngày 21-8-1949 đưa ra những nguyên tắc chủ yếu về việc phân chia tạm thời cho nông dân ruộng đất tịch thu của các điền chủ người Pháp và những điền chủ "Việt gian", tức là những người bị VM kết tội thân Pháp, hoặc không cộng tác với VM.(2)

 

GIAI ĐOẠN THỨ NHÌ: Trong năm 1950, một loạt sắc lệnh nông nghiệp ra đời có tính cách mỵ dân, nhắm đẩy mạnh sản xuất, phục vụ công cuộc kháng chiến của VM, bắt đầu bằng sắc lệnh số 20/ SL ngày 12-2-1950 ra lệnh tổng động viên toàn bộ "nguồn nhân lực [người], vật lực [gia súc, nông cụ] và tài lực [tiền bạc] cho tổ quốc".

 

Sau đó, ngày 22-5-1950, xuất hiện cùng một lúc hai sắc lệnh.Sắc lệnh số 89/FL quyết định xóa bỏ tất cả những hợp đồng vay nợ giữa tá điền với điền chủ ký kết trước năm 1945, và xóa bỏ cả những hợp đồng ký kết sau năm 1945 nếu con nợ đã trả đủ 100% số tiền đã vay, hoặc con nợ đã từ trần vì sự nghiệp của VM thì gia đình khỏi trả nợ.

 

Sắc lệnh thứ nhì do chính phủ VM ban hành cùng ngày 22-5-1950 mang số 90/ FL, quốc hữu hóa tất cả những đất đai đã bỏ hoang trong 5 năm liên tục kể từ ngày ra sắc lệnh (điều 2)-Đất đai nầy sẽ được chia cho nông dân nghèo, tạm thời trong thời gian 10 năm, và 3 năm đầu cho miễn thuế (điều 3 và 4)-Những thửa ruộng bị bỏ hoang chưa tới 5 năm, điền chủ bắt buộc phải cho những tập đoàn nông dân cày cấy lại, hoặc cho người khác thuê cày. Nếu các điền chủ bất tuân, uỷ ban kháng chiến hành chánh địa phương sẽ can thiệp và ra điều kiện hợp đồng thuê mướn (điều 5)- Ngoài ra, sắc lệnh nầy không áp dụng cho những đất đai trồng cây kỹ nghệ thu hoạch theo mùa hằng năm, hoặc những điền chủ đang phục vụ VM nên không thể trồng trọt, và cấm việc xẻ nhỏ những đồn điền kỹ nghệ (điều 8)-

 

GIAI ĐOẠN THỨ BA: Giai đoạn thứ ba bắt đầu bằng sắc lệnh ngày 20-4-1953, đăng trên Công báo VM ngày 20-5-1953. Sắc lệnh nầy không có gì mới lạ, chỉ củng cố những "thành quả" của cuộc cải cách trước.Lần nầy, giá thuê đất được hạ thêm 25% để "làm thế nào cho tiền thuê đất không thể vượt quá 1/3 lợi tức mùa gặt. "Luật mới quy định các chủ đất không được buộc tá điền phải đóng thêm tiền cho các phí tổn khác, như tiền thuê dụng cụ hay trâu bò cầy bừa (điều 6), cũng như cấm các chủ đất hủy bỏ những hợp đồng cũ để ký kết những hợp đồng tương tự khác (điều 14, 16)- Sắc luật nầy nhắc lại việc huỷ bỏ hoàn toàn tiền nông dân vay nợ trước tháng 8-1945 (điều 17), và hoãn lại những món nợ của các thành phần ưu đãi của VM (binh sĩ VM, người nghèo...) trong trường hợp những chủ nợ đang sống trong vùng do chính quyền Quốc Gia kiểm soát (điều 18)- Đối với những chủ nợ sống tại vùng VM, các con nợ vay sau 1945 cũng được giảm từ 18 đến 20% (điều 21)-Sắc lệnh nầy quyết định tịch thu tất cả những tài sản của "đế quốc" Pháp, "Việt gian" và "địa chủ ác ôn" để phân phối lại cho những người không có đất đai nhà cửa, và ưu tiên cho những thành phần nòng cốt của VM (điều 25 đến 30)- Cuối cùng, sắc luật nầy thành lập "Uỷ ban nông nghiệp" các cấp.Ở trung ương, Uỷ ban nông nghiệp do thủ tướng đứng đầu, gồm bộ trưởng Canh nông, bộ trưởng Nội vụ, đại diện Mặt trận Liên Việt,(3) và hai đại diện của Uỷ ban Liên lạc Nông dân.Ở mỗi cấp hành chánh, cho đến cấp xã đều có những "Uỷ ban nông nghiệp" gồm những nhân vật tương tự ở mỗi cấp (điều 35, 36)-

 

GIAI ĐOẠN THỨ TƯ: Vào cuối tháng 11 đầu tháng 12-1953, VM triệu tập Đại hội Đại biểu đảng LĐ, và đại hội Trung ương đảng tại vùng chiến khu Việt Bắc.Đề tài thảo luận chính của khóa họp đảng LĐ lần nầy là câu khẩu hiệu "ruộng đất cho người cày".Sau gần một tháng hội họp, kết quả thảo luận của Trung ương đảng LĐ được đưa cho quốc hội VM thông qua để có hình thức dân chủ, trong kỳ họp ngay sau đó.Quốc hội nầy thành lập từ năm 1946 gồm 444 người, nay chỉ có 171 đại biểu dự họp. Đảng LĐ quyết định thực hiện dần dần cuộc CCRĐ theo một kế hoạch được soạn thảo kỹ lưỡng.

 

Sắc lệnh CCRĐ lần nầy hơi khác với đường lối cải cách của Liên Xô.Tại Liên Xô, đảng Cộng Sản Liên Xô xóa bỏ hẳn sự tư hữu đất đai, và nông dân chỉ có "quyền lao động".Việt Minh theo đường lối cải cách của Trung Cộng và Bắc Triều Tiên, trên lý thuyết không xóa bỏ hẳn quyền sở hữu đất đai của nông dân mà cho phép dân cày có quyền có đất. Việc nầy thực sự chỉ có trên lý thuyết, chứ trong thực tế, nhà nước cộng sản quản lý toàn bộ đất đai.

 

Mở đầu, sắc lệnh ngày 4-12-1953 nêu lên ý nghĩa và mục đích của cuộc CCRĐ lần nầy là "bãi bỏ toàn diện quyền sở hữu đất đai của "thực dân Pháp" và của tất cả những "đế quốc" khác, đồng thời thiết lập quy chế sở hữu đất đai của nông dân" (điều 1)-Toàn bộ đất đai của "thực dân Pháp", "Việt gian", "địa chủ phản động", và những "phú hộ ác ôn" đều bị tịch thu (điều 1)-Đất đai của những thành phần dân chủ tiến bộ, kháng chiến và hợp tác với VM sẽ được trưng dụng.Nhà nước sẽ bồi thường hằng năm khoảng 1,5% tài sản (điều 4)- Đối với những điền chủ lẫn tránh chính sách bằng cách sang, bán, chuyển nhượng đất đai sau cuộc CCRĐ lần thứ ba (20-4-1953), nhà nước xem đó là những hành động bất chính, sẽ trưng dụng đất đai và bồi thường bằng tín phiếu ngân hàng (điều 5)-Những trung nông đã mua những đất nầy sẽ phải bán lại cho những nông dân nghèo vô sản với giá phải chăng (điều 5)-Đặc biệt sắc lệnh nầy chấp nhận các cơ sở tôn giáo như chùa, nhà thờ, và các tổ đình làng xã sử dụng một ít đất đai và phải tự cày cấy để tự mưu sinh (điều 10)-Trên nguyên tắc, sắc luật bãi bỏ quyền sở hữu đất đai của ngoại kiều (điều 19)-Tuy nhiên cũng có một số miễn trừ cho đất đai của những người ngoại quốc, đặc biệt cho người Trung Hoa vì họ được CHNDTH bảo trợ.Ngoại kiều có quyền giữ đất nếu không có nghề gì khác để sinh sống (điều 25)-Nguyên tắc phân phối đất đai có vẻ lý tưởng: giao đất theo nhu cầu của nông dân, người không có gì được nhiều, người đã có đất thì được ít hơn [?], và không giao đất cho những ai đã có đủ đất (điều 26)- Điều nổi bật trong sắc lệnh nầy là người được phân phối đất có quyền chuyển nhượng bằng cách thừa kế, thế chấp, bán hay cho kẻ khác (điều 31)-Đây rõ ràng là ảnh hưởng từ luật điền địa CHNDTH, nhưng hoàn toàn có tính cách lý thuyết mà thôi.Việc thực hiện luật CCRĐ lần nầy được giao cho Nông hội, một thành phần của Mặt trận Liên Việt, với sự chấp thuận của Uỷ ban Kháng chiến hành chánh tỉnh (điều 34)-Cuối cùng, sắc lệnh nầy cấm đoán mọi sự phản kháng cuộc CCRĐ (điều 35), và quy định việc thiết lập tòa án nhân dân đặc biệt để xét xử những thành phần chống lại cuộc CCRĐ của Việt Minh (điều 36)-

 

GIAI ĐOẠN THỨ NĂM: Vào giữa năm 1954, nước Việt Nam bị chia hai bằng Hiệp định Genève ký kết ngày 20-7-1954, theo đó Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tức VM cộng sản cai trị ở phía bắc vĩ tuyến 17, Quốc Gia Việt Nam ở phía Nam.Nói cách khác, cộng sản không còn ở rải rác trong các chiến khu khắp Bắc, Trung và Nam Việt Nam, mà tập trung tại vùng phía bắc vĩ tuyến 17 đến biên giới CHNDTH. Hồ Chí Minh và đảng LĐ muốn áp đặt một chính quyền độc tài theo chủ thuyết Mác-Lê trên lãnh thổ miền Bắc.Muốn thế, họ nhắm ngay đến thành phần rộng rãi chiếm đại đa số xã hội Việt Nam, đó là nông dân ở thôn quê. Nắm được nông thôn, kho lương thực của dân chúng, thì cộng sản sẽ nắm được thành thị không mấy khó khăn.

 

Tình hình ruộng đất ở Bắc Việt thay đổi lớn lao sau hiệp định Genève, vì khỏang 1,000,000 người bỏ đất Bắc di cư vào Nam, để lại toàn bộ điền sản tại quê nhà. Sau khi tái tổ chức chính quyền, tạm ổn định tình hình, Hồ Chí Minh ký sắc luật về CCRĐ ngày 14-6-1955. Sắc luật nầy dựa căn bản trên hai sắc lệnh tháng 4 và tháng 12 năm 1953, theo đó nhà nước tịch thu toàn bộ tài sản (đất đai, nhà cửa, gia súc, nông cụ) của những người "thực dân", địa chủ gian ác, cường hào ác bá, "Việt gian" phản động; trưng thu không bồi thường và thu mua đất đai, nông cụ, gia súc thuộc các nhân vật "tiến bộ", các địa chủ đã tham gia kháng chiến, các địa chủ thuộc thành phần thương gia hay kỹ nghệ gia; truất hữu đất đai của các tổ chức tôn giáo như Thiên Chúa giáo, Phật giáo (chương 2)- Những người được thụ hưởng chính sách cải cách ruộng đất theo thứ tự ưu tiên: nông dân không có đất, hay thiếu đất để tự mưu sinh, các thành phần nghèo khổ ở thôn quê làm thợ hoặc buôn bán nhỏ có thể xin đất trồng trọt để cải thiện đời sống, gia đình liệt sĩ, chiến sĩ cộng sản, thương phế binh (chương 3)- Việc quy định thành phần xã hội của một người sẽ do hội nghị đại biểu nông dân quyết định.Một toà án nhân dân sẽ xét xử các địa chủ phản động, gian ác, những người chống phá "cách mạng" hay chống phá CCRĐ; hoặc xét xử những vụ tranh chấp ruộng đất, những vấn đề liên quan đến cải cách ruộng đất, như việc quy định thành phần xã hội, phân chia tài sản.(chương 4)

 

PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 


Từ 1949 đến 1956, Việt Minh (VM) cộng sản mở năm đợt cải cách ruộng đất (CCRĐ). Sau mỗi đợt, VM tổ chức hội nghị rút ưu khuyết điểm, để rồi tiến hành tiếp đợt khác. Trong hai đợt đầu (1949 và 1950), VM thực hiện cải CCRĐ nhẹ nhàng để phục vụ nhu cầu lương thực, nuôi quân trong hoàn cảnh chiến tranh.

Năm 1949, Mao Trạch Đông và đảng Cộng Sản chiếm được lục địa Trung Hoa, thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH). Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa thừa nhận chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa của Hồ Chí Minh ngày 18-1-1950. Tiếp theo, Liên Xô thừa nhận ngày 30-1-1950. Tháng 2-1950, Hồ Chí Minh qua Bắc Kinh (Beijing) và Mạc Tư Khoa (Moscow) xin viện trợ. Khi gặp Hồ Chí Minh, Stalin ra lệnh cho Hồ Chí Minh phải thực hiện ngay hai việc: thứ nhất tái công khai đảng cộng sản và thứ hai đẩy mạnh CCRĐ theo đường lối cộng sản. Stalin chỉ đạo cho Hồ Chí Minh phải cử người sang CHNDTH học tập phương pháp CCRĐ triệt để, vì lúc đó mối liên lạc Xô-Trung còn bình thường và vì Việt Nam nằm sát biên giới CHNDTH.

Sau khi về nước, Hồ Chí Minh liền triệu tập Đại hội lần 2 đảng Cộng Sản Đông Dương tại chiến khu rừng núi Tuyên Quang, tái công khai đảng cộng sản dưới danh xưng mới là đảng Lao Động (LĐ) ngày 19-2-1951, do Hồ Chí Minh làm chủ tịch, Trường Chinh làm tổng bí thư. Tưởng cũng nên nhắc lại rằng trong Đại hội nầy, Hồ Chí Minh đã phát biểu: "Về lý luận, đảng Lao Động Việt Nam theo chủ nghĩa Mác-Lênin, lấy tư tưởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ nam. Tôi không có tư tưởng ngoài chủ nghĩa Mác-Lênin." (Nguyễn Văn Trấn, Viết cho mẹ và quốc hội, Nxb. Văn Nghệ, California, 1995, tr. 150,152.) Chẳng những thế, cũng trong Đại hội nầy, Hồ Chí Minh còn nhiều lần tuyên bố: "Ai có thể sai, chứ đồng chí Stalin và đồng chí Mao Trạch Đông thì không thể sai được." (Nguyễn Minh Cần, Đảng Cộng Sản Việt Nam qua những biến động trong phong trào cộng sản quốc tế, 2001, tr. 63.)

Để tiến hành CCRĐ, sau Đại hội 2, VM cử người sang CHNDTH tham dự khóa học tập về chủ nghĩa Mác-Lê-nin tổ chức tại Bắc Kinh cho các đảng Cộng Sản các nước Á Châu như Indonesia, Mã Lai, Thái Lan, Pakistan, Phi Luật Tân, Nhật Bản, chính là để học phương thức CCRĐ theo đường lối CHNDTH. Phái đoàn nầy trở về liền được đảng LĐ gởi tổ chức thí điểm CCRĐ, bắt đầu phát động "giảm tô, giảm tức"(1) ở vài tỉnh Việt Bắc và ở Thanh Hóa.

Nguyễn Văn Trấn, một đảng viên cộng sản cao cấp miền Nam tập kết ra Bắc, đã có mặt trong phái đoàn Việt Nam sang Bắc Kinh học tập CCRĐ. Về nước, ông Trấn tham gia công tác tại thí điểm Thanh Hóa, và nhận xét rằng cuộc phát động CCRĐ tại Thanh Hóa xem ra không thành công. (Nguyễn Văn Trấn, sđd. tr. 164.) Sau lần thử nghiệm ở các thí điểm trên, VM rút kinh nghiệm và chuẩn bị kỹ lưỡng bài bản thực hiện cuộc CCRĐ một cách chu đáo triệt để.

Trong khi đó, từ năm 1949, ban lãnh đạo VM đã đưa ra phong trào "Rèn cán chỉnh quân" trong quân đội, và "Rèn cán chỉnh cơ" về phía dân sự. "Rèn cán chỉnh quân" là rèn luyện cán bộ, chỉnh đốn quân đội. "Rèn cán chỉnh cơ" là rèn luyện cán bộ, chỉnh đốn cơ quan. Phong trào nầy không đạt được những mục tiêu do VM đề ra. Việt Minh liền theo đường lối cứng rắn quyết liệt của CHNDTH, tổ chức phong trào "Chỉnh huấn" năm 1950.

CHỈNH HUẤN: Theo nghĩa tầm nguyên, "chỉnh" là sửa đổi, sắp xếp; "huấn" là dạy dỗ. Chỉnh huấn có nghĩa là dạy dỗ, huấn luyện và sửa đổi (con người) cho đúng hơn, tốt hơn theo đường lối cộng sản. Phong trào "chỉnh huấn" của VMCS nhắm mục đích thanh lọc đảng viên, củng cố tư tưởng chuyên chính vô sản, và hỗ trợ cho cuộc CCRĐ. Lúc đó VM nhận định: "Phần lớn [cán bộ, đảng viên lúc đó] là tiểu tư sản trí thức, công chức cũ, có người xuất thân giai cấp bóc lột, và không loại trừ người "hai mặt chui vào đảng". Nói chung, anh em ta, trót đã thụ hưởng giáo dục của đế quốc tư bản thì sự tham gia cách mạng không khỏi có phức tạp. Huống chi nay lại còn có Cải cách ruộng đất để bồi dưỡng cho nông dân để đảm bảo cho cuộc kháng chiến thắng lợi, thì biết đâu tư tưởng của họ không biến đổi phức tạp hơn nữa. Vậy nên Trung ương cho mở cuộc vận động chỉnh huấn nầy để tiếp tục giáo dục, để cải tạo họ một cách triệt để, cho họ phân rõ địch ta trong tư tưởng, cho họ, cho họ nào là tự mình cắt đứt mối liên hệ với thành phần xuất thân, dứt khoát từ bỏ các thứ tư tưởng cầu an hưởng lạc, tự tư tự lợi." (Nguyễn Văn Trấn, sđd. tt. 171-172.)

Nói theo ngôn ngữ của cộng sản, chỉnh huấn là tự phê, tự kiểm. Như vậy chỉnh huấn có nghĩa là tự suy nghĩ và nhận xét về những tư tưởng, hành động cũ của mình trong đời sống đã qua, mà không thích hợp với đường lối cộng sản. Những tư tưởng và hành động nầy bị xem là sai lầm, tội lỗi, được từng cá nhân tự giác ngộ, tự khai trình, và tự đề ra những biện pháp sửa chữa. Nói cách khác, chỉnh huấn là đoạn tuyệt với quá khứ và tự nguyện sống theo nguyên tắc cộng sản, hay cũng theo ngôn ngữ cộng sản, là lột xác để trở thành con người cộng sản. Những văn nhân, thi sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ như Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Thế Lữ, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Xuân Khoát đã tự phỉ báng mình, và nguyện theo cộng sản suốt đời. Sau đây là tâm tư của Xuân Diệu đáp lại lá thư của ông Hồ trong cuộc học tập chỉnh huấn:

"Chúng con thề nguyện một lời,
Quyết tâm thành khẩn lột người từ đây."

(Hoàng Văn Chí, Trăm hoa đua nở trên đất Bắc, Sài Gòn 1959, tr. 22.)

Phong trào chỉnh huấn đã gây nhiều điêu đứng cho giới trí thức, văn nghệ sĩ. Một trong những điêu đứng rất mỉa mai, như lời ông Nguyễn Văn Trấn viết, đó là: "Họ nói khổ sở không phải là nói ra lỗi lầm, mà khổ sở là phải bịa ra lỗi lầm để bản kiểm thảo được coi là thành khẩn." (Nguyễn Văn Trấn, sđd. tr. 173.)

THÀNH PHẦN NÔNG THÔN:

Đối với các thành phần nông nghiệp, VM ra sắc lệnh vào tháng 3-1953 ấn định các thành phần xã hội ở nông thôn như sau: (Bernard Fall, sđd. tr. 283.)

Địa chủ: là những người có nhiều ruộng đất mà không trực tiếp canh tác. Địa chủ được chia thành ba hạng: địa chủ thường (có khoảng dưới 5 mẫu ta, đủ ăn, không phạm tội ác ôn dưới thời Pháp thuộc), địa chủ cường hào ác bá (những người hiếp đáp, ngược đãi bần nông và bần cố nông), địa chủ phản động (quan lại phong kiến, Việt Quốc, Đại Việt, hay thân Pháp).

Phú nông: có khoảng 3 mẫu ta đất, có một con trâu, tự đứng ra canh tác và thuê nông dân trong việc canh tác.

Trung nông: có dưới 3 mẫu ta, trực canh, đủ sống. Trung nông chia thành 2 loại: trung nông cấp cao (có dưới 3 mẫu ta, có một con trâu hay bò), và trung nông cấp thấp (có dưới 1 mẫu ta ruộng).

Bần nông: có ít sào đất, không đủ sống, phải đi làm thuê cho địa chủ hay thuê đất của địa chủ rồi trả địa tô.

Bần cố nông: hoàn toàn không có đất, không có gia súc, không có nông cụ, làm thuê đủ thứ nghề để sống. (Lâm Thanh Liêm, bđd. sđd. tt. 187-188.)

Đường lối đấu tranh cải cách là: dựa vào bần cố nông, lôi kéo (tranh thủ) trung nông, cô lập phú nông, và tập trung mũi nhọn vào địa chủ.

VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG:

Để lôi cuốn nông dân hưởng ứng cuộc CCRĐ, ban cải cách phải theo đúng ba giai đoạn đề ra do sắc lệnh ngày 12-4-1953 như sau:

Thứ nhất: khích động tâm lý quần chúng chống lại các địa chủ bằng cách đưa cán bộ về thực hiện "tam cùng" hay "tam đồng" với bần nông, để "thăm nghèo hỏi khổ" và sau đó "bắt rễ, xâu chuỗi".

Theo VM, cán bộ cần phải tam cùng tức "cùng ăn, cùng ở, cùng làm" với dân chúng, để "thăm nghèo hỏi khổ", mới khám phá được rõ ràng những gia đình nghèo khổ, bần cố nông. Cũng theo VM, bần nông nghèo khổ nợ nần và sợ sệt các địa chủ, không dám nói lên sự thật, nên cán bộ phải "tam cùng" để họ thổ lộ tâm can, mới có thể "bắt rễ xâu chuỗi", tạo ra liên minh đấu tranh cải cách. "Bắt rễ" có nghĩa là tìm ra những bần cố nông có tinh thần đấu tranh, thường thường là những tên đầu trộm đuôi cướp hung hãn. Sau khi tìm ra "rễ", thì khuyến khích "rễ" tìm thêm đồng bọn, gọi là "xâu chuỗi". Một khi đã "bắt rễ xâu chuỗi", cán bộ sẽ cho bần nông biết là họ được nhà cầm quyền VM hỗ trợ để chống lại địa chủ.

Thứ hai: Sau khi len lỏi "bắt rễ xâu chuỗi", và nhờ thông tin của rễ chuỗi nầy, nắm vững tình hình các gia đình trong địa bàn hoạt động, cán bộ bắt đầu đánh giá và xác định lại các thành phần xã hội đã được Uỷ ban hành chánh địa phương sắp xếp theo sắc lệnh tháng 3-1953 nêu trên. Từ đó, đội công tác mới quyết định các đối tượng sẽ bị đấu tố. Đây là cơ hội giải quyết những ân oán đã có từ trước ở trong làng, ví dụ rút địa chủ xuống hàng phú nông cho nhẹ tội, hay ngược lại đưa phú nông lên hàng địa chủ cho nặng tội.

Thứ ba: Thiết lập tòa án nhân dân để xét xử những kẻ có tội với nhân dân. Để việc xét xử đạt kết quả đúng yêu cầu của đảng LĐ, các bần nông được tổ chức chặt chẽ và sửa soạn kỹ càng để họ chủ động đấu tố.

Trong năm 1953, mọi việc đã chuẩn bị đầy đủ để tiến hành CCRĐ, nhưng vào đầu năm 1954, chiến tranh đến hồi khốc liệt và sắp kết thúc, chính phủ VM bận giải quyết chiến trường, vận động ngoại giao, rồi ký kết Hiệp định Genève nên cuộc CCRĐ tạm đình hoãn vì sợ tiếng vang lan truyền khắp nơi, khiến dân chúng lo sợ bỏ di cư vào Nam. Việt Minh chỉ đình hoãn chứ không bãi bỏ.

Sau Hiệp định Genève ngày 20-7-1954, đảng LĐ cai trị phía bắc vĩ tuyến 17 (bắc sông Bến Hải, Quảng Trị). Ổn định xong tình hình, đảng LĐ mở lại cuộc CCRĐ giai đoạn 5. Lần nầy việc tổ chức có quy củ rõ ràng, do Uỷ ban CCRĐ đứng đầu.

 

 


 

 

UỶ BAN CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT: 

Gồm hai cấp trung ương và địa phương.


Cấp trung ương: do tổng bí thư đảng LĐ là Trường Chinh Đặng Xuân Khu làm chủ tịch, có ba người phụ tá là Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương (đều là uỷ viên Bộ chính Trị) và Hồ Viết Thắng (uỷ viên Trung ương đảng). Hồ Viết Thắng giữ chức giám đốc, trực tiếp điều hành cuộc cải cách theo mệnh lệnh của Trường Chinh. Hồ Viết Thắng đã từng đi học CHNDTH, được Trường Chinh giao nhiệm vụ mở "Trung tâm đào tạo cán bộ cải cách ruộng đất" tại chiến khu Cao Bắc Lạng.

Cấp tỉnh: Hồ Viết Thắng bổ nhiệm những người đã được đào tạo về các tỉnh tổ chức các đoàn CCRĐ. Trung bình mỗi tỉnh có 10 đoàn, mỗi đoàn có khoảng 100 cán bộ do một đoàn trưởng đứng đầu, quyền hạn tương đương với một bí thư đảng cấp tỉnh, nhận lệnh trực tiếp từ Ban cải cách trung ương, không qua trung gian hệ thống đảng hay chính quyền địa phương. Mỗi đoàn gồm nhiều đội, mỗi đội có khoảng 6 hay 7 cán bộ. Đội trưởng được chọn trong số bần nông hay bần cố nông, nhất là những người đã từng có kinh nghiệm tham gia các CCRĐ trước đây. Các đội có quyền hạn tuyệt đối, nhận lệnh thẳng từ Uỷ ban CCRĐ, đúng như câu tục ngữ lúc đó "nhất đội nhì trời", được quân đội bảo vệ để thi hành công tác, và được nhà cầm quyền địa phương cung cấp đầy đủ tài liệu theo chính sách của đảng và nhà nước. (Lâm Thanh Liêm, sđd., bđd. tt. 184-185.)

Nguyên tắc hành động căn bản của các Uỷ ban CCRĐ là câu khẩu hiệu: "Thà chết mười người oan còn hơn để sót một địch."(2) Chính câu khẩu hiệu nầy đã đưa đến việc giết hại tràn lan biết bao nhiêu lương dân vô tội.

Đoàn và đội công tác phóng tay phát động quần chúng đấu tranh CCRĐ hoạt động giống như thần chết: Bí mật đến một địa phương nào đó, bí mật hành động... và gieo rắc tai ương khủng khiếp cho địa phương. Không những chỉ địa chủ, phú nông sợ hãi mà toàn thể dân chúng và cả các cấp chính quyền cũng như quân đội địa phương đều sợ hãi, vì bất cứ ai cũng có thể bị dính tên vào sổ đấu tố mà không ai có thể đoán lường trước hậu quả.

 





 

TÒA ÁN NHÂN DÂN: 

Sắc lệnh năm 1953 cũng như sắc lệnh năm 1955 đều thiết lập tòa án nhân dân để xét xử những tội phạm trong CCRĐ. Tòa án nầy được tổ chức ở những vùng có cải cách, chánh án là một đội viên trong đội cải cách, biện lý (công tố) là một nông dân hay bần nông đã từng làm việc (gia nhân, tá điền) trong nhà của bị cáo, biết rõ lý lịch khổ chủ. Các quan tòa nầy chỉ là những kẻ dốt nát, lâu nay thấp kém, bỗng chốc được cất nhắc lên địa vị quan trọng, nên hạch sách trả thù, moi ra hay bịa đặt mọi thứ gọi là thói hư tật xấu của khổ chủ, đặc biệt là tội dâm ô, để đấu tố. Đặc biệt trong tòa án nhân dân không có người đóng vai trò luật sư biện hộ, và cũng chẳng ai dám biện hộ cho bị cáo cả. Quân đội bảo vệ tòa án và những người tham dự đều là những người do cộng sản sắp đặt trước, hò hét khuyến khích người đóng vai "công tố", bằng cách chửi rủa hoặc tố cáo thêm những "tội ác" của nạn nhân để làm bằng chứng.

Cuộc đấu tố bắt đầu bằng đấu lý, rồi đấu lực, đến đấu pháp; có khi còn cả đấu ảnh nữa. Đấu lý là đưa ra những bằng chứng hoặc có thực, hoặc bịa đặt để tố cáo nạn nhân. Đấu lực là dùng sức mạnh để trấn áp (cộng sản mạo xưng là sức mạnh quần chúng), với cực hình tra khảo, đánh đập nạn nhân và bắt buộc nạn nhân phải nhận tất cả tội lỗi đã được đưa ra, dầu nạn nhân không phạm phải. Cuối cùng là đấu pháp tức đưa nạn nhân ra trước "pháp luật", tức tòa án nhân dân. Việc xét xử không dựa trên luật pháp của nhà nước, mà dựa trên những ý kiến và đòi hỏi đưa ra tại chỗ của "quần chúng", tức là những người tổ chức và hiện diện tại "phiên tòa", nghĩa là chẳng có luật pháp gì cả, mà chỉ theo quyết định của đội cải cách.

Những người chứng kiến các cảnh đấu tố hiện còn sống kể lại nhiều cảnh tra tấn nạn nhân mà trong hoàn cảnh bình thường ngày nay không ai có thể tưởng tượng nổi: từ bỏ đói, bỏ khát, sỉ nhục, mắng chửi, hành hạ, thậm chí đào một cái hố bắt nạn nhân nằm xuống, rồi tiểu đại tiện lên người nạn nhân, giựt tóc, đánh đập, đến dìm nước (rồi kéo lên cho tỉnh lại), dùng tre nhọn đâm xuyên thủng tay chân, thân thể...

Sau khi nạn nhân chịu khuất phục, đội cải cách cho tập dượt trước việc xét xử. Họ bắt buộc "chánh án, biện lý" và nạn nhân học thuộc tất cả những lời đối đáp qua lại, cho đến khi cả ba thành phần nầy (chánh án, biện lý và nạn nhân) nhuần nhuyễn, thuộc lòng mọi việc, mới chính thức mở phiên tòa xét xử công khai trước quần chúng.

Phiên tòa được tổ chức tại một địa điểm công cộng trong làng. Mọi người trong làng đều phải tham dự, kể cả gia đình nạn nhân. Nạn nhân bị trói thúc ké, tay quặt ra đàng sau lưng, quỳ trước mặt bàn quan tòa, đầu cúi xuống. Sau khi tòa lấy khẩu cung xong, dân chúng và nhân chứng đứng ra tố cáo "tội ác" của nạn nhân. Họ xỉ vả chửi rủa, nhổ nước bọt, hành hạ đánh đập nạn nhân. Đôi khi ngay những người trong gia đình nạn nhân, cũng bị bắt buộc phải phụ họa với tòa án, tố cáo nạn nhân.

Cuối cùng viên "biện lý" dựa vào "bằng chứng" nhân dân vừa tố cáo, đứng ra buộc tội nạn nhân và đề nghị một bản án thích đáng. Thật ra, bản án nầy đã được đội CCRĐ quyết định trước rồi. Để có vẻ dân chủ, viên chánh án còn đưa bản án ra "hỏi ý kiến" nhân dân. Những nhân viên ban cải cách, các chức quyền làng xã, các quân sĩ bảo vệ phiên tòa có mặt tại hiện trường, liền tỏ ý hưởng ứng bằng cách vỗ tay, la hét, đưa vũ khí lên để ủng hộ. Dân chúng chẳng đặng đừng phải làm theo.

Bản án của tòa án nhân dân có tính cách chung thẩm. Nạn nhân không được kháng án, không được khiếu tố khiếu nại với ai cả. Nạn nhân không có cách gì để tự biện hộ, và chỉ cúi đầu chấp nhận kết quả bản án. Vì đã được thao dượt trước, nhiều nạn nhân biết trước kết quả bản án, nên có người đã tự tử trước khi tòa án thực sự tiến hành, để tránh kéo dài sự nhục nhã và đau đớn. Nhiều nạn nhân tự tử hoặc không chịu nổi những đòn tra tấn mà chết, nhưng gia đình không được đem đi chôn, để phơi nắng, phơi mưa giữa các cánh đồng. Gia đình nạn nhân đau lòng quá, hoặc phải hối lộ đội cải cách để được đem xác thân nhân đi chôn, hoặc ban đêm kiếm cách đánh cắp đem chôn một cách bí mật.

Nạn nhân tuy đã tự tử (chết) vẫn tiếp tục bị đấu tố, gọi là "đấu ảnh". "Đấu ảnh" là đặt tấm ảnh của nạn nhân trên một bục đất, nếu không có ảnh thì đặt một di vật của nạn nhân như mũ, áo..., nơi chỗ nạn nhân bị trói, và người ta đứng ra tố cáo, xỉ vả nạn nhân như là người nầy vẫn còn sống.   



Thiếu nhi liên hoan nhảy múa sau cuộc hành quyết, đấu tố. 


Câu chuyện do ông Lê Nhân, một cựu cán bộ đảng viên, kể lại trong lá thư ông gởi cho ông Phan Văn Khải, thủ tướng nhà cầm quyền Hà Nội, viết từ Hà Nội ngày 5-12-2005, có thể xem là một trường hợp đấu ảnh điển hình.

"Bạn của Lê Nhân là anh Phan Thiệu Cơ, cháu đích tôn của cụ Phan Bội Châu kể rằng ông nội của anh là cụ Phan bị quy lên thành phần địa chủ, quan lại phong kiến nên nhà cửa của Phan Bội Châu ở Nam Đàn Nghệ An và sách vở di cảo của cụ bị đảng cộng sản phần thì tịch thu, phần thì đốt sạch. Cụ Phan một anh hùng dân tộc vĩ đại nhất thế kỷ XX chết rồi vẫn bị đội cải cách ruộng đất sai làm hình nộm giống y người thật đem ra giữa chợ đấu tố, lấy cứt trát vào mặt hình nộm cụ Phan." (trích Đàn Chim Việt ngày 5-12-2005, người trích in đậm.)

Phan Bội Châu (1867-1940) là một nhân vật lịch sử vĩ đại tầm cỡ quốc gia và quốc tế, gốc người Nghệ An. Cụ là niềm hãnh diện của tòan thể dân chúng tỉnh Nghệ An, trong đó có cả những đảng viên cao cấp trong đảng LĐ. Phan Bội Châu lại cùng quê với Hồ Chí Minh. Khi Hồ Chí Minh qua Trung Hoa họat động năm 1924, Phan Bội Châu cũng họat động tại đây. Bề ngòai Hồ Chí Minh kính cẩn gọi cụ Phan bằng bác, để rồi sau đó chính Hồ Chí Minh (lúc đó có tên là Lý Thụy) đã hợp tác cùng Lâm Đức Thụ bán tin cho Pháp bắt Phan Bội Châu ngày 1-7-1925 khi cụ Phan vừa từ Hàng Châu đến Thượng Hải (Trung Hoa).(3) Pháp bí mật đưa cụ Phan về Hà Nội để đưa ra tòa án, rồi quyết định an trí cụ Phan ở Huế cho đến khi cụ từ trần ngày 29-10-1940.

Phan Bội Châu từ trần trước cuộc CCRĐ 15 năm, mà vẫn bị đem ra đấu tố. Việc đấu tố một nhân vật tầm cỡ như Phan Bội Châu, một người được dân chúng Nghệ An kính mến và trân trọng, không thể là một hành động tự phát tại chỗ của đội CCRĐ địa phương, mà phải có mật lệnh từ cấp trên, mà cấp trên nầy phải là một người lãnh đạo cao cấp. Người lãnh đạo cao cấp nầy không thể ai khác hơn là Hồ Chí Minh, nên đội CCRĐ Nghệ An mới dám chà đạp lên Phan Bội Châu, thần tượng của quê hương Nghệ An. Như thế, chính Hồ Chí Minh đã hai lần ném đá giấu tay triệt hạ nhà yêu nước vĩ đại Phan Bội Châu.

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tư liệu: 586.000 NẠN NHÂN TRONG CẢI CÁCH RUỘNG ÐẤT



 

Cải cách ruộng đất tại Việt Nam

 

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia     

 

Cải cách Ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam là một chương trình phân chia đất đai của địa chủ cho người nghèo, do Đảng Lao Động Việt Nam và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực thi vào những năm 1953-1956.
Mục lục
• 1 Mục đích
• 2 Tổ chức
• 3 Ban lãnh đạo
• 4 Tiến trình
• 5 Kết quả
• 6 Các đợt cải cách
• 7 Tham khảo

__________________________________________

Mục đích
Chương trình Cải cách Ruộng đất là một bước trong tiến trình đưa miền Bắc Việt Nam tiến lên xã hội chủ nghĩa, do Đảng Lao Động Việt Nam tổ chức và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực thi, hệ thống hóa và khai triển trên địa bàn rộng, công việc mà nhiều chính quyền địa phương đã làm từ những năm đầu Cách mạng Tháng Tám:
1. tịch thu tài sản ruộng đất do người Pháp, người dân di cư, hay "Việt gian" bỏ lại, hay bỏ hoang vì chiến tranh,
2. phân chia cho tá điền,
3. cắt giảm địa tô,
4. bãi bỏ mọi khoản tiền thuê ruộng.

Theo tài liệu Đảng thì các công việc này cũng được Đảng và chính phủ tiếp tục từng bước giải quyết trong kháng chiến chống Pháp, nhưng đến 1953 thì mới được phát triển rộng.

Tổ chức
Tháng 11 1953, Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhóm họp và thông qua dự luật cải cách ruộng đất 197/HL. Chủ tịch Hồ Chí Minh phê thuận và chính thức ban hành bộ luật này vào ngày 19 tháng 12 năm 1953 để kỷ niệm ngày Toàn Quốc Kháng Chiến, mang tên "Luật Cải cách Ruộng đất". Đồng thời điểm này, Ủy ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam và Đại hội Toàn quốc Đảng Lao Động Việt Nam cũng họp và tổ chức chuẩn bị thi hành Cải cách Ruộng đất sâu rộng trên toàn lãnh thổ. Đảng cũng chỉ định một ủy ban lãnh đạo chương trình Cải cách Ruộng đất và hoạch định tiến trình cải cách ruộng đất.

Ban lãnh đạo
1. Trưởng ban chỉ đạo: ông Trường Chinh (Tổng Bí thư Đảng)
2. Trưởng ban chỉ đạo thí điểm Thái Nguyên: ông Hoàng Quốc Việt (Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng)
3. Trưởng ban chỉ đạo thí điểm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh: ông Lê Văn Lương (Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng)
4. Giám đốc trực tiếp điều hành chiến dịch: ông Hồ Viết Thắng (Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng).

Tiến trình
Chương trình Cải cách Ruộng đất được áp dụng qua bốn bước chính:

Bước 1. Huấn luyện cán bộ. Các cán bộ Đảng tham gia Cải cách Ruộng đất được đưa đi học khóa Chỉnh huấn 1953, và một số được đưa đi huấn luyện tại Trung Quốc. Các chương trình học tập nhằm giúp cán bộ nắm vững đường lối của Đảng trong Cải cách Ruộng đất. Tổng số các bộ được điều động vào công tác là 48.818 người.

Bước 2. Chiến dịch Giảm tô. Bước đầu, các đội cán bộ Cải cách Ruộng đất đi vào các làng xã và áp dụng chính sách "3 Cùng" (cùng ăn, cùng ngủ, cùng làm) với các bần cố nông trong làng xã đó, sau đó triển khai chiến dịch từng bước như sau:
        • Phân định thành phần: Đội Cải cách Ruộng đất ra mắt làng xã, và tất cả các gia đình trong xã được họ phân loại thành 5 thành phần: (a) địa chủ (b) phú nông (c) trung nông cứng (sở hữu 1 con bò, 1 con heo, 1 đàn gà) (d) trung nông vừa (sở hữu 1 con heo, 1 đàn gà) (e) trung nông yếu (sở hữu 1 đàn gà hay không có gì cả) (f) bần nông (g) cố nông.
        • Phân loại địa chủ: Tất cả các gia đình bị xếp vào thành phần địa chủ như nói trên được đội Cải cách phân loại thêm một lần nữa thành (a1) Địa chủ gian ác (a2) Địa chủ thường (a3) Địa chủ có ủng hộ kháng chiến. Thành phần địa chủ gian ác bị đội Cải cách bắt ngay lập tức và quản thúc.
        • Áp dụng thoái tô: Các gia đình có địa chủ bị bắt được đội Cải cách cho biết là tháng 11 năm 1945 chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) có sắc lệnh giảm tô xuống còn 25%, và sắc lệnh số 87/SL năm 1952 và 149/SL năm 1953 giảm tô thêm 25%. (Chú thích: tại miền Bắc, tô hay địa tô là tiền thuê ruộng mà tá điền phải trả cho địa chủ sau mùa gặt, có thể trả bằng thóc.) Do đó, gia đình nào chưa giảm tô cho nông dân thì phải trả số nợ đó, gọi là "thoái tô". Nếu không trả đủ thì tài sản bị tịch thu, phân phát do nông dân. Hầu hết gia đình địa chủ lâm vào hoàn cảnh khánh kiệt qua bước nầy, vì nếu sống trong vùng kiểm soát của Pháp thì không biết gì về các sắc lệnh nhà nước VNDCCH.
        • Học tập tố khổ: Các gia đình bần nông, cố nông được đội Cải cách cho đi học tập lớp tố khổ, qua đó học viên được nhận dạng các tội ác của địa chủ, và được khuyến khích nhớ ra tội ác của từng địa chủ đã bóc lột họ như thế nào.
        • Công khai đấu tố: Các buổi đấu tố được tổ chức, thông thường vào ban đêm. Số lượng người tham gia đấu tố từ vài trăm đến vài ngàn người, và thời gian đấu tố từ một đến ba đêm tùy theo mức độ tội trạng của đia chủ. Trong đêm đấu tố, các bần nông bước ra kể tội đia chủ đã bóc lột họ như thế nào. Tại các tỉnh có tổ chức Cải cách Ruộng đất, Đảng cho ra tờ báo lấy tên là "Lá Rừng" (ngụ ý tội ác địa chủ nhiều như lá rừng) tường thuật chi tiết các vụ đấu tố. Sau khi bị đấu tố các địa chủ được tạm giam trở lại để chờ tòa án nhân dân xét xử.
        • Xử án địa chủ: Tại các huyện, một tòa án nhân dân đặc biệt được lập ra và đi về các xã xét xử các địa chủ. Sau khi kết án, địa chủ bị xử bắn trước công chúng do đội tự vệ xã hành quyết. Những người không được xử bắn thì bị cô lập trong các làng xã, một số bị thiệt mạng vì bị bỏ đói.
Tổng cộng có tám đợt giảm tô từ 1953 đến 1956 tiến hành tại 1.875 xã.

Bước 3. Chiến dịch Cải cách Ruộng đất. Nhiều tháng sau khi Chiến dịch Giảm tô được triển khai, chương trình Cải cách Ruộng đất chính thức bắt đầu, với hình thức tương tự nhưng trên địa bàn rộng lớn hơn, và các gia đình địa chủ có thành tích kháng chiến, kể cả các gia đình có đảng viên, cán bộ, bộ đội phục vụ trong kháng chiến cũng bị đấu tố. Tổng cộng có năm đợt Cải cách Ruộng đất từ 1953 đến 1956 tiến hành tại 3.314 xã.

Bước 4. Chiến dịch Sửa Sai. Do nhận định chiến dịch Cải cách Ruộng đất giết lầm nhiều người vô tội và gây ra chống đối mạnh trong dân chúng, Đảng Lao Động Việt Nam và chính phủ tiến hành các bước sửa sai như sau:
        • Tháng Hai 1956, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 14 tuyên bố các sai lầm trong Cải cách Ruộng đất.
        • Tháng Ba 1956, Quốc Hội họp lần thứ 4 tường trình bản báo cáo các sai lầm và biện pháp sửa sai.
        • Ngày 18/8/1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào và cán bộ nhìn nhận sai lầm và cho biết Trung ương Đảng và chính phủ đã nghiêm khắc kiểm điểm các sai lầm.
        • Ngày 24/8/1956, báo Nhân Dân công bố có một số đảng viên trung kiên đã bị hành quyết sai lầm trong chiến dịch Cải cách Ruộng đất.
        • Tháng Chín năm 1956, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhận định các nguyên nhân đưa đến sai lầm, và thi hành biện pháp kỹ luật đối với Ban lãnh đạo Chương trình Cải cách Ruộng đất như sau: ông Trường Chinh phải từ chức Tổng Bí thư Đảng, hai ông Hoàng Quốc Việt và Lê Văn Lương bị khai trừ ra khỏi Bộ Chính trị, và ông Hồ Viết Thắng bị loại ra khỏi Chấp hành Trung ương Đảng.
        • Ngày 29/10/1956, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người không tham gia trực tiếp vào sai lầm Chương trình Cải cách Ruộng đất, thay mặt chủ tịch nước đọc bản báo cáo của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại nhà hát lớn Hà Nội, kê khai sai lầm và phát động chiến dịch sửa sai, phục hồi các chức vụ tài sản cho cán bộ, bộ đội bị đấu tố.
Theo tổng kê đến tháng 9 năm 1957, thì chiến dịch sửa sai phục hồi khoảng 70-80% số người bị kết án, trả lại tài sản ruộng đất. Nếu đã chết thì vợ con hay thân nhân được bồi thường tài sản. Theo báo Nhân Dân thì chiến dịch sửa sai cũng gây thêm chết chóc khi các đảng viên được phục hồi trả thù những người đã đấu tố họ oan ức, hoặc chưa kịp trả thù thị bị thủ tiêu trước để tránh việc trả thù.

Kết quả
Tổng cộng chiến dịch Giảm tô tịch thu của địa chủ, phú nông 31.110 tấn thóc tô, 15.475 ha ruộng, 8.246 trâu bò. Tổng cộng chiến dịch Cải cách Ruộng đất tịch thu của địa chủ 810.000 ha ruộng, 106.448 trâu bò, 1.846.000 nông cụ, 148.565 ngôi nhà. Số tài sản này được phân chia cho 2.104.138 hộ bần nông, trung bình mỗi hộ được 0,38 ha, 0,87 nông cụ, 0,071 ngôi nhà. Giai cấp địa chủ hoàn toàn bị tiêu diệt tại miền Bắc.
Theo nhiều nguồn tin khác nhau, số lượng người bị giết trong Chương trình Cải cách Ruộng đất là 100.000 đến 200.000 người. Theo Bernard Fall thì không thể biết chính xác con số, nhưng ít nhất khoảng 50.000 người bị giết và 100.000 người bị bắt giam. Theo ông Nguyễn Minh Cần, có khoảng 20.000 người. Theo Tibor Mende, khoảng 15.000 người bị giết. Theo Tiến sĩ Võ Nhân Trí, dựa trên tài liệu văn khố Trung ương Đảng, thì khoảng 15.000 người bị giết. Theo Tuần báo Time số 1 tháng bảy 1957 thì khoảng 15.000 người bị giết. Ngoài ra một số nhân chứng khác như ông Võ Văn Kiệt, Đại tá Bùi Tín, ông Vũ Thư Hiên, cũng có đưa ra nhận định như đã nêu trong bài cải cách ruộng đất.
Theo giáo sư Lê Xuân Khoa thì Chương trình Cải cách Ruộng đất là một trong ba nguyên nhân chính đưa đến cuộc di tản 1954. Ngoài ra, ông nhận định lượng lúa gạo sản xuất ở đồng bằng sông Hồng bị giảm sút trầm trọng trong những năm cải cách ruộng đất và ngay sau đó.

Các đợt cải cách
   

Đợt
Địa Bàn
Thời Điểm
Số xã đưa vào CCRĐ
Đợt Thí điểm
Thái Nguyên
25/12/1953 đến 22/10/1954
không rõ
Đợt 1
Các vùng kiểm soát
 1/4/1954 đến 15/01/1955
không rõ
Đợt 2
Thái Nguyên
23/10/1954 đến 15/01/1955
22
Đợt 2
Phú Thọ
23/10/1954 đến 15/01/1955
100
Đợt 2 
Bắc Giang
23/10/1954 đến 15/01/1955 
22
Đợt 2 
Thanh Hóa
23/10/1954 đến 15/01/1955 
66
Đợt 3 
Vĩnh Phúc
18/02/1955 đến 20/06/1955 
65
 Đợt 3  
Phú Thọ
18/02/1955 đến 20/06/1955
106
Đợt 3 
Bắc Giang
18/02/1955 đến 20/06/1955 
84
Đợt 3 
Sơn Tây
18/02/1955 đến 20/06/1955 
22
Đợt 3 
Thanh Hóa
18/02/1955 đến 20/06/1955 
115
 Đợt 3 
Nghệ An
18/02/1955 đến 20/06/1955 
74
Đợt 4 
Vĩnh Phúc
27/06/1955 đến 31/12/1955 
111
 Đợt 4
Phú Thọ
27/06/1955 đến 31/12/1955 
17
 Đợt 4 
Bắc Giang
27/06/1955 đến 31/12/1955 
1
Đợt 4 
Bắc Ninh
27/06/1955 đến 31/12/1955 
60
 Đợt 4 
Sơn Tây
27/06/1955 đến 31/12/1955
 71
Đợt 4 
Thanh Hóa
27/06/1955 đến 31/12/1955 
207
 Đợt 4 
Nghệ An
27/06/1955 đến 31/12/1955 
5
Đợt 4 
Hà Tĩnh
27/06/1955 đến 31/12/1955 
227
Đợt 4 
Hà Nam
27/06/1955 đến 31/12/1955 
98
Đợt 4 
Ninh Bình
27/06/1955 đến 31/12/1955 
47
Đợt 5 
Bắc Ninh
25/12/1955 đến 30/07/1956 
8
Đợt 5 
Nghệ An
25/12/1955 đến 30/07/1956 
163
Đợt 5 
Hà Tĩnh
25/12/1955 đến 30/07/1956 
6
Đợt 5 
Ninh Bình
25/12/1955 đến 30/07/1956 
45
Đợt 5 
Quảng Bình
25/12/1955 đến 30/07/1956 
118
Đợt 5 
Vĩnh Linh
25/12/1955 đến 30/07/1956 
21
Đợt 5 
Hải Dương
25/12/1955 đến 30/07/1956 
217
Đợt 5 
Hưng Yên
25/12/1955 đến 30/07/1956 
149
Đợt 5 
Thái Bình
25/12/1955 đến 30/07/1956 
294

 

Tham khảo
        • Lịch Sử Việt Nam, 1954-1965, Cao Văn Lượng chủ biên, Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1995.
        • Đại Cương Lịch Sử Việt Nam, 1945-2000 tập III, Lê Mậu Hãn chủ biên, Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 2000.
        • Góp phần tìm hiểu Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt nam PGS TS Nguyễn Trọng Phúc chủ biên, Nxb Chính Trị Quốc Gia: Viện Lịch sử Đảng, Học Viên Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2002.
        • Việt Nam, 1945-1995 tập I, GS Lê Xuân Khoa, Nxb Tiên Rồng, Maryland, 2004.
        • Qua Những Sai Lầm Trong Cải Cách Ruộng Đất, Xây Dựng Quan Điểm Lãnh Đạo, LS Nguyễn Mạnh Tường, diễn văn đọc trước Mặt Trận Tổ Quốc, ngày 30 tháng Mười 1956 tại Hà Nội.
        • The Viet Minh Regime, Government and Administration in the Democratic Republic of Vietnam, Bernard Fall, Greenwood Press, Connecticut, 1975.
        • From Colonialism to Communism, Mạc Định Hoàng Văn Chí, Nxb F.A. Praeger, New York, 1964.

_________________________________
Xin xem thêm về Cải cách ruộng đất [               ]


"CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT" - Tội ác Hồ Chí Minh 


http://vulep-books-links.blogspot.com.au/2013/08/cai-cach-ruong-at-toi-ac-ho-chi-minh.html
 

Tư liệu: 586.000 NẠN NHÂN TRONG CẢI CÁCH RUỘNG ÐẤT

Gần đây người ta vừa có được câu trả lời chính xác nhất : 172.008 người, trong đó sau này có 123.266 người (nghĩa là 71,66%) được chính thức xác nhận là oan.

user posted image

Đợt cải cách ruộng đất đẫm máu trong các năm 1955-1956 do chính quyền cộng sản phát động đã có bao nhiêu nạn nhân ? Câu hỏi nhức nhối này đã được đặt ra từ hơn nửa thế kỷ nay và chỉ có những giả thuyết rất khác nhau từ những chức sắc cộng sản. 

Có người đưa con số 20.000, có người 50.000, có người nói chỉ có vài ngàn và cũng có người nói số nạn nhân có thể lên đến hơn nửa triệụ Gần đây người ta vừa có được câu trả lời chính xác nhất : 172.008 người, trong đó sau này có 123.266 người (nghĩa là 71,66%) được chính thức xác nhận là oan.

Con số này được ghi trong một tài liệu được biên soạn rất công phu, in ấn rất thẫm mỹ nhưng có lẽ ít ai đọc : Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000, do Viện Kinh Tế Việt Nam xuất bản. Có lẽ vì rất ít người đọc nên con số rất quan trọng này chưa được ai nhắc lạị .

Trước hết là một câu hỏi : con số 172.008 này là những người bị giết hay là những người bị đem xét xử ? Tài liệu không nói rõ, nhưng giả thuyết đúng nhất vẫn là những người bị giết vì ít nhất ba lý do :

1. Tài liệu nói rằng đợt cải cách được thực hiện tại 3.563 xã với mười triệu dân và tỷ lệ được quy định trước là 5,68% (trang 85, tập II), một con số tùy tiện nhưng lại có dáng dấp như kết quả của một tính toán rất chính xác. Tỷ lệ này được các cai đội cải cách ruộng đất thi hành một cách máy móc, vì tài liệu nói các xã cố “truy bức để đôn tỷ lệ địa chủ lên 5% như một qui định bắt buộc” (trang 86, Tập II). Nếu như vậy, tổng số người bị xét xử phải trên 500.000 người chứ không phải 172.008 người .

2. Không có, hay chỉ có rất ít, người bị xử án tù, vì ngay sau năm 1956 đợt cải cách ruộng đất đã bị coi là một sai lầm. Cũng không thấy tài liệu nào nói đến trường hợp những người bị đem xét xử được trắng án hay bị xử tử cả.

Như vậy, phải hiểu rằng đã có khoảng 586.000 người bị xét xử, trong đó 172.008 người bị giết, những người khác đã bị hành hạ và sau đó được tha trong chính sách sửa sai .

3. Có một mâu thuẫn lớn giữa bản thống kê và báo cáo của bộ chính trị Đảng Cộng Sản Việt Nam tháng 10-1956 về số đảng viên bị xét xử. Theo bảng thống kê thì tổng số nạn nhân “thuộc thành phần kháng chiến” là 586 người (trong đó có 290 người sau đó được coi là oan), trong khi theo báo cáo của bộ chính trị thì tổng số đảng viên bị “xử trí” lên tới 84.000 ngườị Đây là một sai biệt quá lớn.

Như vậy phải hiểu rằng nạn nhân của bảng thống kê là những người đã bị giết. Bản báo cáo cũng ghi nhận : “hàng vạn đảng viên có nhiều công lao bị xử oan, phải chịu những nhục hình rất tàn khốc dã man”. Như vậy rõ ràng con số 586 người “thuộc thành phần kháng chiến” bị giết chứ không phải bị “xử trí” hay bắt giam, con số 172.008 nạn nhân ghi trong bảng thống kê là những người bị giết.

Về thành phần của con số 172.008 nạn nhân này, bảng thống kê ghi như sau : Địa chủ cường hào gian ác : 26.453 người, trong đó 20.493 người bị oan (77,4%). Địa chủ thường : 82.777 người, trong đó 51.480 người bị oan (62%). Địa chủ kháng chiến : 586 người, trong đó 290 bị oan (49%). Phú nông : 62.192 người, trong đó 51.003 người bị oan (82%). Tổng cộng : 172.008 nạn nhân, trong đó 123.266 người bị oan : 71,66%.

Cũng cần lưu ý rằng đây chỉ là những nạn nhân thuộc thành phần nông dân. Ngoài ra còn có một đợt cải tạo “tư sản mại bản” cũng đẫm máu không kém nhưng số nạn nhân ít hơn vì giới buôn bán chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ.

Đợt cải cách ruộng đất này là một cuộc thảm sát hàng loạt và một tội ác đối với loài người theo công ước quốc tế, vì một trong những tội ác đối với loài người được qui định rõ ràng là hành hạ, ngược đãi hoặc giết một số người vì thành phần xã hội, tín ngưỡng hoặc quan điểm của ho..

user posted
 imageuser posted image

Sau tội ác kinh khủng và được chính đảng cộng sản nhìn nhận này, các thủ phạm đã bị xử lý ra sao ?

Trường Chinh từ chức tổng bí thư đảng nhưng vẫn ở lại bộ chính trị, làm chủ tịch quốc hội, sau đó làm chủ tịch nước và tổng bí thư đảng, lúc chết được quốc táng. Lê Văn Lương, mất chức trong bộ chính trị và ban bí thư đảng, nhưng sau đó được vào trở lại bộ chính trị kiêm bí thư thành ủy Hà Nội. Hồ Viết Thắng từ chức khỏi ban chấp hành trung ương đảng. Hoàng Quốc Việt, một cấp lãnh đạo chủ chốt của đợt cải cách ruộng đất, được chuyển qua làm chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc. Tố Hữu, trưởng ban tuyên truyền trung ương và là một cổ động viên điên cuồng cho tội ác này, từng viết những câu thơ ghê rợn như :

“Giết, giết nữa bàn tay không chút nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt thuế mau xong”

Mặc dù vậy Tố Hữu tiếp tục được lên chức. Sau này, khi đã về già, Tố Hữu viết trong hồi ký (xuất bản năm 2000) như sau : “Không thể kể hết những cảnh tượng bi thảm mà những người bị quy oan là địa chủ, ác bá phải chịu đựng ở những nơi được phát động”, nhưng không nói gì đến những người “không bị quy oan”. Các cán bộ tôm tép của các đội cải cách ruộng đất dĩ nhiên là không hề gì.

Tập Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000 này dự trù gồm ba tập. Tập I (662 trang) viết về giai đoạn 1945-1954, tập II (1.177 trang) nói về giai đoạn 1955-1975 và tập III, chưa hoàn tất về giai đoạn 1975-2000. Tất cả mọi người Việt Nam muốn thực sự hiểu biết về sự chuyển động của xã hội Việt Nam trong một nửa thế kỷ vừa qua bắt buộc phải đọc tài liệu nàỵ Người ta có thể tìm thấy hầu như tất cả những gì mình muốn tìm hiểu về cả các diễn biến chính trị lẫn những nhân vật lãnh đạo cộng sản Việt Nam trong giai đoạn cải cách ruộng đất. Đúng là một kho tài liệu vô giá.

Các tác giả là những trí thức có tầm cỡ lớn tại Việt Nam hiện naỵ Có những nhận định mà một số đông người không thể chia sẻ (thí dụ như cho rằng những người trách nhiệm trong đợt cải cách ruộng đất đã bị chế tài đích đáng) nhưng trong các sự kiện họ đã tỏ ra rất trung thực. Một lý do nữa để cần phải mua, và mua ngay, tập tài liệu này vì nó đã chỉ được phép in ấn và phát hành nhờ sự lơ đãng của các cấp lãnh đạo cộng sản.
 
 Tài liệu này rất có thể sẽ bị tịch thu, nhất là sau bài viết nàỵ

(Theo Võ Xuân Minh)

source:__http://vn.myblog.yahoo.com/rendyck_phuonghue/article?mid=77

Featured Post

BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP

 https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa r...

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List